Công giáo

Tản mạn những bài hát về Thánh Giuse

Có nhiều bài thánh ca về Ðức Mẹ và Thánh Giuse hơn hẳn các vị thánh khác. Tuy nhiên, nhìn lại, có thể thấy chưa có nhiều bài hát về Thánh Giuse được phổ biến trong đời sống đạo đức của các tín hữu như những bài hát về Ðức Mẹ.

979

Tôi viết bài viết nhỏ này về Thánh Giuse trong buổi tối của ngày Lễ Thánh Gia, với tâm hồn vẫn còn tràn đầy không khí ấm áp ở nhà thờ, có nghi thức chúc lành cho các đôi vợ chồng kỷ niệm kim khánh, ngân khánh hôn phối, có lời chúc mừng và cầu nguyện cho Ca đoàn Thánh Gia hôm nay mừng Lễ Bổn Mạng và hát lễ. Thiên Chúa ở cùng chúng ta bằng hương tình yêu Người cho thấm đượm vào vườn hoa của các gia đình. Ở bên Thánh Gia trong hang đá Giáng Sinh, các gia đình cảm nghiệm được tình nối kết trời và đất và thấy gần gũi với Ðấng luôn viếng thăm dân Người và vui thích ở giữa dân Người. Có lẽ sự gần gũi ấy, tình thân ấy, thúc đẩy tâm hồn người ta gắn bó với Ðức Mẹ Maria và Thánh Giuse và chọn hai Ðấng làm Bổn Mạng nhiều nhất trên khắp thế giới và ở Việt Nam. Khi yêu mến thì người ta hát lên. “Ca hát là việc của người đang yêu”, thánh Augustinô đã nói như thế.

Có nhiều bài thánh ca về Ðức Mẹ và Thánh Giuse hơn hẳn các vị thánh khác. Tuy nhiên, nhìn lại, có thể thấy chưa có nhiều bài hát về Thánh Giuse được phổ biến trong đời sống đạo đức của các tín hữu như những bài hát về Ðức Mẹ. Chỉ có thể kể ra những bài hát như “Lạy thánh Giuse vinh hiển trên nơi diệu quang. Người được Thiên Chúa phong ban phúc lộc cao sang” (Minh Ðệ), “Nguyện xin Thánh Cả Giuse quyền cao sang, rầy đang no đầy ơn phúc trên thiên đàng” (Minh Ðệ), “Giuse trong xóm nhỏ khó nghèo thuở xưa” (Phạm Ðình Nhu – Nguyễn Khắc Tuần)… Tất cả đều là những tác phẩm của thời kỳ trước. Thời kỳ sau này, số lượng những bài hát về Thánh Giuse là rất lớn, nhưng chưa có được những bài lan tỏa sâu vào trong đời sống đạo như những bài hát về Ðức Mẹ : “Linh hồn tôi tung hô Chúa, tung hô Chúa í a” (Kim Long), “Hỡi Mẹ đầy ơn phúc, đời đời diễm phúc, Chúa ở cùng Mẹ” (Thành Tâm), “Mẹ ơi trước nhan Mẹ con dâng về Mẹ một tràng hoa Mân Côi” (Văn Chi), “Mẹ ơi đời con dõi bước theo Mẹ” (Mi Trầm), “Mẹ ơi, trên trần gian, con chưa thấy ai đến nhờ Mẹ mà Mẹ không thương giúp” (Nguyễn Duy)… Có thể nghĩ đến những lý do như: dễ tìm được cảm xúc để viết bài hát về người mẹ hơn là viết về người cha; có nhiều dịp lễ về Ðức Mẹ trong phụng vụ hơn các lễ về Thánh Giuse; cuộc đời Thánh Giuse lặng lẽ nên những lời ca tụng Thánh nhân cũng trầm lắng hơn.

Vị Thánh khiêm nhường và âm thầm chẳng muốn chúng ta so sánh gì đâu, nhưng lòng yêu mến Thánh Giuse thúc giục con cái của Ngài tìm kiếm những cách thức mới để bày tỏ tâm tình ca ngợi, cảm tạ, nguyện xin và nhờ lòng sùng kính cùng noi gương thánh nhân mà con người đến gần Thiên Chúa hơn. Năm đặc biệt tôn kính Thánh Giuse do Ðức Thánh Cha Phanxicô công bố là một thời gian hồng phúc để những người viết thánh ca suy niệm nhiều hơn về Thánh Cả. Ðây cũng là thời điểm đầy hứa hẹn để có được những bài hát mới về Thánh Giuse, hòa vào đời sống đạo đức của cộng đoàn tín hữu Công giáo Việt Nam. Ðã thấy những người viết thánh ca bàn luận và trao đổi với nhau những nguồn văn để tìm ý cho lời ca đặt vào những sáng tác mới.

Tản mạn những bài hát về Thánh Giuse

Mới nhất là Tông thư “Với trái tim người Cha” (Patris Corde) của Ðức Phanxicô với những phần suy niệm về hình ảnh người Cha nơi Thánh Giuse dưới các góc cạnh : người Cha khả ái, người Cha trìu mến, người Cha vâng phục ý Chúa, người Cha đón nhận mọi hoàn cảnh, người Cha can đảm, người Cha lao động. Nguyên lời giải thích ngắn của Ðức Thánh Cha cũng có thể làm ý cho lời một bài hát : “Tôi đặt nhan đề cho Tông thư này là Từ trái tim người Cha. Thiên Chúa đã ủy thác cho Thánh Giuse hai kho tàng quý giá nhất của Ngài là Chúa Giêsu và Mẹ Maria, và Thánh nhân đã đáp ứng một cách trọn vẹn bằng đức tin, lòng can đảm và tình trìu mến với trái tim của một người Cha”. Kết thúc Tông thư là một kinh nguyện ngắn có thể hát lên : “…Lạy Thánh Giuse diễm phúc, xin hãy tỏ ra Ngài là cha của chúng con và hướng dẫn chúng con đi trên đường đời. Xin chuyển cầu cho chúng con được ân sủng, lòng thương xót và lòng can đảm, và xin bảo vệ chúng con khỏi mọi sự dữ. Amen”.

Ngoài ra, chúng ta còn có Tông huấn “Người coi sóc Ðấng Cứu Thế” (Redemptoris Custos) của Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II (1989), suy niệm ý tưởng Thánh Giuse tham dự vào mầu nhiệm Thiên Chúa qua các biến cố của cuộc đời Thánh nhân. Có thể sẽ có bài hát mang nội dung thần học sâu sắc dệt theo ý tưởng này trong Tông huấn : “Cùng với Ðức Maria, Thánh Giuse đã tham dự vào mầu nhiệm Nhập thể; Ngài đã dấn thân vào cùng một biến cố cứu độ, Ngài đã là người săn sóc chính tình yêu mà Thiên Chúa Cha, qua sức mạnh của tình yêu ấy, đã tiền định cho ta làm nghĩa tử nhờ Ðức Giêsu Kitô”.

Cũng có thể dệt nhạc cho những ý tưởng trong “Kinh ông Thánh Giuse bầu cử” rất quen thuộc, do Ðức Thánh Cha Lêô XII chấp bút và đặt vào Thông điệp “Về lòng sùng kính Thánh Giuse” (Quamquam Pluries) ban hành năm 1889: “Lạy ơn Ông Thánh Giuse. Chúng con chạy đến cùng Người, trong cơn gian nan chúng con mắc phải. Chúng con đã kêu van cùng Rất Thánh Ðức Bà là Ðấng đã làm Bạn cùng Người, phù hộ gìn giữ chúng con, thì chúng con cũng lấy lòng trông cậy cho vững vàng, mà xin Ông Thánh Giuse bầu cử cho chúng con như vậy…”.

Ý tưởng cho bài hát cũng có trong các nguồn văn Phụng vụ, đó là lời nguyện, kinh tiền tụng, thánh thi trong các giờ kinh Phụng vụ của các ngày lễ như lễ Thánh Giuse 19 tháng 3, lễ Thánh Giuse lao động 1 tháng 5, lễ Thánh Gia, lễ ngoại lịch kính Thánh Giuse. Ðây là những lời nguyện trong thánh lễ về Thánh Giuse: “Chúa đã giao phó Ðức Giêsu cho Thánh cả Giuse và Thánh nhân đã trung thành gìn giữ trong giai đoạn đầu của công trình cứu độ. Xin nhận lời thánh nhân chuyển cầu, cho Giáo Hội luôn luôn cộng tác với Ðức Giêsu để hoàn tất công trình Người đã khởi đầu” (Lời nguyện nhập lễ lễ Thánh Giuse, Bạn Trăm Năm của Ðức Maria); “Lạy Chúa, xưa Thánh Cả Giuse đã hết lòng phục vụ Ðức Kitô, Con Một Chúa Ðấng sinh làm con Ðức Trinh Nữ Maria…” (Lời nguyện tiến lễ lễ Thánh Giuse, Bạn Trăm Năm của Ðức Maria); “Lạy Thiên Chúa tạo thành trời đất, Chúa đã muốn cho con người lao động để tiếp tục công trình của Chúa. Xin nhận lời thánh cả Giuse chuyển cầu, cho chúng con biết noi gương người để lại là chu toàn nhiệm vụ Chúa đã trao phó hầu được hưởng niềm vui Chúa đã hứa cho tôi tớ trung thành…” (Lời nguyện nhập lễ lễ Thánh Giuse Thợ); “Trong ngày lễ Kính nhớ thánh Giuse, chúng con cùng tung hô, chúc tụng và ca ngợi Chúa. Thánh Giuse là người công chính, Chúa đã cho kết bạn với Ðức Trinh Nữ, Mẹ Chúa Trời. Thánh nhân là tôi tớ trung tín và khôn ngoan, Chúa đã trao phó Thánh Gia cho người coi sóc, để người thay quyền Chúa, gìn giữ Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng con, là Con Một Chúa đã nhập thể bởi quyền năng Chúa Thánh Thần…” (Kinh tiền tụng lễ kính Thánh Giuse).

