Công giáo

Những câu Kinh thánh về tình yêu và hôn nhân

Hôn nhân là sự kết hợp của tình yêu, lời hứa, sự tin tưởng, sự đánh giá cao, niềm tin, sự chấp nhận và nhiều hơn thế nữa.

1034

Khi nói đến tình yêu và hôn nhân, Kinh thánh có rất nhiều nguồn cảm hứng cho sự kết hợp đẹp đẽ này. Nó có rất nhiều câu chuyện tình yêu về các cặp đôi mạnh mẽ mà chúng ta phải theo dõi và học hỏi từ cuộc sống của họ cách họ yêu nhau say đắm, không bao giờ rời bỏ bên nhau.

Là một Cơ đốc nhân, bạn biết rằng Ngài yêu thương chúng ta, và Ngài đã truyền cho bạn yêu thương nhau vô điều kiện trong thời gian khó khăn nhất.

Những câu Kinh thánh về tình yêu và hôn nhân

Dưới đây là một số câu trích dẫn trong kinh thánh về tình yêu và hôn nhân mà bạn có thể sử dụng trong ngày cưới, ngày kỷ niệm, ngày lễ tình nhân hoặc trong chuyện tình cảm hàng ngày của mình.

“Vì vậy, những gì Thiên Chúa đã kết hợp với nhau, không ai có thể tách rời.” – Mác 10: 9

“Đối với các ông chồng, điều này có nghĩa là hãy yêu vợ của bạn, cũng như Chúa Giê-su Christ đã yêu hội thánh. Anh ấy đã từ bỏ cuộc sống của mình vì cô ấy ”. – Ê-phê-sô 5:25

“Tuy nhiên, mỗi người trong anh em cũng phải yêu vợ như yêu chính mình và vợ phải tôn trọng chồng”. – Ê-phê-sô 5:33

“Vì vậy, cô ấy đã trở thành vợ của anh ấy, và anh ấy yêu cô ấy.” – Sáng thế ký 24:64

“Khi ấy, Chúa là Đức Chúa Trời phán, ‘Thật không tốt khi con người nên ở một mình; Ta sẽ khiến anh ấy trở thành người giúp việc phù hợp cho anh ấy ‘”.— Sáng-thế Ký 2:18

“Cầu xin Chúa hướng lòng bạn vào tình yêu thương của Đức Chúa Trời và sự kiên trì của Đấng Christ.” – 2 Tê-sa-lô-ni-ca 3: 5

Cầu xin Chúa làm cho tình yêu thương của anh chị em gia tăng và tràn đầy cho nhau và cho mọi người khác, giống như tình yêu của chúng tôi dành cho anh chị em.” – 1 Tê-sa-lô-ni-ca 3:12

“Một người vợ tuyệt vời ai có thể tìm thấy? Cô ấy quý hơn rất nhiều những viên ngọc quý. Trái tim của chồng tin tưởng vào cô ấy, và anh ấy sẽ không thiếu một chút lợi ích nào. ” – Châm ngôn 31: 10-11

“Vì vậy, một người đàn ông sẽ bỏ cha mẹ mình và giữ chặt vợ mình, và họ sẽ trở thành một thịt.” – Sáng thế ký 2:24

“Hãy tử tế với nhau, nhân từ, tha thứ cho nhau, giống như Đức Chúa Trời qua Đấng Christ đã tha thứ cho anh em.” – Ê-phê-sô 4:32

“Cũng vậy, các ông chồng phải tôn vinh vợ mình. Hãy đối xử với vợ bạn bằng sự thấu hiểu khi chung sống. Cô ấy có thể yếu hơn bạn, nhưng cô ấy là đối tác bình đẳng của bạn trong món quà của sự sống mới của Đức Chúa Trời. Hãy đối xử với cô ấy như bạn nên làm để những lời cầu nguyện của bạn không bị cản trở ”. – 1 Phi-e-rơ 3: 7

Khi nói đến tình yêu và hôn nhân, Kinh thánh có rất nhiều nguồn cảm hứng cho sự kết hợp đẹp đẽ này. Nó có rất nhiều câu chuyện tình yêu về các cặp đôi mạnh mẽ mà chúng ta phải theo dõi và học hỏi từ cuộc sống của họ cách họ yêu nhau say đắm, không bao giờ rời bỏ bên nhau.

Là một Cơ đốc nhân, bạn biết rằng Ngài yêu thương chúng ta, và Ngài đã truyền cho bạn yêu thương nhau vô điều kiện trong thời gian khó khăn nhất.

Những câu Kinh thánh về tình yêu và hôn nhân

Dưới đây là một số câu trích dẫn trong kinh thánh về tình yêu và hôn nhân mà bạn có thể sử dụng trong ngày cưới, ngày kỷ niệm, ngày lễ tình nhân hoặc trong chuyện tình cảm hàng ngày của mình.

“Vì vậy, những gì Thiên Chúa đã kết hợp với nhau, không ai có thể tách rời.” – Mác 10: 9

“Đối với các ông chồng, điều này có nghĩa là hãy yêu vợ của bạn, cũng như Chúa Giê-su Christ đã yêu hội thánh. Anh ấy đã từ bỏ cuộc sống của mình vì cô ấy ”. – Ê-phê-sô 5:25

“Tuy nhiên, mỗi người trong anh em cũng phải yêu vợ như yêu chính mình và vợ phải tôn trọng chồng”. – Ê-phê-sô 5:33

“Vì vậy, cô ấy đã trở thành vợ của anh ấy, và anh ấy yêu cô ấy.” – Sáng thế ký 24:64

“Khi ấy, Chúa là Đức Chúa Trời phán, ‘Thật không tốt khi con người nên ở một mình; Ta sẽ khiến anh ấy trở thành người giúp việc phù hợp cho anh ấy ‘”.— Sáng-thế Ký 2:18

“Cầu xin Chúa hướng lòng bạn vào tình yêu thương của Đức Chúa Trời và sự kiên trì của Đấng Christ.” – 2 Tê-sa-lô-ni-ca 3: 5

Cầu xin Chúa làm cho tình yêu thương của anh chị em gia tăng và tràn đầy cho nhau và cho mọi người khác, giống như tình yêu của chúng tôi dành cho anh chị em.” – 1 Tê-sa-lô-ni-ca 3:12

“Một người vợ tuyệt vời ai có thể tìm thấy? Cô ấy quý hơn rất nhiều những viên ngọc quý. Trái tim của chồng tin tưởng vào cô ấy, và anh ấy sẽ không thiếu một chút lợi ích nào. ” – Châm ngôn 31: 10-11

“Vì vậy, một người đàn ông sẽ bỏ cha mẹ mình và giữ chặt vợ mình, và họ sẽ trở thành một thịt.” – Sáng thế ký 2:24

“Hãy tử tế với nhau, nhân từ, tha thứ cho nhau, giống như Đức Chúa Trời qua Đấng Christ đã tha thứ cho anh em.” – Ê-phê-sô 4:32

“Cũng vậy, các ông chồng phải tôn vinh vợ mình. Hãy đối xử với vợ bạn bằng sự thấu hiểu khi chung sống. Cô ấy có thể yếu hơn bạn, nhưng cô ấy là đối tác bình đẳng của bạn trong món quà của sự sống mới của Đức Chúa Trời. Hãy đối xử với cô ấy như bạn nên làm để những lời cầu nguyện của bạn không bị cản trở ”. – 1 Phi-e-rơ 3: 7

Công giáo

Giáo Hội có quy định gì về những hôn nhân khác đạo?

Cùng Vanhoatamlinh.com tìm hiểu về những quy định của đạo Công Giáo đối với hôn nhân khác đạo.

664

Giáo Hội muốn con cái mình phải luôn được lãnh nhận ơn lành của Chúa. Trong một cuộc hôn nhân, vốn là quãng thời gian quan trọng nhất của đời người, Giáo Hội càng muốn cho hai bên nam nữ được Thiên Chúa chúc lành và thánh hoá cho tình yêu của họ và cho những dự phóng tương lai trong cuộc sống lứa đôi. Ơn lành của Thiên Chúa được ban cho họ ngang qua Bí tích Hôn Phối mà chính cặp đôi là người cử hành, với việc chứng hôn của thừa tác viên Hội Thánh và hai người làm chứng (x.GL 1108 §1). Muốn vậy, cả hai phải là Kitô hữu, nghĩa là đã thuộc về gia đình Giáo Hội. Vì thế, hôn phối giữa một người đã rửa tội và một người chưa rửa tội thì vô hiệu đối với Giáo Hội.

Điều 1086 §1 quy định rằng: “Hôn nhân giữa một người đã được Rửa Tội trong Giáo Hội Công giáo hoặc đã được nhận vào Giáo Hội ấy và không rời bỏ Giáo Hội ấy bằng một hành vi dứt khoát với một người không được Rửa Tội, thì bất thành.” Người Kitô hữu nào cố tình thực hiện cuộc hôn phối này sẽ phải chịu hình phạt của Giáo Hội.

Giáo Hội có quy định gì về những hôn nhân khác đạo?

Tuy nhiên, trong trường hợp bên kia vẫn nhất quyết không muốn gia nhập đạo Công Giáo vì lý do gì đó, để không cản trở tình yêu chính đáng của cả hai, không gây khó khăn cho bên Công Giáo đồng thời cũng để đảm bảo bên Công Giáo không mất đức tin do cuộc hôn nhân khác đạo này, Giáo Hội vẫn chấp nhận cho họ kết hôn với nhau, với phép của Đức Giám Mục giáo phận. Tuy nhiên, Đức Giám Mục chỉ có thể ban phép này khi họ đáp ứng các điều kiện quy định ở Giáo Luật, điều 1125:

1. Bên Công Giáo phải tuyên bố mình sẵn sàng tránh mọi nguy cơ mất đức tin và thành thật cam kết sẽ làm hết sức để tất cả con cái được Rửa Tội và được giáo dục trong Giáo Hội Công Giáo.

Trước hết là bổn phận phải lo cho đức tin của chính mình: bên Công Giáo phải tuyên bố mình sẵn sàng tránh mọi nguy cơ mất đức tin. Những nguy cơ làm mất đức tin có thể là bê trễ chuyện kinh hạt, tham dự thánh lễ, tham dự và lãnh nhận các bí tích… Họ phải tiếp tục chu toàn những bổn phận là người Kitô hữu của mình cách tích cực và xa tránh những điều làm cho họ bị nguội lạnh dẫn đến không còn tin và thực hành những gì đã được dạy liên quan đến Thiên Chúa và Giáo Hội. Ngoài ra, người này còn phải nghĩ đến đức tin cho con cái mình bằng cách cam kết sẽ làm hết sức để tất cả con cái được Rửa Tội và giáo dục trong Giáo Hội Công Giáo. Ở đây, ta chú ý đến cụm từ “làm hết sức”. Có thể có trường hợp là việc rửa tội cho con cái và giáo dục chúng trong Giáo Hội Công Giáo không thể thực hiện được vì sức ảnh hưởng quá lớn từ phía không Công Giáo hoặc vì nguy cơ đổ vỡ hôn nhân chỉ vì chuyện này. Cũng có thể không phải “tất cả con cái” nhưng chỉ một hoặc một vài đứa con được rửa tội. Nhưng bên Công Giáo phải ý thức và cam kết rằng sẽ cố gắng “làm hết sức”. Nghĩa là có cố gắng thuyết phục, tìm mọi cách trong khả năng… để hướng đến mục đích tuyệt vời ấy. Có thành công hay không lại là một chuyện khác.

Thông thường, việc tuyên bố hay cam kết này phải được thực hiện trước mặt vị linh mục (hoặc phó tế được uỷ quyền) bằng văn bản hay lời nói. Nếu các vị này nhận thấy bên Công Giáo không hiểu hoặc không ý thức về những điều mình hứa hoặc nhận thấy người đó không muốn hứa thì có quyền từ chối viết thư giới thiệu để xin phép chuẩn của Đức Giám Mục.

Ta thấy rõ quy định này của Giáo Hội là để nhắm đến việc bảo vệ đức tin của bên Công Giáo và của con cái họ. Giáo Hội không muốn mất đi người con nào của mình, nhưng Giáo Hội cũng không quá đòi buộc để làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hạnh phúc của các Kitô hữu.

