Công giáo

Những quy định của đạo Công giáo (đạo thiên Chúa)

Giáo hội Công giáo được hướng dẫn bởi một số quy định, hoặc luật pháp, chi phối niềm tin và thực hành. Đây là những điều mà người theo đạo phải tuân theo.

870

Sau đây là các quy định chính hướng dẫn của Giáo hội Công giáo:

– Giáo luật của Giáo hội Công giáo: Đây là bộ luật hợp pháp chi phối các hoạt động nội bộ của Giáo hội Công giáo. Nó bao gồm các điều khoản cho việc quản lý các bí tích, quản trị Giáo hội và quy định của các dòng tu và tu hội. Giáo luật được chia thành hai phần chính: Bộ Giáo luật, chi phối Giáo hội Latinh, và Bộ Giáo luật của các Giáo hội Đông phương, chi phối các Giáo hội Công giáo Đông phương.

– Giáo lý của Giáo hội Công giáo: Đây là một bản tóm tắt toàn diện về giáo lý và tín ngưỡng Công giáo. Nó nhằm mục đích cung cấp hướng dẫn và chỉ dẫn cho người Công giáo về các vấn đề đức tin, luân lý và thực hành phụng vụ. Sách Giáo lý bao gồm nhiều chủ đề, bao gồm các bí tích, bản chất của Thiên Chúa, cuộc đời của Chúa Giêsu Kitô và vai trò của Giáo hội trên thế giới.

– Các luật phụng vụ: Các luật này quy định việc cử hành Thánh lễ, ban các bí tích và các thực hành phụng vụ khác. Chúng nhằm đảm bảo rằng việc thờ phượng được tiến hành theo cách phù hợp với truyền thống và giáo lý Công giáo. Các luật phụng vụ được chứa trong Sách lễ Rôma, sách phụng vụ được Giáo hội Công giáo sử dụng.

– Giáo lý đạo đức: Giáo hội Công giáo có một nền thần học đạo đức phát triển tốt, cung cấp hướng dẫn về các vấn đề đạo đức và luân lý. Giáo huấn này dựa trên Kinh Thánh, những lời dạy của các Giáo Phụ, và các truyền thống của Giáo Hội. Giáo lý đạo đức của Giáo hội Công giáo bao gồm nhiều chủ đề, bao gồm tình dục, hôn nhân, công bằng xã hội và sự thiêng liêng của cuộc sống con người.

Những quy định của đạo Công giáo (đạo thiên Chúa)

– Các sắc lệnh và thông điệp của Giáo hoàng: Giáo hoàng là người có thẩm quyền cao nhất trong Giáo hội Công giáo, và các sắc lệnh và thông điệp của ngài được coi là những tuyên bố có thẩm quyền về các vấn đề đức tin và đạo đức. Các sắc lệnh và thông điệp của Giáo hoàng đưa ra hướng dẫn và định hướng cho người Công giáo về nhiều vấn đề, bao gồm các vấn đề xã hội và chính trị, cũng như các vấn đề tôn giáo và thần học.

– Kỷ luật Giáo hội: Đây là những thực hành và kỷ luật dành riêng cho Giáo hội Công giáo. Chúng bao gồm ăn chay, sám hối và sử dụng các bí tích như nước thánh và nến làm phép. Các kỷ luật của Giáo hội nhằm giúp người Công giáo phát triển trong đời sống thiêng liêng và đào sâu mối quan hệ của họ với Thiên Chúa.

Những quy định này cung cấp nền tảng cho niềm tin và thực hành của Giáo hội Công giáo. Chúng nhằm đảm bảo rằng Giáo hội được quản lý theo cách phù hợp với các giáo lý và truyền thống của Giáo hội, đồng thời cung cấp hướng dẫn cho người Công giáo khi họ tìm cách sống theo đức tin của mình.

Sau đây là các quy định chính hướng dẫn của Giáo hội Công giáo:

– Giáo luật của Giáo hội Công giáo: Đây là bộ luật hợp pháp chi phối các hoạt động nội bộ của Giáo hội Công giáo. Nó bao gồm các điều khoản cho việc quản lý các bí tích, quản trị Giáo hội và quy định của các dòng tu và tu hội. Giáo luật được chia thành hai phần chính: Bộ Giáo luật, chi phối Giáo hội Latinh, và Bộ Giáo luật của các Giáo hội Đông phương, chi phối các Giáo hội Công giáo Đông phương.