Và một bài thơ về Thánh Giuse :

Hỡi người thợ vô danh

Của xưởng mộc nghèo khó,

Xin ban no lành

Cho người lao công khắp cùng xứ sở.

Chúng con cần gương ngài

Ðể thấy kho tàng trong giọt mồ hôi,

Thấy nụ cười trong từng dòng nước mắt,

Thấy Nước Trời trong lòng đất mẹ cằn khô,

Thấy sáng tạo, đi lên, tình người,

Yêu thương và hợp nhất.

Thấy lớn lao trong từng nhỏ nhặt,

Thấy vinh quang trong khổ nhục, ngài ơi.

Hỡi người thợ vô danh

Của xưởng mộc nghèo khó,

Xin cho những người đang xây dựng thế giới này

Thấy ngài phục sinh,

Thấy ngài phục sinh trong bàn tay của họ.

(Thánh thi trong phần Kinh sách của Giờ kinh Phụng vụ lễ Thánh Giuse Thợ).

Nhạc sĩ Phanxicô

(Theo Báo Công giáo và Dân tộc, website: cgvdt.vn)

Tôi viết bài viết nhỏ này về Thánh Giuse trong buổi tối của ngày Lễ Thánh Gia, với tâm hồn vẫn còn tràn đầy không khí ấm áp ở nhà thờ, có nghi thức chúc lành cho các đôi vợ chồng kỷ niệm kim khánh, ngân khánh hôn phối, có lời chúc mừng và cầu nguyện cho Ca đoàn Thánh Gia hôm nay mừng Lễ Bổn Mạng và hát lễ. Thiên Chúa ở cùng chúng ta bằng hương tình yêu Người cho thấm đượm vào vườn hoa của các gia đình. Ở bên Thánh Gia trong hang đá Giáng Sinh, các gia đình cảm nghiệm được tình nối kết trời và đất và thấy gần gũi với Ðấng luôn viếng thăm dân Người và vui thích ở giữa dân Người. Có lẽ sự gần gũi ấy, tình thân ấy, thúc đẩy tâm hồn người ta gắn bó với Ðức Mẹ Maria và Thánh Giuse và chọn hai Ðấng làm Bổn Mạng nhiều nhất trên khắp thế giới và ở Việt Nam. Khi yêu mến thì người ta hát lên. “Ca hát là việc của người đang yêu”, thánh Augustinô đã nói như thế.

Có nhiều bài thánh ca về Ðức Mẹ và Thánh Giuse hơn hẳn các vị thánh khác. Tuy nhiên, nhìn lại, có thể thấy chưa có nhiều bài hát về Thánh Giuse được phổ biến trong đời sống đạo đức của các tín hữu như những bài hát về Ðức Mẹ. Chỉ có thể kể ra những bài hát như “Lạy thánh Giuse vinh hiển trên nơi diệu quang. Người được Thiên Chúa phong ban phúc lộc cao sang” (Minh Ðệ), “Nguyện xin Thánh Cả Giuse quyền cao sang, rầy đang no đầy ơn phúc trên thiên đàng” (Minh Ðệ), “Giuse trong xóm nhỏ khó nghèo thuở xưa” (Phạm Ðình Nhu – Nguyễn Khắc Tuần)… Tất cả đều là những tác phẩm của thời kỳ trước. Thời kỳ sau này, số lượng những bài hát về Thánh Giuse là rất lớn, nhưng chưa có được những bài lan tỏa sâu vào trong đời sống đạo như những bài hát về Ðức Mẹ : “Linh hồn tôi tung hô Chúa, tung hô Chúa í a” (Kim Long), “Hỡi Mẹ đầy ơn phúc, đời đời diễm phúc, Chúa ở cùng Mẹ” (Thành Tâm), “Mẹ ơi trước nhan Mẹ con dâng về Mẹ một tràng hoa Mân Côi” (Văn Chi), “Mẹ ơi đời con dõi bước theo Mẹ” (Mi Trầm), “Mẹ ơi, trên trần gian, con chưa thấy ai đến nhờ Mẹ mà Mẹ không thương giúp” (Nguyễn Duy)… Có thể nghĩ đến những lý do như: dễ tìm được cảm xúc để viết bài hát về người mẹ hơn là viết về người cha; có nhiều dịp lễ về Ðức Mẹ trong phụng vụ hơn các lễ về Thánh Giuse; cuộc đời Thánh Giuse lặng lẽ nên những lời ca tụng Thánh nhân cũng trầm lắng hơn.

Vị Thánh khiêm nhường và âm thầm chẳng muốn chúng ta so sánh gì đâu, nhưng lòng yêu mến Thánh Giuse thúc giục con cái của Ngài tìm kiếm những cách thức mới để bày tỏ tâm tình ca ngợi, cảm tạ, nguyện xin và nhờ lòng sùng kính cùng noi gương thánh nhân mà con người đến gần Thiên Chúa hơn. Năm đặc biệt tôn kính Thánh Giuse do Ðức Thánh Cha Phanxicô công bố là một thời gian hồng phúc để những người viết thánh ca suy niệm nhiều hơn về Thánh Cả. Ðây cũng là thời điểm đầy hứa hẹn để có được những bài hát mới về Thánh Giuse, hòa vào đời sống đạo đức của cộng đoàn tín hữu Công giáo Việt Nam. Ðã thấy những người viết thánh ca bàn luận và trao đổi với nhau những nguồn văn để tìm ý cho lời ca đặt vào những sáng tác mới.

Tản mạn những bài hát về Thánh Giuse

Mới nhất là Tông thư “Với trái tim người Cha” (Patris Corde) của Ðức Phanxicô với những phần suy niệm về hình ảnh người Cha nơi Thánh Giuse dưới các góc cạnh : người Cha khả ái, người Cha trìu mến, người Cha vâng phục ý Chúa, người Cha đón nhận mọi hoàn cảnh, người Cha can đảm, người Cha lao động. Nguyên lời giải thích ngắn của Ðức Thánh Cha cũng có thể làm ý cho lời một bài hát : “Tôi đặt nhan đề cho Tông thư này là Từ trái tim người Cha. Thiên Chúa đã ủy thác cho Thánh Giuse hai kho tàng quý giá nhất của Ngài là Chúa Giêsu và Mẹ Maria, và Thánh nhân đã đáp ứng một cách trọn vẹn bằng đức tin, lòng can đảm và tình trìu mến với trái tim của một người Cha”. Kết thúc Tông thư là một kinh nguyện ngắn có thể hát lên : “…Lạy Thánh Giuse diễm phúc, xin hãy tỏ ra Ngài là cha của chúng con và hướng dẫn chúng con đi trên đường đời. Xin chuyển cầu cho chúng con được ân sủng, lòng thương xót và lòng can đảm, và xin bảo vệ chúng con khỏi mọi sự dữ. Amen”.

Ngoài ra, chúng ta còn có Tông huấn “Người coi sóc Ðấng Cứu Thế” (Redemptoris Custos) của Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II (1989), suy niệm ý tưởng Thánh Giuse tham dự vào mầu nhiệm Thiên Chúa qua các biến cố của cuộc đời Thánh nhân. Có thể sẽ có bài hát mang nội dung thần học sâu sắc dệt theo ý tưởng này trong Tông huấn : “Cùng với Ðức Maria, Thánh Giuse đã tham dự vào mầu nhiệm Nhập thể; Ngài đã dấn thân vào cùng một biến cố cứu độ, Ngài đã là người săn sóc chính tình yêu mà Thiên Chúa Cha, qua sức mạnh của tình yêu ấy, đã tiền định cho ta làm nghĩa tử nhờ Ðức Giêsu Kitô”.

Cũng có thể dệt nhạc cho những ý tưởng trong “Kinh ông Thánh Giuse bầu cử” rất quen thuộc, do Ðức Thánh Cha Lêô XII chấp bút và đặt vào Thông điệp “Về lòng sùng kính Thánh Giuse” (Quamquam Pluries) ban hành năm 1889: “Lạy ơn Ông Thánh Giuse. Chúng con chạy đến cùng Người, trong cơn gian nan chúng con mắc phải. Chúng con đã kêu van cùng Rất Thánh Ðức Bà là Ðấng đã làm Bạn cùng Người, phù hộ gìn giữ chúng con, thì chúng con cũng lấy lòng trông cậy cho vững vàng, mà xin Ông Thánh Giuse bầu cử cho chúng con như vậy…”.