2. Bên Công Giáo phải kịp thời thông báo cho bên không Công Giáo biết những điều bên Công Giáo phải cam kết để họ ý thức thật sự về lời cam kết và nghĩa vụ của bên Công Giáo.

“Phải kịp thời thông báo” không xác định thời điểm rõ ràng và chính xác. Tuy nhiên, được hiểu là diễn ra trước cuộc hôn nhân để cho bên không Công Giáo biết về những gì mà bên Công Giáo phải cam kết và thực thi trong nghĩa vụ và bổn phận của mình. Mục đích nhắm tới là hai bên có thể hiểu và tạo điều kiện cho nhau, hoặc ít là để bên không Công Giáo không gây cản trở. Ở đây nói đến hành vi “thông báo”, dĩ nhiên là cố gắng đạt được sự ưng thuận của bên không Công Giáo, nhưng có vẻ như Giáo Hội chỉ cần yêu cầu việc “họ biết” là đủ rồi.

3. Cả hai bên phải được giáo huấn về những mục đích và đặc tính chính yếu của hôn nhân mà không bên nào được phép loại bỏ.

Điều kiện này chắc hẳn có liên quan đến chương trình đào tạo mà giáo phận (hoặc giáo xứ) phải có đối với các cặp đôi chuẩn bị bước vào đời sống hôn nhân. Ít là để bên Công Giáo có thể hiểu và chuẩn bị bản thân cho thật tốt để sống cuộc sống lứa đôi sao cho thật triển nở. Bên không Công Giáo cũng phải “được giáo huấn”, nghĩa là tham dự những buổi học này để hiểu về “mục đích và đặc tính chính yếu của hôn nhân”. Người này không cần phải tin nhưng phải biết những đòi hỏi của bên Công Giáo để có thể tôn trọng và muốn kết hôn với người Công Giáo, và cũng với hy vọng là khi hiểu được rồi, họ sẽ giúp bên Công Giáo chu toàn bổn phận của mình, hoặc xa hơn, họ sẽ được cảm hoá và muốn được rửa tội sau đó để cùng người bạn đời và con cái đắp xây một gia đình theo văn hoá Kitô giáo.

Như thế, khi muốn kết hôn với người không phải Công Giáo, phải gặp cha xứ, để xin ngài giúp xin phép của Đức Giám Mục, cùng với một số thủ tục kèm theo tuỳ quy định của từng giáo phận. Giáo Hội quy định những điều này chỉ vì lợi ích đức tin của con cái mình, chứ không hề có ý muốn bắt buộc ai phải theo đạo rồi mới cho cưới.

Giáo Hội muốn con cái mình phải luôn được lãnh nhận ơn lành của Chúa. Trong một cuộc hôn nhân, vốn là quãng thời gian quan trọng nhất của đời người, Giáo Hội càng muốn cho hai bên nam nữ được Thiên Chúa chúc lành và thánh hoá cho tình yêu của họ và cho những dự phóng tương lai trong cuộc sống lứa đôi. Ơn lành của Thiên Chúa được ban cho họ ngang qua Bí tích Hôn Phối mà chính cặp đôi là người cử hành, với việc chứng hôn của thừa tác viên Hội Thánh và hai người làm chứng (x.GL 1108 §1). Muốn vậy, cả hai phải là Kitô hữu, nghĩa là đã thuộc về gia đình Giáo Hội. Vì thế, hôn phối giữa một người đã rửa tội và một người chưa rửa tội thì vô hiệu đối với Giáo Hội.

Điều 1086 §1 quy định rằng: “Hôn nhân giữa một người đã được Rửa Tội trong Giáo Hội Công giáo hoặc đã được nhận vào Giáo Hội ấy và không rời bỏ Giáo Hội ấy bằng một hành vi dứt khoát với một người không được Rửa Tội, thì bất thành.” Người Kitô hữu nào cố tình thực hiện cuộc hôn phối này sẽ phải chịu hình phạt của Giáo Hội.

Giáo Hội có quy định gì về những hôn nhân khác đạo?

Tuy nhiên, trong trường hợp bên kia vẫn nhất quyết không muốn gia nhập đạo Công Giáo vì lý do gì đó, để không cản trở tình yêu chính đáng của cả hai, không gây khó khăn cho bên Công Giáo đồng thời cũng để đảm bảo bên Công Giáo không mất đức tin do cuộc hôn nhân khác đạo này, Giáo Hội vẫn chấp nhận cho họ kết hôn với nhau, với phép của Đức Giám Mục giáo phận. Tuy nhiên, Đức Giám Mục chỉ có thể ban phép này khi họ đáp ứng các điều kiện quy định ở Giáo Luật, điều 1125:

1. Bên Công Giáo phải tuyên bố mình sẵn sàng tránh mọi nguy cơ mất đức tin và thành thật cam kết sẽ làm hết sức để tất cả con cái được Rửa Tội và được giáo dục trong Giáo Hội Công Giáo.

Trước hết là bổn phận phải lo cho đức tin của chính mình: bên Công Giáo phải tuyên bố mình sẵn sàng tránh mọi nguy cơ mất đức tin. Những nguy cơ làm mất đức tin có thể là bê trễ chuyện kinh hạt, tham dự thánh lễ, tham dự và lãnh nhận các bí tích… Họ phải tiếp tục chu toàn những bổn phận là người Kitô hữu của mình cách tích cực và xa tránh những điều làm cho họ bị nguội lạnh dẫn đến không còn tin và thực hành những gì đã được dạy liên quan đến Thiên Chúa và Giáo Hội. Ngoài ra, người này còn phải nghĩ đến đức tin cho con cái mình bằng cách cam kết sẽ làm hết sức để tất cả con cái được Rửa Tội và giáo dục trong Giáo Hội Công Giáo. Ở đây, ta chú ý đến cụm từ “làm hết sức”. Có thể có trường hợp là việc rửa tội cho con cái và giáo dục chúng trong Giáo Hội Công Giáo không thể thực hiện được vì sức ảnh hưởng quá lớn từ phía không Công Giáo hoặc vì nguy cơ đổ vỡ hôn nhân chỉ vì chuyện này. Cũng có thể không phải “tất cả con cái” nhưng chỉ một hoặc một vài đứa con được rửa tội. Nhưng bên Công Giáo phải ý thức và cam kết rằng sẽ cố gắng “làm hết sức”. Nghĩa là có cố gắng thuyết phục, tìm mọi cách trong khả năng… để hướng đến mục đích tuyệt vời ấy. Có thành công hay không lại là một chuyện khác.

Thông thường, việc tuyên bố hay cam kết này phải được thực hiện trước mặt vị linh mục (hoặc phó tế được uỷ quyền) bằng văn bản hay lời nói. Nếu các vị này nhận thấy bên Công Giáo không hiểu hoặc không ý thức về những điều mình hứa hoặc nhận thấy người đó không muốn hứa thì có quyền từ chối viết thư giới thiệu để xin phép chuẩn của Đức Giám Mục.

Ta thấy rõ quy định này của Giáo Hội là để nhắm đến việc bảo vệ đức tin của bên Công Giáo và của con cái họ. Giáo Hội không muốn mất đi người con nào của mình, nhưng Giáo Hội cũng không quá đòi buộc để làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hạnh phúc của các Kitô hữu.

2. Bên Công Giáo phải kịp thời thông báo cho bên không Công Giáo biết những điều bên Công Giáo phải cam kết để họ ý thức thật sự về lời cam kết và nghĩa vụ của bên Công Giáo.

“Phải kịp thời thông báo” không xác định thời điểm rõ ràng và chính xác. Tuy nhiên, được hiểu là diễn ra trước cuộc hôn nhân để cho bên không Công Giáo biết về những gì mà bên Công Giáo phải cam kết và thực thi trong nghĩa vụ và bổn phận của mình. Mục đích nhắm tới là hai bên có thể hiểu và tạo điều kiện cho nhau, hoặc ít là để bên không Công Giáo không gây cản trở. Ở đây nói đến hành vi “thông báo”, dĩ nhiên là cố gắng đạt được sự ưng thuận của bên không Công Giáo, nhưng có vẻ như Giáo Hội chỉ cần yêu cầu việc “họ biết” là đủ rồi.

3. Cả hai bên phải được giáo huấn về những mục đích và đặc tính chính yếu của hôn nhân mà không bên nào được phép loại bỏ.

Điều kiện này chắc hẳn có liên quan đến chương trình đào tạo mà giáo phận (hoặc giáo xứ) phải có đối với các cặp đôi chuẩn bị bước vào đời sống hôn nhân. Ít là để bên Công Giáo có thể hiểu và chuẩn bị bản thân cho thật tốt để sống cuộc sống lứa đôi sao cho thật triển nở. Bên không Công Giáo cũng phải “được giáo huấn”, nghĩa là tham dự những buổi học này để hiểu về “mục đích và đặc tính chính yếu của hôn nhân”. Người này không cần phải tin nhưng phải biết những đòi hỏi của bên Công Giáo để có thể tôn trọng và muốn kết hôn với người Công Giáo, và cũng với hy vọng là khi hiểu được rồi, họ sẽ giúp bên Công Giáo chu toàn bổn phận của mình, hoặc xa hơn, họ sẽ được cảm hoá và muốn được rửa tội sau đó để cùng người bạn đời và con cái đắp xây một gia đình theo văn hoá Kitô giáo.

Như thế, khi muốn kết hôn với người không phải Công Giáo, phải gặp cha xứ, để xin ngài giúp xin phép của Đức Giám Mục, cùng với một số thủ tục kèm theo tuỳ quy định của từng giáo phận. Giáo Hội quy định những điều này chỉ vì lợi ích đức tin của con cái mình, chứ không hề có ý muốn bắt buộc ai phải theo đạo rồi mới cho cưới.

Công giáo

Hôn nhân theo luật Công giáo

Với người Công giáo, Hôn nhân Công giáo mang những giá trị đặc biệt giúp người Kitô hữu xây dựng một gia đình viên mãn ngay tại trần gian.

1096

Từ xa xưa, trong truyền thống văn hóa Việt Nam, gia đình có một chỗ đứng vô cùng quan trọng trong việc xây dựng sự hưng thịnh của quốc gia “gia đình là tế bào của xã hội”. Và cũng nhờ gia đình, mỗi cá nhân có thể phát triển toàn diện (nhân – nghĩa – lễ – trí – tín). Vì vậy, khi một thành viên trong gia đình kết hôn thì đó là một việc hệ trọng của cả dòng họ.

Hôn nhân là việc linh thiêng; do đó trước khi về chung sống với nhau, cô dâu chú rể được gia tộc hai bên tổ chức nghi lễ một cách công khai và long trọng. Đôi tân hôn được trời đất, ông bà tổ tiên, gia đình quan khách… chứng dám và chúc phúc. Những lời cầu chúc “trăm năm hạnh phúc”, “sống hạnh phúc đến đầu bạc răng long, con đàn cháu đống”… được tặng riêng cho đôi uyên ương.

Trong giới hạn của bài viết, xin chia sẻ với độc giả những tóm lược chính yếu về ý nghĩa hôn nhân Công giáo.

Hôn nhân theo luật công giáo là gì?

Hôn nhân hay còn gọi là hôn nhân tự nhiên là một giao ước ký kết giữa một người nam và một người nữ. Hôn nhân được ký kết tự nguyện, tự do và ý thức trách nhiệm dựa trên tình yêu của hai người. Họ trở thành một gia đình, cùng nhau xây dựng hạnh phúc, nâng đỡ nhau trong tình vợ chồng, sinh sản và giáo dục con cái trong trách nhiệm làm cha  làm mẹ.

Hôn nhân theo luật Công giáo

Còn với Giáo hội Công giáo, người nam người nữ kết hôn với nhau đều là người Kitô hữu (cả hai đã được rửa tội). Họ ưng thuận kết ước cùng nhau thành vợ chồng trước mặt Thiên Chúa và Hội Thánh. Khi đó, hôn nhân trở thành Bí tích. Thánh Gioan Kim Khẩu nói: “Hôn nhân là bí tích tình yêu… Khi vợ chồng nên một trong hôn nhân, cả hai không còn là hình ảnh dưới trần nữa, mà là hình ảnh của Chúa trên trời.”

