Văn hóa tâm linh

Những điều nên và không nên làm trong Rằm tháng 7

443

Rằm tháng 7 có ý nghĩa quan trọng trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt, bao gồm lễ Vu Lan báo hiếu và lễ Xá tội vong nhân. Do đó, theo quan niệm dân gian, trong ngày này có một số điều nên làm và không làm.

Rằm tháng 7 nên làm gì?

Mọi người trong gia đình cùng quây quần vui vẻ, tránh xung đột, giữ hòa khí và cùng nhau chuẩn bị lễ cúng Rằm tháng 7.

Chuẩn bị chu đáo lễ vật và tiến hành đúng, đủ các nghi lễ cúng Rằm tháng 7 để tỏ lòng thành kính nhất gửi tới người thân đã khuất. Tháng cô hồn nên tránh sát sinh. Vì thế, mâm cơm cúng Rằm cũng nên ưu tiên đồ chay.

Mâm cơm cúng rằm tháng 7.
Mâm cơm cúng rằm tháng 7.

Hãy chuẩn bị giò, chả chay hay nem nấm, canh rau củ quả, các món từ đậu hũ… Mâm cơm thanh tịnh sẽ giúp lọc sạch tà khí, loại bỏ sân si, tạp niệm.

Đi thăm mộ phần của người thân trong gia đình ở ngoài nghĩa trang hay trong chùa chiền, nơi lưu giữ các hũ hài cốt.

Đi chùa cũng là một việc nên làm trong Rằm tháng 7, vừa để thắp nhang cầu siêu cho người đã khuất vừa tiếp nhận được năng lượng bình yên từ nhà chùa.

Theo Thượng tọa Thích Thọ Lạc, Vu Lan là mùa báo ân, mọi người nên làm việc thiện, nói lời ái ngữ, suy nghĩ những ý tưởng thiện lành để cầu sự bình an cho bản thân, gia đình đang còn hiện thế; đồng thời, hồi hướng cầu nguyện siêu độ cho cha mẹ, tiên tổ đã quá vãng. Đó là việc làm có ý nghĩa và thiết thực nhất trong mùa tháng 7 này.

Làm mâm cúng cô hồn để trước cửa hay ngoài trời để giúp đỡ những vong hồn ma quỷ đói và thiếu thốn lang thang ở dương gian. Tuy nhiên khi cúng cô hồn xong, gia chủ hãy tung một nắm gạo hoặc muối từ trong nhà ra khỏi cửa. Hành động này giống như tiễn cô hồn, xua tan âm khí. Chú ý, không ném gạo muối từ ngoài vào trong nhà.

Rằm tháng 7 không nên làm gì?

Vào tháng 7 âm lịch, nhất là vào ngày Rằm tháng 7, gia chủ nên tránh làm những điều dưới đây:

Không cúng chúng sinh trong nhà: Theo quan niệm, cúng “cô hồn” trong nhà thì những tà vong sau khi đến thụ hưởng đồ lễ cúng sẽ lưu luyến không rời khỏi nhà, quấy nhiễu người sống trong ngôi nhà đó. Nếu nhẹ thì bị bóng đè, duyên âm, nặng thì bị tâm thần bất ổn, ốm đau liên miên. Gia chủ nên cúng ngoài sân, ngoài đường hoặc nếu được thì đăng ký cúng ở đình, chùa…

Khi cúng cô hồn, các gia đình nên cúng ngoài sân, ngoài đường hoặc nếu được thì đăng ký cúng ở đình, chùa.
Khi cúng cô hồn, các gia đình nên cúng ngoài sân, ngoài đường hoặc nếu được thì đăng ký cúng ở đình, chùa.

Không chửi thề, nói những lời cay nghiệt: Trong Rằm tháng 7, mọi người sống hướng nội nhiều hơn, nghĩ điều hay, làm điều phải… Người ta không chửi thề, không nguyền rủa ai cay nghiệt trong tháng này bởi sợ “vong nhân” đi ngang đúng lúc người dương buông lời quá đáng, sẽ vô tình xúc phạm, khiến “vong nhân” tức giận.

