Tứ Phủ Thánh Mẫu

Tìm hiểu về Tam phủ công đồng

Tam Phủ công đồng là gì, gồm những ai và có vai trò gì trong Đạo Mẫu? Bài viết này giải thích cho những ai đang muốn tìm hiểu về Tam Phủ Công Đồng.

2078

Tam phủ công đồng là gì?

Trong thời kỳ khởi nguyên, “Tam phủ” vốn là để chỉ ba miền Thiên phủ, Địa phủ và Thoải phủ. Tương ứng với ba phủ này thì đều có vua cha và chư vị thần linh cai quản.

Khi ấy, Tam phủ gồm có:

– Thiên phủ (màu xanh) là nơi các chư vị thần linh cai quản bầu trời ngự trị với người đứng đầu là Ngọc Hoàng thượng đế.

– Địa phủ (màu vàng) là nơi chư vị thần linh cai quản vùng đất ngự trị, người đứng đầu là Diêm Vương.

– Thủy phủ còn gọi là Thoải phủ (Màu trắng) do Vua cha Bát Hải cùng chư vị quan thần của mình cai quản miền sông nước.

Tìm hiểu về Tam phủ công đồng
Hình ảnh sơ Đồ Tam phủ công đồng

Về sau này, khi đạo Mẫu phát triển và có những biến đổi phù hợp với xã hội thì hầu hết mọi người khi nghe nói tới Tam phủ thường nghĩ tới 3 vị thánh Mẫu trong tín ngưỡng thờ Mẫu hay thờ Mẫu Tam phủ của người Việt. Tam tòa Thánh Mẫu gồm có: Thượng thiên Thánh Mẫu (Thánh Mẫu đệ nhất) cai quản miền trời, Thượng ngàn Thánh Mẫu (Thánh Mẫu đệ nhị) cai quản miền rừng núi và Mẫu Thoải Phủ (Thánh Mẫu đệ tam) cai quản vùng sông nước.

Tuy nhiên, Tam phủ hay Tam phủ công đồng không phải chỉ có các thánh Mẫu và cũng không phải chỉ thờ các thánh Mẫu mà còn có vua cha và chư vị quan thần được tôn thờ với trật tự chặt chẽ. Trật tự này thường được thể hiện rất rõ trong các giá hầu đồng khi người ta thỉnh Thánh Mẫu, Chúa Bà, Quan Lớn, Chầu Bà, Quan Hoàng, Tiên Cô, Thánh Cậu theo những thứ tự nhất định. Điều này lý giải tại sao trong các bài văn khấn ta vẫn thấy giữ nguyên tắc “Con lạy Tam Phủ Công Đồng, Tứ phủ Vạn linh” ở đầu.

Sơ đồ Tam phủ công đồng

“Công đồng” trong Tam phủ công đồng là để chỉ tập thể các quan trong Tam phủ. Ban công đồng trong các đền thờ thường được bố trí như một triều đình với đầy đủ vua quan thực sự theo sơ đồ (hình phía bên trên) như sau:

Hàng thứ nhất

Phía trên cùng là Quán Âm Bồ Tát (còn gọi là Phật Bà Quán Âm), hai bên có kim đồng, ngọc nữ hầu cận.

Hàng thứ hai

Tam vị đức vua (còn gọi là ba vị vua cha hay tam phủ ba vua) gồm có:

– Thiên phủ thần vương (áo đỏ)

– Nhạc phủ thần vương (áo xanh)

– Thoải phủ long vương (áo trắng)

Ngoài ra có hai vị quan hầu cận.

Hàng thứ ba

Tam tòa Thánh Mẫu:

– Mẫu đệ nhất Thượng Thiên (áo đỏ)

– Mẫu đệ nhị Thượng Ngàn (áo xanh)

– Mẫu đệ tam Thoải Cung (áo trắng)

0 ( 0 bình chọn )

Văn hóa tâm linh
https://vanhoatamlinh.com
Tìm hiểu về văn hóa tâm linh của người Việt từ xưa tới nay. Phong tục tập quán, tín ngưỡng (Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Đạo Mẫu).
Ý kiến bạn đọc (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài cùng chuyên mục

Kết nối với chúng tôi

Có thể bạn quan tâm

Kinh Mẫu Thượng Thiên

30/05/2021 09:00 3195

Sự tích Cậu Bé Đồi Ngang

17/06/2021 09:00 3051

Chuyên mục

Bài viết mới
Xem thêm