Vì sao hôn nhân Công giáo là một bí tích?

Chúng ta đã biết Bí tích là dấu chỉ bên ngoài do Chúa Giêsu thiết lập và truyền lại cho Hội Thánh cử hành, để diễn tả và thông ban cho chúng ta ân sủng bên trong là sự sống thần linh. Với bí tích hôn nhân, dấu thánh bên ngoài là sự ưng thuận thành hôn giữa hai người và công khai việc ưng thuận trước vị đại diện Giáo Hội (Linh mục) và các người chứng. Còn ơn  bên trong cho đôi hôn nhân bao gồm ơn tự nhiên và ơn siêu nhiên để họ chu toàn bổn phận làm vợ làm chồng, làm cha làm mẹ trong gia đình. Công đồng Vaticano II nêu rõ:

“Vợ chồng Kitô hữu được củng cố và như được thánh hiến bằng một Bí tích để chu toàn xứng đáng các bổn phận trong bậc sống của họ. Nhờ sức mạnh của Bí tích này, họ được thấm nhuần Đức Tin, Đức Cậy, Đức Mến và ngày càng tiến gần hơn tới sự trọn lành riêng biệt của họ và Thánh hóa lẫn nhau; bởi đó, họ cùng nhau tôn vinh Chúa.” (MV.48b)

Đời sống hôn nhân giúp cả hai cùng nên Thánh trong tình nghĩa vợ chồng.

Vậy Chúa Giêsu lập bí tích hôn phối khi nào?

Trong Kinh Thánh, sách Sáng thế tường thuật về việc kết hiệp vợ chồng của con người:

“Thiên Chúa lấy bụi từ đất nặn ra con người, thổi sinh khí vào lỗ mũi, và con người trở nên một sinh vật. Thiên Chúa phán: “con người ở một mình không tốt, Ta sẽ làm cho nó một trợ tá tương xứng với nó… Thiên Chúa cho một giấc ngủ mê ập xuống trên con người, và con người thiếp đi. Rồi Chúa rút một cái xương sườn của con người ra và lắp thịt thế vào, làm thành một người đàn bà và dẫn đến con người. Con người nói: “đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi! Nàng sẽ được gọi là đàn bà, vì đã được rút từ đàn ông mà ra.” Bởi thế, người đàn ông lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai thành một xương một thịt.” (St 2,18.21–24)

Qua trình thuật trên cho thấy hôn nhân đã xuất hiện ngay từ khởi đầu của công trình sáng tạo. Đời sống hôn nhân của loài người là ý định của Thiên Chúa. Ngài tạo dựng con người có nam, có nữ và đã tác hợp họ thành vợ chồng, họ trở nên “một xương một thịt” gắn kết trong tình nghĩa phu thê. Nguồn gốc của hôn nhân chính là Thiên Chúa, Ngài là Đấng tác tạo hôn nhân và đã khắc ghi ơn gọi hôn nhân vào trong bản tính của con người khi tạo dựng con người có nam có nữ.

Nhưng chính Chúa Giêsu đã nâng hôn nhân lên Bí tích. Giáo Hội hiểu sự hiện diện của Chúa Giêsu tại tiệc cưới Cana như một sự chúc phúc của Thiên Chúa cho đời sống hôn nhân (Ga 2,1–11). Đồng thời, việc Ngài làm phép lạ hóa nước lã thành rượu ngon giúp đôi tân hôn và mọi người dự tiệc cưới có niềm vui trọn vẹn là một chứng thực của Ngài đối với giá trị hôn nhân. Mặt khác, nhìn nhận sự hiện diện thường xuyên của Ngài trong đời sống gia đình.

Hội Thánh coi việc hiện diện của Đức Kitô trong tiệc cưới Cana có một tầm quan trọng đặc biệt. Hội Thánh nhìn sự kiện này như Lời Chúa xác nhận hôn nhân là việc tốt và công bố hôn nhân từ đây là dấu chỉ hữu hiệu về sự hiện diện của Đức Kitô.” (Sách GLHTCG, số 1613).

Đặc tính của Hôn nhân Công giáo là gì?

Khi đôi bạn trở nên vợ chồng, đời sống gia đình liên kết họ trong cả con người và hành động mỗi ngày một sâu sắc trong “tình nghĩa vợ chồng”. Sự liên kết mật thiết này là một sự tự hiến của cả hai người cho nhau. Vì lợi ích của gia đình và con cái nên “buộc hai vợ chồng phải hoàn toàn trung tín và đòi hỏi kết hợp với nhau bất khả phân ly”, nên đặc tính của hôn nhân công giáo là:

Đặc tính đơn hôn

Đơn hôn là hôn nhân giữa một người nam và một người nữ. Hôn nhân Công giáo là duy nhất, trung tín, không chia sẻ, cả hai chỉ thuộc về nhau cả tâm hồn lẫn thể xác “nhất phu nhất phụ”. Đặc tính đơn hôn loại trừ hình thức đa thê.

Đặc tính bất khả phân ly

Bất khả phân ly là hôn nhân ràng buộc hai người cho đến chết. Khi người nam, người nữ đã kết hôn thành sự và hợp pháp, họ phải chung thủy với nhau trọn đời. Không ai có thể tháo cởi dây hôn nhân đó cho dù vợ chồng họ đồng tình, dù quyền lực tôn giáo hay dân sự tán thành. Đặc tính vĩnh viễn này loại trừ sự ly dị, “Sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly.” (Mt 19,6b)

Hai đặc tính đơn hôn, bất phân ly trong hôn nhân xuất phát từ ý định của Thiên Chúa “…Bởi thế, người đàn ông sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai thành một xương một thịt” (St 2,24). Trong Tin Mừng Matthêu khi trả lời với các nhà Biệt phái về việc ly dị, Đức Giêsu quả quyết: “Tại các ông chai đá cứng lòng, nên ông Môsê cho phép rẫy vợ, chứ thuở ban đầu không có thế đâu.” (Mt 19, 9).

Hôn nhân theo luật Công giáo

Về mặt xã hội chúng ta có thể nhận định rằng, hôn nhân tự nhiên đòi buộc phải đơn hôn và vĩnh viễn, để mục đích của đôi bạn trong đời sống gia đình là trọn đời yêu thương nhau, sinh sản và giáo dục con cái mới thành viên mãn. Đôi bạn chung sống cùng nâng đỡ nhau, sự chung thủy sẽ làm gia đình thêm gắn bó yêu thương. Nếu một trong hai người chia sẻ tình cảm với một người thứ ba, thì gia đình này sẽ phát sinh những trục trặc khó lường được hậu quả. Mặt khác, những đứa con được sinh ra là do sự kết hợp thân mật vợ chồng. Nếu vợ chồng bất tín, thì nguồn gốc những đứa con sẽ bị nghi ngờ. Lúc đó, vợ chồng có thể an tâm nuôi dưỡng, chăm sóc, dạy dỗ những đứa con sinh ra trong bất tín chăng?

Đặc biệt hôn nhân Công giáo được chính Thiên Chúa thổi vào đó một phẩm giá cao quý, trong thư Êphêxô Thánh Phaolô viết: “Người làm chồng hãy yêu thương vợ mình, như chính Đức Kitô yêu thương Hội Thánh và hiến mình vì Hội Thánh.” (Ep 5,25) Chính sự mô phỏng này ban cho hôn nhân Công giáo phẩm giá cao quý nhất: tình yêu vợ chồng sánh ví như tình yêu giữa Chúa Kitô và Hội Thánh, vì người kia mà có thể hiến mạng sống mình. Một tình yêu không chia sẻ và trọn đời bền vững. Vì vậy, Hôn nhân Công giáo phải đơn hôn và bất khả phân ly do phẩm giá cao quý của Bí tích Hôn phối mang lại.

Ý nghĩa của hôn nhân công giáo là gì?

Ngay từ buổi ban đầu tạo dựng con người, Thiên Chúa đã muốn con người cộng tác vào công trình sáng tạo của Ngài. Ngài cho con người làm chủ muôn loài muôn vật và mời gọi con người: “Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều cho đầy mặt đất và thống trị mặt đất…” (St 2,28a). Ý định của Thiên Chúa là vợ chồng trọn đời yêu thương nhau và sinh sản đầy mặt đất. Và đó cũng là mục đích của hôn nhân Công giáo.

Trọn đời yêu thương nhau

Đôi bạn đến với nhau do tình yêu thức đẩy, họ muốn nên một với nhau để tình yêu đó ngày càng triển nở và thăng hoa. Kinh Thánh diễn tả khi Ađam trong vườn địa đàng. Ông có tất cả vạn vật chung quanh nhưng ông vẫn thấy thiếu, thấy trống vắng: “Ông không tìm được trợ tá thích hợp” và Chính Thiên Chúa đã cho Ađam một trợ tá là bà Evà để lấp đầy sự thiếu thốn của ông. Ông sung sướng thốt lên: “Đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi! Nàng sẽ được gọi là đàn bà, vì đã được rút ra từ đàn ông” (St 2,23). Ađam cảm thấy hài lòng về nàng vì ông đã tìm được người tương trợ cho mình.

Hôn nhân theo luật Công giáo

Trong hôn nhân, người nam, người nữ đến với nhau để bù đắp cái thiếu của nhau và tương trợ nhau trong đời sống gia đình và cuộc sống (xét cả về tâm sinh lý, xã hội, năng lực…). Khi kết ước nên một, đôi bạn phải nhìn nhận rằng, người chồng, người vợ của mình có những sở trường riêng, nhưng trong thân phận con người ai cũng có những sở đoản, giới hạn… Mỗi người cần phải biết giới hạn của mình và của người kia. Cuộc sống gia đình là một sự bổ túc qua lại, cùng nhau xây dựng, nâng đỡ, sẻ chia và cảm thông cho nhau…Trong hôn nhân, đôi bạn cần phải nhìn nhận giá trị của nhau như vậy cả hai mới quý trọng nhau, yêu thương nhau và để cuộc sống vợ chồng trở nên “mình với ta tuy hai là một”.

Những đứa con – hoa trái của tình yêu

Công đồng Vatican II nhấn mạnh: “Con cái là ân huệ cao quý của hôn nhân, và là sự đóng góp lớn lao kiến tạo hạnh phúc cho cha mẹ.” (MV. 50). Đôi bạn trong hôn nhân nên một với nhau cả tâm hồn và thân xác. Tình yêu trao hiến của họ được truyền sinh và có được hoa quả tốt đẹp là những đứa con. Chính Thiên Chúa đã chúc phúc và ra lệnh: “Hãy sinh sản đầy mặt đất”. Thiên Chúa trao cho vợ chồng vinh dự được cộng tác vào công trình tạo dựng của Ngài, sinh sôi nảy nở và giáo dục chúng theo luật Thiên Chúa. Tình yêu của đôi bạn làm nảy sinh sự sống và làm cho công cuộc tạo dựng của Thiên Chúa tiếp tục được tồn tại.

Trong cuộc sống gia đình, cha mẹ trở thành những người đại diện của Thiên Chúa nuôi dạy và chăm sóc sự sống của Thiên Chúa là những đứa con. Cha mẹ giáo dục con cái giúp chúng phát triển toàn diện con người. Đây cũng là quyền lợi và bổn phận của cha mẹ mà không ai có thể thay thế được. Là người Công giáo, khi thi hành việc giáo dục nuôi dạy con cái theo luật Chúa, cha mẹ đang cộng tác với tình yêu của Thiên Chúa và họ trở thành người diễn đạt tình yêu của Người.

Bạn trẻ thân mến,

Trước khi kết hôn nhân, chúng ta thường có thời gian tìm hiểu nhau – điều này rất quan trọng vì “tôi sẽ sống với cô ta, anh ta cả cuộc đời mà!” Khi đã được gia đình hai bên hậu thuẫn, các bạn sẽ đi đến kết hôn. Với người Công giáo, các bạn sẽ trải qua một khóa học Giáo lý hôn nhân theo luật Công giáo. Trong khóa học này có rất nhiều bài học khác nhau như: tìm hiểu Hôn nhân Công giáo, đời sống gia đình, giáo dục con cái, tìm hiểu tâm lý vợ chồng, luân lý tính dục, lương tâm Công giáo và vấn đề điều hòa sinh sản, Giáo lý căn bản… Những hiểu biết về những vấn đề này rất quan trọng để xây dựng một gia đình hạnh phúc. Nhưng trên thực tế thăm dò, một bộ phận người trẻ coi việc học Giáo lý hôn nhân như là một “thủ tục hành chính”, hay một cái trạm kiểm duyệt để được kết hôn, có bằng Giáo lý hôn nhân là xong.

