Tin lành

Những điều cấm kỵ của Đạo Tin lành vào lễ Giáng sinh

Những điều mà một người theo đạo Tin lành không được phép làm vào dịp giáng sinh vì đó là những điều cấm kỵ.

2306

1. Hưởng ứng tích cực mùa mua sắm Giáng sinh

Đối với rất nhiều người, giáng sinh bắt đầu với việc đứng trong những hàng dài chờ đợi mua sắm tại các trung tâm thương mại vào ngày lễ Tạ Ơn. Đây là thời điểm mua sắm “điên rồ” nhất trong năm của người dân. Tuy nhiên, với con chiên ngoan đạo, họ cần phải nhớ lời dạy của Chúa Jesus rằng Giáng sinh không phải là thời điểm để nhặt nhạnh của cải trong cuộc sống. Và việc tích cực mua sắm trong ngày này cần phải được chấm dứt.

Những điều cấm kỵ của Đạo Tin lành vào lễ Giáng sinh
Mùa lễ Giáng Sinh

2. Quên những người nghèo không có đồ ăn

Chúa Jesus đã từng nhắc nhở những đệ tử của mình hãy biết quan tâm tới những người nghèo khó không đủ ăn trong cuộc sống và việc cho họ đồ ăn cũng giống như mang đồ ăn cho Chúa vậy. Quá nhiều thức ăn, quá nhiều quà tặng, quá nhiều buổi tiệc liên hoan xa hoa vẫn được tổ chức vào dịp lễ Giáng sinh đã khiến mọi người không còn thời gian để nhận ra rằng vẫn có những mảnh đời bất hạnh phải nhặt nhạnh từng miếng đồ ăn thừa còn vương vãi mà chúng ta vứt ra ngoài bãi rác.

3. Quên những người vô gia cư

Nhà nghỉ cháy phòng, khách sạn không còn một chỗ trống là điều dễ nhận thấy trong đêm Giáng sinh.

Một trong những khoảng khắc quan trọng nhất của Cơ đốc giáo là ngày Chúa Jesus ra đời trên con phố Bethlehem. Theo Kinh thánh, Đức Mẹ Mary đã không thể tìm thấy một nhà trọ nào trong đêm giáng sinh và buộc phải để con mình ra đời trong cảnh vô gia cư. Trong ngày này, chúng ta tưởng nhớ một con người từng là người vô gia cư. Vậy tại sao chúng ta không dành những khoản tiền tổ chức tiệc để giúp đỡ thế giới bất hạnh xung quanh?

4. Quên những người nhập cư

Những câu chuyện được kể trong dịp Noel là việc cả gia đình Chúa Jesus từng tránh được sự truy đuổi của kẻ thù nhờ những người nhập cư từ phương Đông. Cũng từ đây, gia đình Chúa phải sống ”tha phương” ở Ai Cập. Chính vì vậy, một điều mà những người con của Chúa phải nhớ là cần biết bao bọc những đồng bào nhập cư của họ.

5. Quên những thông điệp chống lạm dụng quyền hành

2 vợ chồng Đức Mẹ Mary và Joseph đã phải trốn khỏi quê hương do vua Herod đã mạnh tay trừng trị những gì mà ông ta coi là sự đe dọa với vương miện của mình.  Sau này, Chúa Jesus đã trở về và nói với mọi người rằng việc lạm dụng quyền hành của những kẻ thống trị cần được bài trừ, người dân phải đấu tranh để giành lại cuộc sống của mình.

6. Quên những người không có quà

Một trong những điều Chúa dạy những đệ tử của mình là cần phải biết chia sẻ những gì mình có với mọi người, đặc biệt là với những người còn thiếu thốn. Cho đi một chiếc áo là một ví dụ cho việc tặng quà người khác trong lễ Giáng sinh. Điều này thể hiện sự chia sẻ niềm vui của bản thân với cả xã hội.

7. Đặt kỳ nghỉ Giáng sinh ở vị trí quan trọng nhất

Có rất nhiều tôn giáo cùng sinh sống và cùng thời điểm Giáng sinh, có thể có rất nhiều ngày lễ khác của các tôn giáo này cũng tổ chức ngày của họ.

8. Nổi giận với câu chúc “Nghỉ lễ vui vẻ”

“Nghỉ lễ vui vẻ” là câu nói của các thế hệ đi trước. Sau này, để dành riêng cho ngày lễ Noel, mọi người sử dụng câu “Merry Christmas”.  Nếu bạn cảm thấy có vấn đề về câu nói “Nghỉ lễ vui vẻ” thì bạn nên xem lại bản thân mình.

9. Cho rằng Giáng sinh là ngày chúa ra đời

Những truyền thuyết cổ xưa, báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng thường nói điều này “Giáng sinh là ngày Chúa sinh ra đời”.  Tuy nhiên, những quan niệm này hoàn toàn sai lầm. Thời điểm chính xác Chúa Jesus ra đời là không rõ ràng. Trong Kinh thánh có đoạn viết “Những người chăn cừu trông nom đàn cừu của mình vào ban đêm” – điều này không thể xảy ra trong mùa đông.

Các nhà nghiên cứu đã tìm về ngôi làng nơi cha của Chúa, Joseph sinh sống và nhận ra rằng Chúa Jesus được sinh ra trong tiết trời ấm áp hơn rất nhiều buổi tối giáng sinh.

10. Nhầm lẫn về ngày lễ tôn giáo và ngày ngoại đạo

Rõ ràng ngày 25/12 hàng năm là ngày Giáng sinh mà hàng năm mọi người đều tưởng nhớ Chúa Jesus. Tuy nhiên nhiều người đã dựa vào thực tế này để lên án ngày lễ được cho là ăn theo ngày Giáng sinh được tổ chức bởi những người ngoại đạo.

Những người này trang trí nhà cửa với đồ trang trí màu xanh, cũng chúc tụng nhau và tặng quà. Điều này có thể dễ dàng được giải quyết khi biết rằng ngày lễ Giáng sinh vào ngày 25/12 là ngày dành cho tôn giáo còn ngày còn là dịp nghỉ lễ của những người ngoại đạo, chúng không phải là một.

1. Hưởng ứng tích cực mùa mua sắm Giáng sinh

Đối với rất nhiều người, giáng sinh bắt đầu với việc đứng trong những hàng dài chờ đợi mua sắm tại các trung tâm thương mại vào ngày lễ Tạ Ơn. Đây là thời điểm mua sắm “điên rồ” nhất trong năm của người dân. Tuy nhiên, với con chiên ngoan đạo, họ cần phải nhớ lời dạy của Chúa Jesus rằng Giáng sinh không phải là thời điểm để nhặt nhạnh của cải trong cuộc sống. Và việc tích cực mua sắm trong ngày này cần phải được chấm dứt.

Những điều cấm kỵ của Đạo Tin lành vào lễ Giáng sinh
Mùa lễ Giáng Sinh

2. Quên những người nghèo không có đồ ăn

Chúa Jesus đã từng nhắc nhở những đệ tử của mình hãy biết quan tâm tới những người nghèo khó không đủ ăn trong cuộc sống và việc cho họ đồ ăn cũng giống như mang đồ ăn cho Chúa vậy. Quá nhiều thức ăn, quá nhiều quà tặng, quá nhiều buổi tiệc liên hoan xa hoa vẫn được tổ chức vào dịp lễ Giáng sinh đã khiến mọi người không còn thời gian để nhận ra rằng vẫn có những mảnh đời bất hạnh phải nhặt nhạnh từng miếng đồ ăn thừa còn vương vãi mà chúng ta vứt ra ngoài bãi rác.

3. Quên những người vô gia cư

Nhà nghỉ cháy phòng, khách sạn không còn một chỗ trống là điều dễ nhận thấy trong đêm Giáng sinh.

Một trong những khoảng khắc quan trọng nhất của Cơ đốc giáo là ngày Chúa Jesus ra đời trên con phố Bethlehem. Theo Kinh thánh, Đức Mẹ Mary đã không thể tìm thấy một nhà trọ nào trong đêm giáng sinh và buộc phải để con mình ra đời trong cảnh vô gia cư. Trong ngày này, chúng ta tưởng nhớ một con người từng là người vô gia cư. Vậy tại sao chúng ta không dành những khoản tiền tổ chức tiệc để giúp đỡ thế giới bất hạnh xung quanh?

4. Quên những người nhập cư

Những câu chuyện được kể trong dịp Noel là việc cả gia đình Chúa Jesus từng tránh được sự truy đuổi của kẻ thù nhờ những người nhập cư từ phương Đông. Cũng từ đây, gia đình Chúa phải sống ”tha phương” ở Ai Cập. Chính vì vậy, một điều mà những người con của Chúa phải nhớ là cần biết bao bọc những đồng bào nhập cư của họ.

5. Quên những thông điệp chống lạm dụng quyền hành

2 vợ chồng Đức Mẹ Mary và Joseph đã phải trốn khỏi quê hương do vua Herod đã mạnh tay trừng trị những gì mà ông ta coi là sự đe dọa với vương miện của mình.  Sau này, Chúa Jesus đã trở về và nói với mọi người rằng việc lạm dụng quyền hành của những kẻ thống trị cần được bài trừ, người dân phải đấu tranh để giành lại cuộc sống của mình.

6. Quên những người không có quà

Một trong những điều Chúa dạy những đệ tử của mình là cần phải biết chia sẻ những gì mình có với mọi người, đặc biệt là với những người còn thiếu thốn. Cho đi một chiếc áo là một ví dụ cho việc tặng quà người khác trong lễ Giáng sinh. Điều này thể hiện sự chia sẻ niềm vui của bản thân với cả xã hội.

7. Đặt kỳ nghỉ Giáng sinh ở vị trí quan trọng nhất

Có rất nhiều tôn giáo cùng sinh sống và cùng thời điểm Giáng sinh, có thể có rất nhiều ngày lễ khác của các tôn giáo này cũng tổ chức ngày của họ.

8. Nổi giận với câu chúc “Nghỉ lễ vui vẻ”

“Nghỉ lễ vui vẻ” là câu nói của các thế hệ đi trước. Sau này, để dành riêng cho ngày lễ Noel, mọi người sử dụng câu “Merry Christmas”.  Nếu bạn cảm thấy có vấn đề về câu nói “Nghỉ lễ vui vẻ” thì bạn nên xem lại bản thân mình.

9. Cho rằng Giáng sinh là ngày chúa ra đời

Những truyền thuyết cổ xưa, báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng thường nói điều này “Giáng sinh là ngày Chúa sinh ra đời”.  Tuy nhiên, những quan niệm này hoàn toàn sai lầm. Thời điểm chính xác Chúa Jesus ra đời là không rõ ràng. Trong Kinh thánh có đoạn viết “Những người chăn cừu trông nom đàn cừu của mình vào ban đêm” – điều này không thể xảy ra trong mùa đông.

Các nhà nghiên cứu đã tìm về ngôi làng nơi cha của Chúa, Joseph sinh sống và nhận ra rằng Chúa Jesus được sinh ra trong tiết trời ấm áp hơn rất nhiều buổi tối giáng sinh.

10. Nhầm lẫn về ngày lễ tôn giáo và ngày ngoại đạo

Rõ ràng ngày 25/12 hàng năm là ngày Giáng sinh mà hàng năm mọi người đều tưởng nhớ Chúa Jesus. Tuy nhiên nhiều người đã dựa vào thực tế này để lên án ngày lễ được cho là ăn theo ngày Giáng sinh được tổ chức bởi những người ngoại đạo.

Những người này trang trí nhà cửa với đồ trang trí màu xanh, cũng chúc tụng nhau và tặng quà. Điều này có thể dễ dàng được giải quyết khi biết rằng ngày lễ Giáng sinh vào ngày 25/12 là ngày dành cho tôn giáo còn ngày còn là dịp nghỉ lễ của những người ngoại đạo, chúng không phải là một.

Công giáo

21 điểm khác nhau giữa đạo Công giáo và đạo Tin lành

Về căn bản, Đạo Tin Lành giống với Đạo Công Giáo đều dựa vào kinh Thánh. Sự khác nhau chủ yếu trong luật lệ và lễ nghi, lối sống đạo và cơ cấu tổ chức Giáo Hội.

2908

Về căn bản, Đạo Tin Lành giống với Đạo Công Giáo đều dựa vào kinh Thánh. Sự khác nhau chủ yếu trong luật lệ và lễ nghi, lối sống đạo và cơ cấu tổ chức Giáo Hội.

Đạo Công giáo và đạo Tin lành

1. Đạo Công Giáo tin nhận tất cả 64 quyển Kinh Cựu Ước, trong khi Đạo Tin Lành chỉ tin nhận 39 quyển.

2. Đạo Công Giáo coi Kinh Thánh, các nghị quyết Cộng đồng và quyết định của Giáo Hoàng là cơ sở pháp lý; trong khi Đạo Tin Lành cho rằng Kinh Thánh là chuẩn mực căn bản và duy nhất của giáo lý và đức tin. Ngoài Kinh Thánh ra không còn văn bản nào khác.

3. Đạo Công Giáo chủ yếu sử dụng hai loại kinh Nguyện và kinh Bổn (sách giáo lý) trong sinh hoạt tôn giáo; trong khi Đạo Tin Lành chỉ sử dụng kinh Thánh trong sinh hoạt tôn giáo.

4. Đạo Công Giáo cho rằng bà Maria đồng trinh trọn đời và đề cao tôn sùng bà, coi bà là Mẹ của Thiên Chúa; trong khi Đạo Tin Lành chỉ đồng trinh cho đến khi sinh Chúa Giê-su và chỉ coi bà là mẹ trần thế của Chúa Kitô, nên chỉ tôn trọng chứ không tôn sùng thờ lạy bà Maria.

5. Đạo Công Giáo đề cao tôn sùng các Thánh, trong khi Đạo Tin Lành chỉ kính trọng và noi gương các Thánh, không đề cao, tôn sùng.

6. Đạo Công Giáo chủ trương hành hương viếng các nơi Thánh để được ơn phúc; trong khi Đạo Tin Lành không chủ trương hành hương viếng các nơi Thánh.

7. Đạo Công Giáo tin có Thiên Đàng, địa ngục và luyện ngục, Đạo Tin Lành chỉ tin có Thiên đàng, địa ngục chứ không có luyện ngục.

8. Đạo Công Giáo có bảy phép bí tích gồm: rửa tội, thêm sức, giải tội, thánh thể, xức dầu Thánh, truyền chức Thánh, hôn phối; Đạo Tin Lành chỉ tin và thực hiện phép rửa tội, (bắp tem), phép tiệc Thánh, ngoài ra Đạo Tin Lành còn thực hiện một số lễ hôn phối, lễ dâng con trẻ cho Thiên Chúa.

9. Đạo Công Giáo thực hiện lễ rửa tội cho trẻ sơ sinh bằng vẩy nước và đặt tên Thánh cho người được rửa tội, trong khi Đạo Tin Lành chỉ thực hiện phép này gọi là bắt tem cho người 15 tuổi trở lên, chủ yếu bằng cách dìm mình dưới nước và không đặt tên Thánh cho người chịu phép bắp tem.

10. Đạo Công Giáo nhận phép biến thể trong lễ Thánh thể (bánh mì, rượu nho biến thành Mình Chúa và Máu Chúa), Đạo Tin Lành không công nhận thuyết biến thể trong phép Tiệc Thánh và cho rằng đó là kỷ niệm về cái chết của Chúa Kitô, bánh và rượu chỉ tượng trưng cho Mình Chúa và Máu Chúa.

11. Đạo Công Giáo qui định tín đồ xưng tội với Thiên Chúa qua Linh mục, Đạo Tin Lành qui định tín đồ chỉ xưng tội với Thiên Chúa.

12. Đạo Công Giáo thường sử dụng hình thức cầu nguyện chung bằng các bài Kinh nguyện đã soạn sẵn, trong khi Đạo Tin Lành, tín đồ tự cầu nguyện nói lên ước vọng của mình với Thiên Chúa và chỉ cầu nguyên hai bài chung là Kinh Lạy Cha và Kinh Tin Kính.

13. Đạo Công Giáo khi cầu nguyện có sử dụng tràng hạt, quỳ lạy, làm dấu Thánh, Đạo Tin Lành không sử dụng tràng hạt, không quỳ lạy, không làm dấu Thánh khi cầu nguyện.

14. Đạo Công Giáo thờ hình tượng và ảnh; Đạo Tin Lành không thờ hình tượng và ảnh vì cho rằng trong kinh Cựu Ước Thiên Chúa đã nói đến việc không thờ hình tượng.

15. Đạo Công Giáo lấy lễ là chính, bắt buộc các tín đồ phải thực hiện các nghi lễ theo qui định, trong Đạo Tin Lành, sinh hoạt tôn giáo lấy sự hiểu biết lẽ Đạo qua Kinh Thánh, tín đồ không nhất thiết phải thực hiện các lễ nghi.

16. Đạo Công Giáo thường xây dựng nhà thờ theo kiểu Gô-tích nhiều hoa văn hoạ tiết cầu kỳ và có Thánh quan thầy bảo hộ, trong khi nhà thờ Đạo Tin Lành có lối kiến trúc hiện đại, trong ngoài nhà thờ không có tranh tượng, chỉ đặt Thập tự giá biểu tượng Chúa Kitô chịu nạn và không có Thánh quan thầy bảo hộ.

17. Đạo Công Giáo xây dựng một giáo hội thống nhất, có cơ quan trung ương là Giáo Triều Vaticăng; Đạo Tin Lành không có một tổ chức giáo hội thống nhất, chia ra thành nhiều hệ phái, mỗi hệ phái có nhiều giáo hội độc lập.

18. Đạo Công Giáo điều hành giáo hội chịu ảnh hưởng của cơ chế phong kiến, quyền lực tập trung vào Giáo Hoàng; trong khi Đạo Tin Lành điều hành giáo hội theo cơ chế dân chủ, tín đồ được tham dự các hoạt động của giáo hội một cách trực tiếp hoặc theo cơ chế đại cử tri.

19. Đạo Công Giáo có hàng giáo phẩm với phẩm trật theo thứ tự trên dưới khác nhau: Giáo Hoàng, Hồng Y; Giám Mục; Linh Mục;…. Trong hàng giáo phẩm Đạo Tin Lành gồm các chức: Mục sư; Trưởng lão và Chấp sự. Một số hệ phái Đạo Tin Lành có cả nữ phái tham gia hàng giáo phẩm.

20. Đạo Công Giáo hàng giáo phẩm duy trì chế độ độc thân có thần quyền rất lớn, trong khi Đạo Tin Lành hàng giáo phẩm được lập gia đình và không có thần quyền.

21. Đạo Công Giáo hình thành hệ thống dòng tu nam, nữ và thường được chia làm nhiều dòng tu theo quy chế địa phận, dòng tu theo quy chế Toà Thánh, Đạo Tin Lành không có duy trì dòng tu nào.

Về căn bản, Đạo Tin Lành giống với Đạo Công Giáo đều dựa vào kinh Thánh. Sự khác nhau chủ yếu trong luật lệ và lễ nghi, lối sống đạo và cơ cấu tổ chức Giáo Hội.

Đạo Công giáo và đạo Tin lành

1. Đạo Công Giáo tin nhận tất cả 64 quyển Kinh Cựu Ước, trong khi Đạo Tin Lành chỉ tin nhận 39 quyển.

2. Đạo Công Giáo coi Kinh Thánh, các nghị quyết Cộng đồng và quyết định của Giáo Hoàng là cơ sở pháp lý; trong khi Đạo Tin Lành cho rằng Kinh Thánh là chuẩn mực căn bản và duy nhất của giáo lý và đức tin. Ngoài Kinh Thánh ra không còn văn bản nào khác.

3. Đạo Công Giáo chủ yếu sử dụng hai loại kinh Nguyện và kinh Bổn (sách giáo lý) trong sinh hoạt tôn giáo; trong khi Đạo Tin Lành chỉ sử dụng kinh Thánh trong sinh hoạt tôn giáo.

4. Đạo Công Giáo cho rằng bà Maria đồng trinh trọn đời và đề cao tôn sùng bà, coi bà là Mẹ của Thiên Chúa; trong khi Đạo Tin Lành chỉ đồng trinh cho đến khi sinh Chúa Giê-su và chỉ coi bà là mẹ trần thế của Chúa Kitô, nên chỉ tôn trọng chứ không tôn sùng thờ lạy bà Maria.

5. Đạo Công Giáo đề cao tôn sùng các Thánh, trong khi Đạo Tin Lành chỉ kính trọng và noi gương các Thánh, không đề cao, tôn sùng.

6. Đạo Công Giáo chủ trương hành hương viếng các nơi Thánh để được ơn phúc; trong khi Đạo Tin Lành không chủ trương hành hương viếng các nơi Thánh.

7. Đạo Công Giáo tin có Thiên Đàng, địa ngục và luyện ngục, Đạo Tin Lành chỉ tin có Thiên đàng, địa ngục chứ không có luyện ngục.

8. Đạo Công Giáo có bảy phép bí tích gồm: rửa tội, thêm sức, giải tội, thánh thể, xức dầu Thánh, truyền chức Thánh, hôn phối; Đạo Tin Lành chỉ tin và thực hiện phép rửa tội, (bắp tem), phép tiệc Thánh, ngoài ra Đạo Tin Lành còn thực hiện một số lễ hôn phối, lễ dâng con trẻ cho Thiên Chúa.

9. Đạo Công Giáo thực hiện lễ rửa tội cho trẻ sơ sinh bằng vẩy nước và đặt tên Thánh cho người được rửa tội, trong khi Đạo Tin Lành chỉ thực hiện phép này gọi là bắt tem cho người 15 tuổi trở lên, chủ yếu bằng cách dìm mình dưới nước và không đặt tên Thánh cho người chịu phép bắp tem.

10. Đạo Công Giáo nhận phép biến thể trong lễ Thánh thể (bánh mì, rượu nho biến thành Mình Chúa và Máu Chúa), Đạo Tin Lành không công nhận thuyết biến thể trong phép Tiệc Thánh và cho rằng đó là kỷ niệm về cái chết của Chúa Kitô, bánh và rượu chỉ tượng trưng cho Mình Chúa và Máu Chúa.

11. Đạo Công Giáo qui định tín đồ xưng tội với Thiên Chúa qua Linh mục, Đạo Tin Lành qui định tín đồ chỉ xưng tội với Thiên Chúa.

12. Đạo Công Giáo thường sử dụng hình thức cầu nguyện chung bằng các bài Kinh nguyện đã soạn sẵn, trong khi Đạo Tin Lành, tín đồ tự cầu nguyện nói lên ước vọng của mình với Thiên Chúa và chỉ cầu nguyên hai bài chung là Kinh Lạy Cha và Kinh Tin Kính.

13. Đạo Công Giáo khi cầu nguyện có sử dụng tràng hạt, quỳ lạy, làm dấu Thánh, Đạo Tin Lành không sử dụng tràng hạt, không quỳ lạy, không làm dấu Thánh khi cầu nguyện.

14. Đạo Công Giáo thờ hình tượng và ảnh; Đạo Tin Lành không thờ hình tượng và ảnh vì cho rằng trong kinh Cựu Ước Thiên Chúa đã nói đến việc không thờ hình tượng.

15. Đạo Công Giáo lấy lễ là chính, bắt buộc các tín đồ phải thực hiện các nghi lễ theo qui định, trong Đạo Tin Lành, sinh hoạt tôn giáo lấy sự hiểu biết lẽ Đạo qua Kinh Thánh, tín đồ không nhất thiết phải thực hiện các lễ nghi.

16. Đạo Công Giáo thường xây dựng nhà thờ theo kiểu Gô-tích nhiều hoa văn hoạ tiết cầu kỳ và có Thánh quan thầy bảo hộ, trong khi nhà thờ Đạo Tin Lành có lối kiến trúc hiện đại, trong ngoài nhà thờ không có tranh tượng, chỉ đặt Thập tự giá biểu tượng Chúa Kitô chịu nạn và không có Thánh quan thầy bảo hộ.

17. Đạo Công Giáo xây dựng một giáo hội thống nhất, có cơ quan trung ương là Giáo Triều Vaticăng; Đạo Tin Lành không có một tổ chức giáo hội thống nhất, chia ra thành nhiều hệ phái, mỗi hệ phái có nhiều giáo hội độc lập.

18. Đạo Công Giáo điều hành giáo hội chịu ảnh hưởng của cơ chế phong kiến, quyền lực tập trung vào Giáo Hoàng; trong khi Đạo Tin Lành điều hành giáo hội theo cơ chế dân chủ, tín đồ được tham dự các hoạt động của giáo hội một cách trực tiếp hoặc theo cơ chế đại cử tri.

19. Đạo Công Giáo có hàng giáo phẩm với phẩm trật theo thứ tự trên dưới khác nhau: Giáo Hoàng, Hồng Y; Giám Mục; Linh Mục;…. Trong hàng giáo phẩm Đạo Tin Lành gồm các chức: Mục sư; Trưởng lão và Chấp sự. Một số hệ phái Đạo Tin Lành có cả nữ phái tham gia hàng giáo phẩm.

20. Đạo Công Giáo hàng giáo phẩm duy trì chế độ độc thân có thần quyền rất lớn, trong khi Đạo Tin Lành hàng giáo phẩm được lập gia đình và không có thần quyền.

21. Đạo Công Giáo hình thành hệ thống dòng tu nam, nữ và thường được chia làm nhiều dòng tu theo quy chế địa phận, dòng tu theo quy chế Toà Thánh, Đạo Tin Lành không có duy trì dòng tu nào.

Tin lành

Đạo tin lành là gì? Tin lành thờ ai?

Đạo Tin lành thờ ai? Đây là câu hỏi mà nhiều người ngoài đạo thắc mắc. Câu trả lời có ngay trong bài viết này.

3221

Nguồn gốc ra đời của đạo Tin lành

Đạo Tin lành cùng với đạo Công giáo vốn là hai nhánh nhỏ của đạo Kitô giáo. Đây là một trong các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham.

Đặt nền tảng trên giáo huấn, sự chết trên thập tự giá và sự sống lại của Giêsu Kitô như được ký thuật trong Kinh thánh Tân Ước. Thuộc tôn giáo độc thần, hầu hết Kitô hữu tin rằng chỉ có một Thiên Chúa duy nhất hiện hữu trong ba thân vị (tiếng Hy Lạp: hypostasis) gọi là Ba Ngôi.