– Giáo lý của Giáo hội Công giáo: Đây là một bản tóm tắt toàn diện về giáo lý và tín ngưỡng Công giáo. Nó nhằm mục đích cung cấp hướng dẫn và chỉ dẫn cho người Công giáo về các vấn đề đức tin, luân lý và thực hành phụng vụ. Sách Giáo lý bao gồm nhiều chủ đề, bao gồm các bí tích, bản chất của Thiên Chúa, cuộc đời của Chúa Giêsu Kitô và vai trò của Giáo hội trên thế giới.

– Các luật phụng vụ: Các luật này quy định việc cử hành Thánh lễ, ban các bí tích và các thực hành phụng vụ khác. Chúng nhằm đảm bảo rằng việc thờ phượng được tiến hành theo cách phù hợp với truyền thống và giáo lý Công giáo. Các luật phụng vụ được chứa trong Sách lễ Rôma, sách phụng vụ được Giáo hội Công giáo sử dụng.

– Giáo lý đạo đức: Giáo hội Công giáo có một nền thần học đạo đức phát triển tốt, cung cấp hướng dẫn về các vấn đề đạo đức và luân lý. Giáo huấn này dựa trên Kinh Thánh, những lời dạy của các Giáo Phụ, và các truyền thống của Giáo Hội. Giáo lý đạo đức của Giáo hội Công giáo bao gồm nhiều chủ đề, bao gồm tình dục, hôn nhân, công bằng xã hội và sự thiêng liêng của cuộc sống con người.

Những quy định của đạo Công giáo (đạo thiên Chúa)

– Các sắc lệnh và thông điệp của Giáo hoàng: Giáo hoàng là người có thẩm quyền cao nhất trong Giáo hội Công giáo, và các sắc lệnh và thông điệp của ngài được coi là những tuyên bố có thẩm quyền về các vấn đề đức tin và đạo đức. Các sắc lệnh và thông điệp của Giáo hoàng đưa ra hướng dẫn và định hướng cho người Công giáo về nhiều vấn đề, bao gồm các vấn đề xã hội và chính trị, cũng như các vấn đề tôn giáo và thần học.

– Kỷ luật Giáo hội: Đây là những thực hành và kỷ luật dành riêng cho Giáo hội Công giáo. Chúng bao gồm ăn chay, sám hối và sử dụng các bí tích như nước thánh và nến làm phép. Các kỷ luật của Giáo hội nhằm giúp người Công giáo phát triển trong đời sống thiêng liêng và đào sâu mối quan hệ của họ với Thiên Chúa.

Những quy định này cung cấp nền tảng cho niềm tin và thực hành của Giáo hội Công giáo. Chúng nhằm đảm bảo rằng Giáo hội được quản lý theo cách phù hợp với các giáo lý và truyền thống của Giáo hội, đồng thời cung cấp hướng dẫn cho người Công giáo khi họ tìm cách sống theo đức tin của mình.

Công giáo

Luật lệ của đạo Công giáo

Từ rất sớm, đạo Công giáo đã xây dựng cho mình một hệ thống các luật lệ rất chi tiết, cụ thể và được thực hiện thống nhất trên toàn thế giới.

928

Luật lệ của của đạo Công giáo chịu ảnh hưởng khá sâu sắc của chế độ phong kiến La Mã và hầu như ít thay đổi theo thời gian. Trước đây Luật lệ, lễ nghi, thiết chế của giáo hội Công giáo được ghi trong Luật Ca – non gồm 2.000 điều.

Luật lệ của đạo Công giáo

Đến năm 1983, Giáo hội Công giáo ban hành Bộ giáo luật mới thay thế Luật Ca – Non và trong Bộ Giáo luật năm 1983 quy định về một số luật lệ như sau:

10 điều răn của Thiên chúa

Theo kinh cựu ước, Thiên chúa đã ban cho Maisen 10 điều răn, khắc vào bia đá để làm luật pháp cai trị dân Do Thái. 10 điều răn đó là:

(1) Phải thờ kính Thiên chúa trên hết mọi sự;

(2) Không được lấy danh Thiên chúa để làm những việc phàm tục, tầm thường;

(3) Dành ngày chủ nhật để thờ kính Thiên chúa;

(4) Thảo kính cha mẹ;

(5) Không được giết người;

(6) Không được dâm dục;

(7) Không được gian tham, lấy của người khác;

(8) Không được làm chứng dối, che dấu sự gian đối;

(9) Không được ham muốn vợ (hoặc chồng) người khác;

(10) Không được ham muốn của cải trái lẽ.

Mười điều răn này quy lại thành hai điều được coi là tôn chỉ của đạo Công giáo đó là: Kính chúa, yêu người.