Chúng ta thử so sánh vui, để có một tấm bằng PTTH thường chúng ta trải qua 12 năm chăm chỉ đèn sách; để trở thành một bác sĩ có chuyên môn, một sinh viên y khoa trải qua ít nhất 7 năm học miệt mài nghiên cứu và thực tập khắp các bệnh viện. Thế nhưng để trở thành một người vợ, một người chồng, để làm cha làm mẹ trong suốt cuộc đời mình, chúng ta lại trải qua rất ít thời gian để tìm hiểu và học hỏi.

Phải chăng đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến cuộc sống hôn nhân ngày hôm nay thiếu lửa, thiếu sự chung thủy… và rơi vào bế tắc. Vợ chồng rất dễ đưa nhau ra tòa chấm dứt hôn nhân chỉ vì những lý do cỏn con. Hơn nữa, hoa quả của tình yêu là con cái, là tặng phẩm của Thiên Chúa giành cho vợ chồng, thì lại có những người đành tâm giết bỏ con mình từ trong trứng nước… Hay đời sống tính dục vợ chồng là một món quà đẹp của hôn nhân thì được người trẻ “làm phép thử” trước khi kết hôn và hậu quả là một sự khinh miệt giành cho nhau, rồi “đường ai nấy đi”…

Là một người trẻ Công giáo, các bạn đang là hiện tại và tương lai của Giáo hội. Thiên Chúa trao vào tay các bạn sự sống và sức sống của Thiên Chúa. Gia đình, con cái và tương quan vợ chồng của các bạn thế nào là phụ thuộc rất nhiều vào sự hiểu biết và trưởng thành của bạn trước khi kết hôn, và thực hành sống trong đời sống gia đình. Những kinh nghiệm của thế hệ đi trước (từ Gia đình, từ Giáo Hội và Xã hội) là rất cần thiết giúp chúng ta có một hành trang vững chắc xây dựng một gia đình hạnh phúc và tròn đầy.

Có thể nói, hôn nhân Công giáo là luật bảo vệ hạnh phúc gia đình của các bạn. Tôi hi vọng bạn đừng chần chừ với khóa học Giáo lý Hôn nhân và sẵn sàng lập gia đình theo luật Công giáo. Bởi sức sống của gia đình bạn của Giáo hội chúng ta và của xã hội này đang nằm trong tay các bạn.

Từ xa xưa, trong truyền thống văn hóa Việt Nam, gia đình có một chỗ đứng vô cùng quan trọng trong việc xây dựng sự hưng thịnh của quốc gia “gia đình là tế bào của xã hội”. Và cũng nhờ gia đình, mỗi cá nhân có thể phát triển toàn diện (nhân – nghĩa – lễ – trí – tín). Vì vậy, khi một thành viên trong gia đình kết hôn thì đó là một việc hệ trọng của cả dòng họ.

Hôn nhân là việc linh thiêng; do đó trước khi về chung sống với nhau, cô dâu chú rể được gia tộc hai bên tổ chức nghi lễ một cách công khai và long trọng. Đôi tân hôn được trời đất, ông bà tổ tiên, gia đình quan khách… chứng dám và chúc phúc. Những lời cầu chúc “trăm năm hạnh phúc”, “sống hạnh phúc đến đầu bạc răng long, con đàn cháu đống”… được tặng riêng cho đôi uyên ương.

Trong giới hạn của bài viết, xin chia sẻ với độc giả những tóm lược chính yếu về ý nghĩa hôn nhân Công giáo.

Hôn nhân theo luật công giáo là gì?

Hôn nhân hay còn gọi là hôn nhân tự nhiên là một giao ước ký kết giữa một người nam và một người nữ. Hôn nhân được ký kết tự nguyện, tự do và ý thức trách nhiệm dựa trên tình yêu của hai người. Họ trở thành một gia đình, cùng nhau xây dựng hạnh phúc, nâng đỡ nhau trong tình vợ chồng, sinh sản và giáo dục con cái trong trách nhiệm làm cha  làm mẹ.

Hôn nhân theo luật Công giáo

Còn với Giáo hội Công giáo, người nam người nữ kết hôn với nhau đều là người Kitô hữu (cả hai đã được rửa tội). Họ ưng thuận kết ước cùng nhau thành vợ chồng trước mặt Thiên Chúa và Hội Thánh. Khi đó, hôn nhân trở thành Bí tích. Thánh Gioan Kim Khẩu nói: “Hôn nhân là bí tích tình yêu… Khi vợ chồng nên một trong hôn nhân, cả hai không còn là hình ảnh dưới trần nữa, mà là hình ảnh của Chúa trên trời.”

Vì sao hôn nhân Công giáo là một bí tích?

Chúng ta đã biết Bí tích là dấu chỉ bên ngoài do Chúa Giêsu thiết lập và truyền lại cho Hội Thánh cử hành, để diễn tả và thông ban cho chúng ta ân sủng bên trong là sự sống thần linh. Với bí tích hôn nhân, dấu thánh bên ngoài là sự ưng thuận thành hôn giữa hai người và công khai việc ưng thuận trước vị đại diện Giáo Hội (Linh mục) và các người chứng. Còn ơn  bên trong cho đôi hôn nhân bao gồm ơn tự nhiên và ơn siêu nhiên để họ chu toàn bổn phận làm vợ làm chồng, làm cha làm mẹ trong gia đình. Công đồng Vaticano II nêu rõ:

“Vợ chồng Kitô hữu được củng cố và như được thánh hiến bằng một Bí tích để chu toàn xứng đáng các bổn phận trong bậc sống của họ. Nhờ sức mạnh của Bí tích này, họ được thấm nhuần Đức Tin, Đức Cậy, Đức Mến và ngày càng tiến gần hơn tới sự trọn lành riêng biệt của họ và Thánh hóa lẫn nhau; bởi đó, họ cùng nhau tôn vinh Chúa.” (MV.48b)

Đời sống hôn nhân giúp cả hai cùng nên Thánh trong tình nghĩa vợ chồng.

Vậy Chúa Giêsu lập bí tích hôn phối khi nào?

Trong Kinh Thánh, sách Sáng thế tường thuật về việc kết hiệp vợ chồng của con người:

“Thiên Chúa lấy bụi từ đất nặn ra con người, thổi sinh khí vào lỗ mũi, và con người trở nên một sinh vật. Thiên Chúa phán: “con người ở một mình không tốt, Ta sẽ làm cho nó một trợ tá tương xứng với nó… Thiên Chúa cho một giấc ngủ mê ập xuống trên con người, và con người thiếp đi. Rồi Chúa rút một cái xương sườn của con người ra và lắp thịt thế vào, làm thành một người đàn bà và dẫn đến con người. Con người nói: “đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi! Nàng sẽ được gọi là đàn bà, vì đã được rút từ đàn ông mà ra.” Bởi thế, người đàn ông lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai thành một xương một thịt.” (St 2,18.21–24)

Qua trình thuật trên cho thấy hôn nhân đã xuất hiện ngay từ khởi đầu của công trình sáng tạo. Đời sống hôn nhân của loài người là ý định của Thiên Chúa. Ngài tạo dựng con người có nam, có nữ và đã tác hợp họ thành vợ chồng, họ trở nên “một xương một thịt” gắn kết trong tình nghĩa phu thê. Nguồn gốc của hôn nhân chính là Thiên Chúa, Ngài là Đấng tác tạo hôn nhân và đã khắc ghi ơn gọi hôn nhân vào trong bản tính của con người khi tạo dựng con người có nam có nữ.

Nhưng chính Chúa Giêsu đã nâng hôn nhân lên Bí tích. Giáo Hội hiểu sự hiện diện của Chúa Giêsu tại tiệc cưới Cana như một sự chúc phúc của Thiên Chúa cho đời sống hôn nhân (Ga 2,1–11). Đồng thời, việc Ngài làm phép lạ hóa nước lã thành rượu ngon giúp đôi tân hôn và mọi người dự tiệc cưới có niềm vui trọn vẹn là một chứng thực của Ngài đối với giá trị hôn nhân. Mặt khác, nhìn nhận sự hiện diện thường xuyên của Ngài trong đời sống gia đình.

Hội Thánh coi việc hiện diện của Đức Kitô trong tiệc cưới Cana có một tầm quan trọng đặc biệt. Hội Thánh nhìn sự kiện này như Lời Chúa xác nhận hôn nhân là việc tốt và công bố hôn nhân từ đây là dấu chỉ hữu hiệu về sự hiện diện của Đức Kitô.” (Sách GLHTCG, số 1613).

Đặc tính của Hôn nhân Công giáo là gì?

Khi đôi bạn trở nên vợ chồng, đời sống gia đình liên kết họ trong cả con người và hành động mỗi ngày một sâu sắc trong “tình nghĩa vợ chồng”. Sự liên kết mật thiết này là một sự tự hiến của cả hai người cho nhau. Vì lợi ích của gia đình và con cái nên “buộc hai vợ chồng phải hoàn toàn trung tín và đòi hỏi kết hợp với nhau bất khả phân ly”, nên đặc tính của hôn nhân công giáo là:

Đặc tính đơn hôn

Đơn hôn là hôn nhân giữa một người nam và một người nữ. Hôn nhân Công giáo là duy nhất, trung tín, không chia sẻ, cả hai chỉ thuộc về nhau cả tâm hồn lẫn thể xác “nhất phu nhất phụ”. Đặc tính đơn hôn loại trừ hình thức đa thê.

Đặc tính bất khả phân ly

Bất khả phân ly là hôn nhân ràng buộc hai người cho đến chết. Khi người nam, người nữ đã kết hôn thành sự và hợp pháp, họ phải chung thủy với nhau trọn đời. Không ai có thể tháo cởi dây hôn nhân đó cho dù vợ chồng họ đồng tình, dù quyền lực tôn giáo hay dân sự tán thành. Đặc tính vĩnh viễn này loại trừ sự ly dị, “Sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly.” (Mt 19,6b)

Hai đặc tính đơn hôn, bất phân ly trong hôn nhân xuất phát từ ý định của Thiên Chúa “…Bởi thế, người đàn ông sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai thành một xương một thịt” (St 2,24). Trong Tin Mừng Matthêu khi trả lời với các nhà Biệt phái về việc ly dị, Đức Giêsu quả quyết: “Tại các ông chai đá cứng lòng, nên ông Môsê cho phép rẫy vợ, chứ thuở ban đầu không có thế đâu.” (Mt 19, 9).

Hôn nhân theo luật Công giáo

Về mặt xã hội chúng ta có thể nhận định rằng, hôn nhân tự nhiên đòi buộc phải đơn hôn và vĩnh viễn, để mục đích của đôi bạn trong đời sống gia đình là trọn đời yêu thương nhau, sinh sản và giáo dục con cái mới thành viên mãn. Đôi bạn chung sống cùng nâng đỡ nhau, sự chung thủy sẽ làm gia đình thêm gắn bó yêu thương. Nếu một trong hai người chia sẻ tình cảm với một người thứ ba, thì gia đình này sẽ phát sinh những trục trặc khó lường được hậu quả. Mặt khác, những đứa con được sinh ra là do sự kết hợp thân mật vợ chồng. Nếu vợ chồng bất tín, thì nguồn gốc những đứa con sẽ bị nghi ngờ. Lúc đó, vợ chồng có thể an tâm nuôi dưỡng, chăm sóc, dạy dỗ những đứa con sinh ra trong bất tín chăng?