Tuy nhiên trải qua hai thiên niên kỷ, các bất đồng về thần học và giáo hội học đã hình thành các hệ phái Kitô giáo khác nhau. Thế kỷ XVI là mở đầu cho các cuộc cách mạng tư sản châu Âu. Máctin Luthơ chịu ảnh hưởng của tư tưởng tự do tư sản. Phản kháng lại những quy định khắc nghiệt của của đạo Công giáo.

Ông thừa nhận Thánh kinh nhưng phủ nhận truyền thống của nhà thờ, bãi bỏ những nghi lễ phiền toái, cải cách lại ngày phục sinh của chúa, chủ trương cho phép các mục sư lấy vợ… Những tư tưởng cải cách này đã dẫn tới xung đột gay gắt quyết liệt với Toà thánh Vaticăng. Và dẫn đến việc ra đời một tôn giáo mới: đạo Tin Lành.

Về nội dung cơ bản của đạo Tin lành vẫn giữ nguyên như đạo Công giáo. Nhưng về luật lệ, lễ nghi, cách thức hành đạo và cơ cấu tổ chức Giáo hội có nhiều thay đổi. Từ đó ảnh hưởng khá đậm nét tư tưởng dân chủ tư sản, nhấn mạnh ý chí cá nhân.

Tin Lành được truyền vào Việt Nam năm 1911. Đầu tiên, tôn giáo này chỉ được cho phép tại các vùng do Pháp quản lý và bị cấm tại các vùng khác. Đến năm 1920, Tin Lành mới được phép hoạt động trên khắp Việt Nam.

Tổ chức của đạo Tin lành

Đạo Tin lành không lập Giáo hội duy nhất mà xây dựng các giáo hội riêng rẽ, độc lập với các hình thức khác nhau tuỳ theo hệ phái và từng quốc gia. Nhà thờ đạo Tin lành thường có cấu trúc hiện đại nhưng bài trí đơn giản.

Đạo tin lành là gì? Tin lành thờ ai?
Hội Thánh Tin lành tại Việt Nam

Giáo sỹ đạo Tin lành có hai chức Mục sư và Truyền đạo (Giảng sư). Các giáo sỹ vẫn có gia đình bình thường nhưng họ phải chịu sự kiểm soát của các tín đồ, không có thần quyền và vai trò tuyệt đối đối với các tín đồ.

Giáo lý cơ bản của đạo Tin lành

Cũng giống như nhiều đạo giáo khác, Đạo Tin lành cũng có những tín ngưỡng và định hướng riêng biệt.

Đạo Tin lành đề cao vị trí của kinh thánh, coi đó là chuẩn mực căn bản duy nhất của đức tin và sự hành đạo. Lấy kinh thánh làm giáo lý nhưng đạo Tin lành chỉ công nhận 36 trong tổng số 46 cuốn Cựu ước.

Tin lành và Công giáo

– Khác với đạo Công giáo, đạo Tin lành không coi Kinh thánh là cuốn sách chỉ có một số người (giáo sĩ) được quyền kê cứu, giảng giải mà tín đồ, giáo sĩ đạo Tin lành đều có quyền sử dụng, nói và làm theo Kinh thánh.

– Đạo Tin lành tin rằng Đức mẹ Maria sinh ra Chúa Giêsu một cách mầu nhiệm nhưng xem bà không phải là mẹ Thiên chúa và chỉ đồng trinh cho đến khi sinh ra Chúa.

– Đạo Tin lành tin có thiên sứ, các thánh tông đồ, các thánh tử vì đạo và các thánh khác nhưng không sùng bái và thờ lạy họ như trong đạo Công giáo.

– Đạo Tin lành tin có Thiên đàng và Địa ngục nhưng không coi trọng đến mức dùng nó làm công cụ để khuyến khích và răn đe, trừng phạt con người.

– Đạo Tin lành có một đặc điểm là không chấp nhận điều gì trái với Kinh thánh, không cho tín đồ thờ cúng tổ tiên, các lễ hội… là cái bị coi là khác điều chúa dạy. Vì lẽ đó những thành viên của nhiều dân tộc theo đạo Tin lành bị buộc phải từ bỏ tôn giáo, văn hóa truyền thống của dân tộc minh.

Đạo Tin lành quan tâm đến các vấn đề của cuộc sống hàng ngày như khuyên dạy con người sống văn minh, từ bỏ những hủ tục, quy định những điều cấm kỵ như không quan hệ nam nữ bất chính, không có vợ bé, không cờ bạc rượu chè, ma tuý, đánh chửi nhau… và vì thế đạo Tin lành dễ lôi kéo quần chúng theo đạo.

Nghi lễ của đạo Tin lành

Nghi lễ đạo Tin lành khá đơn giản nên những tín đồ Tin lành ít bị gò bó vào nghi thức, họ có khả năng “giao thiệp với Chúa”

– Đạo Tin lành không thờ tranh ảnh, hình tượng cũng như di vật.

– Thánh ca trở thành phương tiện diễn đạt hàng đầu.

– Tín đồ theo đạo Tin lành chỉ thừa nhận hai bí tích rửa tội và thánh thể song quan niệm và cách tiến hành nghi lễ đó cũng có nhiều nội dung khác với đạo Công giáo.

– Tín đồ theo đạo Tin lành xưng tội trực tiếp với Thiên Chúa (đạo Công giáo phải thông qua Linh mục. Khi xưng tội, cầu nguyện tín đồ có thể ở nhà thờ, trước đám đông để sám hối, nói lên ý nguyện một cách công khai.

Nguồn gốc ra đời của đạo Tin lành

Đạo Tin lành cùng với đạo Công giáo vốn là hai nhánh nhỏ của đạo Kitô giáo. Đây là một trong các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham.

Đặt nền tảng trên giáo huấn, sự chết trên thập tự giá và sự sống lại của Giêsu Kitô như được ký thuật trong Kinh thánh Tân Ước. Thuộc tôn giáo độc thần, hầu hết Kitô hữu tin rằng chỉ có một Thiên Chúa duy nhất hiện hữu trong ba thân vị (tiếng Hy Lạp: hypostasis) gọi là Ba Ngôi.

Tuy nhiên trải qua hai thiên niên kỷ, các bất đồng về thần học và giáo hội học đã hình thành các hệ phái Kitô giáo khác nhau. Thế kỷ XVI là mở đầu cho các cuộc cách mạng tư sản châu Âu. Máctin Luthơ chịu ảnh hưởng của tư tưởng tự do tư sản. Phản kháng lại những quy định khắc nghiệt của của đạo Công giáo.

Ông thừa nhận Thánh kinh nhưng phủ nhận truyền thống của nhà thờ, bãi bỏ những nghi lễ phiền toái, cải cách lại ngày phục sinh của chúa, chủ trương cho phép các mục sư lấy vợ… Những tư tưởng cải cách này đã dẫn tới xung đột gay gắt quyết liệt với Toà thánh Vaticăng. Và dẫn đến việc ra đời một tôn giáo mới: đạo Tin Lành.

Về nội dung cơ bản của đạo Tin lành vẫn giữ nguyên như đạo Công giáo. Nhưng về luật lệ, lễ nghi, cách thức hành đạo và cơ cấu tổ chức Giáo hội có nhiều thay đổi. Từ đó ảnh hưởng khá đậm nét tư tưởng dân chủ tư sản, nhấn mạnh ý chí cá nhân.

Tin Lành được truyền vào Việt Nam năm 1911. Đầu tiên, tôn giáo này chỉ được cho phép tại các vùng do Pháp quản lý và bị cấm tại các vùng khác. Đến năm 1920, Tin Lành mới được phép hoạt động trên khắp Việt Nam.

Tổ chức của đạo Tin lành

Đạo Tin lành không lập Giáo hội duy nhất mà xây dựng các giáo hội riêng rẽ, độc lập với các hình thức khác nhau tuỳ theo hệ phái và từng quốc gia. Nhà thờ đạo Tin lành thường có cấu trúc hiện đại nhưng bài trí đơn giản.

Đạo tin lành là gì? Tin lành thờ ai?
Hội Thánh Tin lành tại Việt Nam

Giáo sỹ đạo Tin lành có hai chức Mục sư và Truyền đạo (Giảng sư). Các giáo sỹ vẫn có gia đình bình thường nhưng họ phải chịu sự kiểm soát của các tín đồ, không có thần quyền và vai trò tuyệt đối đối với các tín đồ.

Giáo lý cơ bản của đạo Tin lành

Cũng giống như nhiều đạo giáo khác, Đạo Tin lành cũng có những tín ngưỡng và định hướng riêng biệt.

Đạo Tin lành đề cao vị trí của kinh thánh, coi đó là chuẩn mực căn bản duy nhất của đức tin và sự hành đạo. Lấy kinh thánh làm giáo lý nhưng đạo Tin lành chỉ công nhận 36 trong tổng số 46 cuốn Cựu ước.

Tin lành và Công giáo

– Khác với đạo Công giáo, đạo Tin lành không coi Kinh thánh là cuốn sách chỉ có một số người (giáo sĩ) được quyền kê cứu, giảng giải mà tín đồ, giáo sĩ đạo Tin lành đều có quyền sử dụng, nói và làm theo Kinh thánh.

– Đạo Tin lành tin rằng Đức mẹ Maria sinh ra Chúa Giêsu một cách mầu nhiệm nhưng xem bà không phải là mẹ Thiên chúa và chỉ đồng trinh cho đến khi sinh ra Chúa.

– Đạo Tin lành tin có thiên sứ, các thánh tông đồ, các thánh tử vì đạo và các thánh khác nhưng không sùng bái và thờ lạy họ như trong đạo Công giáo.

– Đạo Tin lành tin có Thiên đàng và Địa ngục nhưng không coi trọng đến mức dùng nó làm công cụ để khuyến khích và răn đe, trừng phạt con người.

– Đạo Tin lành có một đặc điểm là không chấp nhận điều gì trái với Kinh thánh, không cho tín đồ thờ cúng tổ tiên, các lễ hội… là cái bị coi là khác điều chúa dạy. Vì lẽ đó những thành viên của nhiều dân tộc theo đạo Tin lành bị buộc phải từ bỏ tôn giáo, văn hóa truyền thống của dân tộc minh.

Đạo Tin lành quan tâm đến các vấn đề của cuộc sống hàng ngày như khuyên dạy con người sống văn minh, từ bỏ những hủ tục, quy định những điều cấm kỵ như không quan hệ nam nữ bất chính, không có vợ bé, không cờ bạc rượu chè, ma tuý, đánh chửi nhau… và vì thế đạo Tin lành dễ lôi kéo quần chúng theo đạo.

Nghi lễ của đạo Tin lành

Nghi lễ đạo Tin lành khá đơn giản nên những tín đồ Tin lành ít bị gò bó vào nghi thức, họ có khả năng “giao thiệp với Chúa”

– Đạo Tin lành không thờ tranh ảnh, hình tượng cũng như di vật.

– Thánh ca trở thành phương tiện diễn đạt hàng đầu.

– Tín đồ theo đạo Tin lành chỉ thừa nhận hai bí tích rửa tội và thánh thể song quan niệm và cách tiến hành nghi lễ đó cũng có nhiều nội dung khác với đạo Công giáo.

– Tín đồ theo đạo Tin lành xưng tội trực tiếp với Thiên Chúa (đạo Công giáo phải thông qua Linh mục. Khi xưng tội, cầu nguyện tín đồ có thể ở nhà thờ, trước đám đông để sám hối, nói lên ý nguyện một cách công khai.

Tin lành

Sự giống và khác nhau giữa đạo Tin Lành và Công Giáo

Đạo Tin Lành và đạo Công Giáo có những điểm giống nhau và cũng có những sự khác biệt về các phương diện.

2538

Hai đạo này đều tôn thờ Thiên Chúa (Đức Chúa Trời), tin thuyết Chúa 3 Ngôi: Ngôi 1 là Cha, Ngôi 2 là Con, Ngôi 3 là Thánh Thần. Tin Chúa tạo dựng ra Trời Đất, Vũ trụ và vạn vật, tin con người do Thiên Chúa tạo ra, có Tội Tổ Tông, tin có Ngôi Hai là Đức Chúa Giê-su giáng trần chịu nạn chết trên Thánh giá để chuộc tội cho loài người, tin có ngày Phục Sinh và Ngày Phán Xét cuối cùng.

Nếu so sánh Đạo Tin Lành và Công giáo về các phương diện như: Giáo lý, Luật pháp, Lễ nghi, và Tổ chức thì có thể nêu ra những điểm giống và khác nhau dưới đây:

Kinh Thánh

Hai đạo đều lấy Kinh Thánh gồm Cựu Ước và Tân Ước làm nền tảng Giáo lý.

Đạo Tin Lành không tin tưởng những điều nào ngoài Kinh Thánh.

Đạo Công giáo cho rằng, ngoài Kinh Thánh còn có các văn bản khác không kém phần quan trọng là các Nghị quyết của các Công Đồng Chung, các Thông điệp và Sắc chỉ của Đức Giáo Hoàng.

Về phương diện tổ chức

Đạo Tin Lành không lập ra một Tổ chức Giáo Hội Trung Ương như Công giáo, mà lại xây dựng nhiều Giáo hội riêng rẽ, độc lập và tự trị. Dưới Giáo Hội là các Chi Hội. Đại Hội các cấp của Giáo Hội Tin Lành được gọi là Đại Hội Đồng, có toàn quyền quyết định các công việc của toàn Giáo Hội.

Đức Mẹ Maria

Đạo Tin Lành chỉ xem Mẹ Maria đồng trinh cho đến khi sinh Chúa Giê-su và chỉ coi bà là mẹ trần thế của Chúa Kitô, nên chỉ tôn kính chứ không tôn thờ Mẹ Maria như Công giáo.

Các Tông Đồ, Thiên sứ

Đạo Tin Lành tin có Thiên sứ, có Thánh Tông đồ, các Thánh Tử đạo, và các Thánh khác, nhưng không tôn kính họ như Đạo Công Giáo.

Đạo Tin Lành không thờ các tranh ảnh, hình tượng, không tôn sùng và thực hiện việc hành hương đến Thánh địa Jérusalem, Núi Sinai, Đền Thánh Phêrô và Phaolô.

Linh Mục

Giáo sĩ của Đạo Tin Lành chỉ có 2 bậc: Mục Sư và Truyền Đạo (cũng gọi là Giảng Sư). Giáo sĩ Tin Lành được phép có vợ và con cái, xây dựng hạnh phúc gia đình bình thường như bao nhiêu người khác, không buộc phải giữ độc thân như các Linh Mục Công giáo.

Tín đồ Đạo Tin Lành, muốn lên làm Mục Sư, thì phải học đạo, qua thời gian tập sự rồi mới được bổ nhiệm chức Truyền Đạo. Một thời gian sau, nếu xét thấy có nhiều khả năng thì mới phong lên hàng Mục Sư.

Việc phong chức và bổ nhiệm 2 chức Truyền Đạo và Mục Sư do một Hội Đồng đặc biệt của Giáo Hội quyết định.

Các Mục Sư Tin Lành không có quyền thay mặt Thiên Chúa ban phước hay tha tội cho tín đồ, không phải là cầu nối trung gian giữa Thiên Chúa và tín đồ. Điều này hoàn toàn trái hẳn với các Linh Mục Công giáo La Mã.

Luật lệ và Lễ nghi

Luật lệ và Lễ nghi của Đạo Tin Lành rất đơn giản so với Công giáo.

Đạo Tin Lành là một tôn giáo đề cao lý trí trong Đức Tin, cho rằng sự siêu rỗi chỉ đến bởi Đức Tin và không quan trọng nghi lễ.

Phép Bí tích

Trong 7 Phép Bí tích của Công giáo, Đạo Tin Lành chỉ thừa nhận 2 Bí tích sau đây :

– Bí tích Rửa tội (Baptême)

– Bí tích Thánh thể.

vì họ cho rằng, trong Kinh Thánh Tân Ước chỉ có ghi 2 Bí tích đó mà thôi.

Nghi lễ Baptême của Đạo Tin lành được tiến hành theo lối cổ như Thánh Gioan rửa tội cho Chúa Giê-su trên sông Jordan bằng cách dìm cả người xuống nước, chớ không cải biến dội một ít nước lên đầu một cách tượng trưng như Đạo Công giáo.

Đạo Công Giáo nhận phép biến thể trong lễ Thánh thể (bánh mì, rượu nho biến thành Mình Chúa và Máu Chúa), Đạo Tin Lành không công nhận thuyết biến thể trong phép Tiệc Thánh và cho rằng đó là kỷ niệm về cái chết của Chúa Kitô, bánh và rượu chỉ tượng trưng cho Mình Chúa và Máu Chúa.

Chuộc tội

Đạo Công giáo cho rằng, con người không những phải làm việc thiện mà còn phải hãm mình để chuộc tội.

Đạo Tin Lành quan niệm việc chuộc tội cho loài người đã có Chúa Giê-su làm trọn rồi, nên con người làm việc thiện là để tỏ ra xứng đáng với Thiên Chúa và được Thiên Chúa cứu vớt.

Xưng tội

Tín đồ Công giáo xưng tội trong phòng kín với Linh Mục, là hình thức chủ yếu; còn Đạo Tin Lành thì tín đồ chỉ xưng tội trực tiếp với Thiên Chúa mà thôi.

Nhà Thờ

Nhà Thờ Công Giáo được xây dựng quy mô và rất tốn kém, kiến trúc theo lối cổ, bài trí công phu và cho rằng đây là nơi Chúa ngự một cách linh thiêng, đặc biệt, trong và ngoài Nhà Thờ đều treo nhiều ảnh tượng, Chúa Giê-su có nói đây là nhà của Cha ta.

Nhưng trái lại, Nhà Thờ Tin Lành thường theo kiến trúc hiện đại, đơn giản, không treo tượng ảnh. Bên trong nhà Thờ chỉ có đặt một cây Thập tự giá biểu tượng Chúa chịu nạn.

Trên đây chỉ là quan điểm về sự giống và khác nhau giữa đạo Tin Lành và đạo Công Giáo trong sự hiểu biết của Văn Hóa Tâm Linh. Nếu bài viết có gì sai sót xin được lượng thứ và đóng góp ý kiến. Chân thành cảm ơn!

Hai đạo này đều tôn thờ Thiên Chúa (Đức Chúa Trời), tin thuyết Chúa 3 Ngôi: Ngôi 1 là Cha, Ngôi 2 là Con, Ngôi 3 là Thánh Thần. Tin Chúa tạo dựng ra Trời Đất, Vũ trụ và vạn vật, tin con người do Thiên Chúa tạo ra, có Tội Tổ Tông, tin có Ngôi Hai là Đức Chúa Giê-su giáng trần chịu nạn chết trên Thánh giá để chuộc tội cho loài người, tin có ngày Phục Sinh và Ngày Phán Xét cuối cùng.

Nếu so sánh Đạo Tin Lành và Công giáo về các phương diện như: Giáo lý, Luật pháp, Lễ nghi, và Tổ chức thì có thể nêu ra những điểm giống và khác nhau dưới đây:

Kinh Thánh

Hai đạo đều lấy Kinh Thánh gồm Cựu Ước và Tân Ước làm nền tảng Giáo lý.

Đạo Tin Lành không tin tưởng những điều nào ngoài Kinh Thánh.

Đạo Công giáo cho rằng, ngoài Kinh Thánh còn có các văn bản khác không kém phần quan trọng là các Nghị quyết của các Công Đồng Chung, các Thông điệp và Sắc chỉ của Đức Giáo Hoàng.

Về phương diện tổ chức

Đạo Tin Lành không lập ra một Tổ chức Giáo Hội Trung Ương như Công giáo, mà lại xây dựng nhiều Giáo hội riêng rẽ, độc lập và tự trị. Dưới Giáo Hội là các Chi Hội. Đại Hội các cấp của Giáo Hội Tin Lành được gọi là Đại Hội Đồng, có toàn quyền quyết định các công việc của toàn Giáo Hội.

Đức Mẹ Maria

Đạo Tin Lành chỉ xem Mẹ Maria đồng trinh cho đến khi sinh Chúa Giê-su và chỉ coi bà là mẹ trần thế của Chúa Kitô, nên chỉ tôn kính chứ không tôn thờ Mẹ Maria như Công giáo.

Các Tông Đồ, Thiên sứ

Đạo Tin Lành tin có Thiên sứ, có Thánh Tông đồ, các Thánh Tử đạo, và các Thánh khác, nhưng không tôn kính họ như Đạo Công Giáo.

Đạo Tin Lành không thờ các tranh ảnh, hình tượng, không tôn sùng và thực hiện việc hành hương đến Thánh địa Jérusalem, Núi Sinai, Đền Thánh Phêrô và Phaolô.

Linh Mục

Giáo sĩ của Đạo Tin Lành chỉ có 2 bậc: Mục Sư và Truyền Đạo (cũng gọi là Giảng Sư). Giáo sĩ Tin Lành được phép có vợ và con cái, xây dựng hạnh phúc gia đình bình thường như bao nhiêu người khác, không buộc phải giữ độc thân như các Linh Mục Công giáo.

Tín đồ Đạo Tin Lành, muốn lên làm Mục Sư, thì phải học đạo, qua thời gian tập sự rồi mới được bổ nhiệm chức Truyền Đạo. Một thời gian sau, nếu xét thấy có nhiều khả năng thì mới phong lên hàng Mục Sư.

Việc phong chức và bổ nhiệm 2 chức Truyền Đạo và Mục Sư do một Hội Đồng đặc biệt của Giáo Hội quyết định.

Các Mục Sư Tin Lành không có quyền thay mặt Thiên Chúa ban phước hay tha tội cho tín đồ, không phải là cầu nối trung gian giữa Thiên Chúa và tín đồ. Điều này hoàn toàn trái hẳn với các Linh Mục Công giáo La Mã.

Luật lệ và Lễ nghi

Luật lệ và Lễ nghi của Đạo Tin Lành rất đơn giản so với Công giáo.

Đạo Tin Lành là một tôn giáo đề cao lý trí trong Đức Tin, cho rằng sự siêu rỗi chỉ đến bởi Đức Tin và không quan trọng nghi lễ.

Phép Bí tích

Trong 7 Phép Bí tích của Công giáo, Đạo Tin Lành chỉ thừa nhận 2 Bí tích sau đây :

– Bí tích Rửa tội (Baptême)

– Bí tích Thánh thể.

vì họ cho rằng, trong Kinh Thánh Tân Ước chỉ có ghi 2 Bí tích đó mà thôi.

Nghi lễ Baptême của Đạo Tin lành được tiến hành theo lối cổ như Thánh Gioan rửa tội cho Chúa Giê-su trên sông Jordan bằng cách dìm cả người xuống nước, chớ không cải biến dội một ít nước lên đầu một cách tượng trưng như Đạo Công giáo.

Đạo Công Giáo nhận phép biến thể trong lễ Thánh thể (bánh mì, rượu nho biến thành Mình Chúa và Máu Chúa), Đạo Tin Lành không công nhận thuyết biến thể trong phép Tiệc Thánh và cho rằng đó là kỷ niệm về cái chết của Chúa Kitô, bánh và rượu chỉ tượng trưng cho Mình Chúa và Máu Chúa.

Chuộc tội

Đạo Công giáo cho rằng, con người không những phải làm việc thiện mà còn phải hãm mình để chuộc tội.

Đạo Tin Lành quan niệm việc chuộc tội cho loài người đã có Chúa Giê-su làm trọn rồi, nên con người làm việc thiện là để tỏ ra xứng đáng với Thiên Chúa và được Thiên Chúa cứu vớt.

Xưng tội

Tín đồ Công giáo xưng tội trong phòng kín với Linh Mục, là hình thức chủ yếu; còn Đạo Tin Lành thì tín đồ chỉ xưng tội trực tiếp với Thiên Chúa mà thôi.

Nhà Thờ

Nhà Thờ Công Giáo được xây dựng quy mô và rất tốn kém, kiến trúc theo lối cổ, bài trí công phu và cho rằng đây là nơi Chúa ngự một cách linh thiêng, đặc biệt, trong và ngoài Nhà Thờ đều treo nhiều ảnh tượng, Chúa Giê-su có nói đây là nhà của Cha ta.

Nhưng trái lại, Nhà Thờ Tin Lành thường theo kiến trúc hiện đại, đơn giản, không treo tượng ảnh. Bên trong nhà Thờ chỉ có đặt một cây Thập tự giá biểu tượng Chúa chịu nạn.

Trên đây chỉ là quan điểm về sự giống và khác nhau giữa đạo Tin Lành và đạo Công Giáo trong sự hiểu biết của Văn Hóa Tâm Linh. Nếu bài viết có gì sai sót xin được lượng thứ và đóng góp ý kiến. Chân thành cảm ơn!

Tin lành

Đạo Tin lành trên thế giới và Việt Nam

Là một tôn giáo lớn trên thế giới, đạo Tin lành đã có mặt ở Việt Nam hơn 100 năm qua. Trong quá trình tồn tại và phát triển ở Việt Nam, Tin lành đã chọn lựa các hình thức hoạt động mềm dẻo, giáo lí và lễ nghi được đơn giản hoá, quần chúng hoá.

2315

Ở nhiều nơi đạo Tin lành đã thích nghi dễ dàng với phong tục tập quán của người địa phương, số lượng tín đồ đạo Tin lành ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, những ảnh hưởng của nó tới đời sống chính trị xã hội, tâm lý lối sống, phong tục tập quán… đang đặt ra nhiều vấn đề khá phức tạp và nhạy cảm.

Dưới đây là bài viết khái quát một số đặc điểm lịch sử về đạo Tin lành ở Việt Nam và những vấn đề đặt ra hiện nay.

Sự hình thành đạo Tin lành và một số đặc điểm nhận biết

Sự hình thành đạo Tin lành

Nếu so sánh với các tôn giáo lớn trên thế giới như Phật giáo, Công giáo hay Hồi giáo thì Đạo Tin lành ra đời muộn hơn cả. Tuy nhiên, kể từ khi ra đời cho đến nay, đạo Tin lành đã phát triển rất mạnh, trở thành một tôn giáo quốc tế với khoảng 550 triệu tín đồ, gần 300 hệ phái tổ chức khác nhau và có mặt trên nhiều quốc gia.