Ý tưởng cho bài hát cũng có trong các nguồn văn Phụng vụ, đó là lời nguyện, kinh tiền tụng, thánh thi trong các giờ kinh Phụng vụ của các ngày lễ như lễ Thánh Giuse 19 tháng 3, lễ Thánh Giuse lao động 1 tháng 5, lễ Thánh Gia, lễ ngoại lịch kính Thánh Giuse. Ðây là những lời nguyện trong thánh lễ về Thánh Giuse: “Chúa đã giao phó Ðức Giêsu cho Thánh cả Giuse và Thánh nhân đã trung thành gìn giữ trong giai đoạn đầu của công trình cứu độ. Xin nhận lời thánh nhân chuyển cầu, cho Giáo Hội luôn luôn cộng tác với Ðức Giêsu để hoàn tất công trình Người đã khởi đầu” (Lời nguyện nhập lễ lễ Thánh Giuse, Bạn Trăm Năm của Ðức Maria); “Lạy Chúa, xưa Thánh Cả Giuse đã hết lòng phục vụ Ðức Kitô, Con Một Chúa Ðấng sinh làm con Ðức Trinh Nữ Maria…” (Lời nguyện tiến lễ lễ Thánh Giuse, Bạn Trăm Năm của Ðức Maria); “Lạy Thiên Chúa tạo thành trời đất, Chúa đã muốn cho con người lao động để tiếp tục công trình của Chúa. Xin nhận lời thánh cả Giuse chuyển cầu, cho chúng con biết noi gương người để lại là chu toàn nhiệm vụ Chúa đã trao phó hầu được hưởng niềm vui Chúa đã hứa cho tôi tớ trung thành…” (Lời nguyện nhập lễ lễ Thánh Giuse Thợ); “Trong ngày lễ Kính nhớ thánh Giuse, chúng con cùng tung hô, chúc tụng và ca ngợi Chúa. Thánh Giuse là người công chính, Chúa đã cho kết bạn với Ðức Trinh Nữ, Mẹ Chúa Trời. Thánh nhân là tôi tớ trung tín và khôn ngoan, Chúa đã trao phó Thánh Gia cho người coi sóc, để người thay quyền Chúa, gìn giữ Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng con, là Con Một Chúa đã nhập thể bởi quyền năng Chúa Thánh Thần…” (Kinh tiền tụng lễ kính Thánh Giuse).

Và một bài thơ về Thánh Giuse :

Hỡi người thợ vô danh

Của xưởng mộc nghèo khó,

Xin ban no lành

Cho người lao công khắp cùng xứ sở.

Chúng con cần gương ngài

Ðể thấy kho tàng trong giọt mồ hôi,

Thấy nụ cười trong từng dòng nước mắt,

Thấy Nước Trời trong lòng đất mẹ cằn khô,

Thấy sáng tạo, đi lên, tình người,

Yêu thương và hợp nhất.

Thấy lớn lao trong từng nhỏ nhặt,

Thấy vinh quang trong khổ nhục, ngài ơi.

Hỡi người thợ vô danh

Của xưởng mộc nghèo khó,

Xin cho những người đang xây dựng thế giới này

Thấy ngài phục sinh,

Thấy ngài phục sinh trong bàn tay của họ.

(Thánh thi trong phần Kinh sách của Giờ kinh Phụng vụ lễ Thánh Giuse Thợ).

Nhạc sĩ Phanxicô

(Theo Báo Công giáo và Dân tộc, website: cgvdt.vn)

Công giáo

Thánh Giuse người cha âm thầm nhưng cao cả

Nói đến Thánh Giuse, có lẽ ai ai cũng đều nghĩ ngay đến tính cách âm thầm của Người. Mặc dầu các Tin Mừng chỉ thuật lại một vài biến cố liên quan đến Thánh Giuse, nhưng chẳng ghi lại lời nào phát ra từ trên môi miệng của Ngài.

2135

Mỗi khi đọc kinh nguyện Thánh Giuse với lời mở đầu : “Chúng con thân lạy Ông Thánh Giuse”, tôi lại thấy dường như có một điều khác thường ở 2 chữ “thân lạy”: dường như lòng sùng mộ và khẩn cầu với Thánh Giuse trong tâm thức người tín hữu Công giáo tại Việt Nam mang một sắc thái đặc biệt như để “thưa chuyện”, trình bày với Ngài cuộc sống nhân loại của chính mình, cảm giác rằng chính thánh nhân đã sống, đã trải nghiệm và giờ đây con cái Ngài tiếp tục khẩn xin Ngài chỉ dạy và nâng đỡ. Bởi thế, tôi cảm thấy xúc động và ấm lòng biết bao khi vào ngày 08.12.2020 vừa qua, Ðức Thánh Cha Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris Corde” – Với trái tim của người Cha – để khai mở một Năm đặc biệt về Thánh Giuse, nhân kỷ niệm 150 năm Chân phước Giáo Hoàng Piô IX công bố Thánh Giuse là Bổn mạng Hội Thánh. Ðây thật là một cơ hội quý báu để mọi tín hữu trên hoàn vũ có thể chiêm ngắm và học hỏi nhiều hơn về các nhân đức của Thánh Giuse, hầu thêm lòng yêu mến và noi gương bắt chước cách sống của Thánh Cả.

Nói đến Thánh Giuse, có lẽ ai ai cũng đều nghĩ ngay đến tính cách âm thầm của Người. Mặc dầu các Tin Mừng chỉ thuật lại một vài biến cố liên quan đến Thánh Giuse, nhưng chẳng ghi lại lời nào phát ra từ trên môi miệng của Ngài. Thánh nhân chỉ hiện diện và hành động cách thầm lặng bên cạnh Ðức Trinh nữ Maria và Chúa Giêsu. Sự âm thầm đó đôi lúc khiến cho nhiều người tín hữu chúng ta ít nhận ra, hoặc là chưa đánh giá cân xứng vai trò quan trọng của Thánh Giuse trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa dành cho nhân loại. Qua Tông thư Với trái tim của người Cha, Ðức Thánh Cha Phanxicô đã giúp mỗi người tái khám phá rằng “Thánh Giuse – một người chẳng được để ý – vẫn hiện diện hằng ngày cách âm thầm kín đáo, để cầu thay nguyện giúp, trợ giúp và hướng dẫn chúng ta khi gặp khó khăn. Thánh Giuse nhắc nhở chúng ta rằng những ai ẩn mình hay sống trong bóng tối có thể đóng một vai trò không thể sánh được trong lịch sử cứu độ”. Và quả đúng như thế, Thánh Giuse chính là một người rất âm thầm, nhưng cũng lại rất cao cả. Thiên Chúa đã trao phó cho thánh nhân một sứ mạng đặc biệt thiết yếu, đó là làm cha của Ðấng Cứu Thế, Ngôi Hai Thiên Chúa nhập thể làm người, trở nên trụ cột của gia đình Nazarét để cùng với Ðức Maria dưỡng nuôi, che chở và bảo vệ Chúa Giêsu trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống trần thế. Không chỉ dừng lại ở trọng trách bảo dưỡng, Thánh Giuse còn thực thi bổn phận hướng dẫn, giáo huấn Chúa Giêsu thơ trẻ, để Người biết “hằng vâng phục” cha mẹ (x. Lc 2,51), và “ngày càng thêm khôn ngoan, thêm cao lớn và thêm ân nghĩa đối với Thiên Chúa và người ta” (Lc 2,52).

Sự cao cả của Thánh Giuse không được biểu lộ qua lời nói, nhưng bằng hành động : hành động của chính thánh nhân và nhất là hành động cứu thế của Chúa Giêsu, con của Ngài.

Thánh Giuse người cha âm thầm nhưng cao cả
Làm phép Tượng Thánh Giuse ở giáo xứ Hòa Minh, Đà Nẵng

Là bạn trăm năm của Ðức Maria và là cha của Chúa Giêsu, Thánh Giuse quả thực có một vị trí lớn lao. Sự cao cả ấy, theo như cách diễn tả của Thánh Gioan Kim khẩu, đó là Thánh Giuse đã tự đặt mình “phục vụ toàn bộ kế hoạch cứu rỗi”. Thánh Giáo Hoàng Phaolô VI đã quảng diễn ý tưởng đó khi chỉ ra rằng Thánh Giuse đã thể hiện một cách cụ thể vai trò làm cha của mình “bằng cách biến cuộc đời mình trở thành của lễ hy sinh phục vụ mầu nhiệm nhập thể cùng với sứ vụ cứu thế. Thánh Giuse dùng quyền hạn hợp pháp của mình đối với Thánh Gia để cống hiến hết mình cho các Ngài trong cuộc sống và công việc của mình. Ngài đã biến ơn gọi sống tình yêu gia đình của phàm nhân thành sự dâng hiến siêu phàm chính mình, trái tim và tất cả khả năng của mình, một tình yêu được dành để phục vụ Ðấng Mêsia đang lớn lên trong mái ấm của Ngài” (x.Tông thư Với Trái tim người Cha). Chúng ta có thể tự hỏi rằng, liệu kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa sẽ thế nào nếu không có Thánh Giuse hoặc thánh nhân đã không sẵn sàng “thưa vâng” để hiến mình phục vụ Ðấng Cứu Thế ? Liệu Con Thiên Chúa xuống thế làm người có thể thiếu vắng một người cha trần thế không? Cách thức suy nghĩ và hành động cứu thế của Chúa Giêsu sẽ ra sao nếu không có sự hướng dẫn của người cha ngay từ lúc thiếu thời? v.v…

Nếu trần thế đã rất hoan hỉ vì tiếng “xin vâng” của Ðức Trinh Nữ Maria, thì muôn người cũng rất cần đến thái độ sẵn sàng của Thánh Giuse để trở nên người cha trần thế của Chúa Giêsu. Với trái tim của người cha, Thánh Giuse chắc hẳn đã yêu thương, chăm lo, dưỡng dục Chúa Giêsu bằng tình yêu hiền phụ, đã tập luyện và nêu gương nhân đức cho Người bằng một thái độ cương nghị, nhưng cũng đầy bao dung. Sự lớn lao của Thánh Giuse vì thế cũng được biểu lộ qua những hành động cứu thế của Chúa Giêsu. Cứ việc chiêm ngắm Chúa Giêsu, chiêm ngắm những lời giảng dạy, những lối ứng xử trong cuộc sống của Người với dân chúng, đặc biệt với những người nghèo, những người “tội lỗi”, những người bị áp bức…, chúng ta sẽ thấy rõ Thánh Giuse lớn lao thế nào trong việc giáo dục và hình thành nhân đức nơi Ðấng Cứu Thế. Chính qua Tông thư Với trái tim của người Cha, Ðức Thánh Cha Phanxicô đã giúp những Kitô hữu thấy rõ và đào sâu hơn những nét đẹp của Thánh Giuse : là một người cha được các tín hữu yêu mến; một người cha dịu dàng và yêu thương; một người cha vâng phục; một người cha chấp nhận; một người cha có lòng can đảm đầy sáng tạo; một người cha làm việc; và một người cha chở che”(x.Tông thư Với Trái tim người Cha). Có thể nói rằng, các hành động cứu thế của Chúa Giêsu đều phản chiếu các nhân đức của Thánh Giuse; hay nói cách khác, Chúa Giêsu đã học nơi “mái trường Thánh Giuse” tất cả những đức tính cần thiết cho công cuộc cứu thế của Người.

