Phật giáo

Phật giáo du nhập vào Việt Nam khi nào, phát triển ra sao?

Với sự phát triển của đạo Phật trên khắp thế giới đặc biệt ở Châu Á, Phật giáo cũng tìm chỗ đứng cho mình trong xã hội Việt Nam.

2191

Phật giáo du nhập vào Việt Nam khi nào?

Phật giáo ở Việt Nam được truyền vào từ đầu Công nguyên bằng hai con đường gồm đường thủy thông qua việc mua bán trao đổi với các thương gia Ấn Độ, đường Bộ thông qua giao lưu văn hóa, buôn bán với Trung Quốc.

Do vậy Phật giáo ở Việt Nam mang sắc thái Ấn Độ và Trung Quốc.

Giáo lý của Đạo Phật bình đẳng, bác ái ,… nên thân thuộc với người dân Việt Nam.

Hơn nữa thời điểm này có sự tồn tại của tín ngưỡng bản địa của những người dân nông nghiệp lúa nước, sự hiển diện của Nho giáo, Đạo lão mà Trung quốc truyền vào tuy nhiên vẫn có những khuyết thiếu.

Và khi đạo Phật truyền vào đã bổ sung những chỗ thiếu hụt đó. Nhờ vậy Phật giáo Việt Nam được giao thoa với tín ngưỡng bản địa.

Trải qua 2000 năm với các thời kỳ lịch sử của đất nước, Phật giáo đã ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống kinh tế, văn hóa xã hội.

Phật giáo vào Việt Nam không đơn thuần là sự kiện tôn giáo mà còn là văn hóa.

Phật giáo du nhập vào Việt Nam khi nào, phát triển ra sao?
Đạo Phật tại Việt Nam

Chính nhờ sự ảnh hưởng văn hóa của Ấn Độ nên tạo ra sự đối trọng với ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa, ngăn chặn khuynh hướng đồng hóa văn minh Trung Quốc tạo nên sự khác biệt văn hóa Việt Nam.

Thời nhà Đinh – Tiền Lê hay Lý Trần, Phật giáo được xem là quốc giáo, ảnh hưởng đến mọi vấn đề trong cuộc sống.

Đến thời Hậu Lê, Nho giáo trở thành quốc giáo và Phật giáo suy thoái.

Đến cuối thế kỷ XVIII, vua Quang Trung ra sức chấn hưng Phật giáo nhưng không nhiều kết quả.

Và đến thế kỷ 20, Phật giáo ở Việt Nam lại phát triển mạnh mẽ đặc biệt tại miền Nam.

Phật giáo Việt Nam hiện nay

Từ bao đời nay các vị thiền sư hoặc các vị anh hùng dân tộc Phật tử đã thấm nhuần lòng yêu nước, tạo nên sự mật thiết giữa phật giáo Việt Nam với tư tưởng Việt Nam.

Và thực tế trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nhiều chùa chiền đã trở thành cơ sở nuôi dưỡng nhiều chiến sĩ cách mạng.

Có thể nói Phật giáo đã nhập thế cùng lịch sử dân tộc để giúp nhân dân tìm được cuộc sống tự do, bình đẳng của mình trong xã hội mới.

Phật giáo đã giúp cho người dân trở về gốc lương thiện, tốt đời đẹp đạo, biết ơn với tổ quốc, đồng bào, các vị anh hùng dân tộc và hun đúc một tư tưởng yêu nước nồng nàn.

Không chỉ có vậy, phật giáo Việt Nam hiện nay còn hòa mình vào mọi mặt trong cuộc sống của mỗi người dân, vào trong từng lĩnh vực để xây dựng cuộc sống mới tốt đẹp.

Phật giáo nhập thế vào các vấn đề xã hội: giúp con người sống hướng thiện hơn, giúp gia đình êm ấm hơn bởi Kinh Ca Thi La Việt mà Đức Phật dạy về cách đối nhân xử thế của vợ và chồng với nhau, cũng như đề cao chữ hiếu trong mối quan hệ con cháu với ông bà cha mẹ và tổ tiên.

Hiện nay cũng nhiều cặp đôi chọn cách thức cưới tại chùa theo nghi thức Phật giáo, được gọi là lễ Hằng thuận.

Đây chính là nét văn hóa tâm linh đáng quý khi Phật giáo nhập thế vào vấn đề xã hội.