Vào khoảng đầu thế kỷ XVI ở Châu Âu diễn ra sự phân biệt trong đạo Ki tô, dẫn tới việc ra đời của đạo Tin lành. Thực chất đó là cuộc cải cách tôn giáo và chính trị xã hội sâu sắc. Đạo Tin lành là kết quả của sự khủng hoảng đến mức trầm trọng về uy tín của Công giáo do những tham vọng quyền lực trần thế, sự sa sút về đạo đức của hàng giáo phẩm; là kết quả của sự lúng túng, bế tắc của nền thần học kinh viện thời trung cổ; là kết quả đầu tiên mà giai cấp tư sản mới ra đời giành được trong cuộc đấu tranh chống lại giai cấp phong kiến mà chỗ dựa tư tưởng của giai cấp này là đạo công giáo.

Phong trào cải cách tôn giáo nổ ra đầu tiên ở Đức. Người khởi xướng và trở thành lãnh tụ nổi tiếng của phong trào này là Matin Luther. Ông là người đã bỏ dở chương trình Đại học Luật Erfurt để quyết định “dâng mình cho Chúa” rồi tu tại dòng Oguxtino. Sau đó Luther trở thành giáo sư, tiến sĩ thần học của truờng Đại học tổng hợp Wittenberg. Khi có dịp sang Rôma, Luther đã hoàn toàn thất vọng vì tận mắt chứng kiến đời sống xa hoa trần tục của số đông giáo sỹ. Với sự kiện này ông đã nhen nhóm những ý tưởng cải cách tôn giáo. Sau đó Luther đã công bố 95 luận đề với nội dung phê phán kịch liệt việc lợi dụng danh thánh để bóc lột dân chúng, lên án chức vụ giáo hoàng và giáo quyền Rôma…

Những quan điểm của Luther đã được đông đảo các tầng lớp nhân dân Đức ủng hộ, nhất là các công hầu quý tộc. Đến năm 1532, trước sự lớn mạnh của phong trào này, hoàng đế Đức đã phải thừa nhận sự tự do hoạt động của đạo Tin lành.

Thụy Sĩ cũng là trung tâm lớn thứ hai của cuộc cải cách tôn giáo gắn với tên tuổi của Jean Calvin. Ông là người Pháp, đã từng theo học thần học và luật học bằng học bổng của giáo hội Công giáo nhưng do hưởng ứng phong trào cải cách của Luther nên bị trục xuất khỏi Pháp và sinh sống ở Thuỵ Sĩ. Calvin đã nghiên cứu và hình thành một giáo thuyết riêng đồng thời cải cách về lễ nghi, giáo hội làm chuẩn mực cho phần lớn các hệ phái Tin lành đi theo…

Từ trung tâm Đức và Thuỵ Sĩ, phong trào cải cách tôn giáo phát triển nhanh chóng sang Pháp, Scotlen, Ireland, Hà lan, Anh , Nauy, Đan mạch… Đến cuối thế kỷ XVI đã hình thành một tôn giáo mới tách hẳn khỏi đạo Công giáo. Trong quá trình phát triển của mình, đạo Tin lành đã hình thành rất nhiều hệ phái khác nhau như Trưởng lão, Menhônai, Moóc Mông, Ngũ tuần, Giám lý, Thanh giáo và Giáo hội cộng đồng, Cơ đốc Phục lâm, Giáo hội thống nhất, Môn đệ đấng Chrits, Hội Liên hiệp Phúc âm truyền giáo…

Đặc điểm nhận biết của đạo Tin lành

Đạo Tin lành có nhiều tổ chức hệ phái mặc dù có những dị biệt về giáo thuyết, nghi thức hành đạo và cách tổ chức giáo hội nhưng nhìn chung đều thống nhất ở những nội dung, nguyên tắc chính. Có thể khái quát và so sánh với đạo Công giáo:

Trước hết về thần học: Đạo Tin lành là một nhánh của Kitô giáo nên cũng lấy kinh thánh Cựu ước và Tân ước làm nền tảng giáo lý. Khác với Công giáo, Tin lành đề cao vị trí kinh thánh, coi đó là chuẩn mực căn bản duy nhất của đức tin và sự hành đạo, nhưng không coi kinh thánh là cuốn sách của riêng giáo sĩ mà tất cả các tín đồ, giáo sĩ đạo Tin lành đều đọc, sử dụng, nói và làm theo kinh thánh.

Đạo Tin lành cũng thờ Thiên chúa và thừa nhận chúa 3 ngôi: Cha, Con, Thánh thần; tin muôn vật đều do thiên chúa tạo dựng. Nhưng trong tín điều về Đức Bà hoài thai chúa GiêSu một cách mầu nhiệm, đạo Tin lành cho rằng Chúa chỉ mượn lòng bà Maria làm nơi sinh thành chứ Maria không thể là mẹ của Chúa dù theo bất cứ nghĩa nào, thậm chí sau khi sinh ra GiêSu, Maria không còn đồng trinh nữa và còn sinh rất nhiều con cái: Giacôp, Giôdep, Ximôn, Gruđa… Chính vì thế họ phản đối mọi sự thờ phụng bà Maria.

Đạo Tin lành trên thế giới và Việt Nam
Tỉ lệ dân số theo đạo Tin Lành ở các quốc gia trên thế giới

Là một tôn giáo đặc biệt đề cao lý trí trong đức tin. Do đó, luật lệ, lễ nghi, cách thức hành đạo của Tin lành đơn giản, không cầu kỳ rườm rà. Đạo Tin lành không thờ các tranh ảnh, hiện tượng cũng như dị vật phản đối việc hành hương đến các thánh địa. Trong 7 phép bí tích của đạo Công giáo, đạo Tin lành chỉ thừa nhận và thực hiện phép rửa tội và phép thánh thể. Nếu tín đồ đạo Công giáo xưng tội trong toà kín với linh mục là hình thức chủ yếu nhất thì tín đồ đạo Tin lành khi xưng tội và cầu nguyện có thể đứng giữa nhà thờ, đám đông để sám hối hoặc nói lên ý nguyện của mình một cách công khai. Thánh đường của đạo Tin lành thường có kiến trúc hiện đại, đơn giản. Trong thánh đường chỉ có duy nhất cây thập giá, biểu tượng của Chúa GiêSu bị nạn.

Về nhân sự, đạo Tin lành cũng có giáo sĩ như công giáo. Giáo sĩ đạo Tin lành có hai chức: mục sư và giảng sư, không áp dụng luật độc thân như giáo sĩ đạo Công giáo. Và có một điều đặc biệt là giáo sĩ Tin lành có nhiều người là nữ. Các giáo sĩ tuy cũng được coi là người chăm sóc linh hồn cho tín đồ nhưng không có quyền thay mặt Chúa để ban phúc hay tha tội cho con chiên.

Về phương diện tổ chức, đạo Tin lành không lập ra tổ chức giáo hội mang tính chất phổ quát cho toàn đạo mà đi theo hướng xây dựng các giáo hội riêng rẽ, độc lập với những hình thức khác nhau theo từng hệ phái, từng quốc gia. Trong tổ chức giáo hội, các hệ phái Tin lành chủ trương giao quyền tự trị cho các giáo hội cơ sở, chi hội, các cấp giáo hội bên trên hình thành phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cho phép. Giáo hội Tin lành không cấu thành bởi các vị giáo sĩ một cách cố định như Công giáo mà cả tín đồ, giáo sĩ tham gia thông qua bầu cử một cách dân chủ…

Nhìn chung, có thể thấy sự cải cách của Tin lành về cách thức hành đạo cũng như tổ chức giáo hội chịu ảnh hưởng đậm nét của tư tưởng dân chủ và khuynh hướng tự do cá nhân, giảm thiểu và bớt đi sự linh thiêng về luật lệ, lễ nghi, cơ cấu tổ chức của đạo Công giáo. Sinh hoạt tôn giáo không lệ thuộc nhiều vào việc lễ bái, nơi thờ tự, chức sắc… Người ta khó có thể đánh giá mức độ và nhu cầu tín ngưỡng của tín đồ Tin lành qua việc họ có đến nhà thờ tham dự các sinh hoạt tôn giáo hay không. Đối với tín đồ Tin lành, nếu có đức tin thì ở tại gia đình với quyển kinh thánh, họ có thể chu toàn bổn phận của một tín đồ.

Với lối sống đạo nhẹ nhàng đơn giản, không rườm rà và ràng buộc khắt khe như đạo Công giáo, lại đề cao tinh thần dân chủ trong các hoạt động về tổ chức nên đạo Tin lành là một tôn giáo có màu sắc mới mẻ, thích hợp với lối sống của giai cấp tư sản, tiểu tư sản, công chức thị dân nói chung trong xã hội công nghiệp. Ngày nay, người ta dễ dàng nhận thấy những nước có nền công nghiệp tiên tiến là những nước có đông người theo đạo Tin lành như Thụy Điển, Nauy, Đan Mạch, Đức, Anh, Hà Lan, Mỹ…

Bên cạnh đó, cũng có thể nhận thấy rằng Tin lành ra đời khi các tôn giáo lớn đã tạo được nhiều hình ảnh ở những địa bàn nhất định. Ví dụ như Phật giáo ở Châu Á, Công giáo ở Châu Âu, Hồi giáo ở Trung cận đông… Trước thực tế đó, Tin lành một mặt nỗ lực lôi kéo Công giáo ở Châu Âu, mặt khác tìm đến vùng xa xôi hẻo lánh để phát triển đạo. Ở những vùng này, đạo Tin lành không chỉ khai thác lợi thế là một tôn giáo có lối sống đạo đơn giản, đề cao dân chủ và vai trò cá nhân mà còn nghiên cứu rất kỹ đặc điểm văn hoá tâm lý, lối sống của từng dân tộc ở những vùng này để có phương thức phù hợp. Đặc biệt những nơi có phong tục tập quán lạc hậu, Tin lành xuất hiện với những điều mới lạ và tiến bộ lôi kéo người tin theo và trong những trường hợp đó đạo Tin lành phát triển rất nhanh. Vậy đối tượng tín đồ của Đạo Tin lành ngoài tầng lớp trí thức thị dân còn là dân tộc thiểu số.

Mặc dù được đánh giá là một tôn giáo “tiến bộ”, “năng động” và dễ thích nghi nhưng vì đạo Tin lành đề cao vai trò của kinh thánh, thậm chí có một số hệ phái Tin lành tỏ ra rất bảo thủ, không chấp nhận những điều gì trái với kinh thánh nên dẫn đến sự phản ứng đối kháng với văn hoá tín ngưỡng truyền thống của các tín đồ ở những nơi đạo Tin lành truyền bá.

Đạo Tin lành ở Việt Nam

Đặc điểm lịch sử

Với những đặc điểm riêng về địa lý, lịch sử, văn hoá, dân cư… Việt Nam là một quốc gia có nhiều tôn giáo và loại hình tín ngưỡng. Trước khi đạo Tin lành được truyền vào, Việt Nam đã có các tôn giáo lớn như Phật giáo, Lão giáo, Công giáo. Đạo Tin lành có mặt ở Việt Nam vào những năm cuối thế kỷ XIX do tổ chức Tin lành Liên hiệp phúc âm và truyền giáo Mỹ (CMA) truyền vào. Tổ chức này đã cử nhiều mục sư sang Việt Nam để tìm hiểu và thăm dò: Mục sư Tiến sĩ A.B Sumpsm (1887); D.Leclacher (1893); C.H Reves (1897); R.A Jaffray (1899); S.Dayan (1901)… Đến năm 1911, CMA đã cử R.A.Jaffray, Paul.M.Husel, G.LoyHugher đến Đà Nẵng lập Hội thánh đầu tiên. Đây là sự kiện đánh dấu mốc cho sự truyền bá đạo Tin lành vào Việt Nam. Từ cơ sở ở Đà Nẵng, các giáo sĩ hội truyền giáo mở thêm một số cơ sở khác ở những vùng lân cận như: Hội An, Tam kỳ, Đại Lộc… và cử người dân đi truyền đạo ở Bắc kỳ và Nam kỳ với các hoạt động chủ yếu là: dịch kinh thánh, lập nhà in và mở trường đào tạo mục sư truyền đạo.

Đạo Tin lành trên thế giới và Việt Nam-1
Đạo Tin lành du nhập vào Việt Nam từ hơn 100 năm trước

Tuy nhiên, chính quyền Pháp ở Việt Nam không ưa đạo Tin lành, họ lo ngại ảnh hưởng của Mỹ thông qua việc phát triển đạo Tin lành. Do đó đạo Tin lành trong thời kỳ này hoạt động rất khó khăn. Khi chiến tranh thế giới thứ nhất xảy ra, thực dân Pháp cho rằng các giáo sĩ Tin lành làm gián điệp cho Đức nên đã ra lệnh đóng cửa nhà thờ Tin lành và cấm các giáo sĩ Tin lành hoạt động. Ngoài ra người Pháp còn dựa vào Hoà ước 6/6/1884 chỉ cho phép Thiên chúa giáo được truyền bá vào Việt Nam. Toàn quyền Đông dương đã cho đóng cửa nhà thờ, trục xuất giáo sỹ truyền giáo CMA. Phải tới năm 1927, khi phong trào dân chủ Pháp lên cao thì những lệnh cấm này mới được huỷ bỏ. Thế nhưng trong sự cấm đoán đó, đạo Tin lành vẫn tìm mọi cách để phát triển. Tới năm 1918, CMA đã lập được 5 chi hội ở Bắc kỳ, 6 chi hội ở Trung kỳ và 5 chi hội ở Nam kỳ. Tất cả các chi hội Tin lành lúc đó đều được giấy phép hoạt động cả của khâm sứ 3 kỳ và đều lấy tên là : “Hội thánh Tin lành Đông Pháp” (MEI).

Từ năm 1924 đến năm 1927, đã có 4 Đại hội đồng của Đạo Tin lành được tổ chức. Đại hội đồng lần thứ IV ở Đà Nẵng đã bầu ra Ban Trị sự Tổng liên Hội thánh Tin lành Việt Nam do mục sư Hoàng Trọng Thừa làm Hội trưởng đầu tiên.

Trong thời kỳ chiến tranh Thế giới thứ 2, phát xít Nhật vào Đông Dương, tình hình chính trị xã hội phức tạp, Uỷ ban truyền giáo của CMA New York đã có lệnh triệu hồi tất cả các giáo sĩ rời Đông Dương. Hội thánh Tin lành Việt Nam rơi vào tình trạng suy thoái, các sinh hoạt tín ngưỡng của tín đồ cũng bị xáo trộn. Chiến tranh kết thúc, các giáo sĩ trở lại Việt Nam và các sinh hoạt của đạo Tin lành ở cả 3 miền được phục hồi.

Trải qua một quá trình truyền bá và phát triển, đến năm 1954, đạo Tin lành có khoảng 60.000 tín đồ với gần 100 mục sư truyền đạo. Trụ sở chung của giáo hội Tin lành Việt Nam được đặt tại Hà nội.

Sau Hiệp định Giơnevơ (1954), đạo Tin lành ở hai miền Nam – Bắc có sự khác nhau. Ở Miền Bắc số đông tín đồ giáo sĩ bị đế quốc Mỹ và các thế lực thù địch kích động nên đã di cư vào Nam. Những người ở lại miền Bắc đã lập tổ chức giáo hội riêng lấy tên gọi là Hội thánh Tin lành Việt Nam thường gọi là Tổng hội Tin lành miền Bắc với những hoạt động bình thường, phạm vi ảnh hưởng không lớn, số lượng tín đồ cũng tăng một cách không đáng kể. Ở miền Nam, những năm 1954 – 1975, lợi dụng cuộc chiến tranh xâm lược, đế quốc Mỹ, CMA đã lập ra Tổng liên hội thánh Tin lành Việt Nam thường gọi là Hội thánh Tin lành Việt Nam.

Giai đoạn này, đạo Tin lành ở miền Nam phát triển mạnh mẽ. Tin lành ra sức củng cố, mở rộng hệ thống tổ chức cơ sở tôn giáo, các cơ sở kinh tế văn hoá xã hội, mở rộng phạm vi truyền đạo ra nhiều địa bàn, nhất là ở Tây Nguyên. Hội thánh Tin lành miền Nam đã cho tách riêng hai “hạt” vùng dân tộc ít người ra khỏi người Kinh và lập ra “cơ quan truyền giáo người Thượng” dưới sự chỉ đạo trực tiếp của các giáo sĩ Tin lành Mỹ, đồng thời, mở cửa cho các hệ phái Tin lành, các tổ chức xã hội văn hoá, nhân đạo, từ thiện của Mỹ vào truyền đạo và xây dựng cơ sở khắp miền Nam. Hội thánh Tin lành miền Nam rất chú trọng đào tạo mục sư và truyền đạo, nâng “Trường kinh thánh” thành “Viện kinh thánh thần học” toàn miền Nam, đầu tư mở hai trường kinh thánh trung cấp cho Tây nguyên. Hội thánh Tin lành còn đưa nhiều mục sư và truyền đạo ra nước ngoài đào tạo. Giáo hội Tin lành đã thành lập hệ thống tuyên uý trong quân đội nguỵ từ Bộ Tổng tham mưu đến quân đoàn, quân khu và những đơn vị đặc biệt. Họ đã tuyển chọn và đưa gần 100 mục sư và truyền đạo vào ngụy quân.

Bên cạnh CMA, ở miền Nam còn có hệ phái Tin lành cũng từ Mỹ du nhập vào từ những năm 30 của thế kỷ XX, phát triển chủ yếu sau những năm 50, đó là phái Cơ đốc Phục lâm. Đây là phái lớn thứ hai sau CMA, có hệ thống giáo hội với hơn 10.000 tín đồ, gần 40 mục sư, 34 nhà thờ và một số cơ sở tôn giáo xã hội khác. Hội thánh cơ đốc Phục lâm còn có hơn 20 hệ phái vào truyền giáo và xây dựng cơ sở ở miền Nam như: Baptism, Pentecostim (Ngũ tuần), (Nhân chứng Giêhôva), Jehovah’s Witnesses…

Sau 1975, đất nước được hoà bình thống nhất, giáo sĩ người nước ngoài rút khỏi Việt Nam, một số giáo sỹ người Việt di tản, phạm vi và mức độ hoạt động của đạo Tin lành ở miền Nam thu hẹp lại. Hội thánh Tin lành Miền Nam còn khoảng 450 giáo sĩ, 487 nhà thờ. Các hoạt động của đạo Tin lành ở hai miền Nam Bắc vẫn tiếp tục phát triển tới năm 1990 đã có 300.000 người theo đạo Tin lành.

Những thập kỷ gần đây, các giáo phái Tin lành đã đẩy mạnh hoạt động như phục hồi các hình thức tôn giáo, phát triển tín đồ, củng cố giáo hội… Nhiều hoạt động như vận động lập lại các tổ chức cũ, quan hệ với bên ngoài… Cơ quan cứu trợ và phát triển Cơ đốc Phục lâm gần đây có thực hiện một số dự án viện trợ nhân đạo trong lĩnh vực y tế, giáo dục, thuỷ lợi, ngư nghiệp…

Điểm lại diễn biến 100 năm đạo Tin lành vào Việt Nam, chúng ta có thể ghi nhận rằng quá trình này chịu sự tác động quá lớn của các sự kiện chính trị xã hội, nhất là khi đất nước bị chia cắt. Hội thánh Tin lành Việt Nam ngay từ đầu là một tổ chức chung nhưng sau đó lại bị chia rẽ bởi hai tổ chức giáo hội ở hai miền với những tính chất chính trị và quy mô khác nhau. Tuy vậy, đạo Tin lành đã có cơ sở trong quần chúng ở nhiều vùng trên đất nước ta, thực tế hiện nay đã có khoảng hơn 1,2 triệu tín đồ. Đặc biệt là khoảng 10 năm trở lại đây, đạo Tin lành phát triển đột biến ở Tây Nguyên, Tây Bắc và một số vùng dân tộc thiểu số khác đang đặt ra một số vấn đề nhạy cảm, phức tạp cần được giải quyết, tháo gỡ.

Một số vấn đề đặt ra hiện nay

Có thể thấy đạo Tin lành là vấn đề nổi trội đột xuất trong các vấn đề tôn giáo ở Việt Nam. Sự hiện diện của cộng đồng Tin lành ở Việt Nam gần đây đã trở nên những điểm nóng khá phức tạp, nhạy cảm.

Trước hết đó là sự va chạm, xung đột với các tập tục gia đình, xã hội, tín ngưỡng cổ truyền và các tôn giáo khác ở Việt Nam. Đối với mỗi người Việt Nam, thờ cúng ông bà, tổ tiên, thành hoàng và những người có công với làng, nước… là sự thiêng liêng, thậm chí đã thành tiêu chí hàng đầu về đạo đức của mỗi thành viên trong gia đình, họ tộc, làng xóm. Những tập tục xuất phát từ trong nghi lễ chịu ảnh hưởng của Nho giáo, thể hiện lòng hiếu thảo của con cái đối với ông bà, cha mẹ như giỗ chạp, ma chay, cưới xin đã góp phần vào nết đẹp văn hoá mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

Trong khi đó, đạo Tin lành là một tôn giáo độc thần, chỉ thờ phụng một đức Chúa Trời duy nhất. Tin lành vốn chủ trương triệt để phản đối việc thờ tranh ảnh, tượng thánh và nâng lên một bước nữa là chống lại việc thờ hình tượng. Điều kiện để trở thành tín đồ chính thức của đạo Tin lành là: không dự vào việc hương hoả, cúng cấp cùng các sự dị đoan, không nên dùng hoặc buôn bán các vật không hợp với tôn chỉ của đạo Tin lành như: thuốc phiện, rượu, các vật phẩm thờ cúng hình tượng.

Đạo Tin lành còn có những lí lẽ biện giải để chống đối với các tập tục gia đinh, tín ngưỡng cổ truyền như: Các ông thờ lạy tổ tiên được mấy đời? Thờ trong nhà chẳng qua được hai, ba, đời; thờ trong họ chẳng qua được đôi mươi đời, trước đôi mươi đời há không phải tổ tông xa nữa sao? Cho nên chúng tôi chỉ thờ một mình đức chúa Trời là tổ tông của chúng ta. Khi Tin lành du nhập vào Việt Nam, các nhà truyền giáo đã ra sức bài bác, tuyên chiến với hệ thống tín ngưỡng của người Việt như: xem địa lí,chọn ngày, thờ thổ công, thờ bà chúa Liễu Hạnh…

Vậy, cùng với sự phát triển của đạo Tin lành là sự thay đổi lối sống, tâm lý, tình cảm, sự phân giới về xã hội, văn hoá, tín ngưỡng dân tộc. Nó cũng tạo nên sự chia rẽ trong nội bộ gia đình, dòng họ, lưu tồn định kiến hoài nghi cộng sản, làm giảm sút lòng tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước và nghiêm trọng hơn là các tín đồ Tin lành dễ bị các phần tử xấu lôi kéo chống đối chính quyền, nổi loạn….Đây quả thật là những thách đố đối với chúng ta.

Hơn nữa, hiện nay các thế lực thù địch và lực lượng chống đối muốn thông qua đạo Tin lành để thực hành chủ nghĩa li khai, giải lãnh thổ. Ở Việt Nam, điều này đã trở thành hiện thực khi người ta thấy Tin lành lan toả một cách nhanh chóng ở những vùng đất “phên dậu” của tổ quốc: miền núi phía Bắc, Tây Nguyên..

Đặc biệt, sự phát triển của đạo Tin lành trong các đồng bào dân tộc thiểu ở Tây Nguyên vừa là hệ quả vừa là tác nhân của những diễn biến chính trị phức tạp trên địa bàn này thời gian gần đây. Đạo Tin lành có mặt ở Tây nguyên từ những thập kỷ 20 của thế kỷ trước, kể từ đó, nó đã kiên trì, bền bỉ chiếm cả không gian, xã hội cao nguyên, xâm thực vào buôn làng, văn hoá truyền thống và thâm nhập vào các nhóm xã hội mới xuất hiện theo đà chuyển đổi của nền kinh tế theo hướng thị trường hoá. Thí dụ: nhà thờ Tin lành thay thế cho nhà Rông trong việc đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cộng đồng của con người Tây nguyên. Lễ Noen, Phục sinh thay thế cho lễ Cơm mới, lễ Năm mới cổ truyền…

Số lượng tín đồ của đạo Tin lành ở vùng đất đỏ ba gian này ngày càng gia tăng và luôn chiếm ½ số tín đồ Tin lành cả nước. Các thế lực thù địch trên cơ sở này luôn ra sức kích thích, nuôi dưỡng chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, biệt lập li khai trong một bộ phận tầng lớp trên của các dân tộc Tây Nguyên, đồng thời lôi kéo các lực lượng này vào các phong trào bạo loạn nhằm khuynh đảo thể chế chính trị ở nước ta.

Hiện nay hùa theo chiến dịch: nhân quyền và tự do tôn giáo của chính giới Mỹ, Ksorkơk và các phần tử chính trị phản động gốc Tây Nguyên lưu vong ở Mỹ cho ra đời cái gọi là “Hội thánh Tin lành Đềga”, đòi lập nhà nước Đềga của người Thượng. Đây là một chiêu thức lưu manh chính trị nguy hiểm lôi kéo một số tín đồ không nhỏ của Hội thánh Tin lành miền Nam, tạo nên một vụ áp phe chính trị đội lốt tôn giáo vào đầu năm 2001 và năm 2004.

Vấn đề đạo Tin lành hiện nay vẫn còn là một chủ đề “chứa chất nhiều tiềm năng” đối với các thế lực thù địch Việt Nam và các phần tử cơ hội chủ nghĩa trong chính giới Mỹ để họ khai thác trong các chiến dịch nhân quyền và tự do tôn giáo.

Với tinh thần đảm bảo và tôn trọng quyền phát triển tự do tín ngưỡng tôn giáo của công dân, nhà nước Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc giải quyết các vấn đề tôn giáo, đặc biệt là đối với đạo Tin lành. Nhà nước Việt Nam đã công nhận tư cách pháp nhân của Tổng Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) từ năm 1958 và Tổng Liên hội Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) từ đầu năm 2001. Vậy có nghĩa là chúng ta thừa nhận sự tồn tại khách quan của đạo Tin lành ở Việt Nam, từng bước đưa đạo Tin lành vào thể chế luật pháp tôn giáo để khai thác những mặt tích cực, nhưng kiên quyết ngăn chặn chống lại bất cứ một nhóm người nào lợi dụng đạo Tin lành để phá hoại sự nghiệp đoàn kết toàn dân làm hại đến nền văn hoá lành mạnh của dân tộc.