Năm đặc biệt về Thánh Giuse mà Ðức Thánh Cha Phanxicô đã khai mở, bởi thế, phải trở nên cơ hội để toàn thể Hội Thánh nói chung và Hội Thánh tại Việt Nam nói riêng, cũng như mỗi người tín hữu tái khám phá chiều kích thâm sâu của vai trò và các nhân đức của Thánh Cả. Cụ thể hơn, đối với giáo phận Ðà Nẵng của tôi, Hội đồng Mục vụ Giáo phận sẽ phát động một chương trình học hỏi và tôn vinh Thánh Giuse trong toàn giáo phận. Theo dự kiến, một cuốn cẩm nang và tài liệu học hỏi sẽ được gởi đến các giáo xứ, giáo họ, như là cơ sở hướng dẫn cho việc cử hành Năm đặc biệt về Thánh Giuse này. Và chuyên biệt hơn, giáo phận sẽ hướng đến tổ chức một cuộc hội thảo chuyên đề về Thánh Giuse, cũng như một đêm hoan ca tôn vinh Thánh Cả.

Riêng cá nhân tôi, Thánh Giuse không chỉ là Ðấng Bổn mạng, nhưng ngay từ nhỏ, vì sinh ra và lớn lên tại giáo xứ Chánh tòa Hà Nội, nơi mà các Ðấng tiên nhân đã chọn Thánh Giuse, Bổn mạng Giáo hội tại Việt Nam làm Bổn mạng Tổng Giáo phận Hà Nội, và cũng làm Thánh Quan Thầy của nhà thờ Lớn Hà Nội, nên tôi rất tôn kính Ngài. Trong tâm trí, tôi khắc nhớ những lời tâm huyết được ghi trong phần kết của Thư Chung của Hội đồng Giám mục Việt Nam năm 1997 : “Nguyện xin ân sủng của Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, tình yêu của Chúa Cha và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần ở cùng anh chị em, và xin Thánh Cả Giuse là Quan Thầy Giáo hội tại Việt Nam luôn phù hộ chúng ta”. Như thế, các vị Chủ chăn của Hội Thánh tại Việt Nam đã một lần nữa xác nhận Thánh Giuse là Quan Thầy của Giáo hội Công giáo tại Việt Nam. Lòng tôn kính và tri ân Thánh Giuse của tôi cũng rất âm thầm nhưng thật đặc biệt, như Ngài luôn đồng hướng với tôi trong hành trình sống Ðức tin và cuộc đời : từ ơn gọi theo Chúa, làm linh mục của Chúa (1987); được chọn là giám mục, làm người kế vị các Tông đồ (2007) cho tới hôm nay đã tròn 33 năm linh mục và 13 năm giám mục; đã từng ở hai giáo phận là Lạng Sơn – Cao Bằng (8 năm 5 tháng) và hiện tại là giám mục giáo phận Ðà Nẵng (từ  tháng 3 năm 2016). Thêm nữa, nhìn lại cuộc hành trình đức tin và ơn gọi, đã có biết bao biến cố trong cuộc đời luôn ghi đậm dấu ấn của Ơn Thánh Chúa qua sự chuyển cầu của Ðức Mẹ Maria và Thánh Cả Giuse. Khi biết rằng Ðức Thánh Cha Phanxicô có lòng tôn kính đặc biệt Thánh Giuse với bức tượng “Thánh Giuse ngủ”; tôi cũng tìm một bức tượng như thế để học với vị Cha Chung của Hội Thánh cầu nguyện với Thánh Giuse, và xin Thánh Bổn Mạng cầu bầu đặc biệt cho ơn gọi và cho sứ vụ của mình để có thể làm vinh danh Thiên Chúa, khẩn nguyện cho Giáo hội, cho giáo phận và những người đã xin tôi giúp nguyện cầu. Mỗi ngày trong giờ đọc kinh tối riêng, tôi luôn đọc Kinh kính Thánh Giuse trong sách Kinh của Tổng Giáo phận Hà Nội, dâng niềm tâm cảm tư riêng với Thánh Cả. Tôi rất thích và ghi nhớ những tâm tình của Ðức Thánh Cha Phanxicô được bày tỏ trong Tông thư : “…Thánh Giuse là người cha luôn che chở. Thánh nhân gìn giữ, bảo vệ, không rời Chúa Giêsu, đảm nhận trách nhiệm trong cuộc sống của Chúa. Thánh Giuse được gọi là Ðấng rất thanh khiết, nghĩa là “đối nghịch với sự chiếm hữu” : Ngài biết yêu thương cách tự do, không chiếm hữu, biết từ bỏ mình để đặt Chúa Giêsu và Mẹ Maria ở trung tâm của đời mình. Hạnh phúc của Ngài là “trao tặng chính mình” : không bao giờ thất vọng nhưng luôn tin tưởng, luôn thinh lặng, không than van, nhưng có những cử chỉ cụ thể tín thác” (x.Tông thư “Với Trái tim người Cha”).

Hy vọng, với những chia sẻ cá nhân và tâm tình sống Năm đặc biệt về Thánh Giuse mà Ðức Thánh Cha Phanxicô mời gọi, giúp mỗi chúng ta hưởng nhờ nhiều ân thiêng qua lời cầu khẩn và vui sống theo gương mẫu của vị Thánh Cả rất thân thiết của toàn thể Giáo hội.

Nguyện xin Thánh Cả Giuse luôn phù giúp và chuyển cầu cùng Chúa Hài đồng Giêsu để mỗi người tín hữu chúng ta được nhận lãnh muôn phúc lành tình yêu của Thiên Chúa, được sức khỏe, niềm vui và an bình trong năm mới này.

Giám mục Giuse ÐẶNG ÐỨC NGÂN

(Theo Báo Công giáo và Dân tộc, website: cgvdt.vn)

[voice]

Mỗi khi đọc kinh nguyện Thánh Giuse với lời mở đầu : “Chúng con thân lạy Ông Thánh Giuse”, tôi lại thấy dường như có một điều khác thường ở 2 chữ “thân lạy”: dường như lòng sùng mộ và khẩn cầu với Thánh Giuse trong tâm thức người tín hữu Công giáo tại Việt Nam mang một sắc thái đặc biệt như để “thưa chuyện”, trình bày với Ngài cuộc sống nhân loại của chính mình, cảm giác rằng chính thánh nhân đã sống, đã trải nghiệm và giờ đây con cái Ngài tiếp tục khẩn xin Ngài chỉ dạy và nâng đỡ. Bởi thế, tôi cảm thấy xúc động và ấm lòng biết bao khi vào ngày 08.12.2020 vừa qua, Ðức Thánh Cha Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris Corde” – Với trái tim của người Cha – để khai mở một Năm đặc biệt về Thánh Giuse, nhân kỷ niệm 150 năm Chân phước Giáo Hoàng Piô IX công bố Thánh Giuse là Bổn mạng Hội Thánh. Ðây thật là một cơ hội quý báu để mọi tín hữu trên hoàn vũ có thể chiêm ngắm và học hỏi nhiều hơn về các nhân đức của Thánh Giuse, hầu thêm lòng yêu mến và noi gương bắt chước cách sống của Thánh Cả.

Nói đến Thánh Giuse, có lẽ ai ai cũng đều nghĩ ngay đến tính cách âm thầm của Người. Mặc dầu các Tin Mừng chỉ thuật lại một vài biến cố liên quan đến Thánh Giuse, nhưng chẳng ghi lại lời nào phát ra từ trên môi miệng của Ngài. Thánh nhân chỉ hiện diện và hành động cách thầm lặng bên cạnh Ðức Trinh nữ Maria và Chúa Giêsu. Sự âm thầm đó đôi lúc khiến cho nhiều người tín hữu chúng ta ít nhận ra, hoặc là chưa đánh giá cân xứng vai trò quan trọng của Thánh Giuse trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa dành cho nhân loại. Qua Tông thư Với trái tim của người Cha, Ðức Thánh Cha Phanxicô đã giúp mỗi người tái khám phá rằng “Thánh Giuse – một người chẳng được để ý – vẫn hiện diện hằng ngày cách âm thầm kín đáo, để cầu thay nguyện giúp, trợ giúp và hướng dẫn chúng ta khi gặp khó khăn. Thánh Giuse nhắc nhở chúng ta rằng những ai ẩn mình hay sống trong bóng tối có thể đóng một vai trò không thể sánh được trong lịch sử cứu độ”. Và quả đúng như thế, Thánh Giuse chính là một người rất âm thầm, nhưng cũng lại rất cao cả. Thiên Chúa đã trao phó cho thánh nhân một sứ mạng đặc biệt thiết yếu, đó là làm cha của Ðấng Cứu Thế, Ngôi Hai Thiên Chúa nhập thể làm người, trở nên trụ cột của gia đình Nazarét để cùng với Ðức Maria dưỡng nuôi, che chở và bảo vệ Chúa Giêsu trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống trần thế. Không chỉ dừng lại ở trọng trách bảo dưỡng, Thánh Giuse còn thực thi bổn phận hướng dẫn, giáo huấn Chúa Giêsu thơ trẻ, để Người biết “hằng vâng phục” cha mẹ (x. Lc 2,51), và “ngày càng thêm khôn ngoan, thêm cao lớn và thêm ân nghĩa đối với Thiên Chúa và người ta” (Lc 2,52).