6 điều răn của giáo hội

(1) Xem lễ ngày chủ nhật và các ngày lễ buộc;

(2) Kiêng việc xác ngày chủ nhật;

(3) Xưng tội mỗi năm một lần;

(4) Chịu lễ mùa Phục sinh;

(5) Giữ chay những ngày quy định;

(6) Kiêng ăn thịt những ngày quy định.

Bên cạnh các điều răn, Giáo hội còn quy định các quan hệ đối với đồng đạo, đối với đồng loại và đối với chính bản thân mình và coi đó là những quy phạm đạo đức mà mỗi tín đồ phải thực hiện, cụ thể là: Lấy điều thiện mà khuyên người; hướng dẫn cho kẻ mê muội; tha thứ cho kẻ khinh rẻ mình; nhịn kẻ xúc phạm đến mình; răn bảo kẻ tội lỗi; an ủi người lo âu; cầu nguyện cho người sống; cho kẻ đói ăn; cho kẻ khát uống; cho kẻ rách mặc; cho khách ở nhờ; cho người làm thuê; thăm viếng người hoạn nạn; chôn táng người chết; khiêm nhường; không hà tiện; đoan chính; không tị hiềm; siêng năng; ăn uống điều độ.

Như vậy cho thấy những điều răn trong kinh thánh và của giáo hội Công giáo như đã nêu ở trên không chỉ hướng dẫn con dân của Chúa thực hiện trong sinh hoạt tôn giáo mà còn là những quy chuẩn đạo đức trong quan hệ đồng đạo và xã hội của người Công giáo.

Luật lệ của của đạo Công giáo chịu ảnh hưởng khá sâu sắc của chế độ phong kiến La Mã và hầu như ít thay đổi theo thời gian. Trước đây Luật lệ, lễ nghi, thiết chế của giáo hội Công giáo được ghi trong Luật Ca – non gồm 2.000 điều.

Luật lệ của đạo Công giáo

Đến năm 1983, Giáo hội Công giáo ban hành Bộ giáo luật mới thay thế Luật Ca – Non và trong Bộ Giáo luật năm 1983 quy định về một số luật lệ như sau:

10 điều răn của Thiên chúa

Theo kinh cựu ước, Thiên chúa đã ban cho Maisen 10 điều răn, khắc vào bia đá để làm luật pháp cai trị dân Do Thái. 10 điều răn đó là:

(1) Phải thờ kính Thiên chúa trên hết mọi sự;

(2) Không được lấy danh Thiên chúa để làm những việc phàm tục, tầm thường;

(3) Dành ngày chủ nhật để thờ kính Thiên chúa;

(4) Thảo kính cha mẹ;

(5) Không được giết người;

(6) Không được dâm dục;

(7) Không được gian tham, lấy của người khác;

(8) Không được làm chứng dối, che dấu sự gian đối;

(9) Không được ham muốn vợ (hoặc chồng) người khác;

(10) Không được ham muốn của cải trái lẽ.

Mười điều răn này quy lại thành hai điều được coi là tôn chỉ của đạo Công giáo đó là: Kính chúa, yêu người.

6 điều răn của giáo hội

(1) Xem lễ ngày chủ nhật và các ngày lễ buộc;

(2) Kiêng việc xác ngày chủ nhật;

(3) Xưng tội mỗi năm một lần;

(4) Chịu lễ mùa Phục sinh;

(5) Giữ chay những ngày quy định;

(6) Kiêng ăn thịt những ngày quy định.

Bên cạnh các điều răn, Giáo hội còn quy định các quan hệ đối với đồng đạo, đối với đồng loại và đối với chính bản thân mình và coi đó là những quy phạm đạo đức mà mỗi tín đồ phải thực hiện, cụ thể là: Lấy điều thiện mà khuyên người; hướng dẫn cho kẻ mê muội; tha thứ cho kẻ khinh rẻ mình; nhịn kẻ xúc phạm đến mình; răn bảo kẻ tội lỗi; an ủi người lo âu; cầu nguyện cho người sống; cho kẻ đói ăn; cho kẻ khát uống; cho kẻ rách mặc; cho khách ở nhờ; cho người làm thuê; thăm viếng người hoạn nạn; chôn táng người chết; khiêm nhường; không hà tiện; đoan chính; không tị hiềm; siêng năng; ăn uống điều độ.

Như vậy cho thấy những điều răn trong kinh thánh và của giáo hội Công giáo như đã nêu ở trên không chỉ hướng dẫn con dân của Chúa thực hiện trong sinh hoạt tôn giáo mà còn là những quy chuẩn đạo đức trong quan hệ đồng đạo và xã hội của người Công giáo.