Phật giáo du nhập vào Việt Nam khi nào, phát triển ra sao?-1
Sự phát triển của Phật giáo tại Việt Nam

Đặc biệt với giá trị cốt lõi tâm từ bi, cứu khổ cứu nạn, nhiều tổ chức từ thiện Phật giáo đã tích cực tham gia công tác từ thiện đem lại những miếng cơm manh áo hay những mái nhà tình nghĩa cho các mảnh đời khốn khó.

Đối với vấn đề giáo dục, Phật giáo không đề cao niềm tin mù quáng mà lấy chính kiến làm nền tảng cho sự giải thoát.

Đó là sự động lực để thúc đẩy sự phát triển xã hội.

Chỉ khi con người có trí tuệ và từ bi mới tránh xa các tệ nạn xã hội , bạo lực học đường, bạo lực trong gia đình, mưu mô, thủ đoạn tranh giành lợi ích.

Do vậy Phật giáo Việt Nam ngày nay luôn cần được giữ gìn và được lan tỏa đến mọi người thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.

Những di sản văn hóa của Phật giáo đã đem lại sắc thái dân tộc, mang đến sự đa dạng trong bản sắc văn hóa việt.

Hiện nay, nhiều tổ chức xã hội quyên góp công đức để khôi phục, tôn tạo chùa chiền…

Những việc này không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà còn là danh thắng nổi tiếng để du khách thập phương tham quan và chiêm ngưỡng.

Có thể nói trải qua bao nhiêu thời gian, chứng kiến mọi sự đổi thay của xã hội, thăng trầm lịch sử, nhưng Phật giáo Việt Nam luôn đồng hành cùng dân tộc, cùng vun bồi những giá trị đích thức của cuộc sống.

[voice]

Phật giáo du nhập vào Việt Nam khi nào?

Phật giáo ở Việt Nam được truyền vào từ đầu Công nguyên bằng hai con đường gồm đường thủy thông qua việc mua bán trao đổi với các thương gia Ấn Độ, đường Bộ thông qua giao lưu văn hóa, buôn bán với Trung Quốc.

Do vậy Phật giáo ở Việt Nam mang sắc thái Ấn Độ và Trung Quốc.

Giáo lý của Đạo Phật bình đẳng, bác ái ,… nên thân thuộc với người dân Việt Nam.

Hơn nữa thời điểm này có sự tồn tại của tín ngưỡng bản địa của những người dân nông nghiệp lúa nước, sự hiển diện của Nho giáo, Đạo lão mà Trung quốc truyền vào tuy nhiên vẫn có những khuyết thiếu.

Và khi đạo Phật truyền vào đã bổ sung những chỗ thiếu hụt đó. Nhờ vậy Phật giáo Việt Nam được giao thoa với tín ngưỡng bản địa.

Trải qua 2000 năm với các thời kỳ lịch sử của đất nước, Phật giáo đã ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống kinh tế, văn hóa xã hội.

Phật giáo vào Việt Nam không đơn thuần là sự kiện tôn giáo mà còn là văn hóa.

Phật giáo du nhập vào Việt Nam khi nào, phát triển ra sao?
Đạo Phật tại Việt Nam

Chính nhờ sự ảnh hưởng văn hóa của Ấn Độ nên tạo ra sự đối trọng với ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa, ngăn chặn khuynh hướng đồng hóa văn minh Trung Quốc tạo nên sự khác biệt văn hóa Việt Nam.

Thời nhà Đinh – Tiền Lê hay Lý Trần, Phật giáo được xem là quốc giáo, ảnh hưởng đến mọi vấn đề trong cuộc sống.

Đến thời Hậu Lê, Nho giáo trở thành quốc giáo và Phật giáo suy thoái.

Đến cuối thế kỷ XVIII, vua Quang Trung ra sức chấn hưng Phật giáo nhưng không nhiều kết quả.

Và đến thế kỷ 20, Phật giáo ở Việt Nam lại phát triển mạnh mẽ đặc biệt tại miền Nam.

Phật giáo Việt Nam hiện nay

Từ bao đời nay các vị thiền sư hoặc các vị anh hùng dân tộc Phật tử đã thấm nhuần lòng yêu nước, tạo nên sự mật thiết giữa phật giáo Việt Nam với tư tưởng Việt Nam.

Và thực tế trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nhiều chùa chiền đã trở thành cơ sở nuôi dưỡng nhiều chiến sĩ cách mạng.

Có thể nói Phật giáo đã nhập thế cùng lịch sử dân tộc để giúp nhân dân tìm được cuộc sống tự do, bình đẳng của mình trong xã hội mới.