Sự cao cả của Thánh Giuse không được biểu lộ qua lời nói, nhưng bằng hành động : hành động của chính thánh nhân và nhất là hành động cứu thế của Chúa Giêsu, con của Ngài.

Thánh Giuse người cha âm thầm nhưng cao cả
Làm phép Tượng Thánh Giuse ở giáo xứ Hòa Minh, Đà Nẵng

Là bạn trăm năm của Ðức Maria và là cha của Chúa Giêsu, Thánh Giuse quả thực có một vị trí lớn lao. Sự cao cả ấy, theo như cách diễn tả của Thánh Gioan Kim khẩu, đó là Thánh Giuse đã tự đặt mình “phục vụ toàn bộ kế hoạch cứu rỗi”. Thánh Giáo Hoàng Phaolô VI đã quảng diễn ý tưởng đó khi chỉ ra rằng Thánh Giuse đã thể hiện một cách cụ thể vai trò làm cha của mình “bằng cách biến cuộc đời mình trở thành của lễ hy sinh phục vụ mầu nhiệm nhập thể cùng với sứ vụ cứu thế. Thánh Giuse dùng quyền hạn hợp pháp của mình đối với Thánh Gia để cống hiến hết mình cho các Ngài trong cuộc sống và công việc của mình. Ngài đã biến ơn gọi sống tình yêu gia đình của phàm nhân thành sự dâng hiến siêu phàm chính mình, trái tim và tất cả khả năng của mình, một tình yêu được dành để phục vụ Ðấng Mêsia đang lớn lên trong mái ấm của Ngài” (x.Tông thư Với Trái tim người Cha). Chúng ta có thể tự hỏi rằng, liệu kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa sẽ thế nào nếu không có Thánh Giuse hoặc thánh nhân đã không sẵn sàng “thưa vâng” để hiến mình phục vụ Ðấng Cứu Thế ? Liệu Con Thiên Chúa xuống thế làm người có thể thiếu vắng một người cha trần thế không? Cách thức suy nghĩ và hành động cứu thế của Chúa Giêsu sẽ ra sao nếu không có sự hướng dẫn của người cha ngay từ lúc thiếu thời? v.v…

Nếu trần thế đã rất hoan hỉ vì tiếng “xin vâng” của Ðức Trinh Nữ Maria, thì muôn người cũng rất cần đến thái độ sẵn sàng của Thánh Giuse để trở nên người cha trần thế của Chúa Giêsu. Với trái tim của người cha, Thánh Giuse chắc hẳn đã yêu thương, chăm lo, dưỡng dục Chúa Giêsu bằng tình yêu hiền phụ, đã tập luyện và nêu gương nhân đức cho Người bằng một thái độ cương nghị, nhưng cũng đầy bao dung. Sự lớn lao của Thánh Giuse vì thế cũng được biểu lộ qua những hành động cứu thế của Chúa Giêsu. Cứ việc chiêm ngắm Chúa Giêsu, chiêm ngắm những lời giảng dạy, những lối ứng xử trong cuộc sống của Người với dân chúng, đặc biệt với những người nghèo, những người “tội lỗi”, những người bị áp bức…, chúng ta sẽ thấy rõ Thánh Giuse lớn lao thế nào trong việc giáo dục và hình thành nhân đức nơi Ðấng Cứu Thế. Chính qua Tông thư Với trái tim của người Cha, Ðức Thánh Cha Phanxicô đã giúp những Kitô hữu thấy rõ và đào sâu hơn những nét đẹp của Thánh Giuse : là một người cha được các tín hữu yêu mến; một người cha dịu dàng và yêu thương; một người cha vâng phục; một người cha chấp nhận; một người cha có lòng can đảm đầy sáng tạo; một người cha làm việc; và một người cha chở che”(x.Tông thư Với Trái tim người Cha). Có thể nói rằng, các hành động cứu thế của Chúa Giêsu đều phản chiếu các nhân đức của Thánh Giuse; hay nói cách khác, Chúa Giêsu đã học nơi “mái trường Thánh Giuse” tất cả những đức tính cần thiết cho công cuộc cứu thế của Người.

Năm đặc biệt về Thánh Giuse mà Ðức Thánh Cha Phanxicô đã khai mở, bởi thế, phải trở nên cơ hội để toàn thể Hội Thánh nói chung và Hội Thánh tại Việt Nam nói riêng, cũng như mỗi người tín hữu tái khám phá chiều kích thâm sâu của vai trò và các nhân đức của Thánh Cả. Cụ thể hơn, đối với giáo phận Ðà Nẵng của tôi, Hội đồng Mục vụ Giáo phận sẽ phát động một chương trình học hỏi và tôn vinh Thánh Giuse trong toàn giáo phận. Theo dự kiến, một cuốn cẩm nang và tài liệu học hỏi sẽ được gởi đến các giáo xứ, giáo họ, như là cơ sở hướng dẫn cho việc cử hành Năm đặc biệt về Thánh Giuse này. Và chuyên biệt hơn, giáo phận sẽ hướng đến tổ chức một cuộc hội thảo chuyên đề về Thánh Giuse, cũng như một đêm hoan ca tôn vinh Thánh Cả.

Riêng cá nhân tôi, Thánh Giuse không chỉ là Ðấng Bổn mạng, nhưng ngay từ nhỏ, vì sinh ra và lớn lên tại giáo xứ Chánh tòa Hà Nội, nơi mà các Ðấng tiên nhân đã chọn Thánh Giuse, Bổn mạng Giáo hội tại Việt Nam làm Bổn mạng Tổng Giáo phận Hà Nội, và cũng làm Thánh Quan Thầy của nhà thờ Lớn Hà Nội, nên tôi rất tôn kính Ngài. Trong tâm trí, tôi khắc nhớ những lời tâm huyết được ghi trong phần kết của Thư Chung của Hội đồng Giám mục Việt Nam năm 1997 : “Nguyện xin ân sủng của Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, tình yêu của Chúa Cha và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần ở cùng anh chị em, và xin Thánh Cả Giuse là Quan Thầy Giáo hội tại Việt Nam luôn phù hộ chúng ta”. Như thế, các vị Chủ chăn của Hội Thánh tại Việt Nam đã một lần nữa xác nhận Thánh Giuse là Quan Thầy của Giáo hội Công giáo tại Việt Nam. Lòng tôn kính và tri ân Thánh Giuse của tôi cũng rất âm thầm nhưng thật đặc biệt, như Ngài luôn đồng hướng với tôi trong hành trình sống Ðức tin và cuộc đời : từ ơn gọi theo Chúa, làm linh mục của Chúa (1987); được chọn là giám mục, làm người kế vị các Tông đồ (2007) cho tới hôm nay đã tròn 33 năm linh mục và 13 năm giám mục; đã từng ở hai giáo phận là Lạng Sơn – Cao Bằng (8 năm 5 tháng) và hiện tại là giám mục giáo phận Ðà Nẵng (từ  tháng 3 năm 2016). Thêm nữa, nhìn lại cuộc hành trình đức tin và ơn gọi, đã có biết bao biến cố trong cuộc đời luôn ghi đậm dấu ấn của Ơn Thánh Chúa qua sự chuyển cầu của Ðức Mẹ Maria và Thánh Cả Giuse. Khi biết rằng Ðức Thánh Cha Phanxicô có lòng tôn kính đặc biệt Thánh Giuse với bức tượng “Thánh Giuse ngủ”; tôi cũng tìm một bức tượng như thế để học với vị Cha Chung của Hội Thánh cầu nguyện với Thánh Giuse, và xin Thánh Bổn Mạng cầu bầu đặc biệt cho ơn gọi và cho sứ vụ của mình để có thể làm vinh danh Thiên Chúa, khẩn nguyện cho Giáo hội, cho giáo phận và những người đã xin tôi giúp nguyện cầu. Mỗi ngày trong giờ đọc kinh tối riêng, tôi luôn đọc Kinh kính Thánh Giuse trong sách Kinh của Tổng Giáo phận Hà Nội, dâng niềm tâm cảm tư riêng với Thánh Cả. Tôi rất thích và ghi nhớ những tâm tình của Ðức Thánh Cha Phanxicô được bày tỏ trong Tông thư : “…Thánh Giuse là người cha luôn che chở. Thánh nhân gìn giữ, bảo vệ, không rời Chúa Giêsu, đảm nhận trách nhiệm trong cuộc sống của Chúa. Thánh Giuse được gọi là Ðấng rất thanh khiết, nghĩa là “đối nghịch với sự chiếm hữu” : Ngài biết yêu thương cách tự do, không chiếm hữu, biết từ bỏ mình để đặt Chúa Giêsu và Mẹ Maria ở trung tâm của đời mình. Hạnh phúc của Ngài là “trao tặng chính mình” : không bao giờ thất vọng nhưng luôn tin tưởng, luôn thinh lặng, không than van, nhưng có những cử chỉ cụ thể tín thác” (x.Tông thư “Với Trái tim người Cha”).