Công giáo

Ý nghĩa một số lễ chính của đạo Công giáo

Các ngày lễ của đạo Công giáo được tính theo ngày Dương lịch trong năm, mỗi ngày lễ có ý nghĩa riêng và được thực hiện với những nghi thức khác nhau.

759

Cũng giống như các tổ chức tôn giáo khác, bên cạnh việc xây dựng một hệ thống các luật lệ, lễ nghi được thực hiện trên toàn thế giới, đạo Công giáo cũng có rất nhiều ngày lễ trọng nhằm xây dựng và nuôi dưỡng đức tin cho tín đồ.

Những ngày lễ trọng

Những ngày lễ trọng trong Công giáo có thể được hiểu là những ngày lễ bắt buộc tín đồ phải tham dự, gồm:

Lễ Phục sinh

Lễ Phục sinh kỷ niệm Chúa Giêsu sống lại, vào một ngày của tháng 4 (chủ nhật đầu tiên sau ngày trăng tròn). Đây là lễ kỷ niệm ngày Chúa Giêsu sống lại sau khi bị đóng đinh và chết trên cây Thập giá. Phục sinh cũng được dùng để chỉ một mùa trong năm phụng vụ Công giáo gọi là Mùa Phục sinh, kéo dài đúng 50 ngày từ Chúa Nhật Phục sinh đến lễ Chúa Hiện xuống.

Ý nghĩa một số lễ chính của đạo Công giáo

Giáo thuyết Chúa Giêsu phục sinh nhấn mạnh Thiên Chúa là đấng phán xét cuối cùng, nhưng sự kiện phục sinh không gì khác hơn là một biểu tượng tôn giáo về niềm hy vọng và có tác dụng nuôi dưỡng tâm linh.

Lễ Thiên Chúa giáng sinh

Lễ Thiên Chúa giáng sinh hay còn gọi là lễ Giáng sinh (Noel) được tổ chức vào ngày 25 tháng 12: đây là một trong những ngày lễ được coi là quan trọng nhất của những người Kitô hữu, là ngày kỷ niệm Chúa Giêsu sinh ra tại Bethlehem thuộc Irael ngày nay, lúc bấy giờ đang dưới quyền thống trị của Đế Quốc La Mã.

Tuy nhiên, theo quan niệm của mỗi nước thì lễ kỷ niệm ngày Thiên Chúa Giáng sinh khác nhau, có một số nước kỷ niệm lễ Thiên Chúa Giáng sinh vào đêm ngày 24 tháng 12, bởi theo lịch Công giáo ngày mới bắt đầu vào lúc hoàng hôn; còn theo lịch Công giáo Rôma, lễ chính thức vào ngày 25 tháng 12 hay còn gọi là “lễ Chính ngày”, còn lễ đêm 24 được gọi là “lễ Vọng”.

Ý nghĩa một số lễ chính của đạo Công giáo

Ở Việt Nam lễ Giáng sinh được tổ chức vào đêm ngày 24 và sáng ngày 25 của tháng 12, thu hút rất nhiều tín đồ theo đạo Công giáo, đạo Tin Lành và những người không theo đạo Ki tô giáo tham gia.

Lễ Chúa Giêsu lên trời

Lễ Chúa Giêsu lên trời hay còn gọi lễ Chúa Thăng Thiên: là ngày lễ trọng của người Kitô giáo, được diễn ra 40 ngày sau lễ Phục sinh. Theo Tân ước, khi Chúa Giêsu sống lại, Ngài ở lại cùng các môn đệ trong 40 ngày, sau đó lên trời để kết thúc sự hiện diện của Ngài giữa loài người trần thế.

Lễ Chúa Thánh thần hiện xuống

Lễ Chúa Thánh thần hiện xuống (có một số nơi gọi là lễ Hiện xuống, Giáng xuống, Hạ trần, Lễ Ngũ Tuần): Được cử hành vào ngày thứ năm mươi bắt đầu ngày lễ Phục sinh và sau mười ngày kể từ ngày lễ Chúa Giêsu lên trời. Người ta kỷ niệm ngày lễ này với ý nghĩa rằng đây là dịp Chúa Thánh thần hiện xuống, ngày này người Ki tô giáo tin là mang đến những tín hiệu tốt lành về niềm tin vào sự sống.