Là một tôn giáo lớn trên thế giới, đạo Tin lành đã có mặt ở Việt Nam hơn 100 năm. Trong quá trình tồn tại và phát triển ở Việt Nam, Tin lành đã chọn lựa các hình thức hoạt động mềm dẻo, giáo lí và lễ nghi được đơn giản hoá, quần chúng hoá, ở nhiều nơi đã thích nghi dễ dàng với phong tục tập quán của người địa phương, số lượng tín đồ đạo Tin lành ngày càng gia tăng. Điều cốt yếu là tín đồ đạo Tin lành không tách rời với điều kiện lịch sử mới, tìm được nhiều phương sách đúng đắn để hoà nhập trong cộng đồng dân tộc, không đi ngược lại lợi ích của dân tộc. Chúng ta có quyền hy vọng vào một cộng đồng Tin lành ở Việt Nam “kính chúa, yêu nước” “sống phúc âm…” như đường hướng hoạt động của Hội thánh Tin lành miền Bắc và miền Nam đề ra.

Theo TRẦN THANH GIANG / ĐH VĂN HÓA HÀ NỘI

Ở nhiều nơi đạo Tin lành đã thích nghi dễ dàng với phong tục tập quán của người địa phương, số lượng tín đồ đạo Tin lành ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, những ảnh hưởng của nó tới đời sống chính trị xã hội, tâm lý lối sống, phong tục tập quán… đang đặt ra nhiều vấn đề khá phức tạp và nhạy cảm.

Dưới đây là bài viết khái quát một số đặc điểm lịch sử về đạo Tin lành ở Việt Nam và những vấn đề đặt ra hiện nay.

Sự hình thành đạo Tin lành và một số đặc điểm nhận biết

Sự hình thành đạo Tin lành

Nếu so sánh với các tôn giáo lớn trên thế giới như Phật giáo, Công giáo hay Hồi giáo thì Đạo Tin lành ra đời muộn hơn cả. Tuy nhiên, kể từ khi ra đời cho đến nay, đạo Tin lành đã phát triển rất mạnh, trở thành một tôn giáo quốc tế với khoảng 550 triệu tín đồ, gần 300 hệ phái tổ chức khác nhau và có mặt trên nhiều quốc gia.

Vào khoảng đầu thế kỷ XVI ở Châu Âu diễn ra sự phân biệt trong đạo Ki tô, dẫn tới việc ra đời của đạo Tin lành. Thực chất đó là cuộc cải cách tôn giáo và chính trị xã hội sâu sắc. Đạo Tin lành là kết quả của sự khủng hoảng đến mức trầm trọng về uy tín của Công giáo do những tham vọng quyền lực trần thế, sự sa sút về đạo đức của hàng giáo phẩm; là kết quả của sự lúng túng, bế tắc của nền thần học kinh viện thời trung cổ; là kết quả đầu tiên mà giai cấp tư sản mới ra đời giành được trong cuộc đấu tranh chống lại giai cấp phong kiến mà chỗ dựa tư tưởng của giai cấp này là đạo công giáo.

Phong trào cải cách tôn giáo nổ ra đầu tiên ở Đức. Người khởi xướng và trở thành lãnh tụ nổi tiếng của phong trào này là Matin Luther. Ông là người đã bỏ dở chương trình Đại học Luật Erfurt để quyết định “dâng mình cho Chúa” rồi tu tại dòng Oguxtino. Sau đó Luther trở thành giáo sư, tiến sĩ thần học của truờng Đại học tổng hợp Wittenberg. Khi có dịp sang Rôma, Luther đã hoàn toàn thất vọng vì tận mắt chứng kiến đời sống xa hoa trần tục của số đông giáo sỹ. Với sự kiện này ông đã nhen nhóm những ý tưởng cải cách tôn giáo. Sau đó Luther đã công bố 95 luận đề với nội dung phê phán kịch liệt việc lợi dụng danh thánh để bóc lột dân chúng, lên án chức vụ giáo hoàng và giáo quyền Rôma…

Những quan điểm của Luther đã được đông đảo các tầng lớp nhân dân Đức ủng hộ, nhất là các công hầu quý tộc. Đến năm 1532, trước sự lớn mạnh của phong trào này, hoàng đế Đức đã phải thừa nhận sự tự do hoạt động của đạo Tin lành.

Thụy Sĩ cũng là trung tâm lớn thứ hai của cuộc cải cách tôn giáo gắn với tên tuổi của Jean Calvin. Ông là người Pháp, đã từng theo học thần học và luật học bằng học bổng của giáo hội Công giáo nhưng do hưởng ứng phong trào cải cách của Luther nên bị trục xuất khỏi Pháp và sinh sống ở Thuỵ Sĩ. Calvin đã nghiên cứu và hình thành một giáo thuyết riêng đồng thời cải cách về lễ nghi, giáo hội làm chuẩn mực cho phần lớn các hệ phái Tin lành đi theo…

Từ trung tâm Đức và Thuỵ Sĩ, phong trào cải cách tôn giáo phát triển nhanh chóng sang Pháp, Scotlen, Ireland, Hà lan, Anh , Nauy, Đan mạch… Đến cuối thế kỷ XVI đã hình thành một tôn giáo mới tách hẳn khỏi đạo Công giáo. Trong quá trình phát triển của mình, đạo Tin lành đã hình thành rất nhiều hệ phái khác nhau như Trưởng lão, Menhônai, Moóc Mông, Ngũ tuần, Giám lý, Thanh giáo và Giáo hội cộng đồng, Cơ đốc Phục lâm, Giáo hội thống nhất, Môn đệ đấng Chrits, Hội Liên hiệp Phúc âm truyền giáo…

Đặc điểm nhận biết của đạo Tin lành

Đạo Tin lành có nhiều tổ chức hệ phái mặc dù có những dị biệt về giáo thuyết, nghi thức hành đạo và cách tổ chức giáo hội nhưng nhìn chung đều thống nhất ở những nội dung, nguyên tắc chính. Có thể khái quát và so sánh với đạo Công giáo:

Trước hết về thần học: Đạo Tin lành là một nhánh của Kitô giáo nên cũng lấy kinh thánh Cựu ước và Tân ước làm nền tảng giáo lý. Khác với Công giáo, Tin lành đề cao vị trí kinh thánh, coi đó là chuẩn mực căn bản duy nhất của đức tin và sự hành đạo, nhưng không coi kinh thánh là cuốn sách của riêng giáo sĩ mà tất cả các tín đồ, giáo sĩ đạo Tin lành đều đọc, sử dụng, nói và làm theo kinh thánh.

Đạo Tin lành cũng thờ Thiên chúa và thừa nhận chúa 3 ngôi: Cha, Con, Thánh thần; tin muôn vật đều do thiên chúa tạo dựng. Nhưng trong tín điều về Đức Bà hoài thai chúa GiêSu một cách mầu nhiệm, đạo Tin lành cho rằng Chúa chỉ mượn lòng bà Maria làm nơi sinh thành chứ Maria không thể là mẹ của Chúa dù theo bất cứ nghĩa nào, thậm chí sau khi sinh ra GiêSu, Maria không còn đồng trinh nữa và còn sinh rất nhiều con cái: Giacôp, Giôdep, Ximôn, Gruđa… Chính vì thế họ phản đối mọi sự thờ phụng bà Maria.

Đạo Tin lành trên thế giới và Việt Nam
Tỉ lệ dân số theo đạo Tin Lành ở các quốc gia trên thế giới

Là một tôn giáo đặc biệt đề cao lý trí trong đức tin. Do đó, luật lệ, lễ nghi, cách thức hành đạo của Tin lành đơn giản, không cầu kỳ rườm rà. Đạo Tin lành không thờ các tranh ảnh, hiện tượng cũng như dị vật phản đối việc hành hương đến các thánh địa. Trong 7 phép bí tích của đạo Công giáo, đạo Tin lành chỉ thừa nhận và thực hiện phép rửa tội và phép thánh thể. Nếu tín đồ đạo Công giáo xưng tội trong toà kín với linh mục là hình thức chủ yếu nhất thì tín đồ đạo Tin lành khi xưng tội và cầu nguyện có thể đứng giữa nhà thờ, đám đông để sám hối hoặc nói lên ý nguyện của mình một cách công khai. Thánh đường của đạo Tin lành thường có kiến trúc hiện đại, đơn giản. Trong thánh đường chỉ có duy nhất cây thập giá, biểu tượng của Chúa GiêSu bị nạn.

Về nhân sự, đạo Tin lành cũng có giáo sĩ như công giáo. Giáo sĩ đạo Tin lành có hai chức: mục sư và giảng sư, không áp dụng luật độc thân như giáo sĩ đạo Công giáo. Và có một điều đặc biệt là giáo sĩ Tin lành có nhiều người là nữ. Các giáo sĩ tuy cũng được coi là người chăm sóc linh hồn cho tín đồ nhưng không có quyền thay mặt Chúa để ban phúc hay tha tội cho con chiên.

Về phương diện tổ chức, đạo Tin lành không lập ra tổ chức giáo hội mang tính chất phổ quát cho toàn đạo mà đi theo hướng xây dựng các giáo hội riêng rẽ, độc lập với những hình thức khác nhau theo từng hệ phái, từng quốc gia. Trong tổ chức giáo hội, các hệ phái Tin lành chủ trương giao quyền tự trị cho các giáo hội cơ sở, chi hội, các cấp giáo hội bên trên hình thành phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cho phép. Giáo hội Tin lành không cấu thành bởi các vị giáo sĩ một cách cố định như Công giáo mà cả tín đồ, giáo sĩ tham gia thông qua bầu cử một cách dân chủ…

Nhìn chung, có thể thấy sự cải cách của Tin lành về cách thức hành đạo cũng như tổ chức giáo hội chịu ảnh hưởng đậm nét của tư tưởng dân chủ và khuynh hướng tự do cá nhân, giảm thiểu và bớt đi sự linh thiêng về luật lệ, lễ nghi, cơ cấu tổ chức của đạo Công giáo. Sinh hoạt tôn giáo không lệ thuộc nhiều vào việc lễ bái, nơi thờ tự, chức sắc… Người ta khó có thể đánh giá mức độ và nhu cầu tín ngưỡng của tín đồ Tin lành qua việc họ có đến nhà thờ tham dự các sinh hoạt tôn giáo hay không. Đối với tín đồ Tin lành, nếu có đức tin thì ở tại gia đình với quyển kinh thánh, họ có thể chu toàn bổn phận của một tín đồ.

Với lối sống đạo nhẹ nhàng đơn giản, không rườm rà và ràng buộc khắt khe như đạo Công giáo, lại đề cao tinh thần dân chủ trong các hoạt động về tổ chức nên đạo Tin lành là một tôn giáo có màu sắc mới mẻ, thích hợp với lối sống của giai cấp tư sản, tiểu tư sản, công chức thị dân nói chung trong xã hội công nghiệp. Ngày nay, người ta dễ dàng nhận thấy những nước có nền công nghiệp tiên tiến là những nước có đông người theo đạo Tin lành như Thụy Điển, Nauy, Đan Mạch, Đức, Anh, Hà Lan, Mỹ…

Bên cạnh đó, cũng có thể nhận thấy rằng Tin lành ra đời khi các tôn giáo lớn đã tạo được nhiều hình ảnh ở những địa bàn nhất định. Ví dụ như Phật giáo ở Châu Á, Công giáo ở Châu Âu, Hồi giáo ở Trung cận đông… Trước thực tế đó, Tin lành một mặt nỗ lực lôi kéo Công giáo ở Châu Âu, mặt khác tìm đến vùng xa xôi hẻo lánh để phát triển đạo. Ở những vùng này, đạo Tin lành không chỉ khai thác lợi thế là một tôn giáo có lối sống đạo đơn giản, đề cao dân chủ và vai trò cá nhân mà còn nghiên cứu rất kỹ đặc điểm văn hoá tâm lý, lối sống của từng dân tộc ở những vùng này để có phương thức phù hợp. Đặc biệt những nơi có phong tục tập quán lạc hậu, Tin lành xuất hiện với những điều mới lạ và tiến bộ lôi kéo người tin theo và trong những trường hợp đó đạo Tin lành phát triển rất nhanh. Vậy đối tượng tín đồ của Đạo Tin lành ngoài tầng lớp trí thức thị dân còn là dân tộc thiểu số.

Mặc dù được đánh giá là một tôn giáo “tiến bộ”, “năng động” và dễ thích nghi nhưng vì đạo Tin lành đề cao vai trò của kinh thánh, thậm chí có một số hệ phái Tin lành tỏ ra rất bảo thủ, không chấp nhận những điều gì trái với kinh thánh nên dẫn đến sự phản ứng đối kháng với văn hoá tín ngưỡng truyền thống của các tín đồ ở những nơi đạo Tin lành truyền bá.

Đạo Tin lành ở Việt Nam

Đặc điểm lịch sử

Với những đặc điểm riêng về địa lý, lịch sử, văn hoá, dân cư… Việt Nam là một quốc gia có nhiều tôn giáo và loại hình tín ngưỡng. Trước khi đạo Tin lành được truyền vào, Việt Nam đã có các tôn giáo lớn như Phật giáo, Lão giáo, Công giáo. Đạo Tin lành có mặt ở Việt Nam vào những năm cuối thế kỷ XIX do tổ chức Tin lành Liên hiệp phúc âm và truyền giáo Mỹ (CMA) truyền vào. Tổ chức này đã cử nhiều mục sư sang Việt Nam để tìm hiểu và thăm dò: Mục sư Tiến sĩ A.B Sumpsm (1887); D.Leclacher (1893); C.H Reves (1897); R.A Jaffray (1899); S.Dayan (1901)… Đến năm 1911, CMA đã cử R.A.Jaffray, Paul.M.Husel, G.LoyHugher đến Đà Nẵng lập Hội thánh đầu tiên. Đây là sự kiện đánh dấu mốc cho sự truyền bá đạo Tin lành vào Việt Nam. Từ cơ sở ở Đà Nẵng, các giáo sĩ hội truyền giáo mở thêm một số cơ sở khác ở những vùng lân cận như: Hội An, Tam kỳ, Đại Lộc… và cử người dân đi truyền đạo ở Bắc kỳ và Nam kỳ với các hoạt động chủ yếu là: dịch kinh thánh, lập nhà in và mở trường đào tạo mục sư truyền đạo.

Đạo Tin lành trên thế giới và Việt Nam-1
Đạo Tin lành du nhập vào Việt Nam từ hơn 100 năm trước

Tuy nhiên, chính quyền Pháp ở Việt Nam không ưa đạo Tin lành, họ lo ngại ảnh hưởng của Mỹ thông qua việc phát triển đạo Tin lành. Do đó đạo Tin lành trong thời kỳ này hoạt động rất khó khăn. Khi chiến tranh thế giới thứ nhất xảy ra, thực dân Pháp cho rằng các giáo sĩ Tin lành làm gián điệp cho Đức nên đã ra lệnh đóng cửa nhà thờ Tin lành và cấm các giáo sĩ Tin lành hoạt động. Ngoài ra người Pháp còn dựa vào Hoà ước 6/6/1884 chỉ cho phép Thiên chúa giáo được truyền bá vào Việt Nam. Toàn quyền Đông dương đã cho đóng cửa nhà thờ, trục xuất giáo sỹ truyền giáo CMA. Phải tới năm 1927, khi phong trào dân chủ Pháp lên cao thì những lệnh cấm này mới được huỷ bỏ. Thế nhưng trong sự cấm đoán đó, đạo Tin lành vẫn tìm mọi cách để phát triển. Tới năm 1918, CMA đã lập được 5 chi hội ở Bắc kỳ, 6 chi hội ở Trung kỳ và 5 chi hội ở Nam kỳ. Tất cả các chi hội Tin lành lúc đó đều được giấy phép hoạt động cả của khâm sứ 3 kỳ và đều lấy tên là : “Hội thánh Tin lành Đông Pháp” (MEI).

Từ năm 1924 đến năm 1927, đã có 4 Đại hội đồng của Đạo Tin lành được tổ chức. Đại hội đồng lần thứ IV ở Đà Nẵng đã bầu ra Ban Trị sự Tổng liên Hội thánh Tin lành Việt Nam do mục sư Hoàng Trọng Thừa làm Hội trưởng đầu tiên.

Trong thời kỳ chiến tranh Thế giới thứ 2, phát xít Nhật vào Đông Dương, tình hình chính trị xã hội phức tạp, Uỷ ban truyền giáo của CMA New York đã có lệnh triệu hồi tất cả các giáo sĩ rời Đông Dương. Hội thánh Tin lành Việt Nam rơi vào tình trạng suy thoái, các sinh hoạt tín ngưỡng của tín đồ cũng bị xáo trộn. Chiến tranh kết thúc, các giáo sĩ trở lại Việt Nam và các sinh hoạt của đạo Tin lành ở cả 3 miền được phục hồi.

Trải qua một quá trình truyền bá và phát triển, đến năm 1954, đạo Tin lành có khoảng 60.000 tín đồ với gần 100 mục sư truyền đạo. Trụ sở chung của giáo hội Tin lành Việt Nam được đặt tại Hà nội.

Sau Hiệp định Giơnevơ (1954), đạo Tin lành ở hai miền Nam – Bắc có sự khác nhau. Ở Miền Bắc số đông tín đồ giáo sĩ bị đế quốc Mỹ và các thế lực thù địch kích động nên đã di cư vào Nam. Những người ở lại miền Bắc đã lập tổ chức giáo hội riêng lấy tên gọi là Hội thánh Tin lành Việt Nam thường gọi là Tổng hội Tin lành miền Bắc với những hoạt động bình thường, phạm vi ảnh hưởng không lớn, số lượng tín đồ cũng tăng một cách không đáng kể. Ở miền Nam, những năm 1954 – 1975, lợi dụng cuộc chiến tranh xâm lược, đế quốc Mỹ, CMA đã lập ra Tổng liên hội thánh Tin lành Việt Nam thường gọi là Hội thánh Tin lành Việt Nam.

Giai đoạn này, đạo Tin lành ở miền Nam phát triển mạnh mẽ. Tin lành ra sức củng cố, mở rộng hệ thống tổ chức cơ sở tôn giáo, các cơ sở kinh tế văn hoá xã hội, mở rộng phạm vi truyền đạo ra nhiều địa bàn, nhất là ở Tây Nguyên. Hội thánh Tin lành miền Nam đã cho tách riêng hai “hạt” vùng dân tộc ít người ra khỏi người Kinh và lập ra “cơ quan truyền giáo người Thượng” dưới sự chỉ đạo trực tiếp của các giáo sĩ Tin lành Mỹ, đồng thời, mở cửa cho các hệ phái Tin lành, các tổ chức xã hội văn hoá, nhân đạo, từ thiện của Mỹ vào truyền đạo và xây dựng cơ sở khắp miền Nam. Hội thánh Tin lành miền Nam rất chú trọng đào tạo mục sư và truyền đạo, nâng “Trường kinh thánh” thành “Viện kinh thánh thần học” toàn miền Nam, đầu tư mở hai trường kinh thánh trung cấp cho Tây nguyên. Hội thánh Tin lành còn đưa nhiều mục sư và truyền đạo ra nước ngoài đào tạo. Giáo hội Tin lành đã thành lập hệ thống tuyên uý trong quân đội nguỵ từ Bộ Tổng tham mưu đến quân đoàn, quân khu và những đơn vị đặc biệt. Họ đã tuyển chọn và đưa gần 100 mục sư và truyền đạo vào ngụy quân.

Bên cạnh CMA, ở miền Nam còn có hệ phái Tin lành cũng từ Mỹ du nhập vào từ những năm 30 của thế kỷ XX, phát triển chủ yếu sau những năm 50, đó là phái Cơ đốc Phục lâm. Đây là phái lớn thứ hai sau CMA, có hệ thống giáo hội với hơn 10.000 tín đồ, gần 40 mục sư, 34 nhà thờ và một số cơ sở tôn giáo xã hội khác. Hội thánh cơ đốc Phục lâm còn có hơn 20 hệ phái vào truyền giáo và xây dựng cơ sở ở miền Nam như: Baptism, Pentecostim (Ngũ tuần), (Nhân chứng Giêhôva), Jehovah’s Witnesses…

Sau 1975, đất nước được hoà bình thống nhất, giáo sĩ người nước ngoài rút khỏi Việt Nam, một số giáo sỹ người Việt di tản, phạm vi và mức độ hoạt động của đạo Tin lành ở miền Nam thu hẹp lại. Hội thánh Tin lành Miền Nam còn khoảng 450 giáo sĩ, 487 nhà thờ. Các hoạt động của đạo Tin lành ở hai miền Nam Bắc vẫn tiếp tục phát triển tới năm 1990 đã có 300.000 người theo đạo Tin lành.

Những thập kỷ gần đây, các giáo phái Tin lành đã đẩy mạnh hoạt động như phục hồi các hình thức tôn giáo, phát triển tín đồ, củng cố giáo hội… Nhiều hoạt động như vận động lập lại các tổ chức cũ, quan hệ với bên ngoài… Cơ quan cứu trợ và phát triển Cơ đốc Phục lâm gần đây có thực hiện một số dự án viện trợ nhân đạo trong lĩnh vực y tế, giáo dục, thuỷ lợi, ngư nghiệp…

Điểm lại diễn biến 100 năm đạo Tin lành vào Việt Nam, chúng ta có thể ghi nhận rằng quá trình này chịu sự tác động quá lớn của các sự kiện chính trị xã hội, nhất là khi đất nước bị chia cắt. Hội thánh Tin lành Việt Nam ngay từ đầu là một tổ chức chung nhưng sau đó lại bị chia rẽ bởi hai tổ chức giáo hội ở hai miền với những tính chất chính trị và quy mô khác nhau. Tuy vậy, đạo Tin lành đã có cơ sở trong quần chúng ở nhiều vùng trên đất nước ta, thực tế hiện nay đã có khoảng hơn 1,2 triệu tín đồ. Đặc biệt là khoảng 10 năm trở lại đây, đạo Tin lành phát triển đột biến ở Tây Nguyên, Tây Bắc và một số vùng dân tộc thiểu số khác đang đặt ra một số vấn đề nhạy cảm, phức tạp cần được giải quyết, tháo gỡ.

Một số vấn đề đặt ra hiện nay

Có thể thấy đạo Tin lành là vấn đề nổi trội đột xuất trong các vấn đề tôn giáo ở Việt Nam. Sự hiện diện của cộng đồng Tin lành ở Việt Nam gần đây đã trở nên những điểm nóng khá phức tạp, nhạy cảm.

Trước hết đó là sự va chạm, xung đột với các tập tục gia đình, xã hội, tín ngưỡng cổ truyền và các tôn giáo khác ở Việt Nam. Đối với mỗi người Việt Nam, thờ cúng ông bà, tổ tiên, thành hoàng và những người có công với làng, nước… là sự thiêng liêng, thậm chí đã thành tiêu chí hàng đầu về đạo đức của mỗi thành viên trong gia đình, họ tộc, làng xóm. Những tập tục xuất phát từ trong nghi lễ chịu ảnh hưởng của Nho giáo, thể hiện lòng hiếu thảo của con cái đối với ông bà, cha mẹ như giỗ chạp, ma chay, cưới xin đã góp phần vào nết đẹp văn hoá mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

Trong khi đó, đạo Tin lành là một tôn giáo độc thần, chỉ thờ phụng một đức Chúa Trời duy nhất. Tin lành vốn chủ trương triệt để phản đối việc thờ tranh ảnh, tượng thánh và nâng lên một bước nữa là chống lại việc thờ hình tượng. Điều kiện để trở thành tín đồ chính thức của đạo Tin lành là: không dự vào việc hương hoả, cúng cấp cùng các sự dị đoan, không nên dùng hoặc buôn bán các vật không hợp với tôn chỉ của đạo Tin lành như: thuốc phiện, rượu, các vật phẩm thờ cúng hình tượng.

Đạo Tin lành còn có những lí lẽ biện giải để chống đối với các tập tục gia đinh, tín ngưỡng cổ truyền như: Các ông thờ lạy tổ tiên được mấy đời? Thờ trong nhà chẳng qua được hai, ba, đời; thờ trong họ chẳng qua được đôi mươi đời, trước đôi mươi đời há không phải tổ tông xa nữa sao? Cho nên chúng tôi chỉ thờ một mình đức chúa Trời là tổ tông của chúng ta. Khi Tin lành du nhập vào Việt Nam, các nhà truyền giáo đã ra sức bài bác, tuyên chiến với hệ thống tín ngưỡng của người Việt như: xem địa lí,chọn ngày, thờ thổ công, thờ bà chúa Liễu Hạnh…

Vậy, cùng với sự phát triển của đạo Tin lành là sự thay đổi lối sống, tâm lý, tình cảm, sự phân giới về xã hội, văn hoá, tín ngưỡng dân tộc. Nó cũng tạo nên sự chia rẽ trong nội bộ gia đình, dòng họ, lưu tồn định kiến hoài nghi cộng sản, làm giảm sút lòng tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước và nghiêm trọng hơn là các tín đồ Tin lành dễ bị các phần tử xấu lôi kéo chống đối chính quyền, nổi loạn….Đây quả thật là những thách đố đối với chúng ta.

Hơn nữa, hiện nay các thế lực thù địch và lực lượng chống đối muốn thông qua đạo Tin lành để thực hành chủ nghĩa li khai, giải lãnh thổ. Ở Việt Nam, điều này đã trở thành hiện thực khi người ta thấy Tin lành lan toả một cách nhanh chóng ở những vùng đất “phên dậu” của tổ quốc: miền núi phía Bắc, Tây Nguyên..

Đặc biệt, sự phát triển của đạo Tin lành trong các đồng bào dân tộc thiểu ở Tây Nguyên vừa là hệ quả vừa là tác nhân của những diễn biến chính trị phức tạp trên địa bàn này thời gian gần đây. Đạo Tin lành có mặt ở Tây nguyên từ những thập kỷ 20 của thế kỷ trước, kể từ đó, nó đã kiên trì, bền bỉ chiếm cả không gian, xã hội cao nguyên, xâm thực vào buôn làng, văn hoá truyền thống và thâm nhập vào các nhóm xã hội mới xuất hiện theo đà chuyển đổi của nền kinh tế theo hướng thị trường hoá. Thí dụ: nhà thờ Tin lành thay thế cho nhà Rông trong việc đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cộng đồng của con người Tây nguyên. Lễ Noen, Phục sinh thay thế cho lễ Cơm mới, lễ Năm mới cổ truyền…

Số lượng tín đồ của đạo Tin lành ở vùng đất đỏ ba gian này ngày càng gia tăng và luôn chiếm ½ số tín đồ Tin lành cả nước. Các thế lực thù địch trên cơ sở này luôn ra sức kích thích, nuôi dưỡng chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, biệt lập li khai trong một bộ phận tầng lớp trên của các dân tộc Tây Nguyên, đồng thời lôi kéo các lực lượng này vào các phong trào bạo loạn nhằm khuynh đảo thể chế chính trị ở nước ta.