Theo quan niệm phong thủy, vào tháng 7 Âm lịch, bạn cần kiêng, tránh động đến nhà cửa như: động thổ hay cất mái bởi khi động thổ xây nhà sẽ làm Âm – Dương mất cân bằng dẫn tới nhiều tác động xấu tới người động thổ.

Trường hợp đang xây dựng thì có thể tiếp tục các công việc đang làm mà không cần kiêng cữ tới mức dừng hết các công việc.

Không ăn vụng đồ cúng, không treo chuông gió ở đầu giường, không tùy tiện đốt giấy, vàng mã, không nhặt tiền bạc rơi vãi trên đường…

Rằm tháng 7 có ý nghĩa quan trọng trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt, bao gồm lễ Vu Lan báo hiếu và lễ Xá tội vong nhân. Do đó, theo quan niệm dân gian, trong ngày này có một số điều nên làm và không làm.

Rằm tháng 7 nên làm gì?

Mọi người trong gia đình cùng quây quần vui vẻ, tránh xung đột, giữ hòa khí và cùng nhau chuẩn bị lễ cúng Rằm tháng 7.

Chuẩn bị chu đáo lễ vật và tiến hành đúng, đủ các nghi lễ cúng Rằm tháng 7 để tỏ lòng thành kính nhất gửi tới người thân đã khuất. Tháng cô hồn nên tránh sát sinh. Vì thế, mâm cơm cúng Rằm cũng nên ưu tiên đồ chay.

Mâm cơm cúng rằm tháng 7.
Mâm cơm cúng rằm tháng 7.

Hãy chuẩn bị giò, chả chay hay nem nấm, canh rau củ quả, các món từ đậu hũ… Mâm cơm thanh tịnh sẽ giúp lọc sạch tà khí, loại bỏ sân si, tạp niệm.

Đi thăm mộ phần của người thân trong gia đình ở ngoài nghĩa trang hay trong chùa chiền, nơi lưu giữ các hũ hài cốt.

Đi chùa cũng là một việc nên làm trong Rằm tháng 7, vừa để thắp nhang cầu siêu cho người đã khuất vừa tiếp nhận được năng lượng bình yên từ nhà chùa.

Theo Thượng tọa Thích Thọ Lạc, Vu Lan là mùa báo ân, mọi người nên làm việc thiện, nói lời ái ngữ, suy nghĩ những ý tưởng thiện lành để cầu sự bình an cho bản thân, gia đình đang còn hiện thế; đồng thời, hồi hướng cầu nguyện siêu độ cho cha mẹ, tiên tổ đã quá vãng. Đó là việc làm có ý nghĩa và thiết thực nhất trong mùa tháng 7 này.

Làm mâm cúng cô hồn để trước cửa hay ngoài trời để giúp đỡ những vong hồn ma quỷ đói và thiếu thốn lang thang ở dương gian. Tuy nhiên khi cúng cô hồn xong, gia chủ hãy tung một nắm gạo hoặc muối từ trong nhà ra khỏi cửa. Hành động này giống như tiễn cô hồn, xua tan âm khí. Chú ý, không ném gạo muối từ ngoài vào trong nhà.

Rằm tháng 7 không nên làm gì?

Vào tháng 7 âm lịch, nhất là vào ngày Rằm tháng 7, gia chủ nên tránh làm những điều dưới đây:

Không cúng chúng sinh trong nhà: Theo quan niệm, cúng “cô hồn” trong nhà thì những tà vong sau khi đến thụ hưởng đồ lễ cúng sẽ lưu luyến không rời khỏi nhà, quấy nhiễu người sống trong ngôi nhà đó. Nếu nhẹ thì bị bóng đè, duyên âm, nặng thì bị tâm thần bất ổn, ốm đau liên miên. Gia chủ nên cúng ngoài sân, ngoài đường hoặc nếu được thì đăng ký cúng ở đình, chùa…

Khi cúng cô hồn, các gia đình nên cúng ngoài sân, ngoài đường hoặc nếu được thì đăng ký cúng ở đình, chùa.
Khi cúng cô hồn, các gia đình nên cúng ngoài sân, ngoài đường hoặc nếu được thì đăng ký cúng ở đình, chùa.