Đặc biệt hôn nhân Công giáo được chính Thiên Chúa thổi vào đó một phẩm giá cao quý, trong thư Êphêxô Thánh Phaolô viết: “Người làm chồng hãy yêu thương vợ mình, như chính Đức Kitô yêu thương Hội Thánh và hiến mình vì Hội Thánh.” (Ep 5,25) Chính sự mô phỏng này ban cho hôn nhân Công giáo phẩm giá cao quý nhất: tình yêu vợ chồng sánh ví như tình yêu giữa Chúa Kitô và Hội Thánh, vì người kia mà có thể hiến mạng sống mình. Một tình yêu không chia sẻ và trọn đời bền vững. Vì vậy, Hôn nhân Công giáo phải đơn hôn và bất khả phân ly do phẩm giá cao quý của Bí tích Hôn phối mang lại.

Ý nghĩa của hôn nhân công giáo là gì?

Ngay từ buổi ban đầu tạo dựng con người, Thiên Chúa đã muốn con người cộng tác vào công trình sáng tạo của Ngài. Ngài cho con người làm chủ muôn loài muôn vật và mời gọi con người: “Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều cho đầy mặt đất và thống trị mặt đất…” (St 2,28a). Ý định của Thiên Chúa là vợ chồng trọn đời yêu thương nhau và sinh sản đầy mặt đất. Và đó cũng là mục đích của hôn nhân Công giáo.

Trọn đời yêu thương nhau

Đôi bạn đến với nhau do tình yêu thức đẩy, họ muốn nên một với nhau để tình yêu đó ngày càng triển nở và thăng hoa. Kinh Thánh diễn tả khi Ađam trong vườn địa đàng. Ông có tất cả vạn vật chung quanh nhưng ông vẫn thấy thiếu, thấy trống vắng: “Ông không tìm được trợ tá thích hợp” và Chính Thiên Chúa đã cho Ađam một trợ tá là bà Evà để lấp đầy sự thiếu thốn của ông. Ông sung sướng thốt lên: “Đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi! Nàng sẽ được gọi là đàn bà, vì đã được rút ra từ đàn ông” (St 2,23). Ađam cảm thấy hài lòng về nàng vì ông đã tìm được người tương trợ cho mình.

Hôn nhân theo luật Công giáo

Trong hôn nhân, người nam, người nữ đến với nhau để bù đắp cái thiếu của nhau và tương trợ nhau trong đời sống gia đình và cuộc sống (xét cả về tâm sinh lý, xã hội, năng lực…). Khi kết ước nên một, đôi bạn phải nhìn nhận rằng, người chồng, người vợ của mình có những sở trường riêng, nhưng trong thân phận con người ai cũng có những sở đoản, giới hạn… Mỗi người cần phải biết giới hạn của mình và của người kia. Cuộc sống gia đình là một sự bổ túc qua lại, cùng nhau xây dựng, nâng đỡ, sẻ chia và cảm thông cho nhau…Trong hôn nhân, đôi bạn cần phải nhìn nhận giá trị của nhau như vậy cả hai mới quý trọng nhau, yêu thương nhau và để cuộc sống vợ chồng trở nên “mình với ta tuy hai là một”.

Những đứa con – hoa trái của tình yêu

Công đồng Vatican II nhấn mạnh: “Con cái là ân huệ cao quý của hôn nhân, và là sự đóng góp lớn lao kiến tạo hạnh phúc cho cha mẹ.” (MV. 50). Đôi bạn trong hôn nhân nên một với nhau cả tâm hồn và thân xác. Tình yêu trao hiến của họ được truyền sinh và có được hoa quả tốt đẹp là những đứa con. Chính Thiên Chúa đã chúc phúc và ra lệnh: “Hãy sinh sản đầy mặt đất”. Thiên Chúa trao cho vợ chồng vinh dự được cộng tác vào công trình tạo dựng của Ngài, sinh sôi nảy nở và giáo dục chúng theo luật Thiên Chúa. Tình yêu của đôi bạn làm nảy sinh sự sống và làm cho công cuộc tạo dựng của Thiên Chúa tiếp tục được tồn tại.

Trong cuộc sống gia đình, cha mẹ trở thành những người đại diện của Thiên Chúa nuôi dạy và chăm sóc sự sống của Thiên Chúa là những đứa con. Cha mẹ giáo dục con cái giúp chúng phát triển toàn diện con người. Đây cũng là quyền lợi và bổn phận của cha mẹ mà không ai có thể thay thế được. Là người Công giáo, khi thi hành việc giáo dục nuôi dạy con cái theo luật Chúa, cha mẹ đang cộng tác với tình yêu của Thiên Chúa và họ trở thành người diễn đạt tình yêu của Người.

Bạn trẻ thân mến,

Trước khi kết hôn nhân, chúng ta thường có thời gian tìm hiểu nhau – điều này rất quan trọng vì “tôi sẽ sống với cô ta, anh ta cả cuộc đời mà!” Khi đã được gia đình hai bên hậu thuẫn, các bạn sẽ đi đến kết hôn. Với người Công giáo, các bạn sẽ trải qua một khóa học Giáo lý hôn nhân theo luật Công giáo. Trong khóa học này có rất nhiều bài học khác nhau như: tìm hiểu Hôn nhân Công giáo, đời sống gia đình, giáo dục con cái, tìm hiểu tâm lý vợ chồng, luân lý tính dục, lương tâm Công giáo và vấn đề điều hòa sinh sản, Giáo lý căn bản… Những hiểu biết về những vấn đề này rất quan trọng để xây dựng một gia đình hạnh phúc. Nhưng trên thực tế thăm dò, một bộ phận người trẻ coi việc học Giáo lý hôn nhân như là một “thủ tục hành chính”, hay một cái trạm kiểm duyệt để được kết hôn, có bằng Giáo lý hôn nhân là xong.

Chúng ta thử so sánh vui, để có một tấm bằng PTTH thường chúng ta trải qua 12 năm chăm chỉ đèn sách; để trở thành một bác sĩ có chuyên môn, một sinh viên y khoa trải qua ít nhất 7 năm học miệt mài nghiên cứu và thực tập khắp các bệnh viện. Thế nhưng để trở thành một người vợ, một người chồng, để làm cha làm mẹ trong suốt cuộc đời mình, chúng ta lại trải qua rất ít thời gian để tìm hiểu và học hỏi.

Phải chăng đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến cuộc sống hôn nhân ngày hôm nay thiếu lửa, thiếu sự chung thủy… và rơi vào bế tắc. Vợ chồng rất dễ đưa nhau ra tòa chấm dứt hôn nhân chỉ vì những lý do cỏn con. Hơn nữa, hoa quả của tình yêu là con cái, là tặng phẩm của Thiên Chúa giành cho vợ chồng, thì lại có những người đành tâm giết bỏ con mình từ trong trứng nước… Hay đời sống tính dục vợ chồng là một món quà đẹp của hôn nhân thì được người trẻ “làm phép thử” trước khi kết hôn và hậu quả là một sự khinh miệt giành cho nhau, rồi “đường ai nấy đi”…

Là một người trẻ Công giáo, các bạn đang là hiện tại và tương lai của Giáo hội. Thiên Chúa trao vào tay các bạn sự sống và sức sống của Thiên Chúa. Gia đình, con cái và tương quan vợ chồng của các bạn thế nào là phụ thuộc rất nhiều vào sự hiểu biết và trưởng thành của bạn trước khi kết hôn, và thực hành sống trong đời sống gia đình. Những kinh nghiệm của thế hệ đi trước (từ Gia đình, từ Giáo Hội và Xã hội) là rất cần thiết giúp chúng ta có một hành trang vững chắc xây dựng một gia đình hạnh phúc và tròn đầy.

Có thể nói, hôn nhân Công giáo là luật bảo vệ hạnh phúc gia đình của các bạn. Tôi hi vọng bạn đừng chần chừ với khóa học Giáo lý Hôn nhân và sẵn sàng lập gia đình theo luật Công giáo. Bởi sức sống của gia đình bạn của Giáo hội chúng ta và của xã hội này đang nằm trong tay các bạn.

Công giáo

Đặc tính hôn nhân Kitô giáo

Hôn nhân là một vấn đề quan trọng, không chỉ đối với bản thân hai người kết hôn mà còn đối với gia đình, xã hội và Giáo Hội.

1085

Bởi thế, trước khi tiến đến hôn nhân, đôi bạn trẻ được mời gọi phải tìm hiểu nhau thật kỹ, phải có một thái độ trưởng thành về tình yêu, phải có một hiểu biết cặn kẽ và chắc chắn về hôn nhân để thực hiện một quyết định chung cuộc cho cuộc đời mình.

Vì hôn nhân rất quan trọng và còn dính líu đến gia đình hai bên và con cái, nên không thể xem nó như trò đùa, thích thì cưới, không thích thì chia tay. Hôn nhân là nền tảng để làm nên gia đình, gia đình lại là nền tảng của xã hội; nên gia đình càng vững bền, hạnh phúc, xã hội càng phồn thịnh phát triển. Cũng tương tự như vậy trong tương quan giữa hôn nhân, gia đình và Giáo Hội. Xuất phát từ ý muốn của Thiên Chúa được mặc khải trong Kinh Thánh và qua tự nhiên, điều 1056 của bộ Giáo Luật 1983 có nói đến hai đặc tính của Hôn Nhân Kitô giáo là độc nhất và bất khả phân ly.

Kitô giáo chỉ chấp nhận hôn nhân một vợ một chồng

Khi nói đến tính độc nhất, ta hiểu đó là kiểu hôn nhân một vợ một chồng. Trong lịch sử nhân loại cũng như trong nhiều nền văn hoá và tôn giáo, thậm chí thời nay, vẫn còn tồn tại kiểu hôn nhân đa thê, hoặc đa phu: một người có thể cùng một lúc có nhiều vợ hoặc nhiều chồng. Họ chấp nhận chung chia người bạn đời của mình với người khác. Có nhiều lý do khác nhau để giải thích hiện tượng này. Đó có là thể di tích còn sót lại của một tập tục cổ xưa, hoặc có khi là do tình trạng thiếu người nam hoặc thiếu người nữ, hoặc vẫn còn lối nghĩ trọng nam khinh nữ, trọng nữ khinh nam… Nhiều nơi vẫn chấp nhận kiểu hôn nhân này miễn là người chồng hoặc người trụ cột trong gia đình có thể chu cấp đầy đủ về vật chất cho người bạn đời và cho con cái.

Đặc tính hôn nhân Kitô giáo

Giáo Hội Công Giáo không chấp nhận kiểu hôn nhân này. Tự bản chất, khi yêu ai, ta muốn mình chỉ thuộc trọn về người đó và người đó thuộc trọn về mình. Tình yêu là một sự trao hiến hoàn toàn, chứ không phải một phần. Nó loại trừ tất cả mọi sự san sẻ. Hôn nhân, vì đặt nền trên tình yêu trao hiến hoàn toàn ấy, nên chỉ có thể trở nên trọn vẹn khi không có người thứ ba nào can thiệp vào. Chính từ sự kết hợp hoàn hảo và trọn vẹn giữa hai người này mà làm nảy sinh một mầm sống mới, như hoa quả của nhành cây ân ái. Ngoài ra, hôn nhân là kết quả của tình yêu. Người ta kết hôn để mưu cầu hạnh phúc chứ không chỉ đơn thuần là sống chung hay để có cuộc sống sung túc về vật chất. Hơn nữa, xét về phẩm giá, người nam và người nữ tuy khác nhau nhưng ngang bằng nhau, tất cả đều là vô giá và hạnh phúc của mỗi người đều phải được trân quý như nhau. Một người nam tương xứng với một người nữ, làm nên một cuộc hôn nhân, rồi sinh ra con cái, đó là một tổ ấm hạnh phúc nhất. Có người từng nói, hôn nhân khác với bạn bè ở chỗ: bạn bè thì càng đông càng vui, còn hôn nhân thì ngược lại.

Kitô giáo không cho phép ly dị

Cứ sự thường, khi kết lập giao ước hôn phối, ai cũng mong muốn nó được kéo dài mãi, hai bên luôn mặn nồng chung thuỷ với nhau đến khi nắm tay xuống suối vàng. Tuy nhiên, cuộc sống luôn có những điều không hay xảy đến. Hôn nhân vốn dĩ được đặt nền trên tình yêu, nhưng tình yêu không phải lúc nào cũng màu hồng. Có thể xảy ra những xung đột, có khi tình yêu không còn, có khi hai bên không thể tiếp tục chung chia cuộc sống. Dân luật giải quyết trường hợp này bằng cách cho phép hai người ly dị, cắt đứt sợi dây hôn phối, hai bên không còn quyền và nghĩa vụ gì với nhau, họ được phép kết giao một hôn nhân với người khác.