Hiện nay hùa theo chiến dịch: nhân quyền và tự do tôn giáo của chính giới Mỹ, Ksorkơk và các phần tử chính trị phản động gốc Tây Nguyên lưu vong ở Mỹ cho ra đời cái gọi là “Hội thánh Tin lành Đềga”, đòi lập nhà nước Đềga của người Thượng. Đây là một chiêu thức lưu manh chính trị nguy hiểm lôi kéo một số tín đồ không nhỏ của Hội thánh Tin lành miền Nam, tạo nên một vụ áp phe chính trị đội lốt tôn giáo vào đầu năm 2001 và năm 2004.

Vấn đề đạo Tin lành hiện nay vẫn còn là một chủ đề “chứa chất nhiều tiềm năng” đối với các thế lực thù địch Việt Nam và các phần tử cơ hội chủ nghĩa trong chính giới Mỹ để họ khai thác trong các chiến dịch nhân quyền và tự do tôn giáo.

Với tinh thần đảm bảo và tôn trọng quyền phát triển tự do tín ngưỡng tôn giáo của công dân, nhà nước Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc giải quyết các vấn đề tôn giáo, đặc biệt là đối với đạo Tin lành. Nhà nước Việt Nam đã công nhận tư cách pháp nhân của Tổng Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) từ năm 1958 và Tổng Liên hội Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) từ đầu năm 2001. Vậy có nghĩa là chúng ta thừa nhận sự tồn tại khách quan của đạo Tin lành ở Việt Nam, từng bước đưa đạo Tin lành vào thể chế luật pháp tôn giáo để khai thác những mặt tích cực, nhưng kiên quyết ngăn chặn chống lại bất cứ một nhóm người nào lợi dụng đạo Tin lành để phá hoại sự nghiệp đoàn kết toàn dân làm hại đến nền văn hoá lành mạnh của dân tộc.

Là một tôn giáo lớn trên thế giới, đạo Tin lành đã có mặt ở Việt Nam hơn 100 năm. Trong quá trình tồn tại và phát triển ở Việt Nam, Tin lành đã chọn lựa các hình thức hoạt động mềm dẻo, giáo lí và lễ nghi được đơn giản hoá, quần chúng hoá, ở nhiều nơi đã thích nghi dễ dàng với phong tục tập quán của người địa phương, số lượng tín đồ đạo Tin lành ngày càng gia tăng. Điều cốt yếu là tín đồ đạo Tin lành không tách rời với điều kiện lịch sử mới, tìm được nhiều phương sách đúng đắn để hoà nhập trong cộng đồng dân tộc, không đi ngược lại lợi ích của dân tộc. Chúng ta có quyền hy vọng vào một cộng đồng Tin lành ở Việt Nam “kính chúa, yêu nước” “sống phúc âm…” như đường hướng hoạt động của Hội thánh Tin lành miền Bắc và miền Nam đề ra.

Theo TRẦN THANH GIANG / ĐH VĂN HÓA HÀ NỘI

Tin lành

Những biến đổi của đạo Tin lành ở Việt Nam

Đạo Tin lành được truyền vào Việt Nam khoảng thập niên đầu thế kỷ XX. Do nhiều nguyên nhân về tôn giáo, văn hóa, xã hội và chính trị, nên trước năm 1975, mặc dù các nhà truyền giáo rất nỗ lực, nhưng đạo Tin lành phát triển chủ yếu ở khu vực phía Nam với số lượng tín đồ hạn chế.

2194

Đạo Tin lành được truyền vào Việt Nam khoảng thập niên đầu thế kỷ XX. Do nhiều nguyên nhân về tôn giáo, văn hóa, xã hội và chính trị, nên trước năm 1975, mặc dù các nhà truyền giáo rất nỗ lực, nhưng đạo Tin lành phát triển chủ yếu ở khu vực phía Nam với số lượng tín đồ hạn chế.

Từ giữa những năm 1980 đến nay, đạo Tin lành ở Việt Nam phát triển rộng khắp, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên và Tây Bắc, đặt ra nhiều vấn đề cần quan tâm về nhận thức và chính sách.

Sự biến đổi về số lượng tín đồ, phạm vi hoạt động và tổ chức của đạo Tin lành ở Việt Nam hiện nay

Sau năm 1975, các tổ chức Tin lành không được Nhà nước Việt Nam công nhận, vì vậy sinh hoạt tôn giáo của tín đồ cũng như hoạt động của chức sắc đạo Tin lành cầm chừng, dè dặt. Trong bối cảnh đó, đạo Tin lành không những không thu hẹp và tan rã như nhiều người quan niệm, mà tôn giáo này vẫn trụ lại, thậm chí phát triển rất nhanh. Số tín đồ đạo Tin lành (đã chịu Lễ Báp tem) năm 1975: 180 nghìn người; năm 1990: 320 nghìn người, năm 1995: 368 nghìn người; năm 2000: 504 nghìn người, năm 2005: 950 nghìn người; năm 2010: 1,05 triệu người, năm 2017: 1,35 triệu người(1) (trong gần 1,5 triệu người theo đạo Tin lành theo khai trình của các tổ chức Tin lành)(2). Như vậy, đến nay, số lượng tín đồ đạo Tin lành (đã chịu Lễ Báp tem) tăng gấp 6 lần, số người theo đạo Tin lành nói chung tăng gấp hơn 8 lần so với năm 1975.

Cùng với sự tăng trưởng tín đồ là sự mở rộng phạm vi hoạt động của đạo Tin lành. Nếu như trước năm 1975, đạo Tin lành chủ yếu hoạt động ở khu vực phía Nam, ở miền Bắc khi ấy chỉ có 10 tỉnh thành có người theo đạo, thì đến nay, tôn giáo này đã mở rộng ra cả nước(3).

Tương ứng với sự tăng trưởng tín đồ và sự mở rộng địa bàn hoạt động là sự gia tăng các chi hội Tin lành (đơn vị cơ sở, còn gọi là Hội thánh cơ sở) và điểm nhóm (địa điểm nhóm lễ). Nếu như trước năm 1975, đạo Tin lành có khoảng 550 chi hội và hội nhánh (trong đó Hội thánh Tin lành Việt Nam – miền Nam có 530 chi hội và hội nhánh), thì đến nay, cả nước có 606 chi hội và 4.757 điểm nhóm theo cộng đồng dân cư.

Đề cập đến sự tăng trưởng tín đồ đạo Tin lành ở nước ta không thể không nói đến sự truyền nhập tôn giáo này vào đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên và Tây Bắc (tên gọi chung khu vực miền núi phía Bắc). Đạo Tin lành truyền lên Tây Nguyên năm 1930. Từ năm 1930 đến năm 1975 có khoảng 55 – 60 nghìn tín đồ đạo Tin lành là đồng bào dân tộc thiểu số(4). Sau năm 1975, trong hoàn cảnh ngừng hoạt động vì có quan hệ với tổ chức phản động FULRO, nhưng do nhiều nguyên nhân, đạo Tin lành vẫn tồn tại và phát triển, thậm chí phát triển rất nhanh vào thập niên 90 thế kỷ XX – điều mà trước năm 1975 có sự hỗ trợ trực tiếp về mọi mặt của Hội Truyền giáo CMA vẫn không thể thực hiện được.

Đến năm 2017, ở Tây Nguyên có 615.111 người theo đạo Tin lành (trong đó khoảng 550 nghìn tín đồ là người dân tộc thiểu số) gấp 10 lần so với trước năm 1975, ở 1.863 điểm nhóm của hơn 20 tổ chức và hệ phái Tin lành. Cụ thể, Đắc Lắc: 188.169 người, Gia Lai: 138.033 người, Lâm Đồng: 92.815 người, Bình Phước: 60.458 người, Đắc Nông: 63.830 người, Kon Tum: 16.806 người(5).

Ở Tây Bắc, từ năm 1985, một số đồng bào Mông ở Hà Giang, Lào Cai, Điện Biên, Sơn La, Lai Châu,… sau khi nghe Đài Nguồn sống (The Far East Broadcasting Company- FEBC) phát từ Manila (Philíppin) bằng tiếng Mông đã theo đạo Tin lành dưới tên gọi Vàng Chứ. Cuối những năm 1980, một số người chuyển sang theo Công giáo, nhưng đến đầu những năm 1990 được Đài FEBC và Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) hiệu chỉnh chuyển sang theo đạo Tin lành. Cùng thời gian này, các tổ chức Tin lành đã thu nạp tín đồ người Mông và xây dựng tổ chức. Nếu năm 1996 cả nước có gần 60 nghìn người Mông theo đạo Tin lành, thì đến năm 2005, khi triển khai Chỉ thị số 01/CT-TTg, số người Mông theo Tin lành đã tăng lên 110 nghìn người (chiếm 13% tổng số người Mông toàn quốc). Đến năm 2017, số người Mông theo đạo Tin lành ở các tỉnh miền núi phía Bắc tăng lên 215 nghìn người (không kể khoảng 34 nghìn người Mông theo đạo Tin lành di cư vào Tây Nguyên). Ngoài người Mông, ở khu vực Tây Bắc giai đoạn này còn có khoảng gần 20 nghìn đồng bào dân tộc thiểu số khác như Dao, Sán Chỉ, Thái,… theo đạo Tin lành. Số liệu ở từng tỉnh như sau: Điện Biên: 58.041 người, Lai Châu: 42.778 người, Lào Cai: 28.345 người, Cao Bằng: 16.792 người, Hà Giang: 19.730 người, Bắc Cạn: 13.818 người, Sơn La: 12.976 người, Tuyên Quang: 8.317 người, Thái Nguyên: 5.566 người, Thanh Hóa: 5 nghìn người, Lạng Sơn: 2.264 người, Yên Bái: 1.373 người(6).

Như vậy, nếu năm 1975 cả nước có khoảng 55 nghìn tín đồ đạo Tin lành là đồng bào dân tộc thiểu số thì đến năm 2017 tăng lên đến 775 nghìn tín đồ, gấp hơn 14 lần.

Sự hình thành nhiều tổ chức, hệ phái Tin lành là một trong những đặc trưng của biến đổi đạo Tin lành ở Việt Nam hiện nay. Bên cạnh 10 tổ chức, hệ phái Tin lành được công nhận, thì ở Việt Nam hiện có 78 tổ chức, nhóm phái Tin lành chưa được công nhận, đang hoạt động tại 63 tỉnh thành trên cả nước. Đa số tổ chức Tin lành chưa được công nhận là những tổ chức, nhóm phái mới phục hồi hoặc mới hình thành, tên gọi và số liệu chưa ổn định, thậm chí một số trường hợp tên gọi trùng nhau và người theo đạo có khi cùng ghi danh ở các tổ chức khác nhau. Có thể thấy, nếu năm 1975 có khoảng 20 tổ chức, hệ phái Tin lành thì năm 2017 có đến 88 tổ chức, nhóm phái Tin lành đang hoạt động ở Việt Nam.

Một số lý giải về sự biến đổi đạo Tin lành ở Việt Nam hiện nay

Để lý giải về sự biến đổi của đạo Tin lành ở Việt Nam hiện nay không thể đơn giản cho rằng những nguyên nhân đồng bào theo đạo chỉ là do vật chất hoặc do bị dụ dỗ; cũng không nên theo lôgíc hình thức nói rằng việc theo đạo là do truyền đạo, trong khi đồng bào không có nhu cầu; càng không thể phiến diện cho rằng việc theo đạo Tin lành chỉ là một phần trong chiến lược “diễn biễn hòa bình” của các thế lực thù địch. Tóm lại, vấn đề đạo Tin lành phát triển nhanh và mạnh ở nước ta thời gian gần đây cần phải được tìm hiểu cả nguyên nhân chủ quan lẫn nguyên nhân khách quan, cả nguyên nhân kinh tế lẫn nguyên nhân xã hội và cần phải lý giải từ chính những đặc điểm của đạo Tin lành.

Chính sách đổi mới, mở cửa, hội nhập quốc tế, nhất là quá trình CNH, HĐH đất nước có tác động đến sự biến đổi của Tin lành ở Việt Nam.

Công cuộc đổi mới, CNH, HĐH đất nước đã tạo môi trường phù hợp cho sự phát triển của đạo Tin lành – một tôn giáo cải cách thích hợp với tầng lớp thị dân của xã hội công nghiệp. Cùng với quá trình đổi mới, Việt Nam mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới, trong đó có những nước có đông người theo đạo Tin lành. Hiện nay, đạo Tin lành có 820 triệu tín đồ, là tôn giáo lớn thứ tư trên thế giới (chỉ đứng sau Islam giáo với 1,45 tỷ tín đồ, Công giáo với trên 1,25 tỷ tín đồ, Ấn Độ giáo với 1,1 tỷ tín đồ). Trong đó, hai quốc gia có đông người theo Tin lành là Mỹ và Hàn Quốc. Mỹ được coi là trung tâm đạo Tin lành thế giới với khoảng 180 triệu tín đồ (chiếm gần 60% tổng dân số) thuộc hàng trăm hệ phái và hàng nghìn tổ chức đạo Tin lành. Trong lịch sử và hiện tại, đạo Tin lành Mỹ là nguồn truyền giáo và hỗ trợ đạo Tin lành ở Việt Nam. Hàn Quốc hiện được coi là một quốc gia Tin lành ở châu Á. Hơn 30 năm trở lại đây, số người theo đạo Tin lành ở Hàn Quốc tăng rất nhanh với khoảng 22 triệu tín đồ, chiếm gần 50% tổng dân số, trở thành đầu mối truyền đạo Tin lành ở khu vực, trong đó có Việt Nam. Khi quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc, Việt Nam – Mỹ ngày càng phát triển thì tác động của đạo Tin lành Mỹ và đạo Tin lành Hàn Quốc đến đạo Tin lành ở Việt Nam là điều tất yếu.

Cũng cần chú ý đến bối cảnh toàn cầu hóa tạo điều kiện để đạo Tin lành, cũng như nhiều tôn giáo khác, mở rộng truyền giáo ra nhiều khu vực trên thế giới. Cùng với toàn cầu hóa là sự bùng nổ về khoa học kỹ thuật, nhất là sự phát triển vượt bậc về công nghệ thông tin. Hiện nay, sự bùng nổ của truyền thông là trợ lực cho việc truyền bá đạo Tin lành, không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia khác trên thế giới. Trong lịch sử, các giáo sĩ đạo Tin lành rất chú trọng khai thác các phương tiện truyền thông để phục vụ cho hoạt động truyền giáo. Trường hợp người Mông ở khu vực Tây Bắc nước ta theo đạo Tin lành chủ yếu qua nghe đài FEBC là một ví dụ tiêu biểu.

Lợi thế của đạo Tin lành trong quá trình truyền đạo và theo đạo

Đạo Tin lành tách ra từ Công giáo, là kết quả của phong trào cải cách tôn giáo ở châu Âu thế kỷ XVI. Theo lý thuyết, tôn giáo ra đời sau hoặc là phép cộng, hoặc là phép trừ của tôn giáo trước đó, có thể thấy đạo Tin lành là phép trừ của Công giáo. Đạo Tin lành đã bỏ bớt những gì được gọi là trung gian giữa con người với Thiên Chúa. Những nội dung cải cách về luật lệ, lễ nghi, thờ phụng và tổ chức làm cho đạo Tin lành trở thành tôn giáo đơn giản, gọn nhẹ và dễ theo. Với những nội dung cải cách, đạo Tin lành là tôn giáo thích hợp với hai đối tượng truyền thống là thị dân của xã hội công nghiệp và các dân tộc thiểu số (tộc người), không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới. Đặc biệt, đạo Tin lành chủ trương trở lại với Kinh Thánh, chỉ tin Thiên Chúa và đề cao vai trò cá nhân và đức tin trong sinh hoạt tôn giáo. Những điều này tạo ra sự khác biệt rất căn bản giữa đạo Tin lành với Công giáo, tạo ra sự hấp dẫn của đạo Tin lành so với Công giáo và một số tôn giáo khác trong những hoàn cảnh nhất định. Điều này còn làm cho đạo Tin lành có thể tồn tại và phát triển trong nhiều hoàn cảnh khó khăn, kể cả khi bị ngăn cản.

Đạo Tin lành còn là một tôn giáo có đường hướng hành đạo và phương thức hoạt động năng động, đổi mới và thích nghi từ hình thức đến nội dung để phù hợp với hoàn cảnh xã hội. Đặc biệt, đạo Tin lành luôn chú trọng đến việc truyền giáo, tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội, nhất là lĩnh vực từ thiện nhân đạo, coi đó là phương châm hành đạo và cũng là phương tiện và điều kiện để truyền giáo. Điều này làm cho đạo Tin lành có khả năng tiếp cận với những thể chế chính trị khác nhau, văn hóa các tộc người khác nhau. Những lợi thế vừa nêu giúp đạo Tin lành thu hút dược nhiều tín đồ hơn so với Công giáo và Phật giáo ở Tây Bắc và Tây Nguyên thời gian gần đây.

Về việc một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là người Mông theo đạo Tin lành thời gian vừa qua.

Lý giải vấn đề này cần chú ý đến sự tập hợp các nguyên nhân trong cùng một thời gian. Đó là: (1) sự suy yếu của các thiết chế xã hội truyền thống, sự khủng hoảng của văn hóa truyền thống với những hủ tục tạo ra khoảng trống về tâm linh cần bù đắp; (2) trình độ dân trí thấp của một số cộng đồng dân tộc thiểu số, nhất là vào thập niên 1980 – 1990; (3) hệ thống chính trị ở cơ sở còn nhiều yếu kém, sự suy giảm niềm tin vào chính quyền và chế độ sau sự tan rã của Liên Xô và hệ thống XHCN; (4) đạo Tin lành khai thác lợi thế của một tôn giáo cải cách, có những điểm tiến bộ về đạo đức và lối sống gắn với xã hội. Các nguyên nhân này cùng hội tụ trong một thời điểm, tạo ra môi trường thuận lợi cho việc truyền đạo và theo đạo Tin lành, đây là điều mà ở các giai đoạn trước đó không có hoặc không đủ.

Việc mất uy tín của tín ngưỡng truyền thống vì nhiều hủ tục nặng nề và tốn kém tạo ra khoảng trống về tâm linh thể hiện rõ ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo đạo Tin lành các khu vực Tây Bắc và Tây Nguyên. Đối với người Kinh, đạo Tin lành khó phát triển tín đồ, vì đời sống tôn giáo truyền thống của người Kinh thường gắn với hoặc chịu ảnh hưởng mạnh từ tam giáo, nhất là Phật giáo, tạo ra sự ổn định, ít có khoảng trống tâm linh để đạo Tin lành có cơ hội truyền giáo, phát triển tín đồ.

Sự đa dạng tổ chức và hệ phái Tin lành

Sự phân chia đa dạng về tổ chức và hệ phái là một đặc điểm nổi trội của đạo Tin lành. Trên thế giới hiện có khoảng 300 hệ phái và hàng nghìn tổ chức Tin lành khác nhau. Sự đa dạng về tổ chức và hệ phái của đạo Tin lành càng có cơ hội phát triển trong những môi trường xã hội nhất định, theo hướng phân tán để tồn tại, phân tán để mở rộng. Ở Việt Nam, một giai đoạn khá dài sau năm 1975, chính quyền không công nhận về tổ chức của đạo Tin lành, cũng như chậm giải quyết vấn đề đạo Tin lành ở Tây Nguyên và Tây Bắc, dẫn đến việc các tổ chức Tin lành phân tán hoạt động tổ chức để duy trì sinh hoạt tôn giáo. Từ khi thực hiện Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004, nhất là sau khi ban hành Chỉ thị số 01/CT-TTg năm 2005 của Thủ tướng Về một số công tác đối với đạo Tin lành, đánh dấu bước chuyển trong quá trình nhìn nhận sự tồn tại và bình thường hóa hoạt động của đạo Tin lành, thì sự phân tán các tổ chức và điểm nhóm Tin lành giảm rõ rệt.

Mối quan hệ giữa Tin lành với văn hóa

Cũng như các tôn giáo khác, mối quan hệ giữa đạo Tin lành với văn hóa thể hiện qua ba khía cạnh: tự bản thân đạo Tin lành là văn hóa; (2) đạo Tin lành là môi trường lưu giữ văn hóa; (3) đạo Tin lành là môi trường giao lưu, tiếp biến văn hóa.

Với đặc trưng về đức tin, sống đạo, giữ đạo cùng một số tập quán, lối sống nên khi truyền giáo đến Tây Nguyên và Tây Bắc, cũng như những vùng miền khác, đạo Tin lành có những va chạm, thậm chí xung đột với văn hóa truyền thống bản địa. Người theo đạo Tin lành với việc đề cao đức tin, chỉ thờ Thiên Chúa đã phủ nhận việc thờ thần linh, phủ nhận các nghi lễ trong quan hôn, tang tế và các lễ hội truyền thống; làm thay đổi các mối quan hệ truyền thống trong gia đình và xã hội, đã “hạ bệ” các già làng, trưởng bản, trưởng tộc – những người có uy tín trong cộng đồng truyền thống. Những điều này tạo ra sự khác biệt giữa đạo Tin lành và tín ngưỡng truyền thống, gây không ít bất ổn trong quan hệ xã hội.

Những va chạm, xung đột nói trên thường xảy ra ở giai đoạn đầu truyền giáo, cộng thêm tâm lý cực đoan nhất thời khá phổ biến của những người “bỏ cái này theo cái kia”. Cùng với thời gian, các mâu thuẫn, xung đột giảm đi, các mối quan hệ giữa Tin lành với văn hóa truyền thống dần dần trở lại bình thường. Thực ra, đạo Tin lành chỉ khác biệt về đức tin – thờ duy nhất Thiên Chúa so với tín ngưỡng truyền thống – thờ nhiều vị thần linh khác nhau. Sự khác biệt này kéo theo một số phong tục, tập quán liên quan. Do vậy, không nên vì sự khác biệt này mà đẩy đến sự khác biệt toàn bộ về văn hóa để phủ nhận những mặt tích cực về đạo đức, lối sống của đạo Tin lành, tiêu biểu như: khuyến khích tín đồ sống tiết kiệm, chăm chỉ lao động, ham muốn làm giàu, tích cực hoạt động từ thiện xã hội, hoàn thành trách nhiệm công dân, từ bỏ những thói quen xấu.

Cần nói thêm, đạo Tin lành truyền vào nước ta khá muộn, trước đây ít để lại dấu ấn tích cực trong quá trình tồn tại và phát triển. Đến khi đạo Tin lành phát triển mạnh mẽ thì do đặc thù về đức tin và sống đạo đã tạo ra những xung đột về văn hóa, dẫn đến trong một thời gian nhất định, nhận thức của chính quyền về đạo Tin lành chủ yếu là tiêu cực, từ đó ứng xử với đạo Tin lành có những điều chưa tương đồng với các tôn giáo khác.

Mối quan hệ giữa Tin lành với chính trị

Do đặc điểm quá trình ra đời, đạo Tin lành đã phải trả giá trong “cuộc đọ sức đẫm máu” mang tính chất chính trị với giai cấp phong kiến và Giáo triều Roma. Sau này, đạo Tin lành phát triển ở các nước tư sản với nguyên tắc tách rời chính trị và tôn giáo (chính giáo phân ly). Do vậy, hầu hết các tổ chức và hệ phái Tin lành đều tuyên bố không làm chính trị mà tập trung truyền giáo. Tuy nhiên, trên thực tế, không ít người theo đạo Tin lành với tư cách cá nhân liên đới đến chính trị. Ở Việt Nam, sau năm 1975, một số chức sắc đạo Tin lành ở Tây Nguyên nghe theo tổ chức phản động FULRO chống lại chính quyền. Gần đây, vào năm 2001 và năm 2004, một số tín đồ đạo Tin lành, chủ yếu là những người mới theo đạo, đã tham gia các cuộc bạo loạn ở Tây Nguyên.

Điều đáng ghi nhận là thái độ tích cực của các tổ chức Tin lành trước những vướng mắc nói trên. Khi xảy ra bạo loạn ở Tây Nguyên năm 2001, Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) tỏ thái độ rõ ràng và dứt khoát đối với tổ chức FULRO. Ngay sau khi được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân, Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) đã có văn bản do Mục sư Hội trưởng Phạm Xuân Thiều ký ban hành ngày 5-4-2001, trong đó có đoạn: “Trong niềm vui của Giáo hội đang dâng cao, thì Ban Trị sự Tổng Liên hội nhất trí lưu ý toàn thể Hội thánh, đặc biệt là Hội thánh tại khắp vùng Tây Nguyên, phải hết sức cảnh giác và có thái độ từ chối thật dứt khoát với bất cứ người nào, bất cứ tổ chức nào tự xưng là Tin lành Đê Ga. Ban Trị sự Tổng Liên hội khẳng định, trong Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) không hề có một tổ chức nào là Tin lành Ðê Ga cả. Vì vậy, bất cứ ai đến với Hội thánh mà không qua Ban Trị sự Tổng Liên hội Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) và nói những điều gì không phù hợp với tổ chức và tín lý của Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) đều là những người có ý đồ chia rẽ, gây mất đoàn kết và tạo sự rối loạn cho tổ chức giáo hội và sự bình an của xã hội”(7).

Tương tự như Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam), Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) cũng bày tỏ thái độ ngay sau khi một bộ phận đồng bào Mông theo đạo Tin lành tập hợp ở Mường Nhé (Điện Biên) tháng 5-2011 để “đón ngày Chúa tái lâm” (mang tính chất xưng vua và đón vua), rằng: “Chúng tôi coi việc một nhóm người đã tổ chức ở xã Mương Tong, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên về “ngày Chúa tái lâm” và “ngày Chúa phán xét thế gian” là không hoàn toàn đúng với Kinh Thánh, trái với niềm tin chính thống, đó là tà giáo cần phải được chấn chỉnh kịp thời, để những người theo tà đạo sớm nhận ra sự sai lầm lớn này, mà ăn năn với Chúa”(8).