Hy vọng, với những chia sẻ cá nhân và tâm tình sống Năm đặc biệt về Thánh Giuse mà Ðức Thánh Cha Phanxicô mời gọi, giúp mỗi chúng ta hưởng nhờ nhiều ân thiêng qua lời cầu khẩn và vui sống theo gương mẫu của vị Thánh Cả rất thân thiết của toàn thể Giáo hội.

Nguyện xin Thánh Cả Giuse luôn phù giúp và chuyển cầu cùng Chúa Hài đồng Giêsu để mỗi người tín hữu chúng ta được nhận lãnh muôn phúc lành tình yêu của Thiên Chúa, được sức khỏe, niềm vui và an bình trong năm mới này.

Giám mục Giuse ÐẶNG ÐỨC NGÂN

(Theo Báo Công giáo và Dân tộc, website: cgvdt.vn)

[voice]

Công giáo

Thánh Giuse: Cuộc đời như một mầu nhiệm

Thánh Giuse không xa lạ với cái bất ngờ của đường lối Chúa, cái bất ngờ hẳn đã làm ngài khắc khoải, chới với đến nỗi định âm thầm chia tay Maria (Mt 1,19). Rồi từ đó ngài đạt được bình an trong đức tin.

581

1. Thánh Giuse là người dám tin vào mầu nhiệm

Ngài đã đón nhận những biến cố độc nhất vô nhị do Thiên Chúa gửi đến cho đời mình. Ngài đã uốn đời mình theo ý Chúa: ngài chấp nhận chung sống như một người bạn bên cạnh người mà ngài yêu mến và muốn lấy làm vợ là Ðức Maria. Ðúng là ngài đã chấp nhận đổi tình cầm sắt hóa ra cầm kỳ. Ngài đã chấp nhận thai nhi mà ngài chỉ là cha nuôi, vì tin vào quyền năng của Thần Khí đang tác động.

Thánh Giuse không xa lạ với cái bất ngờ của đường lối Chúa, cái bất ngờ hẳn đã làm ngài khắc khoải, chới với đến nỗi định âm thầm chia tay Maria (Mt 1,19). Rồi từ đó ngài đạt được bình an trong đức tin. Tuy nhiên, đức tin của thánh Giuse – cũng như của chúng ta – tuy lớn lao nhưng vẫn là một đức tin không ngừng lớn lên và là một đức tin liên tục kéo dài. Thánh Giuse bị vây bọc bởi mầu nhiệm: mầu nhiệm về Ðức Maria mang thai bởi Thánh Thần và mầu nhiệm về thai nhi Giêsu. Bề ngoài, dưới mắt người đời, thì Thánh Gia là một gia đình bình thường như mọi gia đình khác. Nhưng bên trong Giuse thấy mình sống trong một thế giới thần linh, liên tục đằm mình trong thế giới đó và vẫn không sao hiểu hết được. Ngài chỉ biết kinh ngạc (Lc 2,18.33; 2,48.50). Mầu nhiệm luôn vẫy gọi Giuse bước sâu thêm. Cùng với nghề thợ mộc vất vả, thánh Giuse hẳn đã sống đời chiêm niệm thâm trầm. Ðức Giêsu vẫn lớn lên trước mắt Giuse, lớn lên một cách bình thường. Maria vẫn là người được Giuse yêu mến kính trọng. Bà vẫn chu toàn bổn phận làm mẹ một cách bình thường. Nhưng Giuse vẫn khám phá thấy trong cái bình thường đó một mầu nhiệm đang hé lộTin là một hành trình tìm kiếm mãi.

Thánh Giuse: Cuộc đời như một mầu nhiệm
Thánh Giuse

Thánh Giuse chấp nhận cái nghịch thường của ý định Thiên Chúa. Giuse muốn lập gia đình với cô Maria, người ông đã đính hôn nhưng chưa về chung sống thật sự như vợ chồng (Mt 1,18). Tuy nhiên theo tập tục Do Thái, đính hôn thì đã được coi là vợ chồng rồi. Giuse chỉ mong làm một người chồng, một người cha bình thường, nhưng Thiên Chúa lại không muốn ngài là chồng, là cha bình thường như những người khác. Ngài không phải là cha đẻ của Ðức Giêsu. Matthêu đã không viết là “ông Giuse sinh Giêsu” ở Mt 1,16, nhưng đã viết: “Ông Giacóp sinh ông Giuse, chồng của bà Maria, từ bà Ðức Giêsu được sinh ra, Ðấng được gọi là Kitô”. Giuse đã sống như một người bạn, người trợ giúp bên cạnh Ðức Mẹ. Ðức Maria vẫn là người mà thánh Giuse chỉ “biết” trong đức tin. Thế nhưng cái nghịch thường mà thánh nhân phải đảm nhận đó là: bề ngoài ngài vẫn được mọi người coi như chồng của Maria, như cha của Giêsu (Lc 2,48), và ngài phải gánh mọi trách nhiệm trong tư cách đó. Thánh Giuse đã chấp nhận điều đó trong âm thầm suốt đời. Ðúng là ngài phải trở thành một nhà chiêm niệm. Chính đời ngài cũng là một mầu nhiệm mà người ngoài không hiểu. Người ta chỉ coi ông Giêsu là con của ông thợ mộc Giuse và bà Maria thôi. Người ngoài không biết rõ căn tính của Giuse, và Giuse cũng không nói với ai.

Giuse sống mầu nhiệm đời mình trước mặt Thiên Chúa. Chính cái âm thầm làm nên mầu nhiệm. Chúng ta thường không thích âm thầm và ẩn danh. Chúng ta thích quyền lợi và nghĩa vụ phải tương xứng. Nhưng khi phá vỡ cái âm thầm riêng tư, chúng ta cũng có nguy cơ phá vỡ cả mầu nhiệm, và đời sống chúng ta sẽ mất đi một điều rất quý. Ðó là thế giới thần linh riêng tư giữa Thiên Chúa và ta mà người khác chỉ đứng ngoài. Không cần thiết người ngoài phải biết hết, phải hiểu được hết mọi sự trong đời ta. Ta cũng không cần chia sẻ mọi sự mình có, để mãn nguyện vì được thông cảm, được biện minh. Cần duy trì khoảng cách với thụ tạo, để có thể nói được rằng Thiên Chúa là Ðấng duy nhất hiểu mình. Chúng ta thường cảm thấy mình là điều người khác nghĩ, thậm chí sống theo điều người khác nghĩ về mình. Chúng ta dễ quên rằng: “Thiên Chúa nghĩ về ta như thế nào thì ta là thế ấy” (thánh Têrêsa Hài Ðồng).

2. Thánh Giuse là người đã dâng đời mình cho sứ mạng của Thiên Chúa

Giuse phải sống đức khiết tịnh trong một tình cảnh đặc biệt. Ðúng là ngài đã chọn sống như thế, tuy ngài có quyền sống như người chồng thật của Ðức Maria. Ðức khiết tịnh nào cũng là một lựa chọn, một từ khước cái quyền tự nhiên mình có thể có. Không cần thiết thánh Giuse phải là một cụ già để bảo đảm điều đó. Nếu ngài là một thanh niên, chúng ta mới hiểu được rằng với ơn Chúa, người ta làm được cả những điều vượt quá sức con người. Chắc chắn thánh Giuse đã giữ được khiết tịnh suốt đời nhờ có cảm nghiệm sâu xa về việc mình đang tiếp cận với một mầu nhiệm linh thánh. Maria bây giờ không còn là một đối tượng để mê đắm và chiếm hữu. Cô là hiện thân của một mầu nhiệm khôn dò, mầu nhiệm khiến Giuse phải kính ngưỡng. Giữ khiết tịnh chính là nhìn nhận Maria là người của Thiên Chúa, được Ngài tuyển chọn cách riêng. Người thiếu nữ mà tôi yêu quý nay đã là đối tượng cho tình thương đặc biệt của Thiên Chúa và là nơi diễn ra mầu nhiệm cứu độ. Giữ khiết tịnh chính là nhìn nhận trong đức tin rằng mình không còn quyền làm chủ trên đời Maria nữa, vì Maria đã thuộc trọn về Thiên Chúa, cả xác lẫn hồn. Sống khiết tịnh là sống trong một mầu nhiệm. Trước một mầu nhiệm ta chỉ có thể đáp lại bằng cách sống một mầu nhiệm khác. Chẳng mấy chốc Giuse cũng thấy đời mình là một mầu nhiệm, với những điều chỉ có thể hiểu được nhờ đức tin. Cuối cùng Giuse thấy mình được kêu gọi để thuộc trọn về Thiên Chúa như Maria, để cùng nhau cộng tác cho kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa.