Lễ Đức bà Maria hồn và xác lên trời

Đây là ngày lễ cổ xưa nhất trong các ngày lễ kính Đức mẹ của đạo Công giáo. Trong những thế kỷ đầu ngày lễ Đức bà hồn xác lên trời được gọi là lễ Đức mẹ an giấc. Giáo hội Công giáo Rôma định sự kiện này là một “tín điều” (điều phải tin) do Giáo hoàng Piô XII ban hành vào năm 1950 qua Hiến chế “Thiên Chúa vô cùng vinh hiển”, trong Hiến chế này, Giáo hoàng Piô XII tuyên bố: “Sau khi hoàn tất cuộc đời dương thế, Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa vừa vô nhiễm vừa mãi mãi đồng trinh, đã được đưa vinh quang thiên quốc cả hồn lẫn xác”.

Lễ Đức bà Maria hồn và xác lên trời được cử hành vào ngày 15 tháng 8, nhưng theo truyền thống của Giáo hội Phương Đông sẽ dành 15 ngày đầu của tháng để chuẩn bị cuộc lễ và 15 ngày cuối để tạ ơn. Ở Việt Nam ngày lễ kỷ niệm Đức bà hồn và xác lên trời thường chỉ được tổ chức trong ngày 15 tháng 8 và được các tín hữu tham gia đông đảo.

Lễ các Thánh

Lễ các Thánh là một lễ trọng được tổ chức vào ngày 01 tháng 11 hàng năm nhằm tôn vinh tất cả các vị Thánh Ki tô giáo đang hưởng phúc trên Thiên đàng, noi gương các Thánh để nhân loại luôn luôn tâm niệm làm những việc lành phúc đức, luôn rao giảng tin mừng…

Do là các lễ bắt buộc và theo quy định chung của Giáo hội Công giáo, nên những ngày có diễn ra các lễ này, thường rất đông tín hữu tham gia để củng cố đức tin, với mong muốn nhận được nhiều ân sủng của Thiên chúa. Do đó, theo quan niệm của tín hữu Công giáo mỗi dịp lễ là một dịp để các tín hữu nhìn nhận và xét mình.

Các lễ thông thường

Ngoài các lễ trọng như trên, đạo Công giáo còn có các cuộc lễ khác như:

Lễ Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội: Được cử hành vào ngày 8 đến ngày 9 tháng 12 hàng năm, là một trong những lễ phổ biến nhất, ca ngợi Đức mẹ Maria.

Lễ Tro (đầu mùa Chay): đây là lễ được Giáo hội tổ chức để kỷ niệm việc Chúa Giêsu chuẩn bị vào thành Giêrusalem, ở đây Chúa đã giảng cho các môn đệ về sự chết, rằng con người sau khi chết thể xác trở về với tro bụi, còn linh hồn sẽ tồn tại vĩnh cửu.

Lễ Lá: Vào ngày Chủ nhật đầu tuần Thánh, được tổ chức để kỷ niệm việc Chúa Giê su vào thành Giêrusalem được dân chúng rải lá trên đường đón tiếp.

Tuần Thánh bắt đầu từ Chủ nhật Lễ lá đến chủ nhật lễ Phục sinh, kỷ niệm Chúa Giê su chịu nạn, chịu chết rồi sống lại. Trong Tuần Thánh có những ngày lễ riêng như: lễ Truyền phép Mình Thánh vào thứ Năm, Lễ Chúa Giêsu chịu chết vào thứ Sáu, Lễ vọng Phục sinh vào thứ Bảy, Lễ mừng Phục sinh vào Chủ nhật.

Lễ Thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô, được cử hành vào ngày 29 tháng 6 hàng năm để tưởng nhớ 2 vị thánh Phê rô và Phaolô, một nguời là một trong những môn đệ đầu tiên của Chúa Giêsu – Thánh Phêrô, một người là Vị tông đồ dân ngoại, Sứ giả tin mừng cho muôn dân được kêu gọi – Thánh Phaolô.

Lễ cầu nguyện cho các linh hồn, được cử hành vào ngày 2 tháng 11 hàng năm.

Ngoài ra Giáo hội Công giáo còn chia một năm thành từng tháng, từng mùa để làm chủ đích cho các sinh hoạt tôn giáo và các hoạt động cho tín đồ, như tháng năm là tháng Dâng hoa kính Đức Mẹ Maria, tháng sáu là tháng kính Trái tim của Chúa Giêsu, tháng 11 là tháng cầu nguyện cho các linh hồn, mùa vọng từ 30 tháng 11 đến lễ Giáng sinh…

Cũng giống như các tổ chức tôn giáo khác, bên cạnh việc xây dựng một hệ thống các luật lệ, lễ nghi được thực hiện trên toàn thế giới, đạo Công giáo cũng có rất nhiều ngày lễ trọng nhằm xây dựng và nuôi dưỡng đức tin cho tín đồ.

