Tin lành

Đạo tin lành là gì? Tin lành thờ ai?

Đạo Tin lành thờ ai? Đây là câu hỏi mà nhiều người ngoài đạo thắc mắc. Câu trả lời có ngay trong bài viết này.

3194

Nguồn gốc ra đời của đạo Tin lành

Đạo Tin lành cùng với đạo Công giáo vốn là hai nhánh nhỏ của đạo Kitô giáo. Đây là một trong các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham.

Đặt nền tảng trên giáo huấn, sự chết trên thập tự giá và sự sống lại của Giêsu Kitô như được ký thuật trong Kinh thánh Tân Ước. Thuộc tôn giáo độc thần, hầu hết Kitô hữu tin rằng chỉ có một Thiên Chúa duy nhất hiện hữu trong ba thân vị (tiếng Hy Lạp: hypostasis) gọi là Ba Ngôi.

Tuy nhiên trải qua hai thiên niên kỷ, các bất đồng về thần học và giáo hội học đã hình thành các hệ phái Kitô giáo khác nhau. Thế kỷ XVI là mở đầu cho các cuộc cách mạng tư sản châu Âu. Máctin Luthơ chịu ảnh hưởng của tư tưởng tự do tư sản. Phản kháng lại những quy định khắc nghiệt của của đạo Công giáo.

Ông thừa nhận Thánh kinh nhưng phủ nhận truyền thống của nhà thờ, bãi bỏ những nghi lễ phiền toái, cải cách lại ngày phục sinh của chúa, chủ trương cho phép các mục sư lấy vợ… Những tư tưởng cải cách này đã dẫn tới xung đột gay gắt quyết liệt với Toà thánh Vaticăng. Và dẫn đến việc ra đời một tôn giáo mới: đạo Tin Lành.

Về nội dung cơ bản của đạo Tin lành vẫn giữ nguyên như đạo Công giáo. Nhưng về luật lệ, lễ nghi, cách thức hành đạo và cơ cấu tổ chức Giáo hội có nhiều thay đổi. Từ đó ảnh hưởng khá đậm nét tư tưởng dân chủ tư sản, nhấn mạnh ý chí cá nhân.

Tin Lành được truyền vào Việt Nam năm 1911. Đầu tiên, tôn giáo này chỉ được cho phép tại các vùng do Pháp quản lý và bị cấm tại các vùng khác. Đến năm 1920, Tin Lành mới được phép hoạt động trên khắp Việt Nam.

Tổ chức của đạo Tin lành

Đạo Tin lành không lập Giáo hội duy nhất mà xây dựng các giáo hội riêng rẽ, độc lập với các hình thức khác nhau tuỳ theo hệ phái và từng quốc gia. Nhà thờ đạo Tin lành thường có cấu trúc hiện đại nhưng bài trí đơn giản.

Đạo tin lành là gì? Tin lành thờ ai?
Hội Thánh Tin lành tại Việt Nam

Giáo sỹ đạo Tin lành có hai chức Mục sư và Truyền đạo (Giảng sư). Các giáo sỹ vẫn có gia đình bình thường nhưng họ phải chịu sự kiểm soát của các tín đồ, không có thần quyền và vai trò tuyệt đối đối với các tín đồ.

Giáo lý cơ bản của đạo Tin lành

Cũng giống như nhiều đạo giáo khác, Đạo Tin lành cũng có những tín ngưỡng và định hướng riêng biệt.

Đạo Tin lành đề cao vị trí của kinh thánh, coi đó là chuẩn mực căn bản duy nhất của đức tin và sự hành đạo. Lấy kinh thánh làm giáo lý nhưng đạo Tin lành chỉ công nhận 36 trong tổng số 46 cuốn Cựu ước.