Phật giáo đã giúp cho người dân trở về gốc lương thiện, tốt đời đẹp đạo, biết ơn với tổ quốc, đồng bào, các vị anh hùng dân tộc và hun đúc một tư tưởng yêu nước nồng nàn.

Không chỉ có vậy, phật giáo Việt Nam hiện nay còn hòa mình vào mọi mặt trong cuộc sống của mỗi người dân, vào trong từng lĩnh vực để xây dựng cuộc sống mới tốt đẹp.

Phật giáo nhập thế vào các vấn đề xã hội: giúp con người sống hướng thiện hơn, giúp gia đình êm ấm hơn bởi Kinh Ca Thi La Việt mà Đức Phật dạy về cách đối nhân xử thế của vợ và chồng với nhau, cũng như đề cao chữ hiếu trong mối quan hệ con cháu với ông bà cha mẹ và tổ tiên.

Hiện nay cũng nhiều cặp đôi chọn cách thức cưới tại chùa theo nghi thức Phật giáo, được gọi là lễ Hằng thuận.

Đây chính là nét văn hóa tâm linh đáng quý khi Phật giáo nhập thế vào vấn đề xã hội.

Phật giáo du nhập vào Việt Nam khi nào, phát triển ra sao?-1
Sự phát triển của Phật giáo tại Việt Nam

Đặc biệt với giá trị cốt lõi tâm từ bi, cứu khổ cứu nạn, nhiều tổ chức từ thiện Phật giáo đã tích cực tham gia công tác từ thiện đem lại những miếng cơm manh áo hay những mái nhà tình nghĩa cho các mảnh đời khốn khó.

Đối với vấn đề giáo dục, Phật giáo không đề cao niềm tin mù quáng mà lấy chính kiến làm nền tảng cho sự giải thoát.

Đó là sự động lực để thúc đẩy sự phát triển xã hội.

Chỉ khi con người có trí tuệ và từ bi mới tránh xa các tệ nạn xã hội , bạo lực học đường, bạo lực trong gia đình, mưu mô, thủ đoạn tranh giành lợi ích.

Do vậy Phật giáo Việt Nam ngày nay luôn cần được giữ gìn và được lan tỏa đến mọi người thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.

Những di sản văn hóa của Phật giáo đã đem lại sắc thái dân tộc, mang đến sự đa dạng trong bản sắc văn hóa việt.

Hiện nay, nhiều tổ chức xã hội quyên góp công đức để khôi phục, tôn tạo chùa chiền…

Những việc này không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà còn là danh thắng nổi tiếng để du khách thập phương tham quan và chiêm ngưỡng.

Có thể nói trải qua bao nhiêu thời gian, chứng kiến mọi sự đổi thay của xã hội, thăng trầm lịch sử, nhưng Phật giáo Việt Nam luôn đồng hành cùng dân tộc, cùng vun bồi những giá trị đích thức của cuộc sống.

[voice]

Phật giáo

Nguồn gốc của Phật Giáo, lịch sử ra đời và phát triển của đạo Phật

Phật Giáo có bề dày lịch sử lâu đời và là một trong những đạo giáo có tầm ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới cả trong quá khứ lẫn hiện tại.

3011

Tính đến thời điểm này Đạo Phật đã truyền bá vào Việt Nam gần 2000 năm, cùng trải qua những biến cố thăng trầm trong lịch sử dân tộc, và có sức sống bền bỉ, gắn bó với nhịp sống của người dân Việt Nam.

Phật giáo Việt Nam hiện nay vừa giữ được những giáo lý căn bản của Đạo Phật ban đầu vừa có sự dung hòa phù hợp với văn hóa người Việt.

Để giúp cho người đọc hiểu rõ hơn về đạo Phật nói chung và Phật giáo ở Việt Nam nói riêng, Văn Hóa Tâm Linh xin cung cấp các thông tin qua bài viết dưới đây.

Nguồn gốc của Phật giáo

Phật giáo bắt nguồn từ đâu, ra đời vào năm nào? Đây là câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc.

Phật giáo hay Đạo Phật là một tôn giáo hay nói đúng hơn là hệ thống triết học gồm các giáo lý, tư tưởng triết học đầy đủ về nhân sinh quan, thế giới quan cùng phương pháp tu tập dựa trên lời dạy của nhân vật lịch sử có tên là Siddhartha Gautama dịch thuần Việt là Tất đạt đa Cồ-đàm.