Không chửi thề, nói những lời cay nghiệt: Trong Rằm tháng 7, mọi người sống hướng nội nhiều hơn, nghĩ điều hay, làm điều phải… Người ta không chửi thề, không nguyền rủa ai cay nghiệt trong tháng này bởi sợ “vong nhân” đi ngang đúng lúc người dương buông lời quá đáng, sẽ vô tình xúc phạm, khiến “vong nhân” tức giận.

Theo quan niệm phong thủy, vào tháng 7 Âm lịch, bạn cần kiêng, tránh động đến nhà cửa như: động thổ hay cất mái bởi khi động thổ xây nhà sẽ làm Âm – Dương mất cân bằng dẫn tới nhiều tác động xấu tới người động thổ.

Trường hợp đang xây dựng thì có thể tiếp tục các công việc đang làm mà không cần kiêng cữ tới mức dừng hết các công việc.

Không ăn vụng đồ cúng, không treo chuông gió ở đầu giường, không tùy tiện đốt giấy, vàng mã, không nhặt tiền bạc rơi vãi trên đường…

Văn hóa tâm linh

Sắm lễ, văn khấn cúng cô hồn mùng 2 và 16 tháng 7 âm lịch

Hướng dẫn độc giả cách sắm lễ và văn khấn cúng cô hồn vào mùng 2 và 16 trong tháng 7 âm lịch sao cho đúng và đầy đủ nhất.

665

Ý nghĩa của việc cúng cô hồn vào mùng 2 và 16 tháng 7 Âm lịch

Cô hồn được hiểu là những người đã mất nhưng chưa được đầu thai sang kiếp khác mà vẫn vất vưởng và không có người thờ cúng. Vậy nên người Việt từ xưa thường có tục cúng cô hồn vào mùng 2 và 16. Hành động này như để bố thí, làm phước cho những vong hồn vất vưởng và cũng nhằm tránh sự phá nhiễu bởi các linh hồn này.

Thủ tục cúng cô hồn không phải mê tín dị đoan mà là nét văn hóa tốt đẹp, thể hiện tấm lòng hướng thiện của người Việt.

Sắm lễ cúng cô hồn mùng 2 và 16 tháng 7 âm lịch

Tuy lễ cúng cô hồn vào mùng 2 và 16 không lớn như Rằm tháng 7 nhưng vẫn phải chuẩn bị đầy đủ và tươm tất. Tùy từng vùng miền, từng phong tục mà người ta có cách chuẩn bị lễ cúng khác nhau.

Tuy nhiên, phổ biến nhất trên mâm lễ vật cúng vào 2 ngày này bao gồm.

Lễ vàng mã

Vàng mã là lễ vật không thể thiếu trong những thủ tục cúng, trong lễ cúng cô hồn vào ngày mồng 2 và 16 thì gia chủ cũng cần chuẩn bị đầy đủ và chu đáo gồm một ít tiền vàng, thỏi vàng bằng giấy. Một số người cho rằng đốt càng nhiều vàng mã càng tốt, thực tế không phải như vậy. Gia chủ chỉ nên đốt vừa đủ, tránh lãng phí, hao tiền tốn của.

Mâm lễ vật cúng cô hồn thường được đặt ở trước cửa nhà hoặc ngoài sân. Khi thắp hương cầu khấn đến khi hương tàn, gia chủ cần hóa tiền vàng, giấy cúng.

Sắm lễ, văn khấn cúng cô hồn mùng 2 và 16 tháng 7 âm lịch

Lễ vật

Mâm lễ vật cúng vào ngày mùng 2 và 16 bao gồm:

– Tiền cúng chúng sinh (tiền trinh)

– 1 bình hoa và một đĩa quả (phải đủ 5 màu sắc) hình thành mâm quả ngũ sắc.

– Ngô, khoai, sắn luộc.

– Bỏng, kẹo, bánh và một chút tiền mặt.

– Chè và cháo nấu.

– Gạo, muối, 5 chiếc bát và 5 đôi đũa.

– Đường thẻ, mía để nguyên vỏ và cắt khúc tầm 10- 15 phân.

– 3 chén nước, 2 cốc nên cùng với 3 cây nhang.