Giuse sống đức khó nghèo qua lao động chân tay. “Ông ấy không phải là con bác thợ sao?” (Mt 13,55), người làng Nadarét đã nói với nhau như thế về Ðức Giêsu. Chính Ngài đã theo nghề của Giuse theo kiểu cha truyền con nối (Mc 6,3). Nghề thợ mộc không phải là một nghề được trọng vọng vào thời đó. Lao động để nuôi gia đình và giúp cậu Giêsu đi vào lao động. Lao động trở thành giây phút kết hiệp với Thiên Chúa trong âm thầm. Trong các sách Tin Mừng, ta không thấy thánh Giuse nói một lời nào. Ngài là con người hành động. Chúng ta không nên quên những cuộc hành trình vất vả của ngài. Ngài không đi một mình. Ngài luôn đi với “Hài Nhi và Mẹ Người” (Mt 2,13.14.20.21). Ði từ Nadarét lên Belem và lúng túng trước cảnh Maria sinh con đầu lòng trong thiếu thốn, sợ hãi đem Con đi trốn qua Ai Cập rồi lại đưa về, đem Con tiến dâng cho Thiên Chúa tại Ðền Thờ để nghe lời tiên tri không vui của cụ Simêon, và bồn chồn lo âu ba ngày đi tìm con bị lạc. Việc lao động chính của Giuse không phải chỉ là lao động chân tay, nhưng còn là đứng mũi chịu sào để bảo vệ Ðức Giêsu và Mẹ Ngài. Như những gia đình khác trên mặt đất, Thánh Gia cũng không được miễn trừ khỏi những sóng gió và thử thách.

Giuse sống triệt để sự vâng phục đối với ý định của Thiên Chúa. Trong Tin Mừng Matthêu, ý định này được chuyển đạt qua việc sứ thần Chúa nói trong mộng (Mt 1,24; 2,13.19.22). Giuse chấp nhận hình thức chuyển đạt này. Trong Tin Mừng Luca, sứ thần nói với Maria lúc thức, nên có cuộc đối thoại thực sự, và Maria đã nói tiếng Xin Vâng. Trong Tin Mừng Mátthêu, sứ thần đã nói với thánh Giuse lúc ngủ. Thánh nhân đã không nói tiếng Xin Vâng thành lời, nhưng ngài đã nói bằng hành động vâng phục khi tỉnh dậy. Chúng ta cũng phải chấp nhận những hình thức khác, những hình thức quen thuộc mà Chúa thường dùng với riêng từng người. Giuse luôn vâng phục mau mắn mọi lệnh truyền. Ông luôn bị đánh thức vào lúc đang ngủ nghỉ. Thiên thần Chúa luôn bảo ông “chỗi dậy” để làm điều này điều khác cách khẩn trương. Và ông đã chỗi dậy ngay để thực hiện (Mt 2,13-14.20-21). Bỏ dở giấc ngủ và lên đường giữa đêm khuya, Giuse lúc nào cũng thấy mình có trách nhiệm với những kho báu của Thiên Chúa, đó là gìn giữ Hài Nhi và Mẹ Ngài. Vâng phục mà không đặt vấn đề, đó là đức tính của Giuse.

3. Thánh Giuse chấp nhận vai trò khiêm tốn nhưng cần thiết trong chương trình cứu độ

Giuse là con vua Ðavít (x. Mt 1,20), bởi đó khi được Giuse nhận là con về mặt pháp lý, Ðức Giêsu cũng thuộc về dòng tộc vua Ðavít. Lời hứa xưa của Thiên Chúa với Ðavít qua miệng ngôn sứ Nathan đã được ứng nghiệm: “Khi ngày đời của ngươi đã mãn, Ta sẽ cho dòng dõi ngươi đứng lên kế vị ngươi, và Ta sẽ làm cho vương quyền của nó được vững bền…Ta sẽ làm cho ngai vàng của nó vững bền mãi mãi.” (2 Sm 7,12-13). Ðó cũng là lời của sứ thần Gabrien nói với Ðức Maria về người Con mà Bà sắp cưu mang: “Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Ðavít… Người sẽ trị vì nhà Gia cóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận.” (Lc 1,32-33).

Hành động có tính quyết định và nền tảng là hành động nhận Maria đang mang thai về làm vợ chính thức. Chính hành động đó khiến thánh Giuse có một chỗ đứng độc đáo trong lịch sử cứu độ. Người ta không thể đoán được điều gì sẽ xảy ra nếu như Giuse cứ cương quyết chia tay Ðức Maria với thai nhi trong bụng, hay lớn tiếng tố cáo vị hôn thê của mình về tội ngoại tình. Theo sách Ðệ Nhị Luật thì Maria có thể bị ném đá (Ðnl 22,23-27), và Con Thiên Chúa có thể chết trước khi chào đời. Ơn cứu độ sẽ bị đổ vỡ từ trong trứng nước. Hành vi đón nhận Maria về làm vợ cũng bao hàm việc đón nhận cả thai nhi mà ngài tin là do Thánh Thần (Mt 1,20). Như thế, Giuse đã là điểm tựa sống còn của ơn cứu độ, là chỗ nương thân nhờ cậy của Maria và Hài Nhi. Nhờ Giuse, Ðức Maria không bị mang tiếng ngoại tình, và Ðức Giêsu không phải là con hoang. Ðức Giêsu có thể công nhiên và tự tin mà đến với Dân Ngài. Vai trò của Giuse thật quan trọng, nhưng cũng thật khiêm hạ. Chắc Giuse chẳng muốn khoe về vị thế quan trọng của mình. Chúa mới là người điều động mọi chuyện. Giuse chỉ xin được là người giúp việc cho Thiên Chúa thôi.

Mừng lễ Thánh Giuse và Năm Thánh Giuse, chúng ta được mời gọi để đứng đúng chỗ Chúa chọn cho mình trong chương trình cứu độ nhân loại, và làm đúng việc Chúa trao phó một cách tận tụy hy sinh. Như thánh nhân, chúng ta cũng phải chấp nhận sống trong mầu nhiệm đức tin, sống trong bóng tối, để Chúa tự do sử dụng đời mình cho kế hoạch cứu độ nhân loại.

Lm Antôn NGUYỄN CAO SIÊU, SJ

(Theo Báo Công giáo và Dân tộc, website: cgvdt.vn)

[voice]

1. Thánh Giuse là người dám tin vào mầu nhiệm

Ngài đã đón nhận những biến cố độc nhất vô nhị do Thiên Chúa gửi đến cho đời mình. Ngài đã uốn đời mình theo ý Chúa: ngài chấp nhận chung sống như một người bạn bên cạnh người mà ngài yêu mến và muốn lấy làm vợ là Ðức Maria. Ðúng là ngài đã chấp nhận đổi tình cầm sắt hóa ra cầm kỳ. Ngài đã chấp nhận thai nhi mà ngài chỉ là cha nuôi, vì tin vào quyền năng của Thần Khí đang tác động.

Thánh Giuse không xa lạ với cái bất ngờ của đường lối Chúa, cái bất ngờ hẳn đã làm ngài khắc khoải, chới với đến nỗi định âm thầm chia tay Maria (Mt 1,19). Rồi từ đó ngài đạt được bình an trong đức tin. Tuy nhiên, đức tin của thánh Giuse – cũng như của chúng ta – tuy lớn lao nhưng vẫn là một đức tin không ngừng lớn lên và là một đức tin liên tục kéo dài. Thánh Giuse bị vây bọc bởi mầu nhiệm: mầu nhiệm về Ðức Maria mang thai bởi Thánh Thần và mầu nhiệm về thai nhi Giêsu. Bề ngoài, dưới mắt người đời, thì Thánh Gia là một gia đình bình thường như mọi gia đình khác. Nhưng bên trong Giuse thấy mình sống trong một thế giới thần linh, liên tục đằm mình trong thế giới đó và vẫn không sao hiểu hết được. Ngài chỉ biết kinh ngạc (Lc 2,18.33; 2,48.50). Mầu nhiệm luôn vẫy gọi Giuse bước sâu thêm. Cùng với nghề thợ mộc vất vả, thánh Giuse hẳn đã sống đời chiêm niệm thâm trầm. Ðức Giêsu vẫn lớn lên trước mắt Giuse, lớn lên một cách bình thường. Maria vẫn là người được Giuse yêu mến kính trọng. Bà vẫn chu toàn bổn phận làm mẹ một cách bình thường. Nhưng Giuse vẫn khám phá thấy trong cái bình thường đó một mầu nhiệm đang hé lộTin là một hành trình tìm kiếm mãi.

Thánh Giuse: Cuộc đời như một mầu nhiệm
Thánh Giuse

Thánh Giuse chấp nhận cái nghịch thường của ý định Thiên Chúa. Giuse muốn lập gia đình với cô Maria, người ông đã đính hôn nhưng chưa về chung sống thật sự như vợ chồng (Mt 1,18). Tuy nhiên theo tập tục Do Thái, đính hôn thì đã được coi là vợ chồng rồi. Giuse chỉ mong làm một người chồng, một người cha bình thường, nhưng Thiên Chúa lại không muốn ngài là chồng, là cha bình thường như những người khác. Ngài không phải là cha đẻ của Ðức Giêsu. Matthêu đã không viết là “ông Giuse sinh Giêsu” ở Mt 1,16, nhưng đã viết: “Ông Giacóp sinh ông Giuse, chồng của bà Maria, từ bà Ðức Giêsu được sinh ra, Ðấng được gọi là Kitô”. Giuse đã sống như một người bạn, người trợ giúp bên cạnh Ðức Mẹ. Ðức Maria vẫn là người mà thánh Giuse chỉ “biết” trong đức tin. Thế nhưng cái nghịch thường mà thánh nhân phải đảm nhận đó là: bề ngoài ngài vẫn được mọi người coi như chồng của Maria, như cha của Giêsu (Lc 2,48), và ngài phải gánh mọi trách nhiệm trong tư cách đó. Thánh Giuse đã chấp nhận điều đó trong âm thầm suốt đời. Ðúng là ngài phải trở thành một nhà chiêm niệm. Chính đời ngài cũng là một mầu nhiệm mà người ngoài không hiểu. Người ta chỉ coi ông Giêsu là con của ông thợ mộc Giuse và bà Maria thôi. Người ngoài không biết rõ căn tính của Giuse, và Giuse cũng không nói với ai.