Những ngày lễ trọng

Những ngày lễ trọng trong Công giáo có thể được hiểu là những ngày lễ bắt buộc tín đồ phải tham dự, gồm:

Lễ Phục sinh

Lễ Phục sinh kỷ niệm Chúa Giêsu sống lại, vào một ngày của tháng 4 (chủ nhật đầu tiên sau ngày trăng tròn). Đây là lễ kỷ niệm ngày Chúa Giêsu sống lại sau khi bị đóng đinh và chết trên cây Thập giá. Phục sinh cũng được dùng để chỉ một mùa trong năm phụng vụ Công giáo gọi là Mùa Phục sinh, kéo dài đúng 50 ngày từ Chúa Nhật Phục sinh đến lễ Chúa Hiện xuống.

Ý nghĩa một số lễ chính của đạo Công giáo

Giáo thuyết Chúa Giêsu phục sinh nhấn mạnh Thiên Chúa là đấng phán xét cuối cùng, nhưng sự kiện phục sinh không gì khác hơn là một biểu tượng tôn giáo về niềm hy vọng và có tác dụng nuôi dưỡng tâm linh.

Lễ Thiên Chúa giáng sinh

Lễ Thiên Chúa giáng sinh hay còn gọi là lễ Giáng sinh (Noel) được tổ chức vào ngày 25 tháng 12: đây là một trong những ngày lễ được coi là quan trọng nhất của những người Kitô hữu, là ngày kỷ niệm Chúa Giêsu sinh ra tại Bethlehem thuộc Irael ngày nay, lúc bấy giờ đang dưới quyền thống trị của Đế Quốc La Mã.

Tuy nhiên, theo quan niệm của mỗi nước thì lễ kỷ niệm ngày Thiên Chúa Giáng sinh khác nhau, có một số nước kỷ niệm lễ Thiên Chúa Giáng sinh vào đêm ngày 24 tháng 12, bởi theo lịch Công giáo ngày mới bắt đầu vào lúc hoàng hôn; còn theo lịch Công giáo Rôma, lễ chính thức vào ngày 25 tháng 12 hay còn gọi là “lễ Chính ngày”, còn lễ đêm 24 được gọi là “lễ Vọng”.

Ý nghĩa một số lễ chính của đạo Công giáo

Ở Việt Nam lễ Giáng sinh được tổ chức vào đêm ngày 24 và sáng ngày 25 của tháng 12, thu hút rất nhiều tín đồ theo đạo Công giáo, đạo Tin Lành và những người không theo đạo Ki tô giáo tham gia.

Lễ Chúa Giêsu lên trời

Lễ Chúa Giêsu lên trời hay còn gọi lễ Chúa Thăng Thiên: là ngày lễ trọng của người Kitô giáo, được diễn ra 40 ngày sau lễ Phục sinh. Theo Tân ước, khi Chúa Giêsu sống lại, Ngài ở lại cùng các môn đệ trong 40 ngày, sau đó lên trời để kết thúc sự hiện diện của Ngài giữa loài người trần thế.

Lễ Chúa Thánh thần hiện xuống

Lễ Chúa Thánh thần hiện xuống (có một số nơi gọi là lễ Hiện xuống, Giáng xuống, Hạ trần, Lễ Ngũ Tuần): Được cử hành vào ngày thứ năm mươi bắt đầu ngày lễ Phục sinh và sau mười ngày kể từ ngày lễ Chúa Giêsu lên trời. Người ta kỷ niệm ngày lễ này với ý nghĩa rằng đây là dịp Chúa Thánh thần hiện xuống, ngày này người Ki tô giáo tin là mang đến những tín hiệu tốt lành về niềm tin vào sự sống.

Lễ Đức bà Maria hồn và xác lên trời

Đây là ngày lễ cổ xưa nhất trong các ngày lễ kính Đức mẹ của đạo Công giáo. Trong những thế kỷ đầu ngày lễ Đức bà hồn xác lên trời được gọi là lễ Đức mẹ an giấc. Giáo hội Công giáo Rôma định sự kiện này là một “tín điều” (điều phải tin) do Giáo hoàng Piô XII ban hành vào năm 1950 qua Hiến chế “Thiên Chúa vô cùng vinh hiển”, trong Hiến chế này, Giáo hoàng Piô XII tuyên bố: “Sau khi hoàn tất cuộc đời dương thế, Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa vừa vô nhiễm vừa mãi mãi đồng trinh, đã được đưa vinh quang thiên quốc cả hồn lẫn xác”.