Nguồn gốc của Phật Giáo, lịch sử ra đời và phát triển của đạo Phật
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Theo các tài liệu khảo cổ học đã chứng minh, Đạo Phật ra đời khoảng thế kỷ VI trước công nguyên ở vùng phía Tây Bắc Ấn do thái tử Siddhartha Gautama sáng lập hiệu là Thích Ca Mâu Ni.

Ai là người sáng lập ra đạo Phật?

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là người sáng lập ra đạo Phật. Câu chuyện về Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, từ một thái tử có tên là Tất Đạt Đa đã từ bỏ ngai vàng giàu sang để tìm đến con đường tu đạo, đã trở thành giai thoại lưu truyền muôn đời.

Phụ Thân của ngài là Tịnh Phạn, mẫu thân ngài là Ma Gia. Câu chuyện về cuôc đời của Ngài từ lúc bắt đầu như đã gánh trên mình sứ mệnh khác thường. Ngài được thụ thai một cách thần kỳ, mẫu thân ngài nằm mơ thấy con voi trắng sáu ngà đi vào bên hông bà và lời tiên tri của nhà hiền triết A Tư Đà rằng đứa bé sinh ra sẽ là vị vua vĩ đại hoặc là một nhà hiền triết cao quý. Ngày ngài ra đời cũng là ngày mẫu thân ngài qua đời ngay trong vườn Lâm Tỳ Ni. Ngài bước đi bảy bước lúc đản sanh và nói “ ta đã đến nơi”.

Vì sinh ra trong hoàng tộc, ngài có một thời niên thiếu hoan lạc. Ngài lập gia đình với nàng Da Du Đà La và có một cậu con trai là La Hầu La. Tuy nhiên, cuộc sống hoang lạc kết thúc vào năm 29 tuổi, Ngài từ bỏ cuộc sống hiện tại và cả di sản của hoàng tộc để trở thành một người tầm đạo lang thang hành khất, đi tìm chân lý sống đích thực.

Lịch sử ra đời của Phật Giáo

Kể từ lúc Ngài Tất Đạt Đa khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chất để cầu đạo giải thoát. Ngài đã dâng hiến toàn bộ thời gian của mình cho công cuộc hoằng hóa độ sanh. Ngài chu du khắp đất nước Ấn Độ xưa, từ cực Bắc dưới chân núi Himalaya, đến cực Nam bên ven sông Ganges (sông Hằng).

Trong quá trình lang thang tìm giá trị đích thực của hạnh phúc, của sự giải thoát, ngài đã suy nghĩ đến giáo lý giải thoát sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh cao thượng, siêu lý luận, ly dục, vô ngã mà Ngài đã chứng đắc.

Nguồn gốc của Phật Giáo, lịch sử ra đời và phát triển của đạo Phật-1
Truyền bá đạo Phật

Khi ngài cảm rõ những điều mà chúng sanh thì luôn chìm sâu vào ái dục, định kiến, chấp ngã,… Ngài trăn trở làm sao để con người dễ dàng chấp nhận và cảm thấu được giáo lý ấy? Bằng trí tuệ giác ngộ sâu sắc của mình, Đức Thế Tôn thực hiện ba lần thỉnh cầu và phát khởi thiện nguyện hộ trì giáo pháp của Phạm Thiên và gióng lên tiếng trống Pháp – bắt đầu thực hiện sứ mạng của mình.

Đây cũng là lúc ngài tuyên bố với bốn phương ba cõi rằng con đường cứu khổ, con đường dẫn đến cõi bất sanh bất diệt, cõi Niết Bàn đã được khai mở  “Cửa bất tử rộng mở, cho những ai chịu nghe…” và bánh xe Pháp bắt đầu chuyển vận. Phật Giáo ra đời từ đây và phát triển mạnh mẽ cho đến ngày nay.

Quá trình phát triển của đạo Phật

Mặc dù đạo Phật chưa bao giờ tổ chức các phong trào truyền giáo nhưng những giáo huấn của đức Phật lại được lan truyền xa rộng, ban đầu là trên tiểu lục địa Ấn Độ và rồi dần xuyên suốt cả Châu Á.

Khi đến với mỗi vùng đất mới, văn hóa mới, đạo Phật lại được thay đổi để phù hợp với tâm lý của người dân khu vực đó, nhưng hoàn toàn giữ lại bản chất, những điểm tinh túy về trí tuệ và lòng bi mẫn. Đạo Phật không có người đứng đầu như vui tôi, đại diện là những tăng ni tu sĩ, người được học và cảm thấu sâu sắc Phật Pháp, là vị lãnh tụ tinh thần cho những quý Phật tử, đạo hữu.