Bài văn khấn cúng cô hồn vào mùng 2 và 16 tháng 7 âm lịch

Lễ cúng cô hồn vào ngày mùng 2 và 16 tháng 7 âm lịch là một lễ cúng có ý nghĩa quan trọng và cần thiết với mục đích xua đi những điều xui xẻo và mong các cô hồn không quấy phá công việc làm ăn và luôn gặp nhiều may mắn và tài lộc:

Kính lễ mười phương Tam bảo chứng minh

Hôm nay ngày… tháng… năm…(Âm lịch).

Con tên là:… tuổi… Ngụ tại số nhà… đường…, phường (xã)…, quận (huyện)…, tỉnh (TP)…

Gia chủ thành tâm trân trọng kính mời các chư vị khuất mặt, các khuất mày, kẻ lớn, người nhỏ, thập loại cô hồn, các Đảng, các âm binh ngoài đường, ngoài xá, hữu danh vô vị, hữu vị vô danh, các chiến sĩ trận vong, đồng bào tử nạn… về nơi đây hội tụ hưởng lộc thực đầy đủ…

Phát lòng thành tịnh cho gia chủ , thiết lập đạo tràng, bày tiệc cam lồ, kỳ an gia trạch, kỳ an bổn mạng. Nhờ ơn tế độ, thêm sự phước duyên, nguyện xin cho gia chủ được yên ổn (thuận lợi bán buôn, phù hộ được buôn may bán đắt), cầu được mọi sự được sở cầu như ý, dòng họ quy hướng đạo mầu, con cháu học hành tinh tiến, nguyện cầu cho tất cả thế giới được hòa bình được an lành, nhân sanh phước lạc vô biên.

Nam mô Phật!

Nam mô Pháp!

Nam mô Tăng!

Độ cho nhứt thiết siêu thăng thượng đài.

Chân ngôn biến thực.

Nam mô tát phạ đát tha, nga đà phạ lô chỉ đế, án tám bạt ra, tám bạt ra hồng (khấn 7 lần)

Chân ngôn Cam lồ thủy

Nam mô tô rô bà da, đát tha nga đa ra, đát điệt tha, án tô rô, tô rô, bát ra tô rô, bát ra tô rô, ta bà ha (khấn 7 lần)

Chân ngôn cúng dường

Án nga nga nẵng tam bà phạt phiệt nhựt ra hồng (khấn thành tâm 7 lần).

Ý nghĩa của việc cúng cô hồn vào mùng 2 và 16 tháng 7 Âm lịch

Cô hồn được hiểu là những người đã mất nhưng chưa được đầu thai sang kiếp khác mà vẫn vất vưởng và không có người thờ cúng. Vậy nên người Việt từ xưa thường có tục cúng cô hồn vào mùng 2 và 16. Hành động này như để bố thí, làm phước cho những vong hồn vất vưởng và cũng nhằm tránh sự phá nhiễu bởi các linh hồn này.

Thủ tục cúng cô hồn không phải mê tín dị đoan mà là nét văn hóa tốt đẹp, thể hiện tấm lòng hướng thiện của người Việt.

Sắm lễ cúng cô hồn mùng 2 và 16 tháng 7 âm lịch

Tuy lễ cúng cô hồn vào mùng 2 và 16 không lớn như Rằm tháng 7 nhưng vẫn phải chuẩn bị đầy đủ và tươm tất. Tùy từng vùng miền, từng phong tục mà người ta có cách chuẩn bị lễ cúng khác nhau.

Tuy nhiên, phổ biến nhất trên mâm lễ vật cúng vào 2 ngày này bao gồm.

Lễ vàng mã

Vàng mã là lễ vật không thể thiếu trong những thủ tục cúng, trong lễ cúng cô hồn vào ngày mồng 2 và 16 thì gia chủ cũng cần chuẩn bị đầy đủ và chu đáo gồm một ít tiền vàng, thỏi vàng bằng giấy. Một số người cho rằng đốt càng nhiều vàng mã càng tốt, thực tế không phải như vậy. Gia chủ chỉ nên đốt vừa đủ, tránh lãng phí, hao tiền tốn của.

Mâm lễ vật cúng cô hồn thường được đặt ở trước cửa nhà hoặc ngoài sân. Khi thắp hương cầu khấn đến khi hương tàn, gia chủ cần hóa tiền vàng, giấy cúng.