Khác với luật đời, luật Giáo Hội, chiếu theo mệnh lệnh của Thiên Chúa, không cho phép hai người đã kết hôn thành sự và hoàn hợp ly dị. Nghĩa là, khi hai người trưởng thành, không có ngăn trở gì, tự do và ý thức xin Giáo Hội chuẩn nhận cho tình yêu của mình, sau đó, họ đã có hành vi vợ chồng với nhau (gọi là hoàn hợp) thì hôn nhân đó là bất khả phân ly. Khi xảy ra trường hợp tệ nhất, họ cũng chỉ có thể ly thân, nghĩa là tạm thời không sống chung một mái nhà, chứ không thể làm cho hôn nhân này mất hiệu lực, để rồi kết hôn với người khác. Khi đưa ra quy định này, Giáo Hội không có ý “làm khó” giáo dân, cũng không tự biến mình thành “kẻ độc đoán”, nhưng Giáo Hội chỉ tuân theo lệnh truyền của Thiên Chúa từ thuở tạo thiên lập địa và được Đức Giêsu khẳng định: “Sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly” (Mc 10,6-9).

Thật ra, không chỉ đối với hôn nhân Kitô giáo, nghĩa là hôn nhân mang tính bí tích, ngay cả những hôn nhân tự nhiên của những người chưa được rửa tội, Giáo Hội cũng xác nhận tính “bất khả phân ly” của nó. Như thế, tính bất khả phân ly của hôn nhân không phải là một áp đặt của Giáo Hội, nhưng là cái xuất phát từ tự nhiên mà Giáo Hội công nhận. Khi người ta cam kết để tạo lập hôn nhân, đó là một cam kết vĩnh viễn và trọn đời, chứ không phải một phần hay tạm thời. Chỉ có cái chết mới có thể xoá đi được cam kết này. Vì thế, Giáo Hội cũng không cho phép con cái mình kết hôn với người đang bị ràng buộc bởi dây hôn phối với người khác, dù hôn phối ấy không mang tính bí tích.

Đôi khi ta vẫn thấy có một số trường hợp hai người đã kết hôn, nhưng sau đó lại chia tay và kết lập giao ước mới. Đó không phải là vì Giáo Hội cho phép ly hôn, nhưng vì hôn nhân đó bị mắc những ngăn trở nào đó, khiến nó đã không thể thành sự ngay từ lúc đầu. Hoặc đôi khi, vì lợi ích đức tin của tín hữu, Giáo Hội chuẩn chước cho một số trường hợp ngoại lệ theo những điều kiện quy định để hưởng đặc ân Phaolô hoặc đặc ân Phêrô. Tuy nhiên, để cứu xét những trường hợp này, Giáo Hội phải rất cẩn trọng, để không đi ngược lại với giáo huấn của Đức Giêsu, mà vẫn có thể giúp cho các bên sống đức tin của mình cách tốt đẹp nhất.

Trước khi đi đến hôn nhân, các bạn trẻ phải được dạy cho biết về hai đặc tính này, để khi đã tự nguyện cam kết rồi thì cố gắng vun đắp cho hôn nhân của mình, chứ không tìm cách thoái lui, tìm cách giải thoát để sống theo tự do của mình.

Pr. Lê Hoàng Nam, SJ

Bởi thế, trước khi tiến đến hôn nhân, đôi bạn trẻ được mời gọi phải tìm hiểu nhau thật kỹ, phải có một thái độ trưởng thành về tình yêu, phải có một hiểu biết cặn kẽ và chắc chắn về hôn nhân để thực hiện một quyết định chung cuộc cho cuộc đời mình.

Vì hôn nhân rất quan trọng và còn dính líu đến gia đình hai bên và con cái, nên không thể xem nó như trò đùa, thích thì cưới, không thích thì chia tay. Hôn nhân là nền tảng để làm nên gia đình, gia đình lại là nền tảng của xã hội; nên gia đình càng vững bền, hạnh phúc, xã hội càng phồn thịnh phát triển. Cũng tương tự như vậy trong tương quan giữa hôn nhân, gia đình và Giáo Hội. Xuất phát từ ý muốn của Thiên Chúa được mặc khải trong Kinh Thánh và qua tự nhiên, điều 1056 của bộ Giáo Luật 1983 có nói đến hai đặc tính của Hôn Nhân Kitô giáo là độc nhất và bất khả phân ly.

Kitô giáo chỉ chấp nhận hôn nhân một vợ một chồng

Khi nói đến tính độc nhất, ta hiểu đó là kiểu hôn nhân một vợ một chồng. Trong lịch sử nhân loại cũng như trong nhiều nền văn hoá và tôn giáo, thậm chí thời nay, vẫn còn tồn tại kiểu hôn nhân đa thê, hoặc đa phu: một người có thể cùng một lúc có nhiều vợ hoặc nhiều chồng. Họ chấp nhận chung chia người bạn đời của mình với người khác. Có nhiều lý do khác nhau để giải thích hiện tượng này. Đó có là thể di tích còn sót lại của một tập tục cổ xưa, hoặc có khi là do tình trạng thiếu người nam hoặc thiếu người nữ, hoặc vẫn còn lối nghĩ trọng nam khinh nữ, trọng nữ khinh nam… Nhiều nơi vẫn chấp nhận kiểu hôn nhân này miễn là người chồng hoặc người trụ cột trong gia đình có thể chu cấp đầy đủ về vật chất cho người bạn đời và cho con cái.

Đặc tính hôn nhân Kitô giáo

Giáo Hội Công Giáo không chấp nhận kiểu hôn nhân này. Tự bản chất, khi yêu ai, ta muốn mình chỉ thuộc trọn về người đó và người đó thuộc trọn về mình. Tình yêu là một sự trao hiến hoàn toàn, chứ không phải một phần. Nó loại trừ tất cả mọi sự san sẻ. Hôn nhân, vì đặt nền trên tình yêu trao hiến hoàn toàn ấy, nên chỉ có thể trở nên trọn vẹn khi không có người thứ ba nào can thiệp vào. Chính từ sự kết hợp hoàn hảo và trọn vẹn giữa hai người này mà làm nảy sinh một mầm sống mới, như hoa quả của nhành cây ân ái. Ngoài ra, hôn nhân là kết quả của tình yêu. Người ta kết hôn để mưu cầu hạnh phúc chứ không chỉ đơn thuần là sống chung hay để có cuộc sống sung túc về vật chất. Hơn nữa, xét về phẩm giá, người nam và người nữ tuy khác nhau nhưng ngang bằng nhau, tất cả đều là vô giá và hạnh phúc của mỗi người đều phải được trân quý như nhau. Một người nam tương xứng với một người nữ, làm nên một cuộc hôn nhân, rồi sinh ra con cái, đó là một tổ ấm hạnh phúc nhất. Có người từng nói, hôn nhân khác với bạn bè ở chỗ: bạn bè thì càng đông càng vui, còn hôn nhân thì ngược lại.

Kitô giáo không cho phép ly dị

Cứ sự thường, khi kết lập giao ước hôn phối, ai cũng mong muốn nó được kéo dài mãi, hai bên luôn mặn nồng chung thuỷ với nhau đến khi nắm tay xuống suối vàng. Tuy nhiên, cuộc sống luôn có những điều không hay xảy đến. Hôn nhân vốn dĩ được đặt nền trên tình yêu, nhưng tình yêu không phải lúc nào cũng màu hồng. Có thể xảy ra những xung đột, có khi tình yêu không còn, có khi hai bên không thể tiếp tục chung chia cuộc sống. Dân luật giải quyết trường hợp này bằng cách cho phép hai người ly dị, cắt đứt sợi dây hôn phối, hai bên không còn quyền và nghĩa vụ gì với nhau, họ được phép kết giao một hôn nhân với người khác.

Khác với luật đời, luật Giáo Hội, chiếu theo mệnh lệnh của Thiên Chúa, không cho phép hai người đã kết hôn thành sự và hoàn hợp ly dị. Nghĩa là, khi hai người trưởng thành, không có ngăn trở gì, tự do và ý thức xin Giáo Hội chuẩn nhận cho tình yêu của mình, sau đó, họ đã có hành vi vợ chồng với nhau (gọi là hoàn hợp) thì hôn nhân đó là bất khả phân ly. Khi xảy ra trường hợp tệ nhất, họ cũng chỉ có thể ly thân, nghĩa là tạm thời không sống chung một mái nhà, chứ không thể làm cho hôn nhân này mất hiệu lực, để rồi kết hôn với người khác. Khi đưa ra quy định này, Giáo Hội không có ý “làm khó” giáo dân, cũng không tự biến mình thành “kẻ độc đoán”, nhưng Giáo Hội chỉ tuân theo lệnh truyền của Thiên Chúa từ thuở tạo thiên lập địa và được Đức Giêsu khẳng định: “Sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly” (Mc 10,6-9).

Thật ra, không chỉ đối với hôn nhân Kitô giáo, nghĩa là hôn nhân mang tính bí tích, ngay cả những hôn nhân tự nhiên của những người chưa được rửa tội, Giáo Hội cũng xác nhận tính “bất khả phân ly” của nó. Như thế, tính bất khả phân ly của hôn nhân không phải là một áp đặt của Giáo Hội, nhưng là cái xuất phát từ tự nhiên mà Giáo Hội công nhận. Khi người ta cam kết để tạo lập hôn nhân, đó là một cam kết vĩnh viễn và trọn đời, chứ không phải một phần hay tạm thời. Chỉ có cái chết mới có thể xoá đi được cam kết này. Vì thế, Giáo Hội cũng không cho phép con cái mình kết hôn với người đang bị ràng buộc bởi dây hôn phối với người khác, dù hôn phối ấy không mang tính bí tích.

Đôi khi ta vẫn thấy có một số trường hợp hai người đã kết hôn, nhưng sau đó lại chia tay và kết lập giao ước mới. Đó không phải là vì Giáo Hội cho phép ly hôn, nhưng vì hôn nhân đó bị mắc những ngăn trở nào đó, khiến nó đã không thể thành sự ngay từ lúc đầu. Hoặc đôi khi, vì lợi ích đức tin của tín hữu, Giáo Hội chuẩn chước cho một số trường hợp ngoại lệ theo những điều kiện quy định để hưởng đặc ân Phaolô hoặc đặc ân Phêrô. Tuy nhiên, để cứu xét những trường hợp này, Giáo Hội phải rất cẩn trọng, để không đi ngược lại với giáo huấn của Đức Giêsu, mà vẫn có thể giúp cho các bên sống đức tin của mình cách tốt đẹp nhất.

Trước khi đi đến hôn nhân, các bạn trẻ phải được dạy cho biết về hai đặc tính này, để khi đã tự nguyện cam kết rồi thì cố gắng vun đắp cho hôn nhân của mình, chứ không tìm cách thoái lui, tìm cách giải thoát để sống theo tự do của mình.

Pr. Lê Hoàng Nam, SJ

Công giáo

Hôn nhân khác tôn giáo, khác đạo

Hai người khác đạo có lấy nhau được không, hôn nhân khác tôn giáo có hạnh phúc không, lấy chồng theo đạo có khó không?

2353

Thế giới ngày nay được đánh dấu bằng những mối giao lưu nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, nhất là trong lãnh vực truyền thông đại chúng. Con số những cuộc hôn nhân giữa những người khác đạo càng ngày càng gia tăng. Đây là một trong những ưu tư đặc biệt của Hội Thánh Công giáo đối với đời sống hôn nhân và gia đình của con cái mình, vì những cuộc hôn nhân này thường gặp nhiều khó khăn do những khác biệt về niềm tin.

1. Thế nào là hôn nhân khác tôn giáo?

Hôn nhân khác tôn giáo là hôn nhân giữa một bên là Công giáo và một bên không phải là Công giáo.