Thời gian gần đây, khi được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân, các tổ chức Tin lành đều đề ra đường hướng hành đạo dựa trên ba trụ cột: Thiên Chúa – Dân tộc – Pháp luật, đó là điều đáng được trân trọng và khích lệ.


Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị số 6-2019

(1) Số liệu tổng hợp từ Ban Tôn giáo Chính phủ và Ban Dân vận Trung ương qua các thời kỳ.

(2) Số liệu khai trình của các tổ chức Tin lành năm 2015, tài liệu lưu trữ tại Ban Tôn giáo Chính phủ, Hà Nội.

(3), (5), (6) Ban Dân vận Trung ương: Số liệu thống kê Tin lành (tính đến tháng 3 năm 2017) – Phụ lục số 10, Hà Nội, 2017.

(4) Nguyễn Thanh Xuân: Bước đầu tìm hiểu đạo Tin lành trên thế giới và ở Việt Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội, 2002, tr.430.

(7) Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam): Thư gửi toàn thể mục sư, truyền đạo và tín hữu Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam), tài liệu lưu trữ tại Ban Tôn giáo Chính phủ, Hà Nội, 2001.

(8) Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc): Thông báo gửi các Hội nhánh trực thuộc Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc), tài liệu lưu trữ tại Ban Tôn giáo Chính phủ, Hà Nội, 2011.

PGS, TS Nguyễn Thanh Xuân

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Đạo Tin lành được truyền vào Việt Nam khoảng thập niên đầu thế kỷ XX. Do nhiều nguyên nhân về tôn giáo, văn hóa, xã hội và chính trị, nên trước năm 1975, mặc dù các nhà truyền giáo rất nỗ lực, nhưng đạo Tin lành phát triển chủ yếu ở khu vực phía Nam với số lượng tín đồ hạn chế.

Từ giữa những năm 1980 đến nay, đạo Tin lành ở Việt Nam phát triển rộng khắp, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên và Tây Bắc, đặt ra nhiều vấn đề cần quan tâm về nhận thức và chính sách.

Sự biến đổi về số lượng tín đồ, phạm vi hoạt động và tổ chức của đạo Tin lành ở Việt Nam hiện nay

Sau năm 1975, các tổ chức Tin lành không được Nhà nước Việt Nam công nhận, vì vậy sinh hoạt tôn giáo của tín đồ cũng như hoạt động của chức sắc đạo Tin lành cầm chừng, dè dặt. Trong bối cảnh đó, đạo Tin lành không những không thu hẹp và tan rã như nhiều người quan niệm, mà tôn giáo này vẫn trụ lại, thậm chí phát triển rất nhanh. Số tín đồ đạo Tin lành (đã chịu Lễ Báp tem) năm 1975: 180 nghìn người; năm 1990: 320 nghìn người, năm 1995: 368 nghìn người; năm 2000: 504 nghìn người, năm 2005: 950 nghìn người; năm 2010: 1,05 triệu người, năm 2017: 1,35 triệu người(1) (trong gần 1,5 triệu người theo đạo Tin lành theo khai trình của các tổ chức Tin lành)(2). Như vậy, đến nay, số lượng tín đồ đạo Tin lành (đã chịu Lễ Báp tem) tăng gấp 6 lần, số người theo đạo Tin lành nói chung tăng gấp hơn 8 lần so với năm 1975.

Cùng với sự tăng trưởng tín đồ là sự mở rộng phạm vi hoạt động của đạo Tin lành. Nếu như trước năm 1975, đạo Tin lành chủ yếu hoạt động ở khu vực phía Nam, ở miền Bắc khi ấy chỉ có 10 tỉnh thành có người theo đạo, thì đến nay, tôn giáo này đã mở rộng ra cả nước(3).

Tương ứng với sự tăng trưởng tín đồ và sự mở rộng địa bàn hoạt động là sự gia tăng các chi hội Tin lành (đơn vị cơ sở, còn gọi là Hội thánh cơ sở) và điểm nhóm (địa điểm nhóm lễ). Nếu như trước năm 1975, đạo Tin lành có khoảng 550 chi hội và hội nhánh (trong đó Hội thánh Tin lành Việt Nam – miền Nam có 530 chi hội và hội nhánh), thì đến nay, cả nước có 606 chi hội và 4.757 điểm nhóm theo cộng đồng dân cư.

Đề cập đến sự tăng trưởng tín đồ đạo Tin lành ở nước ta không thể không nói đến sự truyền nhập tôn giáo này vào đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên và Tây Bắc (tên gọi chung khu vực miền núi phía Bắc). Đạo Tin lành truyền lên Tây Nguyên năm 1930. Từ năm 1930 đến năm 1975 có khoảng 55 – 60 nghìn tín đồ đạo Tin lành là đồng bào dân tộc thiểu số(4). Sau năm 1975, trong hoàn cảnh ngừng hoạt động vì có quan hệ với tổ chức phản động FULRO, nhưng do nhiều nguyên nhân, đạo Tin lành vẫn tồn tại và phát triển, thậm chí phát triển rất nhanh vào thập niên 90 thế kỷ XX – điều mà trước năm 1975 có sự hỗ trợ trực tiếp về mọi mặt của Hội Truyền giáo CMA vẫn không thể thực hiện được.

Đến năm 2017, ở Tây Nguyên có 615.111 người theo đạo Tin lành (trong đó khoảng 550 nghìn tín đồ là người dân tộc thiểu số) gấp 10 lần so với trước năm 1975, ở 1.863 điểm nhóm của hơn 20 tổ chức và hệ phái Tin lành. Cụ thể, Đắc Lắc: 188.169 người, Gia Lai: 138.033 người, Lâm Đồng: 92.815 người, Bình Phước: 60.458 người, Đắc Nông: 63.830 người, Kon Tum: 16.806 người(5).

Ở Tây Bắc, từ năm 1985, một số đồng bào Mông ở Hà Giang, Lào Cai, Điện Biên, Sơn La, Lai Châu,… sau khi nghe Đài Nguồn sống (The Far East Broadcasting Company- FEBC) phát từ Manila (Philíppin) bằng tiếng Mông đã theo đạo Tin lành dưới tên gọi Vàng Chứ. Cuối những năm 1980, một số người chuyển sang theo Công giáo, nhưng đến đầu những năm 1990 được Đài FEBC và Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) hiệu chỉnh chuyển sang theo đạo Tin lành. Cùng thời gian này, các tổ chức Tin lành đã thu nạp tín đồ người Mông và xây dựng tổ chức. Nếu năm 1996 cả nước có gần 60 nghìn người Mông theo đạo Tin lành, thì đến năm 2005, khi triển khai Chỉ thị số 01/CT-TTg, số người Mông theo Tin lành đã tăng lên 110 nghìn người (chiếm 13% tổng số người Mông toàn quốc). Đến năm 2017, số người Mông theo đạo Tin lành ở các tỉnh miền núi phía Bắc tăng lên 215 nghìn người (không kể khoảng 34 nghìn người Mông theo đạo Tin lành di cư vào Tây Nguyên). Ngoài người Mông, ở khu vực Tây Bắc giai đoạn này còn có khoảng gần 20 nghìn đồng bào dân tộc thiểu số khác như Dao, Sán Chỉ, Thái,… theo đạo Tin lành. Số liệu ở từng tỉnh như sau: Điện Biên: 58.041 người, Lai Châu: 42.778 người, Lào Cai: 28.345 người, Cao Bằng: 16.792 người, Hà Giang: 19.730 người, Bắc Cạn: 13.818 người, Sơn La: 12.976 người, Tuyên Quang: 8.317 người, Thái Nguyên: 5.566 người, Thanh Hóa: 5 nghìn người, Lạng Sơn: 2.264 người, Yên Bái: 1.373 người(6).

Như vậy, nếu năm 1975 cả nước có khoảng 55 nghìn tín đồ đạo Tin lành là đồng bào dân tộc thiểu số thì đến năm 2017 tăng lên đến 775 nghìn tín đồ, gấp hơn 14 lần.

Sự hình thành nhiều tổ chức, hệ phái Tin lành là một trong những đặc trưng của biến đổi đạo Tin lành ở Việt Nam hiện nay. Bên cạnh 10 tổ chức, hệ phái Tin lành được công nhận, thì ở Việt Nam hiện có 78 tổ chức, nhóm phái Tin lành chưa được công nhận, đang hoạt động tại 63 tỉnh thành trên cả nước. Đa số tổ chức Tin lành chưa được công nhận là những tổ chức, nhóm phái mới phục hồi hoặc mới hình thành, tên gọi và số liệu chưa ổn định, thậm chí một số trường hợp tên gọi trùng nhau và người theo đạo có khi cùng ghi danh ở các tổ chức khác nhau. Có thể thấy, nếu năm 1975 có khoảng 20 tổ chức, hệ phái Tin lành thì năm 2017 có đến 88 tổ chức, nhóm phái Tin lành đang hoạt động ở Việt Nam.

Một số lý giải về sự biến đổi đạo Tin lành ở Việt Nam hiện nay

Để lý giải về sự biến đổi của đạo Tin lành ở Việt Nam hiện nay không thể đơn giản cho rằng những nguyên nhân đồng bào theo đạo chỉ là do vật chất hoặc do bị dụ dỗ; cũng không nên theo lôgíc hình thức nói rằng việc theo đạo là do truyền đạo, trong khi đồng bào không có nhu cầu; càng không thể phiến diện cho rằng việc theo đạo Tin lành chỉ là một phần trong chiến lược “diễn biễn hòa bình” của các thế lực thù địch. Tóm lại, vấn đề đạo Tin lành phát triển nhanh và mạnh ở nước ta thời gian gần đây cần phải được tìm hiểu cả nguyên nhân chủ quan lẫn nguyên nhân khách quan, cả nguyên nhân kinh tế lẫn nguyên nhân xã hội và cần phải lý giải từ chính những đặc điểm của đạo Tin lành.

Chính sách đổi mới, mở cửa, hội nhập quốc tế, nhất là quá trình CNH, HĐH đất nước có tác động đến sự biến đổi của Tin lành ở Việt Nam.

Công cuộc đổi mới, CNH, HĐH đất nước đã tạo môi trường phù hợp cho sự phát triển của đạo Tin lành – một tôn giáo cải cách thích hợp với tầng lớp thị dân của xã hội công nghiệp. Cùng với quá trình đổi mới, Việt Nam mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới, trong đó có những nước có đông người theo đạo Tin lành. Hiện nay, đạo Tin lành có 820 triệu tín đồ, là tôn giáo lớn thứ tư trên thế giới (chỉ đứng sau Islam giáo với 1,45 tỷ tín đồ, Công giáo với trên 1,25 tỷ tín đồ, Ấn Độ giáo với 1,1 tỷ tín đồ). Trong đó, hai quốc gia có đông người theo Tin lành là Mỹ và Hàn Quốc. Mỹ được coi là trung tâm đạo Tin lành thế giới với khoảng 180 triệu tín đồ (chiếm gần 60% tổng dân số) thuộc hàng trăm hệ phái và hàng nghìn tổ chức đạo Tin lành. Trong lịch sử và hiện tại, đạo Tin lành Mỹ là nguồn truyền giáo và hỗ trợ đạo Tin lành ở Việt Nam. Hàn Quốc hiện được coi là một quốc gia Tin lành ở châu Á. Hơn 30 năm trở lại đây, số người theo đạo Tin lành ở Hàn Quốc tăng rất nhanh với khoảng 22 triệu tín đồ, chiếm gần 50% tổng dân số, trở thành đầu mối truyền đạo Tin lành ở khu vực, trong đó có Việt Nam. Khi quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc, Việt Nam – Mỹ ngày càng phát triển thì tác động của đạo Tin lành Mỹ và đạo Tin lành Hàn Quốc đến đạo Tin lành ở Việt Nam là điều tất yếu.

Cũng cần chú ý đến bối cảnh toàn cầu hóa tạo điều kiện để đạo Tin lành, cũng như nhiều tôn giáo khác, mở rộng truyền giáo ra nhiều khu vực trên thế giới. Cùng với toàn cầu hóa là sự bùng nổ về khoa học kỹ thuật, nhất là sự phát triển vượt bậc về công nghệ thông tin. Hiện nay, sự bùng nổ của truyền thông là trợ lực cho việc truyền bá đạo Tin lành, không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia khác trên thế giới. Trong lịch sử, các giáo sĩ đạo Tin lành rất chú trọng khai thác các phương tiện truyền thông để phục vụ cho hoạt động truyền giáo. Trường hợp người Mông ở khu vực Tây Bắc nước ta theo đạo Tin lành chủ yếu qua nghe đài FEBC là một ví dụ tiêu biểu.

Lợi thế của đạo Tin lành trong quá trình truyền đạo và theo đạo

Đạo Tin lành tách ra từ Công giáo, là kết quả của phong trào cải cách tôn giáo ở châu Âu thế kỷ XVI. Theo lý thuyết, tôn giáo ra đời sau hoặc là phép cộng, hoặc là phép trừ của tôn giáo trước đó, có thể thấy đạo Tin lành là phép trừ của Công giáo. Đạo Tin lành đã bỏ bớt những gì được gọi là trung gian giữa con người với Thiên Chúa. Những nội dung cải cách về luật lệ, lễ nghi, thờ phụng và tổ chức làm cho đạo Tin lành trở thành tôn giáo đơn giản, gọn nhẹ và dễ theo. Với những nội dung cải cách, đạo Tin lành là tôn giáo thích hợp với hai đối tượng truyền thống là thị dân của xã hội công nghiệp và các dân tộc thiểu số (tộc người), không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới. Đặc biệt, đạo Tin lành chủ trương trở lại với Kinh Thánh, chỉ tin Thiên Chúa và đề cao vai trò cá nhân và đức tin trong sinh hoạt tôn giáo. Những điều này tạo ra sự khác biệt rất căn bản giữa đạo Tin lành với Công giáo, tạo ra sự hấp dẫn của đạo Tin lành so với Công giáo và một số tôn giáo khác trong những hoàn cảnh nhất định. Điều này còn làm cho đạo Tin lành có thể tồn tại và phát triển trong nhiều hoàn cảnh khó khăn, kể cả khi bị ngăn cản.

Đạo Tin lành còn là một tôn giáo có đường hướng hành đạo và phương thức hoạt động năng động, đổi mới và thích nghi từ hình thức đến nội dung để phù hợp với hoàn cảnh xã hội. Đặc biệt, đạo Tin lành luôn chú trọng đến việc truyền giáo, tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội, nhất là lĩnh vực từ thiện nhân đạo, coi đó là phương châm hành đạo và cũng là phương tiện và điều kiện để truyền giáo. Điều này làm cho đạo Tin lành có khả năng tiếp cận với những thể chế chính trị khác nhau, văn hóa các tộc người khác nhau. Những lợi thế vừa nêu giúp đạo Tin lành thu hút dược nhiều tín đồ hơn so với Công giáo và Phật giáo ở Tây Bắc và Tây Nguyên thời gian gần đây.

Về việc một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là người Mông theo đạo Tin lành thời gian vừa qua.

Lý giải vấn đề này cần chú ý đến sự tập hợp các nguyên nhân trong cùng một thời gian. Đó là: (1) sự suy yếu của các thiết chế xã hội truyền thống, sự khủng hoảng của văn hóa truyền thống với những hủ tục tạo ra khoảng trống về tâm linh cần bù đắp; (2) trình độ dân trí thấp của một số cộng đồng dân tộc thiểu số, nhất là vào thập niên 1980 – 1990; (3) hệ thống chính trị ở cơ sở còn nhiều yếu kém, sự suy giảm niềm tin vào chính quyền và chế độ sau sự tan rã của Liên Xô và hệ thống XHCN; (4) đạo Tin lành khai thác lợi thế của một tôn giáo cải cách, có những điểm tiến bộ về đạo đức và lối sống gắn với xã hội. Các nguyên nhân này cùng hội tụ trong một thời điểm, tạo ra môi trường thuận lợi cho việc truyền đạo và theo đạo Tin lành, đây là điều mà ở các giai đoạn trước đó không có hoặc không đủ.

Việc mất uy tín của tín ngưỡng truyền thống vì nhiều hủ tục nặng nề và tốn kém tạo ra khoảng trống về tâm linh thể hiện rõ ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo đạo Tin lành các khu vực Tây Bắc và Tây Nguyên. Đối với người Kinh, đạo Tin lành khó phát triển tín đồ, vì đời sống tôn giáo truyền thống của người Kinh thường gắn với hoặc chịu ảnh hưởng mạnh từ tam giáo, nhất là Phật giáo, tạo ra sự ổn định, ít có khoảng trống tâm linh để đạo Tin lành có cơ hội truyền giáo, phát triển tín đồ.

Sự đa dạng tổ chức và hệ phái Tin lành

Sự phân chia đa dạng về tổ chức và hệ phái là một đặc điểm nổi trội của đạo Tin lành. Trên thế giới hiện có khoảng 300 hệ phái và hàng nghìn tổ chức Tin lành khác nhau. Sự đa dạng về tổ chức và hệ phái của đạo Tin lành càng có cơ hội phát triển trong những môi trường xã hội nhất định, theo hướng phân tán để tồn tại, phân tán để mở rộng. Ở Việt Nam, một giai đoạn khá dài sau năm 1975, chính quyền không công nhận về tổ chức của đạo Tin lành, cũng như chậm giải quyết vấn đề đạo Tin lành ở Tây Nguyên và Tây Bắc, dẫn đến việc các tổ chức Tin lành phân tán hoạt động tổ chức để duy trì sinh hoạt tôn giáo. Từ khi thực hiện Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004, nhất là sau khi ban hành Chỉ thị số 01/CT-TTg năm 2005 của Thủ tướng Về một số công tác đối với đạo Tin lành, đánh dấu bước chuyển trong quá trình nhìn nhận sự tồn tại và bình thường hóa hoạt động của đạo Tin lành, thì sự phân tán các tổ chức và điểm nhóm Tin lành giảm rõ rệt.

Mối quan hệ giữa Tin lành với văn hóa

Cũng như các tôn giáo khác, mối quan hệ giữa đạo Tin lành với văn hóa thể hiện qua ba khía cạnh: tự bản thân đạo Tin lành là văn hóa; (2) đạo Tin lành là môi trường lưu giữ văn hóa; (3) đạo Tin lành là môi trường giao lưu, tiếp biến văn hóa.

Với đặc trưng về đức tin, sống đạo, giữ đạo cùng một số tập quán, lối sống nên khi truyền giáo đến Tây Nguyên và Tây Bắc, cũng như những vùng miền khác, đạo Tin lành có những va chạm, thậm chí xung đột với văn hóa truyền thống bản địa. Người theo đạo Tin lành với việc đề cao đức tin, chỉ thờ Thiên Chúa đã phủ nhận việc thờ thần linh, phủ nhận các nghi lễ trong quan hôn, tang tế và các lễ hội truyền thống; làm thay đổi các mối quan hệ truyền thống trong gia đình và xã hội, đã “hạ bệ” các già làng, trưởng bản, trưởng tộc – những người có uy tín trong cộng đồng truyền thống. Những điều này tạo ra sự khác biệt giữa đạo Tin lành và tín ngưỡng truyền thống, gây không ít bất ổn trong quan hệ xã hội.

Những va chạm, xung đột nói trên thường xảy ra ở giai đoạn đầu truyền giáo, cộng thêm tâm lý cực đoan nhất thời khá phổ biến của những người “bỏ cái này theo cái kia”. Cùng với thời gian, các mâu thuẫn, xung đột giảm đi, các mối quan hệ giữa Tin lành với văn hóa truyền thống dần dần trở lại bình thường. Thực ra, đạo Tin lành chỉ khác biệt về đức tin – thờ duy nhất Thiên Chúa so với tín ngưỡng truyền thống – thờ nhiều vị thần linh khác nhau. Sự khác biệt này kéo theo một số phong tục, tập quán liên quan. Do vậy, không nên vì sự khác biệt này mà đẩy đến sự khác biệt toàn bộ về văn hóa để phủ nhận những mặt tích cực về đạo đức, lối sống của đạo Tin lành, tiêu biểu như: khuyến khích tín đồ sống tiết kiệm, chăm chỉ lao động, ham muốn làm giàu, tích cực hoạt động từ thiện xã hội, hoàn thành trách nhiệm công dân, từ bỏ những thói quen xấu.

Cần nói thêm, đạo Tin lành truyền vào nước ta khá muộn, trước đây ít để lại dấu ấn tích cực trong quá trình tồn tại và phát triển. Đến khi đạo Tin lành phát triển mạnh mẽ thì do đặc thù về đức tin và sống đạo đã tạo ra những xung đột về văn hóa, dẫn đến trong một thời gian nhất định, nhận thức của chính quyền về đạo Tin lành chủ yếu là tiêu cực, từ đó ứng xử với đạo Tin lành có những điều chưa tương đồng với các tôn giáo khác.

Mối quan hệ giữa Tin lành với chính trị

Do đặc điểm quá trình ra đời, đạo Tin lành đã phải trả giá trong “cuộc đọ sức đẫm máu” mang tính chất chính trị với giai cấp phong kiến và Giáo triều Roma. Sau này, đạo Tin lành phát triển ở các nước tư sản với nguyên tắc tách rời chính trị và tôn giáo (chính giáo phân ly). Do vậy, hầu hết các tổ chức và hệ phái Tin lành đều tuyên bố không làm chính trị mà tập trung truyền giáo. Tuy nhiên, trên thực tế, không ít người theo đạo Tin lành với tư cách cá nhân liên đới đến chính trị. Ở Việt Nam, sau năm 1975, một số chức sắc đạo Tin lành ở Tây Nguyên nghe theo tổ chức phản động FULRO chống lại chính quyền. Gần đây, vào năm 2001 và năm 2004, một số tín đồ đạo Tin lành, chủ yếu là những người mới theo đạo, đã tham gia các cuộc bạo loạn ở Tây Nguyên.

Điều đáng ghi nhận là thái độ tích cực của các tổ chức Tin lành trước những vướng mắc nói trên. Khi xảy ra bạo loạn ở Tây Nguyên năm 2001, Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) tỏ thái độ rõ ràng và dứt khoát đối với tổ chức FULRO. Ngay sau khi được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân, Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) đã có văn bản do Mục sư Hội trưởng Phạm Xuân Thiều ký ban hành ngày 5-4-2001, trong đó có đoạn: “Trong niềm vui của Giáo hội đang dâng cao, thì Ban Trị sự Tổng Liên hội nhất trí lưu ý toàn thể Hội thánh, đặc biệt là Hội thánh tại khắp vùng Tây Nguyên, phải hết sức cảnh giác và có thái độ từ chối thật dứt khoát với bất cứ người nào, bất cứ tổ chức nào tự xưng là Tin lành Đê Ga. Ban Trị sự Tổng Liên hội khẳng định, trong Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) không hề có một tổ chức nào là Tin lành Ðê Ga cả. Vì vậy, bất cứ ai đến với Hội thánh mà không qua Ban Trị sự Tổng Liên hội Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) và nói những điều gì không phù hợp với tổ chức và tín lý của Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) đều là những người có ý đồ chia rẽ, gây mất đoàn kết và tạo sự rối loạn cho tổ chức giáo hội và sự bình an của xã hội”(7).

Tương tự như Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam), Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) cũng bày tỏ thái độ ngay sau khi một bộ phận đồng bào Mông theo đạo Tin lành tập hợp ở Mường Nhé (Điện Biên) tháng 5-2011 để “đón ngày Chúa tái lâm” (mang tính chất xưng vua và đón vua), rằng: “Chúng tôi coi việc một nhóm người đã tổ chức ở xã Mương Tong, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên về “ngày Chúa tái lâm” và “ngày Chúa phán xét thế gian” là không hoàn toàn đúng với Kinh Thánh, trái với niềm tin chính thống, đó là tà giáo cần phải được chấn chỉnh kịp thời, để những người theo tà đạo sớm nhận ra sự sai lầm lớn này, mà ăn năn với Chúa”(8).

Thời gian gần đây, khi được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân, các tổ chức Tin lành đều đề ra đường hướng hành đạo dựa trên ba trụ cột: Thiên Chúa – Dân tộc – Pháp luật, đó là điều đáng được trân trọng và khích lệ.


Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị số 6-2019

(1) Số liệu tổng hợp từ Ban Tôn giáo Chính phủ và Ban Dân vận Trung ương qua các thời kỳ.

(2) Số liệu khai trình của các tổ chức Tin lành năm 2015, tài liệu lưu trữ tại Ban Tôn giáo Chính phủ, Hà Nội.

(3), (5), (6) Ban Dân vận Trung ương: Số liệu thống kê Tin lành (tính đến tháng 3 năm 2017) – Phụ lục số 10, Hà Nội, 2017.

(4) Nguyễn Thanh Xuân: Bước đầu tìm hiểu đạo Tin lành trên thế giới và ở Việt Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội, 2002, tr.430.

(7) Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam): Thư gửi toàn thể mục sư, truyền đạo và tín hữu Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam), tài liệu lưu trữ tại Ban Tôn giáo Chính phủ, Hà Nội, 2001.

(8) Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc): Thông báo gửi các Hội nhánh trực thuộc Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc), tài liệu lưu trữ tại Ban Tôn giáo Chính phủ, Hà Nội, 2011.

PGS, TS Nguyễn Thanh Xuân

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Tin lành

Khái quát về đạo Tin Lành

Đạo Tin Lành bắt nguồn từ đâu, ra đời trong hoàn cảnh nào? Quá trình truyền bá đạo Tin Lành, giáo lý, luật lệ, lễ nghi và tổ chức đạo Tin Lành ra sao?

2452

Hoàn cảnh và điều kiện ra đời đạo Tin Lành

Đạo Tin lành ra đời ở châu Âu vào thế kỷ thế XVI có nguồn gốc chính trị, xã hội sâu xa. Trước hết là sự xuất hiện của giai cấp tư sản với những yêu cầu mới về chính trị, xã hội, tư tưởng tôn giáo. Trong điều kiện thời Trung cổ, Giáo hội Công giáo và giai cấp phong kiến có quan hệ chặt chẽ với nhau, đạo Công giáo trở thành chỗ dựa tư tưởng cho chế độ phong kiến, Giáo hội Công giáo bị chính trị hoá trở thành thế lực phong kiến, giai cấp tư sản đã thực hiện cuộc cải cách đạo Công giáo để “tháo bỏ hào quang tôn giáo” của giai cấp phong kiến, để thu hẹp dần lực lượng và ảnh hưởng của giai cấp phong kiến, trước khi tiến hành cuộc cách mạng xã hội – cách mạng tư sản để lật đổ chế độ phong kiến.