Sắm lễ, văn khấn cúng cô hồn mùng 2 và 16 tháng 7 âm lịch

Lễ vật

Mâm lễ vật cúng vào ngày mùng 2 và 16 bao gồm:

– Tiền cúng chúng sinh (tiền trinh)

– 1 bình hoa và một đĩa quả (phải đủ 5 màu sắc) hình thành mâm quả ngũ sắc.

– Ngô, khoai, sắn luộc.

– Bỏng, kẹo, bánh và một chút tiền mặt.

– Chè và cháo nấu.

– Gạo, muối, 5 chiếc bát và 5 đôi đũa.

– Đường thẻ, mía để nguyên vỏ và cắt khúc tầm 10- 15 phân.

– 3 chén nước, 2 cốc nên cùng với 3 cây nhang.

Bài văn khấn cúng cô hồn vào mùng 2 và 16 tháng 7 âm lịch

Lễ cúng cô hồn vào ngày mùng 2 và 16 tháng 7 âm lịch là một lễ cúng có ý nghĩa quan trọng và cần thiết với mục đích xua đi những điều xui xẻo và mong các cô hồn không quấy phá công việc làm ăn và luôn gặp nhiều may mắn và tài lộc:

Kính lễ mười phương Tam bảo chứng minh

Hôm nay ngày… tháng… năm…(Âm lịch).

Con tên là:… tuổi… Ngụ tại số nhà… đường…, phường (xã)…, quận (huyện)…, tỉnh (TP)…

Gia chủ thành tâm trân trọng kính mời các chư vị khuất mặt, các khuất mày, kẻ lớn, người nhỏ, thập loại cô hồn, các Đảng, các âm binh ngoài đường, ngoài xá, hữu danh vô vị, hữu vị vô danh, các chiến sĩ trận vong, đồng bào tử nạn… về nơi đây hội tụ hưởng lộc thực đầy đủ…

Phát lòng thành tịnh cho gia chủ , thiết lập đạo tràng, bày tiệc cam lồ, kỳ an gia trạch, kỳ an bổn mạng. Nhờ ơn tế độ, thêm sự phước duyên, nguyện xin cho gia chủ được yên ổn (thuận lợi bán buôn, phù hộ được buôn may bán đắt), cầu được mọi sự được sở cầu như ý, dòng họ quy hướng đạo mầu, con cháu học hành tinh tiến, nguyện cầu cho tất cả thế giới được hòa bình được an lành, nhân sanh phước lạc vô biên.

Nam mô Phật!

Nam mô Pháp!

Nam mô Tăng!

Độ cho nhứt thiết siêu thăng thượng đài.

Chân ngôn biến thực.

Nam mô tát phạ đát tha, nga đà phạ lô chỉ đế, án tám bạt ra, tám bạt ra hồng (khấn 7 lần)

Chân ngôn Cam lồ thủy

Nam mô tô rô bà da, đát tha nga đa ra, đát điệt tha, án tô rô, tô rô, bát ra tô rô, bát ra tô rô, ta bà ha (khấn 7 lần)

Chân ngôn cúng dường

Án nga nga nẵng tam bà phạt phiệt nhựt ra hồng (khấn thành tâm 7 lần).

Văn hóa tâm linh

Tháng 7 âm lịch có phải là tháng cô hồn?

Theo quan niệm dân gian, tháng 7 âm lịch được gọi là tháng cô hồn, tháng không may mắn, xui xẻo...Nhưng thực sự ý nghĩa của tháng 7 âm lịch là như thế nào?

241

Nguồn gốc của tháng cô hồn theo quan niệm dân gian

Tháng cô hồn được bắt nguồn từ Đạo giáo của người Trung Quốc với quan niệm rằng: Từ ngày 2/7 Âm lịch, Diêm Vương sẽ bắt đầu mở Quỷ Môn Quan cho quỷ đói được trở về dương gian.

Sau đó cánh cửa sẽ đóng lại đúng vào đêm 14/7 Âm lịch. Vào khoảng thời gian này người dương nên cúng cháo, gạo… để quỷ đói không nhũng nhiễu và quấy phá cuộc sống của mình.