Đạo Phật có hai nhánh chính là Tiểu Thừa và Đại Thừa. Tiểu Thừa nhấn mạnh đến sự giải thoát cá nhân, trong khi Đại Thừa chú trọng đến việc tu tập thành một vị Phật toàn giác để phổ độ chúng sanh. Mỗi nhánh lại được chia làm nhiều phân nhánh. Tuy nhiên, hiện nay chỉ còn tồn tại ba hình thức chính là Tiểu thừa ở Đông Nam Á, và hai nhánh Đại thừa, đó là các truyền thống Phật giáo Trung Quốc và Tây Tạng.

Sự lan rộng của đạo Phật ở hầu hết các nơi diễn ra một cách an hòa, theo nhiều cách. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã lập ra tiền lệ về việc chia sẻ những hiểu biết sâu sắc của mình cho những người  có lòng ham học hỏi, bất kể quốc gia, ngôn ngữ. Ngài hoàn toàn không kêu gọi người khác phải từ bỏ tôn giáo của mình hay cải đạo để theo đạo mới. Ngài chỉ cố gắng giúp mọi chúng sanh vượt qua những khổ đau của chính mình, thoát khỏi vô minh và hướng đến giải thoát. Có lẽ chính vì mục đích tốt đẹp đó mà đạo Phật đã ra đời và phát triển bền vững cho đến hôm nay và cả mai sau.

Tính đến thời điểm này Đạo Phật đã truyền bá vào Việt Nam gần 2000 năm, cùng trải qua những biến cố thăng trầm trong lịch sử dân tộc, và có sức sống bền bỉ, gắn bó với nhịp sống của người dân Việt Nam.

Phật giáo Việt Nam hiện nay vừa giữ được những giáo lý căn bản của Đạo Phật ban đầu vừa có sự dung hòa phù hợp với văn hóa người Việt.

Để giúp cho người đọc hiểu rõ hơn về đạo Phật nói chung và Phật giáo ở Việt Nam nói riêng, Văn Hóa Tâm Linh xin cung cấp các thông tin qua bài viết dưới đây.

Nguồn gốc của Phật giáo

Phật giáo bắt nguồn từ đâu, ra đời vào năm nào? Đây là câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc.

Phật giáo hay Đạo Phật là một tôn giáo hay nói đúng hơn là hệ thống triết học gồm các giáo lý, tư tưởng triết học đầy đủ về nhân sinh quan, thế giới quan cùng phương pháp tu tập dựa trên lời dạy của nhân vật lịch sử có tên là Siddhartha Gautama dịch thuần Việt là Tất đạt đa Cồ-đàm.

Nguồn gốc của Phật Giáo, lịch sử ra đời và phát triển của đạo Phật
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Theo các tài liệu khảo cổ học đã chứng minh, Đạo Phật ra đời khoảng thế kỷ VI trước công nguyên ở vùng phía Tây Bắc Ấn do thái tử Siddhartha Gautama sáng lập hiệu là Thích Ca Mâu Ni.

Ai là người sáng lập ra đạo Phật?

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là người sáng lập ra đạo Phật. Câu chuyện về Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, từ một thái tử có tên là Tất Đạt Đa đã từ bỏ ngai vàng giàu sang để tìm đến con đường tu đạo, đã trở thành giai thoại lưu truyền muôn đời.

Phụ Thân của ngài là Tịnh Phạn, mẫu thân ngài là Ma Gia. Câu chuyện về cuôc đời của Ngài từ lúc bắt đầu như đã gánh trên mình sứ mệnh khác thường. Ngài được thụ thai một cách thần kỳ, mẫu thân ngài nằm mơ thấy con voi trắng sáu ngà đi vào bên hông bà và lời tiên tri của nhà hiền triết A Tư Đà rằng đứa bé sinh ra sẽ là vị vua vĩ đại hoặc là một nhà hiền triết cao quý. Ngày ngài ra đời cũng là ngày mẫu thân ngài qua đời ngay trong vườn Lâm Tỳ Ni. Ngài bước đi bảy bước lúc đản sanh và nói “ ta đã đến nơi”.