Lễ Đức bà Maria hồn và xác lên trời được cử hành vào ngày 15 tháng 8, nhưng theo truyền thống của Giáo hội Phương Đông sẽ dành 15 ngày đầu của tháng để chuẩn bị cuộc lễ và 15 ngày cuối để tạ ơn. Ở Việt Nam ngày lễ kỷ niệm Đức bà hồn và xác lên trời thường chỉ được tổ chức trong ngày 15 tháng 8 và được các tín hữu tham gia đông đảo.

Lễ các Thánh

Lễ các Thánh là một lễ trọng được tổ chức vào ngày 01 tháng 11 hàng năm nhằm tôn vinh tất cả các vị Thánh Ki tô giáo đang hưởng phúc trên Thiên đàng, noi gương các Thánh để nhân loại luôn luôn tâm niệm làm những việc lành phúc đức, luôn rao giảng tin mừng…

Do là các lễ bắt buộc và theo quy định chung của Giáo hội Công giáo, nên những ngày có diễn ra các lễ này, thường rất đông tín hữu tham gia để củng cố đức tin, với mong muốn nhận được nhiều ân sủng của Thiên chúa. Do đó, theo quan niệm của tín hữu Công giáo mỗi dịp lễ là một dịp để các tín hữu nhìn nhận và xét mình.

Các lễ thông thường

Ngoài các lễ trọng như trên, đạo Công giáo còn có các cuộc lễ khác như:

Lễ Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội: Được cử hành vào ngày 8 đến ngày 9 tháng 12 hàng năm, là một trong những lễ phổ biến nhất, ca ngợi Đức mẹ Maria.

Lễ Tro (đầu mùa Chay): đây là lễ được Giáo hội tổ chức để kỷ niệm việc Chúa Giêsu chuẩn bị vào thành Giêrusalem, ở đây Chúa đã giảng cho các môn đệ về sự chết, rằng con người sau khi chết thể xác trở về với tro bụi, còn linh hồn sẽ tồn tại vĩnh cửu.

Lễ Lá: Vào ngày Chủ nhật đầu tuần Thánh, được tổ chức để kỷ niệm việc Chúa Giê su vào thành Giêrusalem được dân chúng rải lá trên đường đón tiếp.

Tuần Thánh bắt đầu từ Chủ nhật Lễ lá đến chủ nhật lễ Phục sinh, kỷ niệm Chúa Giê su chịu nạn, chịu chết rồi sống lại. Trong Tuần Thánh có những ngày lễ riêng như: lễ Truyền phép Mình Thánh vào thứ Năm, Lễ Chúa Giêsu chịu chết vào thứ Sáu, Lễ vọng Phục sinh vào thứ Bảy, Lễ mừng Phục sinh vào Chủ nhật.

Lễ Thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô, được cử hành vào ngày 29 tháng 6 hàng năm để tưởng nhớ 2 vị thánh Phê rô và Phaolô, một nguời là một trong những môn đệ đầu tiên của Chúa Giêsu – Thánh Phêrô, một người là Vị tông đồ dân ngoại, Sứ giả tin mừng cho muôn dân được kêu gọi – Thánh Phaolô.

Lễ cầu nguyện cho các linh hồn, được cử hành vào ngày 2 tháng 11 hàng năm.

Ngoài ra Giáo hội Công giáo còn chia một năm thành từng tháng, từng mùa để làm chủ đích cho các sinh hoạt tôn giáo và các hoạt động cho tín đồ, như tháng năm là tháng Dâng hoa kính Đức Mẹ Maria, tháng sáu là tháng kính Trái tim của Chúa Giêsu, tháng 11 là tháng cầu nguyện cho các linh hồn, mùa vọng từ 30 tháng 11 đến lễ Giáng sinh…

Công giáo

Hàng giáo phẩm của đạo Công giáo là ai và có chức năng gì?

Hàng giáo phẩm của đạo Công giáo nói chung rất quan trọng, là những người được thay mặt Chúa để điều hành các hoạt động của Giáo hội.

1305

Là Cha thiêng liêng, Cha tinh thần không thể thiếu trong các sinh hoạt tôn giáo hàng ngày của tín đồ Công giáo.

Hàng giáo sỹ trong Công giáo được hình thành theo cấp bậc rõ ràng, có ba chức thánh như: Giám mục, Linh mục và Phó tế. Ngoài ra, còn có các tước vị khác như Hồng y, Tổng Giám mục, Đức ông.