Giuse sống mầu nhiệm đời mình trước mặt Thiên Chúa. Chính cái âm thầm làm nên mầu nhiệm. Chúng ta thường không thích âm thầm và ẩn danh. Chúng ta thích quyền lợi và nghĩa vụ phải tương xứng. Nhưng khi phá vỡ cái âm thầm riêng tư, chúng ta cũng có nguy cơ phá vỡ cả mầu nhiệm, và đời sống chúng ta sẽ mất đi một điều rất quý. Ðó là thế giới thần linh riêng tư giữa Thiên Chúa và ta mà người khác chỉ đứng ngoài. Không cần thiết người ngoài phải biết hết, phải hiểu được hết mọi sự trong đời ta. Ta cũng không cần chia sẻ mọi sự mình có, để mãn nguyện vì được thông cảm, được biện minh. Cần duy trì khoảng cách với thụ tạo, để có thể nói được rằng Thiên Chúa là Ðấng duy nhất hiểu mình. Chúng ta thường cảm thấy mình là điều người khác nghĩ, thậm chí sống theo điều người khác nghĩ về mình. Chúng ta dễ quên rằng: “Thiên Chúa nghĩ về ta như thế nào thì ta là thế ấy” (thánh Têrêsa Hài Ðồng).

2. Thánh Giuse là người đã dâng đời mình cho sứ mạng của Thiên Chúa

Giuse phải sống đức khiết tịnh trong một tình cảnh đặc biệt. Ðúng là ngài đã chọn sống như thế, tuy ngài có quyền sống như người chồng thật của Ðức Maria. Ðức khiết tịnh nào cũng là một lựa chọn, một từ khước cái quyền tự nhiên mình có thể có. Không cần thiết thánh Giuse phải là một cụ già để bảo đảm điều đó. Nếu ngài là một thanh niên, chúng ta mới hiểu được rằng với ơn Chúa, người ta làm được cả những điều vượt quá sức con người. Chắc chắn thánh Giuse đã giữ được khiết tịnh suốt đời nhờ có cảm nghiệm sâu xa về việc mình đang tiếp cận với một mầu nhiệm linh thánh. Maria bây giờ không còn là một đối tượng để mê đắm và chiếm hữu. Cô là hiện thân của một mầu nhiệm khôn dò, mầu nhiệm khiến Giuse phải kính ngưỡng. Giữ khiết tịnh chính là nhìn nhận Maria là người của Thiên Chúa, được Ngài tuyển chọn cách riêng. Người thiếu nữ mà tôi yêu quý nay đã là đối tượng cho tình thương đặc biệt của Thiên Chúa và là nơi diễn ra mầu nhiệm cứu độ. Giữ khiết tịnh chính là nhìn nhận trong đức tin rằng mình không còn quyền làm chủ trên đời Maria nữa, vì Maria đã thuộc trọn về Thiên Chúa, cả xác lẫn hồn. Sống khiết tịnh là sống trong một mầu nhiệm. Trước một mầu nhiệm ta chỉ có thể đáp lại bằng cách sống một mầu nhiệm khác. Chẳng mấy chốc Giuse cũng thấy đời mình là một mầu nhiệm, với những điều chỉ có thể hiểu được nhờ đức tin. Cuối cùng Giuse thấy mình được kêu gọi để thuộc trọn về Thiên Chúa như Maria, để cùng nhau cộng tác cho kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa.

Giuse sống đức khó nghèo qua lao động chân tay. “Ông ấy không phải là con bác thợ sao?” (Mt 13,55), người làng Nadarét đã nói với nhau như thế về Ðức Giêsu. Chính Ngài đã theo nghề của Giuse theo kiểu cha truyền con nối (Mc 6,3). Nghề thợ mộc không phải là một nghề được trọng vọng vào thời đó. Lao động để nuôi gia đình và giúp cậu Giêsu đi vào lao động. Lao động trở thành giây phút kết hiệp với Thiên Chúa trong âm thầm. Trong các sách Tin Mừng, ta không thấy thánh Giuse nói một lời nào. Ngài là con người hành động. Chúng ta không nên quên những cuộc hành trình vất vả của ngài. Ngài không đi một mình. Ngài luôn đi với “Hài Nhi và Mẹ Người” (Mt 2,13.14.20.21). Ði từ Nadarét lên Belem và lúng túng trước cảnh Maria sinh con đầu lòng trong thiếu thốn, sợ hãi đem Con đi trốn qua Ai Cập rồi lại đưa về, đem Con tiến dâng cho Thiên Chúa tại Ðền Thờ để nghe lời tiên tri không vui của cụ Simêon, và bồn chồn lo âu ba ngày đi tìm con bị lạc. Việc lao động chính của Giuse không phải chỉ là lao động chân tay, nhưng còn là đứng mũi chịu sào để bảo vệ Ðức Giêsu và Mẹ Ngài. Như những gia đình khác trên mặt đất, Thánh Gia cũng không được miễn trừ khỏi những sóng gió và thử thách.

Giuse sống triệt để sự vâng phục đối với ý định của Thiên Chúa. Trong Tin Mừng Matthêu, ý định này được chuyển đạt qua việc sứ thần Chúa nói trong mộng (Mt 1,24; 2,13.19.22). Giuse chấp nhận hình thức chuyển đạt này. Trong Tin Mừng Luca, sứ thần nói với Maria lúc thức, nên có cuộc đối thoại thực sự, và Maria đã nói tiếng Xin Vâng. Trong Tin Mừng Mátthêu, sứ thần đã nói với thánh Giuse lúc ngủ. Thánh nhân đã không nói tiếng Xin Vâng thành lời, nhưng ngài đã nói bằng hành động vâng phục khi tỉnh dậy. Chúng ta cũng phải chấp nhận những hình thức khác, những hình thức quen thuộc mà Chúa thường dùng với riêng từng người. Giuse luôn vâng phục mau mắn mọi lệnh truyền. Ông luôn bị đánh thức vào lúc đang ngủ nghỉ. Thiên thần Chúa luôn bảo ông “chỗi dậy” để làm điều này điều khác cách khẩn trương. Và ông đã chỗi dậy ngay để thực hiện (Mt 2,13-14.20-21). Bỏ dở giấc ngủ và lên đường giữa đêm khuya, Giuse lúc nào cũng thấy mình có trách nhiệm với những kho báu của Thiên Chúa, đó là gìn giữ Hài Nhi và Mẹ Ngài. Vâng phục mà không đặt vấn đề, đó là đức tính của Giuse.

3. Thánh Giuse chấp nhận vai trò khiêm tốn nhưng cần thiết trong chương trình cứu độ

Giuse là con vua Ðavít (x. Mt 1,20), bởi đó khi được Giuse nhận là con về mặt pháp lý, Ðức Giêsu cũng thuộc về dòng tộc vua Ðavít. Lời hứa xưa của Thiên Chúa với Ðavít qua miệng ngôn sứ Nathan đã được ứng nghiệm: “Khi ngày đời của ngươi đã mãn, Ta sẽ cho dòng dõi ngươi đứng lên kế vị ngươi, và Ta sẽ làm cho vương quyền của nó được vững bền…Ta sẽ làm cho ngai vàng của nó vững bền mãi mãi.” (2 Sm 7,12-13). Ðó cũng là lời của sứ thần Gabrien nói với Ðức Maria về người Con mà Bà sắp cưu mang: “Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Ðavít… Người sẽ trị vì nhà Gia cóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận.” (Lc 1,32-33).

Hành động có tính quyết định và nền tảng là hành động nhận Maria đang mang thai về làm vợ chính thức. Chính hành động đó khiến thánh Giuse có một chỗ đứng độc đáo trong lịch sử cứu độ. Người ta không thể đoán được điều gì sẽ xảy ra nếu như Giuse cứ cương quyết chia tay Ðức Maria với thai nhi trong bụng, hay lớn tiếng tố cáo vị hôn thê của mình về tội ngoại tình. Theo sách Ðệ Nhị Luật thì Maria có thể bị ném đá (Ðnl 22,23-27), và Con Thiên Chúa có thể chết trước khi chào đời. Ơn cứu độ sẽ bị đổ vỡ từ trong trứng nước. Hành vi đón nhận Maria về làm vợ cũng bao hàm việc đón nhận cả thai nhi mà ngài tin là do Thánh Thần (Mt 1,20). Như thế, Giuse đã là điểm tựa sống còn của ơn cứu độ, là chỗ nương thân nhờ cậy của Maria và Hài Nhi. Nhờ Giuse, Ðức Maria không bị mang tiếng ngoại tình, và Ðức Giêsu không phải là con hoang. Ðức Giêsu có thể công nhiên và tự tin mà đến với Dân Ngài. Vai trò của Giuse thật quan trọng, nhưng cũng thật khiêm hạ. Chắc Giuse chẳng muốn khoe về vị thế quan trọng của mình. Chúa mới là người điều động mọi chuyện. Giuse chỉ xin được là người giúp việc cho Thiên Chúa thôi.

Mừng lễ Thánh Giuse và Năm Thánh Giuse, chúng ta được mời gọi để đứng đúng chỗ Chúa chọn cho mình trong chương trình cứu độ nhân loại, và làm đúng việc Chúa trao phó một cách tận tụy hy sinh. Như thánh nhân, chúng ta cũng phải chấp nhận sống trong mầu nhiệm đức tin, sống trong bóng tối, để Chúa tự do sử dụng đời mình cho kế hoạch cứu độ nhân loại.

Lm Antôn NGUYỄN CAO SIÊU, SJ

(Theo Báo Công giáo và Dân tộc, website: cgvdt.vn)

[voice]