Vì sinh ra trong hoàng tộc, ngài có một thời niên thiếu hoan lạc. Ngài lập gia đình với nàng Da Du Đà La và có một cậu con trai là La Hầu La. Tuy nhiên, cuộc sống hoang lạc kết thúc vào năm 29 tuổi, Ngài từ bỏ cuộc sống hiện tại và cả di sản của hoàng tộc để trở thành một người tầm đạo lang thang hành khất, đi tìm chân lý sống đích thực.

Lịch sử ra đời của Phật Giáo

Kể từ lúc Ngài Tất Đạt Đa khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chất để cầu đạo giải thoát. Ngài đã dâng hiến toàn bộ thời gian của mình cho công cuộc hoằng hóa độ sanh. Ngài chu du khắp đất nước Ấn Độ xưa, từ cực Bắc dưới chân núi Himalaya, đến cực Nam bên ven sông Ganges (sông Hằng).

Trong quá trình lang thang tìm giá trị đích thực của hạnh phúc, của sự giải thoát, ngài đã suy nghĩ đến giáo lý giải thoát sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh cao thượng, siêu lý luận, ly dục, vô ngã mà Ngài đã chứng đắc.

Nguồn gốc của Phật Giáo, lịch sử ra đời và phát triển của đạo Phật-1
Truyền bá đạo Phật

Khi ngài cảm rõ những điều mà chúng sanh thì luôn chìm sâu vào ái dục, định kiến, chấp ngã,… Ngài trăn trở làm sao để con người dễ dàng chấp nhận và cảm thấu được giáo lý ấy? Bằng trí tuệ giác ngộ sâu sắc của mình, Đức Thế Tôn thực hiện ba lần thỉnh cầu và phát khởi thiện nguyện hộ trì giáo pháp của Phạm Thiên và gióng lên tiếng trống Pháp – bắt đầu thực hiện sứ mạng của mình.

Đây cũng là lúc ngài tuyên bố với bốn phương ba cõi rằng con đường cứu khổ, con đường dẫn đến cõi bất sanh bất diệt, cõi Niết Bàn đã được khai mở  “Cửa bất tử rộng mở, cho những ai chịu nghe…” và bánh xe Pháp bắt đầu chuyển vận. Phật Giáo ra đời từ đây và phát triển mạnh mẽ cho đến ngày nay.

Quá trình phát triển của đạo Phật

Mặc dù đạo Phật chưa bao giờ tổ chức các phong trào truyền giáo nhưng những giáo huấn của đức Phật lại được lan truyền xa rộng, ban đầu là trên tiểu lục địa Ấn Độ và rồi dần xuyên suốt cả Châu Á.

Khi đến với mỗi vùng đất mới, văn hóa mới, đạo Phật lại được thay đổi để phù hợp với tâm lý của người dân khu vực đó, nhưng hoàn toàn giữ lại bản chất, những điểm tinh túy về trí tuệ và lòng bi mẫn. Đạo Phật không có người đứng đầu như vui tôi, đại diện là những tăng ni tu sĩ, người được học và cảm thấu sâu sắc Phật Pháp, là vị lãnh tụ tinh thần cho những quý Phật tử, đạo hữu.

Đạo Phật có hai nhánh chính là Tiểu Thừa và Đại Thừa. Tiểu Thừa nhấn mạnh đến sự giải thoát cá nhân, trong khi Đại Thừa chú trọng đến việc tu tập thành một vị Phật toàn giác để phổ độ chúng sanh. Mỗi nhánh lại được chia làm nhiều phân nhánh. Tuy nhiên, hiện nay chỉ còn tồn tại ba hình thức chính là Tiểu thừa ở Đông Nam Á, và hai nhánh Đại thừa, đó là các truyền thống Phật giáo Trung Quốc và Tây Tạng.

Sự lan rộng của đạo Phật ở hầu hết các nơi diễn ra một cách an hòa, theo nhiều cách. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã lập ra tiền lệ về việc chia sẻ những hiểu biết sâu sắc của mình cho những người  có lòng ham học hỏi, bất kể quốc gia, ngôn ngữ. Ngài hoàn toàn không kêu gọi người khác phải từ bỏ tôn giáo của mình hay cải đạo để theo đạo mới. Ngài chỉ cố gắng giúp mọi chúng sanh vượt qua những khổ đau của chính mình, thoát khỏi vô minh và hướng đến giải thoát. Có lẽ chính vì mục đích tốt đẹp đó mà đạo Phật đã ra đời và phát triển bền vững cho đến hôm nay và cả mai sau.