Trong các đền thờ của Đạo Mẫu có nhiều vị thánh thần được sắp xếp theo các thứ bậc. Đầu tiên là Ngọc Hoàng. Đây là vị thần tối cao và được đặt ở vị trí danh dự, nhưng lại ít được thờ cúng.
Vị thần cao nhất của Đạo Mẫu là Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Các vị khác được đặt tại các ban thờ Tam phủ hoặc Tứ phủ.
1. Bảo dân hộ quốc thánh mẫu
– Mẫu Âu Cơ (Thiên Phủ & Nhạc Phủ).
– Mẫu Đệ Nhất (Thiên Phủ). Danh hiệu: Mẫu Liễu Hạnh.
– Mẫu Đệ Nhị (Nhạc Phủ). Danh hiệu: Mẫu Thượng Ngàn.
– Mẫu Đệ Tam (Thoải Phủ). Danh hiệu: Mẫu Thoải .
– Mẫu Đệ Tứ (Địa Phủ). Danh hiệu: Lê Mại Đại Vương.
2. Phụ vương đại thánh
– Lạc Long Quân (Thoải Phủ).
– Bát Hải Long Vương (Thoải Phủ). Danh hiệu: Vua Cha.
3. Trần triều hiển thánh
– Đức thánh Trần: Danh hiệu: Trần Quốc Tuấn (Trần Hưng Đạo – Tiết chế quốc công Hưng Đạo Đại vương).
– Đệ tam Ông Cửa Suốt: Con trai thứ ba của Hưng Đạo Vương.
– Đệ nhất vương Cô: Con gái thứ nhất của Hưng Đạo Vương.
– Đức thánh Phạm danh hiệu: Phạm Ngũ Lão – Con rể của Hưng Đạo Vương:
– Cô bé Cửa suốt: cháu gái của Hưng Đạo Vương:
– Cậu bé cửa Đông: cháu trai của Hưng Đạo Vương.
4. Các vị chúa Mường
– Chúa đệ nhất Tây Thiên (Thiên Phủ) và (Nhạc Phủ) .
– Chúa đệ nhị Nguyệt Hồ (Nhạc Phủ).
– Chúa đệ tam Lâm Thao (Thoải Phủ) và (Nhạc Phủ).
– Chúa Cà phê (Địa Phủ) và (Nhạc Phủ).
– Chúa Ngũ hành ngũ phương (Nhạc Phủ).
– Chúa Giao Long (Nhạc Phủ).
– Chúa Thác bờ (Thoải Phủ) và (Nhạc Phủ).
– Chúa Mọi (Nhạc Phủ).
5. Ngũ vị tôn quan
– Quan Đệ Nhất quyền cai Thiên Phủ trên trời, theo thần thoại là thần làm mưa làm gió, và cũng là Quan Lớn ở trong cung điện Ngọc Hoàng. Mặc bào màu đỏ.
– Quan Đệ Nhị (Quan Giám Sát) ngày cúng của Đức Giám Sát là Âm Lịch mùng Ba tháng Ba. Châu văn ràng: Quyền cai rừng núi Lâm Cung, lên rừng xuống biển tâu về Bát Hải Long Vương. Lúc đánh trận cho nhà vua thánh, Ông Quan là vị giám sát trước để đánh thuận xông pha. Mặc bào màu xanh lá cây. Lúc lên giá này, ông cầm khăn phủ diện để minh giám hoàn cảnh.
– Quan Đệ Tam (Quan Tam Phủ) là con vua Bát Hải Long Vương, ra trận cầm đối đao vệ dân hộ quốc. Mặc bào màu trắng. Lúc lên giá này, ông cầm đôi bạch kiếm đi xông pha quỷ thế tà giới.
– Quan Đệ Tứ (Quan Khâm Sai) là một ông quan Địa Linh quyền cai đất bằng. Ông có trách nhiệm đi khâm sai các vùng các dân, giữ an lành của nước Việt. Mặc bào màu vàng.
– Quan Đệ Ngũ (Quan Tuần Tranh) là một ông Quan anh hùng hào kiệt có kể là tướng đi tuần ở Sông Tranh. Mặc bào màu xanh biển. Lúc lên giá này, ông cầm cái thanh long đao to như của ông Quan Công của thời Tam Quốc.
6. Lục phủ Tôn ông
– Đệ nhất vương quan: Danh hiệu: Quan Điều Thất.
– Đệ nhị vương quan: Danh hiệu: Quan Hoàng Triệu.
7. Tứ phủ chầu bà
– Chầu đệ nhất (Thiên Phủ).
– Chầu đệ nhị (Nhạc Phủ). Danh hiệu: Ngôi Kiều Công Chúa.
– Chầu đệ tam (Thoải Phủ). Danh hiệu: Thủy Điện Công Chúa.
– Chầu thác bờ (Thoải Phủ & Nhạc Phủ) Có người hầu là giá thứ ba, tức là Chầu Đệ Tam, Bà chúa Thác Bờ.
– Chầu đệ tứ (Địa Phủ). Danh hiệu: Chiêu Dung Công Chúa
Đình Cốc Thượng là nơi tôn thờ Chiêu Dung công chúa Lý Thị Ngọc Ba, đã có công với dân, với nước. Bà đã cùng Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa đánh tan quân xâm lược Nam Hán phương Bắc, đem lại thái bình cho dân tộc vào thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên (năm 40).