Ở Việt Nam, việc cúng cô hồn là một tín ngưỡng tâm linh truyền thống được truyền từ đời này qua đời khác. Người Việt cho rằng con người bao gồm 2 phần đó là hồn và xác. Khi mất đi nhưng phần hồn vẫn còn tồn tại, có người được đầu thai chuyển kiếp nhưng có người bị đày vào địa ngục làm quỷ đói nhũng nhiễu dương gian.

Tháng 7 âm lịch có phải là tháng cô hồn?

Hàng năm, người Việt cúng cô hồn kéo dài một tháng, tùy thuộc vào từng gia đình, từng vùng miền khác nhau chứ không ấn định riêng một ngày nào.

Người dân cũng quan niệm rằng, tháng cô hồn là tháng ma quỷ, không đem lại may mắn nên hầu hết các công việc cưới hỏi, khởi công xây dựng, mua sắm, đi xa,… đều tránh tháng 7.

Tháng 7 âm lịch không phải là tháng cô hồn

Theo Hoà thượng Thích Bảo Nghiêm – Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban Hoằng pháp Trung ương GHPGVN, từ cô hồn chỉ là một ý nhỏ trong một lễ lớn của Phật giáo.

Phật giáo có 4 ơn lớn: Ơn tam bảo; ơn quốc gia xã hội; ơn cha mẹ sinh thành và thầy cô dạy bảo; ơn tất cả mọi loại chúng sinh.

Riêng trong tháng 7, Phật giáo nặng về ơn cha mẹ sinh thành nhất, vậy nên dân tộc ta mới có câu “cúng cả năm không bằng Rằm tháng 7”.

Từ đó, người ta gọi tháng 7 là tiết xá tội vong nhân, vì nhờ ơn của đức Phật mà tất cả các vong linh bị đoạ trong chốn khổ đau được tế bạt, siêu thoát.

Khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam, ông bà tổ tiên chúng ta kết hợp cùng với lễ đạo hiếu, mùa báo hiếu để báo hiếu cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ.

Phật giáo quan niệm phải yêu thương tất cả mọi loài, kể cả những người không mồ không mả, chết không thờ tự hay còn gọi là cô hồn.

Khi còn sống, ông bà, cha mẹ nếu “có tội” thì theo luật nhân quả khi xuống âm phủ cũng bị đoạ vào chốn khổ đau và cũng được những cô hồn.

Nên khi cúng cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ bao giờ người ta cũng cúng cho cả những người đó, phần là để cúng cả tổ tiên, ông bà, cha mẹ, phần là để những cô hồn khác cùng được hưởng phước lộc.

Theo Hoà thượng Thích Bảo Nghiêm, không có tháng nào gọi là tháng cô hồn trong kinh điển của Phật giáo.

Khi cúng Rằm tháng 7 để tri ân, báo hiếu tổ tiên, ông bà, cha mẹ, trên tinh thần của Phật giáo là yêu thương muôn loài, nên khi cúng người ta cúng cả cho những cô hồn mồ mả, không con cháu hương hoả.

Tháng 7 âm lịch có phải là tháng cô hồn?

Người Phật tử chân chính cần xác định rằng: Ngày rằm tháng Bảy là ngày Tăng tự tứ, ngày Tăng thêm tuổi hạ, ngày Phật hoan hỷ. Đối với Phật tử thì tháng Bảy là thời điểm để mỗi người trau dồi, làm tăng trưởng thêm tâm hiếu và hạnh hiếu. Còn việc “thí thực cô hồn” trong dịp này cũng rất tốt, là hạnh bố thí cho quỷ thần được no đủ nhưng chỉ là một lễ tiết có tính thứ yếu trong mùa lễ hội Vu lan mà thôi. Cần lưu ý là, thực hành bố thí – ở đây là “thí thực” – nên lễ phẩm chủ yếu là thực phẩm, không nên quá lãng phí cho việc mua sắm vàng mã, rải tiền lẻ…

Nguồn gốc của tháng cô hồn theo quan niệm dân gian

Tháng cô hồn được bắt nguồn từ Đạo giáo của người Trung Quốc với quan niệm rằng: Từ ngày 2/7 Âm lịch, Diêm Vương sẽ bắt đầu mở Quỷ Môn Quan cho quỷ đói được trở về dương gian.