Tin lành và Công giáo

– Khác với đạo Công giáo, đạo Tin lành không coi Kinh thánh là cuốn sách chỉ có một số người (giáo sĩ) được quyền kê cứu, giảng giải mà tín đồ, giáo sĩ đạo Tin lành đều có quyền sử dụng, nói và làm theo Kinh thánh.

– Đạo Tin lành tin rằng Đức mẹ Maria sinh ra Chúa Giêsu một cách mầu nhiệm nhưng xem bà không phải là mẹ Thiên chúa và chỉ đồng trinh cho đến khi sinh ra Chúa.

– Đạo Tin lành tin có thiên sứ, các thánh tông đồ, các thánh tử vì đạo và các thánh khác nhưng không sùng bái và thờ lạy họ như trong đạo Công giáo.

– Đạo Tin lành tin có Thiên đàng và Địa ngục nhưng không coi trọng đến mức dùng nó làm công cụ để khuyến khích và răn đe, trừng phạt con người.

– Đạo Tin lành có một đặc điểm là không chấp nhận điều gì trái với Kinh thánh, không cho tín đồ thờ cúng tổ tiên, các lễ hội… là cái bị coi là khác điều chúa dạy. Vì lẽ đó những thành viên của nhiều dân tộc theo đạo Tin lành bị buộc phải từ bỏ tôn giáo, văn hóa truyền thống của dân tộc minh.

Đạo Tin lành quan tâm đến các vấn đề của cuộc sống hàng ngày như khuyên dạy con người sống văn minh, từ bỏ những hủ tục, quy định những điều cấm kỵ như không quan hệ nam nữ bất chính, không có vợ bé, không cờ bạc rượu chè, ma tuý, đánh chửi nhau… và vì thế đạo Tin lành dễ lôi kéo quần chúng theo đạo.

Nghi lễ của đạo Tin lành

Nghi lễ đạo Tin lành khá đơn giản nên những tín đồ Tin lành ít bị gò bó vào nghi thức, họ có khả năng “giao thiệp với Chúa”

– Đạo Tin lành không thờ tranh ảnh, hình tượng cũng như di vật.

– Thánh ca trở thành phương tiện diễn đạt hàng đầu.

– Tín đồ theo đạo Tin lành chỉ thừa nhận hai bí tích rửa tội và thánh thể song quan niệm và cách tiến hành nghi lễ đó cũng có nhiều nội dung khác với đạo Công giáo.

– Tín đồ theo đạo Tin lành xưng tội trực tiếp với Thiên Chúa (đạo Công giáo phải thông qua Linh mục. Khi xưng tội, cầu nguyện tín đồ có thể ở nhà thờ, trước đám đông để sám hối, nói lên ý nguyện một cách công khai.

3.82 ( 11 bình chọn )

Văn hóa tâm linh
https://vanhoatamlinh.com
Tìm hiểu về văn hóa tâm linh của người Việt từ xưa tới nay. Phong tục tập quán, tín ngưỡng (Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Đạo Mẫu).
Ý kiến bạn đọc (20)
  1. Cho mình hỏi là mình đạo Phật và người yêu mình đạo Tin Lành 2 đứa muốn tiến tới hôn nhân thì về mặt tôn giáo cần lưu ý hay là thay đổi cũng như kiêng kị những gì ạ ?

    1. Bạn nói bạn là người theo đạo phật nhưng ở mức độ nào bạn thờ cúng tổ tiên thỉnh thoảng đi chùa bạn có hiểu dõ giáo lý nhà phật , hay bạn chỉ tự nhận mình là người theo phật . Tôi là người đã từng giống bạn nhưng bây giờ tôi đang là người tin lành nếu bạn muốn tôi giúp giải đáp thắc mắc của bạn thì bạn có thể liên lạc sdt 0838154886