– Chầu năm (Nhạc Phủ). Danh hiệu: Suối Lân Công Chúa
Chầu Ngũ Phương Có người hầu giá này thay vào Chầu Năm, tức là Bà Chúa Năm Phương (Chúa Ngũ Hành Ngũ Phương).
– Chầu lục (Nhạc Phủ). Danh hiệu: Lục Cung Công Chúa.
– Chầu bảy (Nhạc Phủ). Danh hiệu: Tân La Công Chúa.
– Chầu tám (Nhạc Phủ). Danh hiệu: Nữ Tướng Bát Nàn
Bà họ Vũ, ở làng Phượng Lâu, huyện Kim Động, trấn Sơn Nam (nay thuộc tỉnh Hưng Yên). Thân phụ của bà là thầy thuốc làm nhiều việc phước đức. Bà nổi tiếng là phụ nữ xinh đẹp và giỏi võ nghệ.
– Chầu chín cửu tỉnh ở Bỉm Sơn Thanh Hoá.
– Chầu mười (Nhạc Phủ). Danh hiệu: Nữ Tướng Đồng Mỏ Chi Lăng.
– Chầu mười một.
– Chầu bé (Nhạc Phủ). Danh hiệu: Bắc Lệ Công Chúa.
8. Chầu bà ngũ hành
– Đệ nhất chầu bà: Kim Tinh Thần Nữ .
– Đệ nhị chầu bà: Mộc Tinh Thần Nữ
– Đệ tam chầu bà: Thủy Tinh Thần Nữ
– Đệ tứ chầu bà: Hỏa Phong Thần Nữ
– Đệ ngũ chầu bà: Thổ Đức Thần Nữ.
9. Thập vị Thủy tế
– Ông Hoàng Cả (Thiên Phủ). Danh hiệu: Ông Hoàng Quận/Lê Lợi .
– Ông Hoàng Đôi (Nhạc Phủ).
– Ông Hoàng Bơ (Thoải Phủ).
– Ông Hoàng Tư (Địa Phủ). Danh hiệu: Ông Hoàng Khâm Sai .
– Ông Hoàng Bảy (Nhạc Phủ). Danh hiệu: Ông Bảo Hà.
– Ông Hoàng Bát (Nhạc Phủ). Danh hiệu:Ông Bát Quốc, là một ông quan gốc người Hán đóng quân ở Lào Cai .
– Ông Hoàng Chín (Thiên Phủ). Danh hiệu: Ông Cờn Môn.
– Ông Chín Thượng (Nhạc Phủ).
– Ông Hoàng Mười (Địa Phủ). Danh hiệu: Ông Nghệ An, có công chống giặc Thanh từ bên Trung Quốc.
10. Tứ phủ Thánh cô
– Cô đệ nhất thượng thiên (Thiên Phủ).
– Cô đệ nhất thượng ngàn (Nhạc Phủ).
– Cô đôi thượng ngàn (Nhạc Phủ).
– Cô đôi cam đường (Nhạc Phủ) quê cô ở Đình Bảng Bắc Ninh nhưng cô Hiển Thánh ở Cam Đường Lào Cai.
– Cô Ba Hàn Sơn (Thoải Phủ) tức là Cô Ba Bông & Cô Ba Tây Hồ .
– Cô Tư (Địa Phủ).
– Cô Năm Suối Lân (Nhạc Phủ).
– Cô Sáu Sơn Trang (Nhạc Phủ) .
– Cô Bảy Tân La (Nhạc Phủ).
– Cô Tám đồi chè (Nhạc Phủ) ở đền Phong Mục.
– Cô Chín Sòng Sơn (Thiên Phủ).
– Cô Chín Thượng Ngàn (Nhạc Phủ).
– Cô Chín Thoải (Thoải Phủ).
– Cô Mười Đồng Mỏ (Nhạc Phủ) .
– Cô bé Đông Cuông (Nhạc Phủ) .
– Cô bé suối Ngang (Nhạc Phủ) .
– Cô bé thác bờ (Thoải Phủ).
– Cô bé Thoải (Thoải Phủ).
Cô bé Đen (Nhạc Phủ) tức là Cô Bé Sóc.
11. Thập vị triều cậu
– Cậu Hoàng Cả (Thiên Phủ) .
– Cậu Hoàng Đôi (Nhạc Phủ) .
– Cậu Hoàng Bơ (Thoải Phủ) .
– Cậu Hoàng Bé (Nhạc Phủ).
12. Quan ngũ hổ
– Đông Phương Giáp Ất Mộc Đức Thanh Hổ Thần Quan.
– Nam Phương Bính Đinh Hỏa Đức Xích Hổ Thần Quan.
– Trung Ương Mậu Kỷ Thổ Đức Hoàng Hổ Thần Quan.
– Tây Phương Canh Tân Kim Đức Bạch Hổ Thần Quan.
– Bắc Phương Nhâm Quý Thủy Đức Hắc Hổ Thần Quan.
13. Ông Lốt
– Thanh xà đại tướng quân.
– Bạch xà đại tướng quân.