Đạo Tin lành ra đời thể hiện sự khủng hoảng nghiêm trọng về vai trò ảnh hưởng của Giáo hội Công giáo do những tham vọng quyền lực trần thế và sự sa sút về đạo đức của hàng giáo phẩm, nhất là sau cuộc “lưu đày Babylon” (1387 – 1417). Cùng với sự khủng hoảng, uy tín ảnh hưởng của Giáo hội là sự bế tắc của nền thần học Kinh viện (hình thành từ thế kỷ XII) – cơ sở quyền lực của Giáo hội Công giáo.

Đạo Tin lành ra đời xét về mặt văn hoá, tư tưởng được thúc đẩy bằng phong trào Văn hóa phục hưng – chủ nghĩa nhân văn, chủ nghĩa dân tộc ở châu Âu thế kỷ XV, XVI. Với chủ trương đề cao con người, đề cao nhân tính, nhân quyền đối lại việc đề cao thần tính, thần quyền, đề cao tự do cá nhân, dân chủ và sự hưởng lạc, đối lại sự kìm hãm dục vọng và sự ràng buộc của chế độ phong kiến và luật lệ Công giáo, đề cao lòng yêu nước cụ thể đối lại đề cao lòng yêu Thiên Chúa và một nước Chúa chung chung diệu vợi… Văn hoá phục hưng – chủ nghĩa nhân văn đã tạo ra chiều kích mới về văn hoá, tư tưởng, cách nhìn mới về con người và tôn giáo, làm cơ sở cho việc nảy nở và tiếp thu những tư tưởng cải cách tôn giáo.

Đạo Tin lành ra đời là sự kế thừa, tiếp nối các phong trào chống lại quyền lực Giáo hoàng và Giáo triều Rôma từ nhiều thế kỷ trước, mà tiêu biểu là một số phong trào từ thế kỷ XII trở đi, như: phong trào Albigeois (thế kỷ XII) ở Pháp, phong trào Waldensians (thế kỷ XII) ở Pháp, phong trào John Wycilff (thế kỷ XIV) ở Anh, phong trào Jerome Savararola (thế kỷ XV) ở Ý, và nhất là phong trào Jean Huss (thế kỷ XV) ở Tiệp…

Nguyên nhân trực tiếp hay đúng hơn là nguyên cớ của cuộc cải cách là đời sống sa hoa hưởng lạc của hàng giáo phẩm trong giáo triều Rôma và nhất là việc giáo hoàng Leon X ra lệnh ban ơn toàn xá cho những ai dâng cúng tiền của cho Giáo hội bằng cách cho bán “bùa xá tội”. Những người xướng xuất và lãnh đạo cuộc cải cách không phải ai khác là những giáo sĩ Công giáo: linh mục, tiến sĩ Thần học Martin Luther (1483 – 1546), linh mục Thomas Munzer (1490 – 1525), linh mục Jean Calvin (1509 – 1564), linh mục Ubric Zwinghi (1484 – 1531)…

Phong trào cải cách tôn giáo nổ ra đầu tiên ở Đức vào tháng 11 năm 1517 bằng việc Martin Luther công bố 95 luận đề chống lại chức vụ giáo hoàng, giáo quyền Rôma và việc bán “bùa xá tội”. Từ nước Đức, phong trào lan sang các nước Pháp, Thụy Sĩ, Anh, Scốtlen, Ai-rơ-len, Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy… để đến giữa thế kỷ XVII, sau cuộc chiến tranh ba mươi năm (1618 – 1648) bất phân thắng bại, gây nhiều tổn thất, cả châu Âu và giáo triều Rôma chấp nhận những người cải cách và từ đó hình thành một tôn giáo mới tách ra khỏi đạo Công giáo – đạo Tin lành.

Quá trình truyền bá đạo Tin Lành

Thế kỷ XVII giai cấp tư sản ở châu Âu bước lên vũ đài chính trị, tự khẳng định mình bằng một loạt cuộc cách mạng tư sản (cách mạng tư sản Anh 1640, cách mạng tư sản Pháp 1789…). Đặc biệt, sau đó giai cấp tư sản châu Âu tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược ra bên ngoài để mở rộng thị trường và khai thác nguyên vật liệu. Đạo Tin lành đã khai thác triệt để hoàn cảnh chính trị, xã hội nói trên nhằm mở rộng ảnh hưởng. Nếu cuối thế kỷ XVII, mới có 30 triệu tín đồ thì cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, đạo Tin lành có đến trên 100 triệu tín đồ. Thế kỷ XX, với hai cuộc chiến tranh thế giới (1914 – 1918, 1939 – 1945) và tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá với tốc độ như vũ bão đã tạo môi trường thuận lợi cho đạo Tin lành phát triển mở rộng ra nhiều nước trên thế giới. Đạo Tin lành ra đời ở châu Âu, sau đó truyền sang các nước Bắc Mỹ. Ở Bắc Mỹ gặp môi trường tự do, đạo Tin lành phát triển, hình thành nhiều tổ chức, hệ phái. Rồi từ Bắc Mỹ, bằng nhiều con đường, trong đó có việc nhờ dựa vào vị thế, ảnh hưởng của Mỹ, đạo Tin lành truyền trở lại châu Âu và lan toả ra toàn thế giới. Đó là con đường phát triển của đạo Tin lành, đồng thời  lý giải: cái nôi của đạo Tin lành ở châu Âu, còn trung tâm (điều hành) Tin lành thế giới ở Bắc Mỹ.

Một điều cần quan tâm nữa, trong quá trình phát triển, trước đây và hiện nay, một mặt khai thác điều kiện thuận lợi như nói trên, mặt khác tự bản thân đạo Tin lành rất năng động, luôn luôn đổi mới và thích nghi, đặc biệt là chủ trương “nhập thế”, lấy các hoạt động xã hội làm phương tiện, điều kiện để thu hút tín đồ. Đồng thời do ra đời muộn, khi địa bàn truyền giáo ngày càng ít. Từ rất sớm, đạo Tin lành đã hướng các hoạt động truyền giáo đến vùng dân tộc thiểu số. Trên bình diện thế giới vào những thế kỷ trước, châu Á, châu Phi, châu Mỹ là những vùng xa xôi của “châu Âu văn minh”. Hiện nay, đối với từng quốc gia, vùng miền núi, biên giới, hải đảo là những nơi dân tộc thiểu số sinh sống.

Đến nay, chỉ gần năm trăm năm kể từ khi ra đời, đạo Tin lành phát triển với tốc độ rất nhanh, trở thành một tôn giáo lớn, đứng thứ ba sau đạo Hồi giáo, Công giáo với khoảng 550 triệu tín đồ của 285 hệ phái có mặt ở 135 nước của tất cả các châu lục, trong đó tập trung ở các nước công nghiệp tiên tiến như Tây Âu, Bắc Âu và Bắc Mỹ.

Giáo lý, luật lệ, lễ nghi và tổ chức

Đạo Tin lành có nhiều tổ chức hệ phái. Mặc dù có những điểm khác nhau về nghi thức hành đạo và cách tổ chức giáo hội giữa các hệ phái, nhưng nhìn chung đều thống nhất ở những nội dung, nguyên tắc chính. Có thể khái quát giáo lý, luật lệ, lễ nghi, tổ chức của đạo Tin lành để so sánh với đạo Công giáo như sau:

Kinh thánh và giáo lý

Trước hết về Kinh thánh, cả hai tôn giáo Tin lành và Công giáo đều lấy Kinh thánh (gồm Cựu ước và Tân ước) làm nền tảng giáo lý. Đạo Tin lành đề cao vị trí của Kinh thánh, coi đó là chuẩn mực căn bản, duy nhất của đức tin và sự hành đạo. Đạo Công giáo lại cho rằng ngoài Kinh thánh còn có những văn bản khác như nghị quyết các Công đồng chung, các sắc chỉ, thông điệp… của Giáo hoàng, về nguyên tắc cũng có giá trị như giáo lý. Đạo Tin lành đề cao Kinh thánh một cách tuyệt đối, tất cả tín đồ và chức vụ mục sư, truyền đạo đều sử dụng Kinh thánh, nói và làm theo Kinh thánh. Đối với đạo Tin lành, Kinh thánh có vị trí cực kỳ quan trọng. Trong các trường hợp, Kinh thánh giữ vai trò như một giáo sĩ trên cả hai phương diện mục vụ và truyền giáo.

Giáo lý của đạo Tin lành và Công giáo về cơ bản giống nhau. Cả hai tôn giáo đều thờ Thiên Chúa, tin theo thuyết “Thiên Chúa ba ngôi” (Ngôi Một: Cha, Ngôi Hai: Con, Ngôi Ba: Thánh thần; Ngôi Hai được “lưu xuất” từ Ngôi Một, Ngôi Ba được “lưu xuất” từ Ngôi Một và Ngôi Hai); tin vũ trụ, muôn vật đều do Thiên Chúa tạo dựng và có điều khiển; tin con người do Thiên Chúa tạo dựng theo cách riêng và có phần hồn và phần xác; tin con người có tội lỗi; tin có Ngôi Hai Thiên Chúa là Giêsu Kitô xuống trần chịu nạn, chịu chết chuộc tội cho loài người; tin có Thiên thần và Ma quỷ, có Thiên đàng và Địa ngục; tin có ngày Phục sinh, Tận thế và Phán xét cuối cùng.

Tuy nhiên, có một số chi tiết trong một số tín điều truyền thống của đạo Công giáo được đạo Tin lành sửa đổi và lược bỏ tạo ra sự khác biệt nhất định giữa đạo Tin lành và Công giáo.

Đạo Tin lành tin có sự hoài thai Chúa Giêsu một cách mầu nhiệm của bà Maria nhưng cho rằng bà Maria chỉ đồng trinh cho đến khi sinh Chúa Giêsu, sau đó không còn đồng trinh nữa. Thậm chí một số phái Tin lành cho rằng Kinh thánh nói Bà Maria sau khi sinh Chúa Giêsu còn sinh cho ông Giuse một số người con khác một cách bình thường. Một số phái Tin lành đã trích dẫn những câu Kinh thánh nói về việc bà Maria có con thêm với ông Giuse, như trong sách Matheu ở chương 13 câu 54, 55 có nói: “… Anh em Ngài (Chúa Giêsu) có phải là Giacô, Giosep, Simson, Giuđa ?” (Matheu 13; 55,56); hoặc sách Giăng chương 2, câu 12 còn nói rõ hơn: “Sau việc đó, anh em và môn đệ Ngài (Chúa Giêsu) đều xuống thành Ca-bê-na-um” (Giăng 2; 12). Do vậy, đạo Tin lành chỉ kính trọng chứ không tôn sùng thờ lạy bà Maria như đạo Công giáo. Bà Maria chỉ có công sinh và nuôi dạy Chúa Giêsu, chứ không phải là mẹ của Thiên Chúa.

Đạo Tin lành tin có Thiên sứ, có các thánh Tông đồ, các Thánh tử đạo và các Thánh khác, nhưng cũng chỉ kính trọng và noi gương, chứ không tôn sùng và thờ lạy họ như đạo Công giáo. Đạo Tin lành không thờ các tranh ảnh, hình tượng cũng như các di vật. Không tôn sùng và thực hiện hành hương đến các Thánh địa, kể cả Giêrusalem, núi Xinai, đền thánh Phêrô và Phaolô.

Đặc biệt, đạo Tin lành không thờ lạy các hình tượng và họ cho rằng Kinh thánh đã dạy: “Hình tượng là công việc do tay người làm ra, hình tượng có miệng mà không nói, có tai mà không nghe, có lỗ mũi mà chẳng ngửi, có tay nhưng không rờ rẫm, có chân nào biết bước đi… phàm kẻ nào làm hình tượng mà nhờ cậy nơi đó, đều giống nó” (Thi thiên 115; 4-8).

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đạo Tin lành có dùng các tranh ảnh, hình tượng trong sinh hoạt tôn giáo nhưng mang ý nghĩa tài liệu để giảng giải, truyền thụ.

Đạo Tin lành tin có Thiên đàng, Hoả ngục nhưng không quá coi trọng tới mức dùng nó làm công cụ khuyên thưởng răn đe, trừng phạt đối với con người. Đạo Tin lành không có Luyện ngục, nơi tạm giam các linh hồn mắc tội nhẹ đang chờ cứu vớt như đạo Công giáo. Họ cho rằng Kinh thánh chỉ nói đến Thiên đường, Hoả ngục, không nói đến Luyện ngục.

Luật lệ, lễ nghi

Trong đời sống tín ngưỡng, đạo Tin lành là một tôn giáo đặc biệt đề cao lý trí trong đức tin, cho rằng sự cứu rỗi chỉ đến bởi đức tin chứ không phải vì những “hình thức ngoại tại” (tức là không phải vì các luật lệ, lễ nghi). Do đó luật lệ, lễ nghi, cách thức hành đạo của đạo Tin lành đơn giản không cầu kỳ, rườm rà như đạo Công giáo.

Trong bảy phép Bí tích của đạo Công giáo (Rửa tội, Thêm sức, Giải tội, Thánh thể, Sức dầu, Truyền chức, Hôn phối) đạo Tin lành chỉ thừa nhận và thực hiện phép Rửa tội (Bắptem), phép Thánh thể. Vì họ cho rằng Kinh thánh chỉ nói đến những phép đó mà thôi. Một số phái Tin lành có thêm lễ Dâng con trẻ cho Thiên Chúa, dựa theo tích trong Cựu ước rằng A-bra-ham đã dâng con trai là Y-Sác cho đức Giê-hô-va.

Đạo Tin lành cho rằng phép Bắptem không phải tẩy trừ tội lỗi một cách linh nghiệm mà đó là sự thay cũ đổi mới của mỗi con người, một sự liên lạc bằng lương tâm và lý trí đối với Chúa Trời. Do vậy, người chịu Bắptem phải đủ tuổi để hiểu biết các lẽ đạo, và nhất là phải ăn ở trong sạch, không được phạm tội. Nghi lễ Bắptem của đạo Tin lành được tiến hành theo lối cổ như thánh Gioan rửa tội cho Chúa Giêsu trên sông Gio-đăng bằng cách dìm cả người xuống nước, chứ không dội ít nước lên đầu một cách tượng trưng như Công giáo.

Nguyên thuỷ, đạo Tin lành có 3 quan điểm về Lễ Thánh thể: M. Luther tuy tuyên bố không công nhận “thuyết biến thể” nhưng lại cho rằng bánh và rượu trong Lễ Thánh thể cũng là máu thịt Chúa Giêsu, uống rượu và ăn bánh là uống máu và ăn thịt Chúa Giêsu; U.Zwingli cho rằng Lễ Thánh thể chỉ đơn thuần kỷ niệm về sự chết của Chúa Giêsu, bánh và rượu chỉ có ý nghĩa vật chất; J. Calvin dung hoà quan điểm của Luther và Zwingli, rằng rượu và bánh trong Lễ Thánh thể vừa có ý nghĩa vật chất (ở bên ngoài), vừa có ý nghĩa thuộc linh (ở bên trong). Trong quá trình phát triển, tuy các phái Tin lành còn có những quan điểm khác nhau về Lễ Thánh thể nhưng nhìn chung đều phủ nhận “thuyết biến thể” của đạo Công giáo. Đa số phái Tin lành cho rằng Lễ Thánh thể là kỷ niệm về sự chết của Chúa Giêsu chuộc tội cho loài người, qua đó nhắc nhở con người sống xứng đáng với Thiên Chúa. Lễ Thánh thể của đạo Công giáo được tiến hành với nghi thức rườm rà, tín đồ chỉ được ăn “Bánh thánh” còn “Rượu thánh” không được uống mà dành cho các giáo sĩ. Đạo Tin lành thực hiện nghi lễ Thánh thể đơn giản hơn, tất cả tín đồ và giáo sĩ cùng uống rượu và ăn bánh. Lễ Thánh thể thường được tổ chức vào chủ nhật đầu tiên của từng tháng.

Ngoài hai phép Bắptem và Mình thánh, đạo Tin lành duy trì các lễ như lễ Nôel, lễ Phục sinh, lễ Dâng con trẻ cho Chúa, lễ Hôn phối và các nghi lễ khác cho người quá cố…

Đạo Công giáo cho rằng con người không những phải làm việc thiện mà còn phải hãm mình để chuộc tội. Đạo Tin lành lại quan niệm rằng việc chuộc tội cho loài người đã có Chúa Giêsu làm trọn rồi. Con người làm việc thiện để tỏ ra xứng đáng với Thiên Chúa. Con người phải có đức tin mới được cứu vớt.

Tín đồ đạo Công giáo xưng tội trong toà kín với linh mục là hình thức chủ yếu nhất, còn tín đồ đạo Tin lành xưng tội trực tiếp với Thiên Chúa. Đạo Công giáo đặt ra nhiều bài kinh để cho mọi người cầu nguyện hàng ngày (quen gọi là Kinh nguyện). Đạo Tin lành chỉ tin có Kinh thánh, dùng Kinh thánh trong tất cả các sinh hoạt tôn giáo. Khi xưng tội cũng như khi cầu nguyện, tín đồ đạo Tin lành có thể đứng giữa nhà thờ, trước đám đông để sám hối hoặc nói lên ý nguyện của mình một cách công khai.

Nhà thờ (thánh đường) của đạo Công giáo được xây dựng tốn kém, kiến trúc đồ sộ theo lối cổ, bài trí công phu cầu kỳ và cho rằng đó là Nhà Chúa – nơi Chúa ngự một cách linh thiêng, đặc biệt, trong và ngoài nhà thờ, treo nhiều ảnh tượng. Nhưng trái lại, nhà thờ đạo Tin lành thường kiến trúc hiện đại, đơn giản, trong nhà thờ không có tượng ảnh, chỉ có cây thập giá biểu tượng Chúa Giêsu chịu nạn. Trong nhiều trường hợp đạo Tin lành chỉ sử dụng những phòng họp hoặc hội trường đôi khi một nhà tạm của tín đồ dùng để làm điểm nhóm lễ, chia sẻ lời Chúa trong Kinh thánh.

Chức sắc và tổ chức Giáo hội

Chức sắc của đạo Tin lành gồm các chức vụ: mục sư (tên gọi theo Kinh thánh) và dưới mục sư là truyền đạo (còn gọi là giảng sư). Hiện nay, Hội thánh Việt Nam (miền Nam), Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) đều thống nhất gọi truyền đạo là mục sư nhiệm chức. Một số phái Tin lành vẫn duy trì chức giám mục, nhất là những hệ phái chịu ảnh hưởng của Anh giáo. Chức sắc đạo Tin lành chủ yếu là nam, nhưng cũng có một số phái có tuyển chọn cả phụ nữ và nhìn chung họ không giữ chế độ độc thân. Chức sắc đạo Tin lành tuy được coi là “người chăn bày” nhưng không có thần quyền, tức là không có quyền thay mặt Thiên Chúa ban phúc, tha tội cho tín đồ, không phải là cầu nối trung gian trong mối quan hệ giữa tín đồ đạo Tin lành với đấng thiêng liêng. Quan hệ giữa giáo sĩ với tín đồ bình đẳng, cởi mở. Có hệ phái Tin lành bầu ra mục sư, truyền đạo theo thời gian. Chức sắc đạo Tin lành hoạt động dưới sự kiểm soát của tín đồ, hàng năm tín đồ bỏ phiếu tín nhiệm mục sư (hoặc truyền đạo) quản nhiệm Hội thánh cơ sở.

Đạo Tin lành chủ trương xây dựng các giáo hội độc lập với những hình thức cơ cấu khác nhau, tuỳ thuộc vào từng hệ phái và hoàn cảnh điều kiện cho phép. Có hệ phái Tin lành duy trì cơ cấu 2 cấp Trung ương và Hội thánh cơ sở (chi hội), có hệ phái Tin lành duy trì thêm cấp trung gian là Giáo khu hay Địa hạt (tương đương như giáo phận của đạo Công giáo). Nhân sự lãnh đạo các cấp giáo hội theo nhiệm kỳ thông qua bầu cử dân chủ (trực tiếp, bằng phiếu kín, từng chức danh). Thành phần lãnh đạo Giáo hội không chỉ có mục sư, truyền đạo mà có cả tín đồ tham gia. Đặc biệt, các hệ phái Tin lành đều trao quyền tự quản cho hội thánh cơ sở với tinh thần tự lập, tự dưỡng, tự truyền. Các hệ phái Tin lành không ngăn cản tín đồ, chức sắc tách ra để gia nhập các hệ phái khác hoặc đứng độc lập.

Đạo Tin lành thường có hai sinh hoạt về mặt tổ chức là Bồi linh và Hội đồng (đại hội đại biểu). Bồi linh còn gọi là Hội đồng linh tu được tổ chức hàng năm theo các cấp giáo hội để nâng cao trình độ giáo lý, thần học cho tín đồ, mục sư, truyền đạo. Tuỳ theo cấp tổ chức bồi linh mà thành phần tham dự khác nhau. Nếu bồi linh cấp trung ương thì chỉ có các mục sư, truyền đạo và những chức vụ chủ chốt của các chi hội. Nếu bồi linh ở cấp chi hội thì mở rộng đến các tín đồ. Đại hội đại biểu ở cấp chi hội thường họp mỗi năm một lần, gọi là Hội đồng thường niên. Hội đồng ở chi hội có nhiệm vụ tổng kết công việc trong một năm và bàn chương trình hoạt động của năm tới, bầu ban chấp sự; bỏ phiếu tín nhiệm mục sư, truyền đạo chủ tọa và bầu chọn đại biểu đi dự Đại hội đồng cấp trên (nếu trùng nhiệm kỳ của Đại hội đồng). Đại hội đại biểu trên cấp chi hội là Đại hội đồng. Thành phần tham dự Đại hội đồng là các mục sư, truyền đạo và đại biểu tín đồ được cử ở các chi hội.

Đại hội đồng tổ chức theo nhiệm kỳ để giải quyết các công việc nội bộ, xây dựng hoặc sửa đổi hiến chương (Điều lệ) và bầu nhân sự lãnh đạo giáo hội.

Một số nhận xét về đạo Tin Lành

Qua phân tích quá trình ra đời, phát triển, giáo lý, luật lệ, lễ nghi, tổ chức giáo hội chúng tôi khái quát một số nét đặc trưng cơ bản của đạo Tin lành như sau:

Đạo Tin lành là tôn giáo tách ra từ đạo Công giáo ở thế kỷ XVI cùng với sự xuất hiện của giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản. Nội dung cải cách chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng dân chủ tư sản, ý chí tự do cá nhân. Trong sinh hoạt tôn giáo, đạo Tin lành đề cao vai trò cá nhân. Trong sinh hoạt về tổ chức, đạo Tin lành đề cao tinh thần dân chủ. Các luật lệ, lễ nghi, cách thức hành đạo, cơ cấu tổ chức của đạo Tin lành đơn giản, nhẹ nhàng không rườm rà, gò bó như đạo Công giáo.

Những nội dung cải cách đã làm cho đạo Tin lành trở thành một tôn giáo có mầu sắc mới mẻ, thích hợp với giai cấp tư sản, tiểu tư sản, công chức, trí thức… thị dân nói chung trong xã hội công nghiệp. Đặc biệt với lối sống đạo nhẹ nhàng, đề cao đức tin và vai trò cá nhân, đạo Tin lành duy trì tín ngưỡng trong mọi hoàn cảnh chính trị, xã hội, kể cả những khi bị o ép, cấm cách.

Đạo Tin lành còn là một tôn giáo có đường hướng và phương thức hoạt động rất năng động, luôn đổi mới từ nội dung đến hình thức để thích nghi với hoàn cảnh xã hội. Đặc biệt, đạo Tin lành tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội, nhất là lĩnh vực từ thiện nhân đạo, lấy đó làm phương tiện mở rộng ảnh hưởng. Điều này tạo ra uy tín và khả năng tiếp cận, chung sống với nhiều chế độ chính trị khác nhau.

Ngoài tầng lớp thị dân, đối tượng truyền đạo quan trọng thứ hai của đạo Tin lành là đồng bào các dân tộc thiểu số. Đó là những vùng đất mới – nơi chưa có tôn giáo chính thống hoặc tôn giáo, tín ngưỡng cũ đang suy thoái, mất uy tín, nơi đời sống dân sinh, trình độ dân trí thấp. Truyền đạo đến những vùng này, đạo Tin lành không những phát huy lợi thế vốn có “đơn giản về luật lệ, lễ nghi, cách thức hành đạo” mà còn nghiên cứu rất kỹ đặc điểm lịch sử, văn hoá, tâm lý, lối sống, phong tục, tập quán của từng dân tộc, chủ động địa phương hoá, dân tộc hoá để dễ dàng hòa nhập.

Ra đời, phát triển cùng với giai cấp tư sản cho nên đạo Tin lành có mối quan hệ khá chặt chẽ với giai cấp tư sản. Giai cấp tư sản sử dụng đạo Tin lành như một thứ vũ khí trong các cuộc cách mạng tư sản ở thời kỳ đầu và việc tìm kiếm thị trường thuộc địa sau này. Ngược lại, đạo Tin lành nhờ dựa vào giai cấp tư sản để củng cố phát triển lực lượng, kể cả việc lợi dụng các cuộc chiến tranh xâm thực mà giai cấp tư sản tiến hành.

Tuy nhiên, trong từng thời kỳ lịch sử, từng tổ chức hệ phái Tin lành, mối quan hệ nói trên có sự thay đổi ở từng nước, từng khu vực. Thời gian sau này, đạo Tin lành chịu ảnh hưởng của các xu hướng tiến bộ trên thế giới nên nhiều phái Tin lành tách dần khỏi sự kiềm tỏa của các thế lực chính trị.