    2. Theo tôi không bao giờ theo cái đạo này cha mẹ ông bà không thờ mà thờ cái người chả giúp gì cho mình thật vô lý

  2. Tại sao người tin lành lại dựa vào câu kinh thánh” Anh em đừng gọi ai dưới đất này là cha vì anh em chỉ có một cha trên trời” để rồi phản bác lại đạo công giáo gọi linh mục là Cha thì sai. Trong khi kinh thánh cũng có chép rằng: ” anh em đừng gọi ai dưới đất này là Thầy vì chúng ta chỉ có một Thầy là Đức Kitô”. Nếu bên Công Giáo gọi linh mục bằng Cha là sai thì bên tin lành cũng sai luôn vì gọi là mục sư mà sư có nghĩa là thầy chứ không phải là đồng vai đồng vế nào hết?

    1. Bản tiếng Anh ” And do not call anyone on earth ‘father,’ for you have one Father, and he is in heaven. ” father ở đây có nghĩa là cha, trong tiếng việt cha còn có thể gọi bằng thầy, thầy ở đây không có nghĩa là “sư”

    2. câu này đang nói việc thờ thần tượng chứ không phải cách xưng hô. Có nhiều người thần tượng người khác và gọi họ là cha và thầy và coi họ lên trên tất cả như vậy là thờ thần tượng quá.

    3. Mình thấy đạo tin lành rất giống tà đạo, mình có đi nhà thờ tin lành một thời gian, sẽ có môt Người bắt mình làm việc này việc kia theo ý họ, công việc của mình sẽ thuận lợi. Nếu mình không làm theo ý Người đó, mọi chuyện của mình sẽ trở nên thất bại, trì trễ thậm chí họ làm con cái mình bị bệnh, bỏ học. Mình sợ quá nên đã bỏ không dám đi nhà thờ Tin lành nữa nhưng Người đó vẫn cứ đeo bám để phá mình.

      1. Bạn đang sai vì suy nghĩ nông cạn cái sai của bạn là không biết phân biệt Đạo tin lành và tà đạo đội lốt Đạo Tin Lành

  3. Tôn giáo tốt nhất là tôn giáo đưa bạn đến gần sự lương thiện. Vậy nên các bạn sẽ cảm nhận và đọc sách để chộn cho mình 1 tôn giáo mà bạn cho là tốt nhất ạ! Chỉ có bạn mới biết bạn là ai.

    1. Minh hoan toan dong y voi Huong….ton giao nao cung ko quan trong…quan trong la minh phai song luong thien…biet vi tha va thong cam cho nguoi va cho minh….

  4. Nhà tôi theo đạo phật, con tôi theo tín lành. Tôi chỉ muốn cho nó một nhát dao nếu tôi ko thượng tôn pháp luật. Và tôi muốn nó biến khỏi tầm mắt mình

  5. Bạn có được phong chức trụ trì hay Hòa thượng thích gì đó chưa mà gọi mình là đạo phật. Phải hiểu đạo phật là gì nhé

  6. Thờ Phật, thờ Cha Mẹ( cùng một loạt thần khác: Thổ Công, Thổ Địa…). Bạn ra ngoài đường hỏi mọi người có ai thích người thờ hai chủ không…
    Tôi thấy Tin Lành thờ Chúa, tương giao (cầu nguyện) trực tiếp với Chúa là đúng. Đến với Thiên Thượng, tại sao phải qua mấy ông trung gian.
    Người Tin Lành vào những ngày Cha Mẹ mất, người ta không thờ cúng nhưng cũng tập chung gia đình tưởng nhớ người đã khuất mà

  7. Cho mình hỏi, nếu người theo đạo tin lành mà chen chân vào mối quan hệ của người khác, thành tiểu tam. Thì đó có trái theo đạo mà mọi người theo không?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài cùng chuyên mục

Kết nối với chúng tôi

Có thể bạn quan tâm

Khái quát về đạo Tin Lành

26/03/2021 20:11 2432

Cơ Đốc nhân là gì?

29/04/2021 16:20 2252

Chuyên mục

Bài viết mới
Xem thêm