Sau đó cánh cửa sẽ đóng lại đúng vào đêm 14/7 Âm lịch. Vào khoảng thời gian này người dương nên cúng cháo, gạo… để quỷ đói không nhũng nhiễu và quấy phá cuộc sống của mình.

Ở Việt Nam, việc cúng cô hồn là một tín ngưỡng tâm linh truyền thống được truyền từ đời này qua đời khác. Người Việt cho rằng con người bao gồm 2 phần đó là hồn và xác. Khi mất đi nhưng phần hồn vẫn còn tồn tại, có người được đầu thai chuyển kiếp nhưng có người bị đày vào địa ngục làm quỷ đói nhũng nhiễu dương gian.

Tháng 7 âm lịch có phải là tháng cô hồn?

Hàng năm, người Việt cúng cô hồn kéo dài một tháng, tùy thuộc vào từng gia đình, từng vùng miền khác nhau chứ không ấn định riêng một ngày nào.

Người dân cũng quan niệm rằng, tháng cô hồn là tháng ma quỷ, không đem lại may mắn nên hầu hết các công việc cưới hỏi, khởi công xây dựng, mua sắm, đi xa,… đều tránh tháng 7.

Tháng 7 âm lịch không phải là tháng cô hồn

Theo Hoà thượng Thích Bảo Nghiêm – Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban Hoằng pháp Trung ương GHPGVN, từ cô hồn chỉ là một ý nhỏ trong một lễ lớn của Phật giáo.

Phật giáo có 4 ơn lớn: Ơn tam bảo; ơn quốc gia xã hội; ơn cha mẹ sinh thành và thầy cô dạy bảo; ơn tất cả mọi loại chúng sinh.

Riêng trong tháng 7, Phật giáo nặng về ơn cha mẹ sinh thành nhất, vậy nên dân tộc ta mới có câu “cúng cả năm không bằng Rằm tháng 7”.

Từ đó, người ta gọi tháng 7 là tiết xá tội vong nhân, vì nhờ ơn của đức Phật mà tất cả các vong linh bị đoạ trong chốn khổ đau được tế bạt, siêu thoát.

Khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam, ông bà tổ tiên chúng ta kết hợp cùng với lễ đạo hiếu, mùa báo hiếu để báo hiếu cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ.

Phật giáo quan niệm phải yêu thương tất cả mọi loài, kể cả những người không mồ không mả, chết không thờ tự hay còn gọi là cô hồn.

Khi còn sống, ông bà, cha mẹ nếu “có tội” thì theo luật nhân quả khi xuống âm phủ cũng bị đoạ vào chốn khổ đau và cũng được những cô hồn.

Nên khi cúng cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ bao giờ người ta cũng cúng cho cả những người đó, phần là để cúng cả tổ tiên, ông bà, cha mẹ, phần là để những cô hồn khác cùng được hưởng phước lộc.

Theo Hoà thượng Thích Bảo Nghiêm, không có tháng nào gọi là tháng cô hồn trong kinh điển của Phật giáo.

Khi cúng Rằm tháng 7 để tri ân, báo hiếu tổ tiên, ông bà, cha mẹ, trên tinh thần của Phật giáo là yêu thương muôn loài, nên khi cúng người ta cúng cả cho những cô hồn mồ mả, không con cháu hương hoả.

Tháng 7 âm lịch có phải là tháng cô hồn?

Người Phật tử chân chính cần xác định rằng: Ngày rằm tháng Bảy là ngày Tăng tự tứ, ngày Tăng thêm tuổi hạ, ngày Phật hoan hỷ. Đối với Phật tử thì tháng Bảy là thời điểm để mỗi người trau dồi, làm tăng trưởng thêm tâm hiếu và hạnh hiếu. Còn việc “thí thực cô hồn” trong dịp này cũng rất tốt, là hạnh bố thí cho quỷ thần được no đủ nhưng chỉ là một lễ tiết có tính thứ yếu trong mùa lễ hội Vu lan mà thôi. Cần lưu ý là, thực hành bố thí – ở đây là “thí thực” – nên lễ phẩm chủ yếu là thực phẩm, không nên quá lãng phí cho việc mua sắm vàng mã, rải tiền lẻ…