Hoàn cảnh và điều kiện ra đời đạo Tin Lành

Đạo Tin lành ra đời ở châu Âu vào thế kỷ thế XVI có nguồn gốc chính trị, xã hội sâu xa. Trước hết là sự xuất hiện của giai cấp tư sản với những yêu cầu mới về chính trị, xã hội, tư tưởng tôn giáo. Trong điều kiện thời Trung cổ, Giáo hội Công giáo và giai cấp phong kiến có quan hệ chặt chẽ với nhau, đạo Công giáo trở thành chỗ dựa tư tưởng cho chế độ phong kiến, Giáo hội Công giáo bị chính trị hoá trở thành thế lực phong kiến, giai cấp tư sản đã thực hiện cuộc cải cách đạo Công giáo để “tháo bỏ hào quang tôn giáo” của giai cấp phong kiến, để thu hẹp dần lực lượng và ảnh hưởng của giai cấp phong kiến, trước khi tiến hành cuộc cách mạng xã hội – cách mạng tư sản để lật đổ chế độ phong kiến.

Đạo Tin lành ra đời thể hiện sự khủng hoảng nghiêm trọng về vai trò ảnh hưởng của Giáo hội Công giáo do những tham vọng quyền lực trần thế và sự sa sút về đạo đức của hàng giáo phẩm, nhất là sau cuộc “lưu đày Babylon” (1387 – 1417). Cùng với sự khủng hoảng, uy tín ảnh hưởng của Giáo hội là sự bế tắc của nền thần học Kinh viện (hình thành từ thế kỷ XII) – cơ sở quyền lực của Giáo hội Công giáo.

Đạo Tin lành ra đời xét về mặt văn hoá, tư tưởng được thúc đẩy bằng phong trào Văn hóa phục hưng – chủ nghĩa nhân văn, chủ nghĩa dân tộc ở châu Âu thế kỷ XV, XVI. Với chủ trương đề cao con người, đề cao nhân tính, nhân quyền đối lại việc đề cao thần tính, thần quyền, đề cao tự do cá nhân, dân chủ và sự hưởng lạc, đối lại sự kìm hãm dục vọng và sự ràng buộc của chế độ phong kiến và luật lệ Công giáo, đề cao lòng yêu nước cụ thể đối lại đề cao lòng yêu Thiên Chúa và một nước Chúa chung chung diệu vợi… Văn hoá phục hưng – chủ nghĩa nhân văn đã tạo ra chiều kích mới về văn hoá, tư tưởng, cách nhìn mới về con người và tôn giáo, làm cơ sở cho việc nảy nở và tiếp thu những tư tưởng cải cách tôn giáo.

Đạo Tin lành ra đời là sự kế thừa, tiếp nối các phong trào chống lại quyền lực Giáo hoàng và Giáo triều Rôma từ nhiều thế kỷ trước, mà tiêu biểu là một số phong trào từ thế kỷ XII trở đi, như: phong trào Albigeois (thế kỷ XII) ở Pháp, phong trào Waldensians (thế kỷ XII) ở Pháp, phong trào John Wycilff (thế kỷ XIV) ở Anh, phong trào Jerome Savararola (thế kỷ XV) ở Ý, và nhất là phong trào Jean Huss (thế kỷ XV) ở Tiệp…

Nguyên nhân trực tiếp hay đúng hơn là nguyên cớ của cuộc cải cách là đời sống sa hoa hưởng lạc của hàng giáo phẩm trong giáo triều Rôma và nhất là việc giáo hoàng Leon X ra lệnh ban ơn toàn xá cho những ai dâng cúng tiền của cho Giáo hội bằng cách cho bán “bùa xá tội”. Những người xướng xuất và lãnh đạo cuộc cải cách không phải ai khác là những giáo sĩ Công giáo: linh mục, tiến sĩ Thần học Martin Luther (1483 – 1546), linh mục Thomas Munzer (1490 – 1525), linh mục Jean Calvin (1509 – 1564), linh mục Ubric Zwinghi (1484 – 1531)…

Phong trào cải cách tôn giáo nổ ra đầu tiên ở Đức vào tháng 11 năm 1517 bằng việc Martin Luther công bố 95 luận đề chống lại chức vụ giáo hoàng, giáo quyền Rôma và việc bán “bùa xá tội”. Từ nước Đức, phong trào lan sang các nước Pháp, Thụy Sĩ, Anh, Scốtlen, Ai-rơ-len, Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy… để đến giữa thế kỷ XVII, sau cuộc chiến tranh ba mươi năm (1618 – 1648) bất phân thắng bại, gây nhiều tổn thất, cả châu Âu và giáo triều Rôma chấp nhận những người cải cách và từ đó hình thành một tôn giáo mới tách ra khỏi đạo Công giáo – đạo Tin lành.

Quá trình truyền bá đạo Tin Lành

Thế kỷ XVII giai cấp tư sản ở châu Âu bước lên vũ đài chính trị, tự khẳng định mình bằng một loạt cuộc cách mạng tư sản (cách mạng tư sản Anh 1640, cách mạng tư sản Pháp 1789…). Đặc biệt, sau đó giai cấp tư sản châu Âu tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược ra bên ngoài để mở rộng thị trường và khai thác nguyên vật liệu. Đạo Tin lành đã khai thác triệt để hoàn cảnh chính trị, xã hội nói trên nhằm mở rộng ảnh hưởng. Nếu cuối thế kỷ XVII, mới có 30 triệu tín đồ thì cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, đạo Tin lành có đến trên 100 triệu tín đồ. Thế kỷ XX, với hai cuộc chiến tranh thế giới (1914 – 1918, 1939 – 1945) và tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá với tốc độ như vũ bão đã tạo môi trường thuận lợi cho đạo Tin lành phát triển mở rộng ra nhiều nước trên thế giới. Đạo Tin lành ra đời ở châu Âu, sau đó truyền sang các nước Bắc Mỹ. Ở Bắc Mỹ gặp môi trường tự do, đạo Tin lành phát triển, hình thành nhiều tổ chức, hệ phái. Rồi từ Bắc Mỹ, bằng nhiều con đường, trong đó có việc nhờ dựa vào vị thế, ảnh hưởng của Mỹ, đạo Tin lành truyền trở lại châu Âu và lan toả ra toàn thế giới. Đó là con đường phát triển của đạo Tin lành, đồng thời  lý giải: cái nôi của đạo Tin lành ở châu Âu, còn trung tâm (điều hành) Tin lành thế giới ở Bắc Mỹ.

Một điều cần quan tâm nữa, trong quá trình phát triển, trước đây và hiện nay, một mặt khai thác điều kiện thuận lợi như nói trên, mặt khác tự bản thân đạo Tin lành rất năng động, luôn luôn đổi mới và thích nghi, đặc biệt là chủ trương “nhập thế”, lấy các hoạt động xã hội làm phương tiện, điều kiện để thu hút tín đồ. Đồng thời do ra đời muộn, khi địa bàn truyền giáo ngày càng ít. Từ rất sớm, đạo Tin lành đã hướng các hoạt động truyền giáo đến vùng dân tộc thiểu số. Trên bình diện thế giới vào những thế kỷ trước, châu Á, châu Phi, châu Mỹ là những vùng xa xôi của “châu Âu văn minh”. Hiện nay, đối với từng quốc gia, vùng miền núi, biên giới, hải đảo là những nơi dân tộc thiểu số sinh sống.

Đến nay, chỉ gần năm trăm năm kể từ khi ra đời, đạo Tin lành phát triển với tốc độ rất nhanh, trở thành một tôn giáo lớn, đứng thứ ba sau đạo Hồi giáo, Công giáo với khoảng 550 triệu tín đồ của 285 hệ phái có mặt ở 135 nước của tất cả các châu lục, trong đó tập trung ở các nước công nghiệp tiên tiến như Tây Âu, Bắc Âu và Bắc Mỹ.

Giáo lý, luật lệ, lễ nghi và tổ chức

Đạo Tin lành có nhiều tổ chức hệ phái. Mặc dù có những điểm khác nhau về nghi thức hành đạo và cách tổ chức giáo hội giữa các hệ phái, nhưng nhìn chung đều thống nhất ở những nội dung, nguyên tắc chính. Có thể khái quát giáo lý, luật lệ, lễ nghi, tổ chức của đạo Tin lành để so sánh với đạo Công giáo như sau:

Kinh thánh và giáo lý

Trước hết về Kinh thánh, cả hai tôn giáo Tin lành và Công giáo đều lấy Kinh thánh (gồm Cựu ước và Tân ước) làm nền tảng giáo lý. Đạo Tin lành đề cao vị trí của Kinh thánh, coi đó là chuẩn mực căn bản, duy nhất của đức tin và sự hành đạo. Đạo Công giáo lại cho rằng ngoài Kinh thánh còn có những văn bản khác như nghị quyết các Công đồng chung, các sắc chỉ, thông điệp… của Giáo hoàng, về nguyên tắc cũng có giá trị như giáo lý. Đạo Tin lành đề cao Kinh thánh một cách tuyệt đối, tất cả tín đồ và chức vụ mục sư, truyền đạo đều sử dụng Kinh thánh, nói và làm theo Kinh thánh. Đối với đạo Tin lành, Kinh thánh có vị trí cực kỳ quan trọng. Trong các trường hợp, Kinh thánh giữ vai trò như một giáo sĩ trên cả hai phương diện mục vụ và truyền giáo.

Giáo lý của đạo Tin lành và Công giáo về cơ bản giống nhau. Cả hai tôn giáo đều thờ Thiên Chúa, tin theo thuyết “Thiên Chúa ba ngôi” (Ngôi Một: Cha, Ngôi Hai: Con, Ngôi Ba: Thánh thần; Ngôi Hai được “lưu xuất” từ Ngôi Một, Ngôi Ba được “lưu xuất” từ Ngôi Một và Ngôi Hai); tin vũ trụ, muôn vật đều do Thiên Chúa tạo dựng và có điều khiển; tin con người do Thiên Chúa tạo dựng theo cách riêng và có phần hồn và phần xác; tin con người có tội lỗi; tin có Ngôi Hai Thiên Chúa là Giêsu Kitô xuống trần chịu nạn, chịu chết chuộc tội cho loài người; tin có Thiên thần và Ma quỷ, có Thiên đàng và Địa ngục; tin có ngày Phục sinh, Tận thế và Phán xét cuối cùng.

Tuy nhiên, có một số chi tiết trong một số tín điều truyền thống của đạo Công giáo được đạo Tin lành sửa đổi và lược bỏ tạo ra sự khác biệt nhất định giữa đạo Tin lành và Công giáo.

Đạo Tin lành tin có sự hoài thai Chúa Giêsu một cách mầu nhiệm của bà Maria nhưng cho rằng bà Maria chỉ đồng trinh cho đến khi sinh Chúa Giêsu, sau đó không còn đồng trinh nữa. Thậm chí một số phái Tin lành cho rằng Kinh thánh nói Bà Maria sau khi sinh Chúa Giêsu còn sinh cho ông Giuse một số người con khác một cách bình thường. Một số phái Tin lành đã trích dẫn những câu Kinh thánh nói về việc bà Maria có con thêm với ông Giuse, như trong sách Matheu ở chương 13 câu 54, 55 có nói: “… Anh em Ngài (Chúa Giêsu) có phải là Giacô, Giosep, Simson, Giuđa ?” (Matheu 13; 55,56); hoặc sách Giăng chương 2, câu 12 còn nói rõ hơn: “Sau việc đó, anh em và môn đệ Ngài (Chúa Giêsu) đều xuống thành Ca-bê-na-um” (Giăng 2; 12). Do vậy, đạo Tin lành chỉ kính trọng chứ không tôn sùng thờ lạy bà Maria như đạo Công giáo. Bà Maria chỉ có công sinh và nuôi dạy Chúa Giêsu, chứ không phải là mẹ của Thiên Chúa.

Đạo Tin lành tin có Thiên sứ, có các thánh Tông đồ, các Thánh tử đạo và các Thánh khác, nhưng cũng chỉ kính trọng và noi gương, chứ không tôn sùng và thờ lạy họ như đạo Công giáo. Đạo Tin lành không thờ các tranh ảnh, hình tượng cũng như các di vật. Không tôn sùng và thực hiện hành hương đến các Thánh địa, kể cả Giêrusalem, núi Xinai, đền thánh Phêrô và Phaolô.

Đặc biệt, đạo Tin lành không thờ lạy các hình tượng và họ cho rằng Kinh thánh đã dạy: “Hình tượng là công việc do tay người làm ra, hình tượng có miệng mà không nói, có tai mà không nghe, có lỗ mũi mà chẳng ngửi, có tay nhưng không rờ rẫm, có chân nào biết bước đi… phàm kẻ nào làm hình tượng mà nhờ cậy nơi đó, đều giống nó” (Thi thiên 115; 4-8).

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đạo Tin lành có dùng các tranh ảnh, hình tượng trong sinh hoạt tôn giáo nhưng mang ý nghĩa tài liệu để giảng giải, truyền thụ.

Đạo Tin lành tin có Thiên đàng, Hoả ngục nhưng không quá coi trọng tới mức dùng nó làm công cụ khuyên thưởng răn đe, trừng phạt đối với con người. Đạo Tin lành không có Luyện ngục, nơi tạm giam các linh hồn mắc tội nhẹ đang chờ cứu vớt như đạo Công giáo. Họ cho rằng Kinh thánh chỉ nói đến Thiên đường, Hoả ngục, không nói đến Luyện ngục.

Luật lệ, lễ nghi

Trong đời sống tín ngưỡng, đạo Tin lành là một tôn giáo đặc biệt đề cao lý trí trong đức tin, cho rằng sự cứu rỗi chỉ đến bởi đức tin chứ không phải vì những “hình thức ngoại tại” (tức là không phải vì các luật lệ, lễ nghi). Do đó luật lệ, lễ nghi, cách thức hành đạo của đạo Tin lành đơn giản không cầu kỳ, rườm rà như đạo Công giáo.

Trong bảy phép Bí tích của đạo Công giáo (Rửa tội, Thêm sức, Giải tội, Thánh thể, Sức dầu, Truyền chức, Hôn phối) đạo Tin lành chỉ thừa nhận và thực hiện phép Rửa tội (Bắptem), phép Thánh thể. Vì họ cho rằng Kinh thánh chỉ nói đến những phép đó mà thôi. Một số phái Tin lành có thêm lễ Dâng con trẻ cho Thiên Chúa, dựa theo tích trong Cựu ước rằng A-bra-ham đã dâng con trai là Y-Sác cho đức Giê-hô-va.

Đạo Tin lành cho rằng phép Bắptem không phải tẩy trừ tội lỗi một cách linh nghiệm mà đó là sự thay cũ đổi mới của mỗi con người, một sự liên lạc bằng lương tâm và lý trí đối với Chúa Trời. Do vậy, người chịu Bắptem phải đủ tuổi để hiểu biết các lẽ đạo, và nhất là phải ăn ở trong sạch, không được phạm tội. Nghi lễ Bắptem của đạo Tin lành được tiến hành theo lối cổ như thánh Gioan rửa tội cho Chúa Giêsu trên sông Gio-đăng bằng cách dìm cả người xuống nước, chứ không dội ít nước lên đầu một cách tượng trưng như Công giáo.

Nguyên thuỷ, đạo Tin lành có 3 quan điểm về Lễ Thánh thể: M. Luther tuy tuyên bố không công nhận “thuyết biến thể” nhưng lại cho rằng bánh và rượu trong Lễ Thánh thể cũng là máu thịt Chúa Giêsu, uống rượu và ăn bánh là uống máu và ăn thịt Chúa Giêsu; U.Zwingli cho rằng Lễ Thánh thể chỉ đơn thuần kỷ niệm về sự chết của Chúa Giêsu, bánh và rượu chỉ có ý nghĩa vật chất; J. Calvin dung hoà quan điểm của Luther và Zwingli, rằng rượu và bánh trong Lễ Thánh thể vừa có ý nghĩa vật chất (ở bên ngoài), vừa có ý nghĩa thuộc linh (ở bên trong). Trong quá trình phát triển, tuy các phái Tin lành còn có những quan điểm khác nhau về Lễ Thánh thể nhưng nhìn chung đều phủ nhận “thuyết biến thể” của đạo Công giáo. Đa số phái Tin lành cho rằng Lễ Thánh thể là kỷ niệm về sự chết của Chúa Giêsu chuộc tội cho loài người, qua đó nhắc nhở con người sống xứng đáng với Thiên Chúa. Lễ Thánh thể của đạo Công giáo được tiến hành với nghi thức rườm rà, tín đồ chỉ được ăn “Bánh thánh” còn “Rượu thánh” không được uống mà dành cho các giáo sĩ. Đạo Tin lành thực hiện nghi lễ Thánh thể đơn giản hơn, tất cả tín đồ và giáo sĩ cùng uống rượu và ăn bánh. Lễ Thánh thể thường được tổ chức vào chủ nhật đầu tiên của từng tháng.

Ngoài hai phép Bắptem và Mình thánh, đạo Tin lành duy trì các lễ như lễ Nôel, lễ Phục sinh, lễ Dâng con trẻ cho Chúa, lễ Hôn phối và các nghi lễ khác cho người quá cố…

Đạo Công giáo cho rằng con người không những phải làm việc thiện mà còn phải hãm mình để chuộc tội. Đạo Tin lành lại quan niệm rằng việc chuộc tội cho loài người đã có Chúa Giêsu làm trọn rồi. Con người làm việc thiện để tỏ ra xứng đáng với Thiên Chúa. Con người phải có đức tin mới được cứu vớt.

Tín đồ đạo Công giáo xưng tội trong toà kín với linh mục là hình thức chủ yếu nhất, còn tín đồ đạo Tin lành xưng tội trực tiếp với Thiên Chúa. Đạo Công giáo đặt ra nhiều bài kinh để cho mọi người cầu nguyện hàng ngày (quen gọi là Kinh nguyện). Đạo Tin lành chỉ tin có Kinh thánh, dùng Kinh thánh trong tất cả các sinh hoạt tôn giáo. Khi xưng tội cũng như khi cầu nguyện, tín đồ đạo Tin lành có thể đứng giữa nhà thờ, trước đám đông để sám hối hoặc nói lên ý nguyện của mình một cách công khai.

Nhà thờ (thánh đường) của đạo Công giáo được xây dựng tốn kém, kiến trúc đồ sộ theo lối cổ, bài trí công phu cầu kỳ và cho rằng đó là Nhà Chúa – nơi Chúa ngự một cách linh thiêng, đặc biệt, trong và ngoài nhà thờ, treo nhiều ảnh tượng. Nhưng trái lại, nhà thờ đạo Tin lành thường kiến trúc hiện đại, đơn giản, trong nhà thờ không có tượng ảnh, chỉ có cây thập giá biểu tượng Chúa Giêsu chịu nạn. Trong nhiều trường hợp đạo Tin lành chỉ sử dụng những phòng họp hoặc hội trường đôi khi một nhà tạm của tín đồ dùng để làm điểm nhóm lễ, chia sẻ lời Chúa trong Kinh thánh.

Chức sắc và tổ chức Giáo hội

Chức sắc của đạo Tin lành gồm các chức vụ: mục sư (tên gọi theo Kinh thánh) và dưới mục sư là truyền đạo (còn gọi là giảng sư). Hiện nay, Hội thánh Việt Nam (miền Nam), Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) đều thống nhất gọi truyền đạo là mục sư nhiệm chức. Một số phái Tin lành vẫn duy trì chức giám mục, nhất là những hệ phái chịu ảnh hưởng của Anh giáo. Chức sắc đạo Tin lành chủ yếu là nam, nhưng cũng có một số phái có tuyển chọn cả phụ nữ và nhìn chung họ không giữ chế độ độc thân. Chức sắc đạo Tin lành tuy được coi là “người chăn bày” nhưng không có thần quyền, tức là không có quyền thay mặt Thiên Chúa ban phúc, tha tội cho tín đồ, không phải là cầu nối trung gian trong mối quan hệ giữa tín đồ đạo Tin lành với đấng thiêng liêng. Quan hệ giữa giáo sĩ với tín đồ bình đẳng, cởi mở. Có hệ phái Tin lành bầu ra mục sư, truyền đạo theo thời gian. Chức sắc đạo Tin lành hoạt động dưới sự kiểm soát của tín đồ, hàng năm tín đồ bỏ phiếu tín nhiệm mục sư (hoặc truyền đạo) quản nhiệm Hội thánh cơ sở.

Đạo Tin lành chủ trương xây dựng các giáo hội độc lập với những hình thức cơ cấu khác nhau, tuỳ thuộc vào từng hệ phái và hoàn cảnh điều kiện cho phép. Có hệ phái Tin lành duy trì cơ cấu 2 cấp Trung ương và Hội thánh cơ sở (chi hội), có hệ phái Tin lành duy trì thêm cấp trung gian là Giáo khu hay Địa hạt (tương đương như giáo phận của đạo Công giáo). Nhân sự lãnh đạo các cấp giáo hội theo nhiệm kỳ thông qua bầu cử dân chủ (trực tiếp, bằng phiếu kín, từng chức danh). Thành phần lãnh đạo Giáo hội không chỉ có mục sư, truyền đạo mà có cả tín đồ tham gia. Đặc biệt, các hệ phái Tin lành đều trao quyền tự quản cho hội thánh cơ sở với tinh thần tự lập, tự dưỡng, tự truyền. Các hệ phái Tin lành không ngăn cản tín đồ, chức sắc tách ra để gia nhập các hệ phái khác hoặc đứng độc lập.

Đạo Tin lành thường có hai sinh hoạt về mặt tổ chức là Bồi linh và Hội đồng (đại hội đại biểu). Bồi linh còn gọi là Hội đồng linh tu được tổ chức hàng năm theo các cấp giáo hội để nâng cao trình độ giáo lý, thần học cho tín đồ, mục sư, truyền đạo. Tuỳ theo cấp tổ chức bồi linh mà thành phần tham dự khác nhau. Nếu bồi linh cấp trung ương thì chỉ có các mục sư, truyền đạo và những chức vụ chủ chốt của các chi hội. Nếu bồi linh ở cấp chi hội thì mở rộng đến các tín đồ. Đại hội đại biểu ở cấp chi hội thường họp mỗi năm một lần, gọi là Hội đồng thường niên. Hội đồng ở chi hội có nhiệm vụ tổng kết công việc trong một năm và bàn chương trình hoạt động của năm tới, bầu ban chấp sự; bỏ phiếu tín nhiệm mục sư, truyền đạo chủ tọa và bầu chọn đại biểu đi dự Đại hội đồng cấp trên (nếu trùng nhiệm kỳ của Đại hội đồng). Đại hội đại biểu trên cấp chi hội là Đại hội đồng. Thành phần tham dự Đại hội đồng là các mục sư, truyền đạo và đại biểu tín đồ được cử ở các chi hội.

Đại hội đồng tổ chức theo nhiệm kỳ để giải quyết các công việc nội bộ, xây dựng hoặc sửa đổi hiến chương (Điều lệ) và bầu nhân sự lãnh đạo giáo hội.

Một số nhận xét về đạo Tin Lành

Qua phân tích quá trình ra đời, phát triển, giáo lý, luật lệ, lễ nghi, tổ chức giáo hội chúng tôi khái quát một số nét đặc trưng cơ bản của đạo Tin lành như sau:

Đạo Tin lành là tôn giáo tách ra từ đạo Công giáo ở thế kỷ XVI cùng với sự xuất hiện của giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản. Nội dung cải cách chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng dân chủ tư sản, ý chí tự do cá nhân. Trong sinh hoạt tôn giáo, đạo Tin lành đề cao vai trò cá nhân. Trong sinh hoạt về tổ chức, đạo Tin lành đề cao tinh thần dân chủ. Các luật lệ, lễ nghi, cách thức hành đạo, cơ cấu tổ chức của đạo Tin lành đơn giản, nhẹ nhàng không rườm rà, gò bó như đạo Công giáo.

Những nội dung cải cách đã làm cho đạo Tin lành trở thành một tôn giáo có mầu sắc mới mẻ, thích hợp với giai cấp tư sản, tiểu tư sản, công chức, trí thức… thị dân nói chung trong xã hội công nghiệp. Đặc biệt với lối sống đạo nhẹ nhàng, đề cao đức tin và vai trò cá nhân, đạo Tin lành duy trì tín ngưỡng trong mọi hoàn cảnh chính trị, xã hội, kể cả những khi bị o ép, cấm cách.

Đạo Tin lành còn là một tôn giáo có đường hướng và phương thức hoạt động rất năng động, luôn đổi mới từ nội dung đến hình thức để thích nghi với hoàn cảnh xã hội. Đặc biệt, đạo Tin lành tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội, nhất là lĩnh vực từ thiện nhân đạo, lấy đó làm phương tiện mở rộng ảnh hưởng. Điều này tạo ra uy tín và khả năng tiếp cận, chung sống với nhiều chế độ chính trị khác nhau.

Ngoài tầng lớp thị dân, đối tượng truyền đạo quan trọng thứ hai của đạo Tin lành là đồng bào các dân tộc thiểu số. Đó là những vùng đất mới – nơi chưa có tôn giáo chính thống hoặc tôn giáo, tín ngưỡng cũ đang suy thoái, mất uy tín, nơi đời sống dân sinh, trình độ dân trí thấp. Truyền đạo đến những vùng này, đạo Tin lành không những phát huy lợi thế vốn có “đơn giản về luật lệ, lễ nghi, cách thức hành đạo” mà còn nghiên cứu rất kỹ đặc điểm lịch sử, văn hoá, tâm lý, lối sống, phong tục, tập quán của từng dân tộc, chủ động địa phương hoá, dân tộc hoá để dễ dàng hòa nhập.

Ra đời, phát triển cùng với giai cấp tư sản cho nên đạo Tin lành có mối quan hệ khá chặt chẽ với giai cấp tư sản. Giai cấp tư sản sử dụng đạo Tin lành như một thứ vũ khí trong các cuộc cách mạng tư sản ở thời kỳ đầu và việc tìm kiếm thị trường thuộc địa sau này. Ngược lại, đạo Tin lành nhờ dựa vào giai cấp tư sản để củng cố phát triển lực lượng, kể cả việc lợi dụng các cuộc chiến tranh xâm thực mà giai cấp tư sản tiến hành.

Tuy nhiên, trong từng thời kỳ lịch sử, từng tổ chức hệ phái Tin lành, mối quan hệ nói trên có sự thay đổi ở từng nước, từng khu vực. Thời gian sau này, đạo Tin lành chịu ảnh hưởng của các xu hướng tiến bộ trên thế giới nên nhiều phái Tin lành tách dần khỏi sự kiềm tỏa của các thế lực chính trị.