– Nếu bên không Công giáo, nhưng đã được rửa tội trong Hội Thánh Tin Lành hay Chính Thống, thì hôn nhân này được gọi là hôn nhân dị tín hay hôn nhân hỗn hợp.

– Nếu bên không Công giáo chưa được rửa tội, thì hôn nhân này được gọi là hôn nhân dị giáo hay hôn nhân khác đạo. Ví dụ hôn nhân giữa một người Công giáo và một người Phật giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo, Do Thái giáo…. kể cả trường hợp một người không theo tôn giáo nào.

Hôn nhân khác tôn giáo, khác đạo
Tổ chức lễ cưới cho hai người khác đạo

2. Hậu quả của những cuộc hôn nhân khác tôn giáo

Sau đây là 2 trường hợp có thể xảy ra:

– Hôn nhân sẽ hạnh phúc, nếu hai bên biết tôn trọng nhau, “đạo ai người ấy giữ”. Phía không Công giáo thực sự để cho bạn mình được tự do thờ phượng và chăm sóc đức tin cho con cái như đã thoả thuận lúc ban đầu. Phía Công giáo sống thật tốt và giúp phía không Công giáo nhận được ơn Chúa.

– Hôn nhân có thể gặp nguy hiểm và tan vỡ, nếu hai bên không chịu nhân nhượng nhau trước những mối bất đồng do sự khác biệt về niềm tin tạo ra. Phía Công giáo có thể trở nên nguội lạnh và đi đến chỗ bỏ đạo.

3. Giáo luật về Hôn nhân khác đạo

Tại Việt Nam, ngày nay vẫn có nhiều vị hữu trách và cha mẹ tỏ thái độ quá dè dặt, khắt khe đối với con cái trong hôn nhân khác tôn giáo: “Bắt buộc trở lại đạo Công giáo mới cho phép làm đám cưới!” Một số khác lại quá dễ dãi: “Đạo ai nấy giữ, chẳng cần chuẩn chiếc gì hết!” Cả hai thái độ trên đều không phù hợp với ý muốn của Hội Thánh Công giáo. Hội Thánh có phép chuẩn cho những hôn nhân khác tôn giáo. Theo luật hiện nay của Hội Thánh:

– Hôn nhân hỗn hợp chỉ hợp pháp khi có phép rõ ràng của giáo quyền (Giám Mục)

– Hôn nhân khác đạo chỉ thành sự khi có phép chuẩn rõ ràng của giáo quyền

Bởi vậy, nếu ở trong trường hợp Hôn nhân hỗn hợp hoặc hôn nhân khác đạo, đôi bạn cần trình bày với cha xứ để được hướng dẫn về thủ tục xin phép chuẩn nơi Đức Giám Mục Giáo phận.

Muốn được phép chuẩn:

– Hai đương sự phải hiểu biết, chấp nhận mục đích và đặc tính chính yếu của hôn nhân theo giáo lý Công giáo

– Bên Công giáo cam kết giữ đức tin của mình, bảo đảm cho con cái được rửa tội và giáo dục trong Hội Thánh Công giáo.

– Cũng cần phải cho bên không Công giáo biết rõ những điều ấy.

4. Tại sao Hội Thánh bận tâm và tỏ ra dè dặt?

Nhìn vào những quy định trên, ta thấy thái độ của Hội Thánh là một sự nhượng bộ vì không thể tránh được, chứ không hề khuyến khích. Tuy nhiên, người ta có cảm tưởng Hội Thánh Công giáo không “công bằng” khi đòi hỏi đức tin Công giáo phải được ưu tiên!

Hội Thánh lấy quyền gì để đòi hỏi hai bên phải thoả thuận như thế? Có thể nói đó là như quyền của bậc cha mẹ trước hạnh phúc của con cái, chẳng khác nào việc trao đổi giữa hai gia đình trước ngày đính hôn, mỗi bên nêu rõ nguyện vọng của mình vì hạnh phúc lâu bền của con cái.

Thế nhưng, tại sao Hội Thánh lại phải bận tâm đến như vậy? Thưa vì những lý do sau:

– Hội Thánh biết rằng, bên cạnh tình yêu, niềm tin tôn giáo là một trong những yếu tố quan trọng đối với đời sống hôn nhân và gia đình, bởi vì tôn giáo không chỉ ảnh hưởng đến lối suy nghĩ, cách hành xử, mà còn ảnh hưởng đến những chọn lựa trước những vấn đề của cuộc sống, nhất là trong việc giáo dục con cái. Do khác biệt quan điểm một cách sâu xa như thế, những cuộc hôn nhân khác tôn giáo thường gặp nhiều trở ngại, khó đạt được hạnh phúc và nếu tan vỡ thì phía người Công giáo sẽ bị thiệt thòi nhiều hơn, vì họ không thể lập gia đình lại, bao lâu người kia còn sống.

Thực vậy, tục ngữ Việt Nam có câu: “Thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn”. Để gia đình được hạnh phúc, cả hai vợ chồng cần phải nỗ lực và góp sức. Đây không phải là chuyện dễ, vì trong thực tế có khá nhiều khác biệt giữa họ: khác biệt về giới tính, về tính tình, về giáo dục, về gia đình, về lối sống …. Nếu cùng chung một niềm tin tôn giáo, họ sẽ có được một nền tảng vững chắc, giúp vượt qua những khó khăn và thử thách, biết dùng những khác biệt để bổ túc cho nhau và làm cho cuộc sống gia đình thêm phong phú. Lúc ấy, người bạn đời cũng là người bạn đạo, cả hai cùng mang một chí hướng, đó là xây dựng tổ ấm gia đình hạnh phúc trong yêu thương và hiệp nhất.

– Trong hôn nhân hỗn hợp giữa một người Công giáo và một Kitô hữu thuộc hệ phái khác (Tin Lành, Chính Thống…) những khó khăn cũng không nhỏ. Những khó khăn này xuất phát từ sự chia rẽ giữa các Kitô hữu đến nay vẫn chưa giải quyết được. Đôi vợ chồng có thể cảm nghiệm được thảm kịch ấy ngay trong gia đình của mình. Tuy nhiên, những khó khăn này có thể vượt qua, nếu đôi bạn biết cố gắng kết hợp những gì tốt đẹp đã lãnh nhận nơi cộng đoàn mình và cùng nhau học hỏi, chia sẻ để giúp nhau sống trung thành với Đức Kitô.

– Trong hôn nhân khác đạo giữa một người Công giáo và một người không tin vào Đức Kitô, sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Những bất đồng quan điểm về niềm tin và hôn nhân, có thể dẫn đến những căng thẳng trong gia đình, nhất là việc giáo dục con cái. Hội Thánh xác tín rằng: đức tin Kitô giáo mà con cái mình đã nhận được là một quà tặng vô giá Thiên Chúa ban. Hội Thánh không muốn đức tin ấy bị mai một, nhưng luôn có những điều kiện thuận lợi để được tồn tại và phát triển. Vì thế, Hội Thánh luôn đòi hỏi phải thoả thuận với nhau trước khi bước vào hôn nhân có phép chuẩn.

5. Những thái độ sống

5.1. Đối với nhau

Hôn nhân khác tôn giáo là một thách đố lớn với nhiều khó khăn cần vượt qua. Tuy nhiên, nếu đôi bạn đã suy nghĩ, cân nhắc kỹ lưỡng, cuối cùng vẫn không thể lìa xa nhau. Tình yêu quả là một mầu nhiệm! Đôi bạn hãy mở rộng cõi lòng đón nhận cuộc sống và tích cực cư xử tốt với nhau.

– Phía Công giáo hãy can đảm đón nhận điều Hội Thánh chờ đợi họ: Làm chứng cho Tin Mừng. Vào thời buổi khó khăn hiện nay, cuộc sống tốt lành đầy tin yêu của người bạn đời sẽ là lời chứng sống động và hùng hồn, át hẳn những gương xấu trong Hội Thánh. Ước gì tình huống của hai người trở thành dịp may cho phía không Công giáo đặt vấn đề về Thiên Chúa của người Công giáo. Ước gì chính thái độ nghiêm túc của Hội Thánh đối với những cuộc hôn nhân khác đạo khiến người trong cuộc đặt câu hỏi về tầm quan trọng của đức tin Công giáo.

– Phía Công giáo đừng quên rằng mình phải chịu trách nhiệm về đức tin của bạn mình. Họ phải biết trân trọng trao vào tay bạn mình một quyển Tin Mừng hay một quyển Kinh Nguyện Gia đình và tha thiết cầu nguyện cho bạn mình mỗi ngày. Hơn nữa, còn phải học hỏi giáo lý và sống đạo cách sâu xa và triệt để hơn. Đừng quên rằng mỗi người phải cố gắng tìm hiểu những ưu điểm lòng tin của bạn mình, để thêm tôn trọng và quý mến nhau. Chỉ khi nào ta biết chân thành đón nhận ưu điểm của bạn, ta mới có thể giúp bạn mở lòng đón nhận ưu điểm của ta. Với Ơn Chúa, thái độ ấy sẽ giúp đôi bên làm phong phú cho nhau.

5.2. Với gia đình hai bên

Sự khác biệt tôn giáo không chỉ tạo khoảng cách giữa hai người mà còn tạo khoảng cách với gia đình của bạn mình, một khoảng cách vô hình nhưng đôi khi hết sức to lớn. Đây là chỗ để phía Công giáo gia tăng lòng trông cậy vào ơn Chúa.

Đã chọn lựa một cuộc hôn nhân đầy khó khăn, phía Công giáo phải luôn tin tưởng vào ơn Chúa. “Ai thực sự cậy trông Chúa sẽ không bao giờ phải thất vọng”. Với lòng khiêm nhường, hãy cầu nguyện, hãy sống chân thành và khi có dịp, đừng ngại chia sẻ niềm tin cho những người mình yêu mến. Cách riêng trong việc thờ cúng tổ tiên, cả hai cần học hiểu kỹ quan điểm của Hội Thánh Công giáo và chu toàn phận vụ mình trong gia tộc cách tận tuỵ.

Tóm lại, mỗi bên cần phải làm hết sức để giúp gia đình mình hiểu và quý trọng thái độ tôn giáo của bạn mình.

5.3. Với cộng đoàn giáo xứ

Khi lập gia đình với người khác đạo, phía Công giáo có thể bỗng dưng thấy mình trở nên xa cách với mọi người trong giáo xứ. Cần vượt thắng tâm trạng ấy, bởi lẽ đây chính là lúc họ cần gắn bó hơn với giáo xứ để được nâng đỡ và cầu nguyện. Hãy thắt chặt tình thân với một nhóm gia đình trong giáo xứ, luôn gần gũi nhau như những người bạn nghĩa thiết. Hãy tận dụng những cơ hội sẵn có trong tình bạn để quan hệ giữa gia đình nhỏ của mình với cộng đoàn được tự nhiên. Sự gắn bó ấy sẽ là yếu tố quan trọng nâng đỡ và đồng hành với đôi bạn trong cuộc sống hạnh phúc.

6. Kỳ vọng của Mẹ Hội Thánh

Những cuộc hôn nhân khác đạo bao giờ cũng có nhiều khó khăn, dù vậy Hội Thánh luôn tin tưởng vào ơn Chúa và cầu nguyện cho họ. Hội Thánh tin tưởng ở thiện chí của họ và ước mong rằng “chồng ngoại được thánh hóa nhờ vợ, và vợ ngoại được thánh hóa nhờ người chồng có đạo”. “Thật là một niềm vui lớn cho bên Công giáo và cho Hội Thánh nếu “việc thánh hoá này” đưa người không Công giáo tự nguyện đón nhận đức tin Công giáo. Chính tình yêu hôn nhân chân thành, việc khiêm tốn và kiên nhẫn thực thi những nhân đức gia đình và siêng năng cầu nguyện có thể chuẩn bị cho người không có đạo được ơn làm con Chúa.”

Thế giới ngày nay được đánh dấu bằng những mối giao lưu nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, nhất là trong lãnh vực truyền thông đại chúng. Con số những cuộc hôn nhân giữa những người khác đạo càng ngày càng gia tăng. Đây là một trong những ưu tư đặc biệt của Hội Thánh Công giáo đối với đời sống hôn nhân và gia đình của con cái mình, vì những cuộc hôn nhân này thường gặp nhiều khó khăn do những khác biệt về niềm tin.

1. Thế nào là hôn nhân khác tôn giáo?

Hôn nhân khác tôn giáo là hôn nhân giữa một bên là Công giáo và một bên không phải là Công giáo.

– Nếu bên không Công giáo, nhưng đã được rửa tội trong Hội Thánh Tin Lành hay Chính Thống, thì hôn nhân này được gọi là hôn nhân dị tín hay hôn nhân hỗn hợp.

– Nếu bên không Công giáo chưa được rửa tội, thì hôn nhân này được gọi là hôn nhân dị giáo hay hôn nhân khác đạo. Ví dụ hôn nhân giữa một người Công giáo và một người Phật giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo, Do Thái giáo…. kể cả trường hợp một người không theo tôn giáo nào.

Hôn nhân khác tôn giáo, khác đạo
Tổ chức lễ cưới cho hai người khác đạo

2. Hậu quả của những cuộc hôn nhân khác tôn giáo

Sau đây là 2 trường hợp có thể xảy ra:

– Hôn nhân sẽ hạnh phúc, nếu hai bên biết tôn trọng nhau, “đạo ai người ấy giữ”. Phía không Công giáo thực sự để cho bạn mình được tự do thờ phượng và chăm sóc đức tin cho con cái như đã thoả thuận lúc ban đầu. Phía Công giáo sống thật tốt và giúp phía không Công giáo nhận được ơn Chúa.

– Hôn nhân có thể gặp nguy hiểm và tan vỡ, nếu hai bên không chịu nhân nhượng nhau trước những mối bất đồng do sự khác biệt về niềm tin tạo ra. Phía Công giáo có thể trở nên nguội lạnh và đi đến chỗ bỏ đạo.

3. Giáo luật về Hôn nhân khác đạo

Tại Việt Nam, ngày nay vẫn có nhiều vị hữu trách và cha mẹ tỏ thái độ quá dè dặt, khắt khe đối với con cái trong hôn nhân khác tôn giáo: “Bắt buộc trở lại đạo Công giáo mới cho phép làm đám cưới!” Một số khác lại quá dễ dãi: “Đạo ai nấy giữ, chẳng cần chuẩn chiếc gì hết!” Cả hai thái độ trên đều không phù hợp với ý muốn của Hội Thánh Công giáo. Hội Thánh có phép chuẩn cho những hôn nhân khác tôn giáo. Theo luật hiện nay của Hội Thánh:

– Hôn nhân hỗn hợp chỉ hợp pháp khi có phép rõ ràng của giáo quyền (Giám Mục)

– Hôn nhân khác đạo chỉ thành sự khi có phép chuẩn rõ ràng của giáo quyền

Bởi vậy, nếu ở trong trường hợp Hôn nhân hỗn hợp hoặc hôn nhân khác đạo, đôi bạn cần trình bày với cha xứ để được hướng dẫn về thủ tục xin phép chuẩn nơi Đức Giám Mục Giáo phận.

Muốn được phép chuẩn:

– Hai đương sự phải hiểu biết, chấp nhận mục đích và đặc tính chính yếu của hôn nhân theo giáo lý Công giáo

– Bên Công giáo cam kết giữ đức tin của mình, bảo đảm cho con cái được rửa tội và giáo dục trong Hội Thánh Công giáo.

– Cũng cần phải cho bên không Công giáo biết rõ những điều ấy.

4. Tại sao Hội Thánh bận tâm và tỏ ra dè dặt?

Nhìn vào những quy định trên, ta thấy thái độ của Hội Thánh là một sự nhượng bộ vì không thể tránh được, chứ không hề khuyến khích. Tuy nhiên, người ta có cảm tưởng Hội Thánh Công giáo không “công bằng” khi đòi hỏi đức tin Công giáo phải được ưu tiên!

Hội Thánh lấy quyền gì để đòi hỏi hai bên phải thoả thuận như thế? Có thể nói đó là như quyền của bậc cha mẹ trước hạnh phúc của con cái, chẳng khác nào việc trao đổi giữa hai gia đình trước ngày đính hôn, mỗi bên nêu rõ nguyện vọng của mình vì hạnh phúc lâu bền của con cái.

Thế nhưng, tại sao Hội Thánh lại phải bận tâm đến như vậy? Thưa vì những lý do sau:

– Hội Thánh biết rằng, bên cạnh tình yêu, niềm tin tôn giáo là một trong những yếu tố quan trọng đối với đời sống hôn nhân và gia đình, bởi vì tôn giáo không chỉ ảnh hưởng đến lối suy nghĩ, cách hành xử, mà còn ảnh hưởng đến những chọn lựa trước những vấn đề của cuộc sống, nhất là trong việc giáo dục con cái. Do khác biệt quan điểm một cách sâu xa như thế, những cuộc hôn nhân khác tôn giáo thường gặp nhiều trở ngại, khó đạt được hạnh phúc và nếu tan vỡ thì phía người Công giáo sẽ bị thiệt thòi nhiều hơn, vì họ không thể lập gia đình lại, bao lâu người kia còn sống.

Thực vậy, tục ngữ Việt Nam có câu: “Thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn”. Để gia đình được hạnh phúc, cả hai vợ chồng cần phải nỗ lực và góp sức. Đây không phải là chuyện dễ, vì trong thực tế có khá nhiều khác biệt giữa họ: khác biệt về giới tính, về tính tình, về giáo dục, về gia đình, về lối sống …. Nếu cùng chung một niềm tin tôn giáo, họ sẽ có được một nền tảng vững chắc, giúp vượt qua những khó khăn và thử thách, biết dùng những khác biệt để bổ túc cho nhau và làm cho cuộc sống gia đình thêm phong phú. Lúc ấy, người bạn đời cũng là người bạn đạo, cả hai cùng mang một chí hướng, đó là xây dựng tổ ấm gia đình hạnh phúc trong yêu thương và hiệp nhất.

– Trong hôn nhân hỗn hợp giữa một người Công giáo và một Kitô hữu thuộc hệ phái khác (Tin Lành, Chính Thống…) những khó khăn cũng không nhỏ. Những khó khăn này xuất phát từ sự chia rẽ giữa các Kitô hữu đến nay vẫn chưa giải quyết được. Đôi vợ chồng có thể cảm nghiệm được thảm kịch ấy ngay trong gia đình của mình. Tuy nhiên, những khó khăn này có thể vượt qua, nếu đôi bạn biết cố gắng kết hợp những gì tốt đẹp đã lãnh nhận nơi cộng đoàn mình và cùng nhau học hỏi, chia sẻ để giúp nhau sống trung thành với Đức Kitô.

– Trong hôn nhân khác đạo giữa một người Công giáo và một người không tin vào Đức Kitô, sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Những bất đồng quan điểm về niềm tin và hôn nhân, có thể dẫn đến những căng thẳng trong gia đình, nhất là việc giáo dục con cái. Hội Thánh xác tín rằng: đức tin Kitô giáo mà con cái mình đã nhận được là một quà tặng vô giá Thiên Chúa ban. Hội Thánh không muốn đức tin ấy bị mai một, nhưng luôn có những điều kiện thuận lợi để được tồn tại và phát triển. Vì thế, Hội Thánh luôn đòi hỏi phải thoả thuận với nhau trước khi bước vào hôn nhân có phép chuẩn.

5. Những thái độ sống

5.1. Đối với nhau

Hôn nhân khác tôn giáo là một thách đố lớn với nhiều khó khăn cần vượt qua. Tuy nhiên, nếu đôi bạn đã suy nghĩ, cân nhắc kỹ lưỡng, cuối cùng vẫn không thể lìa xa nhau. Tình yêu quả là một mầu nhiệm! Đôi bạn hãy mở rộng cõi lòng đón nhận cuộc sống và tích cực cư xử tốt với nhau.

– Phía Công giáo hãy can đảm đón nhận điều Hội Thánh chờ đợi họ: Làm chứng cho Tin Mừng. Vào thời buổi khó khăn hiện nay, cuộc sống tốt lành đầy tin yêu của người bạn đời sẽ là lời chứng sống động và hùng hồn, át hẳn những gương xấu trong Hội Thánh. Ước gì tình huống của hai người trở thành dịp may cho phía không Công giáo đặt vấn đề về Thiên Chúa của người Công giáo. Ước gì chính thái độ nghiêm túc của Hội Thánh đối với những cuộc hôn nhân khác đạo khiến người trong cuộc đặt câu hỏi về tầm quan trọng của đức tin Công giáo.

– Phía Công giáo đừng quên rằng mình phải chịu trách nhiệm về đức tin của bạn mình. Họ phải biết trân trọng trao vào tay bạn mình một quyển Tin Mừng hay một quyển Kinh Nguyện Gia đình và tha thiết cầu nguyện cho bạn mình mỗi ngày. Hơn nữa, còn phải học hỏi giáo lý và sống đạo cách sâu xa và triệt để hơn. Đừng quên rằng mỗi người phải cố gắng tìm hiểu những ưu điểm lòng tin của bạn mình, để thêm tôn trọng và quý mến nhau. Chỉ khi nào ta biết chân thành đón nhận ưu điểm của bạn, ta mới có thể giúp bạn mở lòng đón nhận ưu điểm của ta. Với Ơn Chúa, thái độ ấy sẽ giúp đôi bên làm phong phú cho nhau.

5.2. Với gia đình hai bên

Sự khác biệt tôn giáo không chỉ tạo khoảng cách giữa hai người mà còn tạo khoảng cách với gia đình của bạn mình, một khoảng cách vô hình nhưng đôi khi hết sức to lớn. Đây là chỗ để phía Công giáo gia tăng lòng trông cậy vào ơn Chúa.

Đã chọn lựa một cuộc hôn nhân đầy khó khăn, phía Công giáo phải luôn tin tưởng vào ơn Chúa. “Ai thực sự cậy trông Chúa sẽ không bao giờ phải thất vọng”. Với lòng khiêm nhường, hãy cầu nguyện, hãy sống chân thành và khi có dịp, đừng ngại chia sẻ niềm tin cho những người mình yêu mến. Cách riêng trong việc thờ cúng tổ tiên, cả hai cần học hiểu kỹ quan điểm của Hội Thánh Công giáo và chu toàn phận vụ mình trong gia tộc cách tận tuỵ.

Tóm lại, mỗi bên cần phải làm hết sức để giúp gia đình mình hiểu và quý trọng thái độ tôn giáo của bạn mình.

5.3. Với cộng đoàn giáo xứ

Khi lập gia đình với người khác đạo, phía Công giáo có thể bỗng dưng thấy mình trở nên xa cách với mọi người trong giáo xứ. Cần vượt thắng tâm trạng ấy, bởi lẽ đây chính là lúc họ cần gắn bó hơn với giáo xứ để được nâng đỡ và cầu nguyện. Hãy thắt chặt tình thân với một nhóm gia đình trong giáo xứ, luôn gần gũi nhau như những người bạn nghĩa thiết. Hãy tận dụng những cơ hội sẵn có trong tình bạn để quan hệ giữa gia đình nhỏ của mình với cộng đoàn được tự nhiên. Sự gắn bó ấy sẽ là yếu tố quan trọng nâng đỡ và đồng hành với đôi bạn trong cuộc sống hạnh phúc.

6. Kỳ vọng của Mẹ Hội Thánh

Những cuộc hôn nhân khác đạo bao giờ cũng có nhiều khó khăn, dù vậy Hội Thánh luôn tin tưởng vào ơn Chúa và cầu nguyện cho họ. Hội Thánh tin tưởng ở thiện chí của họ và ước mong rằng “chồng ngoại được thánh hóa nhờ vợ, và vợ ngoại được thánh hóa nhờ người chồng có đạo”. “Thật là một niềm vui lớn cho bên Công giáo và cho Hội Thánh nếu “việc thánh hoá này” đưa người không Công giáo tự nguyện đón nhận đức tin Công giáo. Chính tình yêu hôn nhân chân thành, việc khiêm tốn và kiên nhẫn thực thi những nhân đức gia đình và siêng năng cầu nguyện có thể chuẩn bị cho người không có đạo được ơn làm con Chúa.”