Hàng giáo phẩm của đạo Công giáo là ai và có chức năng gì?

1. Giáo hoàng

Giáo hoàng có nhiều danh xưng như Giáo chủ, Đức Thánh Cha, người kế vị Thánh Phê-rô, là đại diện Chúa Giê-su nơi trần thế, vị chủ chăn tối cao của toàn thể tín đồ Công giáo. Giáo hoàng có quyền tối thượng, toàn diện và trực tiếp đối với Giáo hội từ Giáo triều Va-ti-căng đến Giáo hội địa phương cơ sở.

2. Hồng y và Hồng y đoàn

Hồng y là phẩm tước, xếp ngay sau Giáo hoàng. Các hồng y trên thế giới hợp thành Hồng y đoàn có nhiệm vụ bầu Giáo hoàng và giúp Giáo hoàng cai quản giáo hội (các Hồng y trên 80 tuổi không được bầu Giáo hoàng).

3. Tổng Giám mục

Là Giám mục đứng đầu các Tổng giáo phận.

4. Giám mục

Là những người được trao cho việc coi sóc một giáo phận, có toàn quyền về mặt tôn giáo trong giáo phận đó, gọi là Giám mục Chính toà; trong một giáo phận có thể có Giám mục phó hoặc Giám mục phụ tá giúp việc cho Giám mục chính toà.

5. Linh mục

Có linh mục triều là người coi sóc mục vụ ở các giáo xứ hoặc làm việc tại Tòa giám mục và linh mục dòng hoạt động trong các dòng tu.

6. Phó tế

Có phó tế tạm thời và phó tế vĩnh viễn. Phó tế tạm thời là những người hướng tới chức linh mục (tức những người đã học xong chương trình đào tạo tại các đại chủng viện chờ được tấn phong làm linh mục), và phó tế vĩnh viễn là những người không hướng tới chức linh mục. Phó tế vĩnh viễn có thể là những người đã có gia đình, nhưng sau khi thụ phong nếu người vợ qua đời không được lập gia đình nữa.

Là Cha thiêng liêng, Cha tinh thần không thể thiếu trong các sinh hoạt tôn giáo hàng ngày của tín đồ Công giáo.

Hàng giáo sỹ trong Công giáo được hình thành theo cấp bậc rõ ràng, có ba chức thánh như: Giám mục, Linh mục và Phó tế. Ngoài ra, còn có các tước vị khác như Hồng y, Tổng Giám mục, Đức ông.

Hàng giáo phẩm của đạo Công giáo là ai và có chức năng gì?

1. Giáo hoàng

Giáo hoàng có nhiều danh xưng như Giáo chủ, Đức Thánh Cha, người kế vị Thánh Phê-rô, là đại diện Chúa Giê-su nơi trần thế, vị chủ chăn tối cao của toàn thể tín đồ Công giáo. Giáo hoàng có quyền tối thượng, toàn diện và trực tiếp đối với Giáo hội từ Giáo triều Va-ti-căng đến Giáo hội địa phương cơ sở.

2. Hồng y và Hồng y đoàn

Hồng y là phẩm tước, xếp ngay sau Giáo hoàng. Các hồng y trên thế giới hợp thành Hồng y đoàn có nhiệm vụ bầu Giáo hoàng và giúp Giáo hoàng cai quản giáo hội (các Hồng y trên 80 tuổi không được bầu Giáo hoàng).

3. Tổng Giám mục

Là Giám mục đứng đầu các Tổng giáo phận.

4. Giám mục

Là những người được trao cho việc coi sóc một giáo phận, có toàn quyền về mặt tôn giáo trong giáo phận đó, gọi là Giám mục Chính toà; trong một giáo phận có thể có Giám mục phó hoặc Giám mục phụ tá giúp việc cho Giám mục chính toà.

5. Linh mục

Có linh mục triều là người coi sóc mục vụ ở các giáo xứ hoặc làm việc tại Tòa giám mục và linh mục dòng hoạt động trong các dòng tu.

6. Phó tế

Có phó tế tạm thời và phó tế vĩnh viễn. Phó tế tạm thời là những người hướng tới chức linh mục (tức những người đã học xong chương trình đào tạo tại các đại chủng viện chờ được tấn phong làm linh mục), và phó tế vĩnh viễn là những người không hướng tới chức linh mục. Phó tế vĩnh viễn có thể là những người đã có gia đình, nhưng sau khi thụ phong nếu người vợ qua đời không được lập gia đình nữa.

Công giáo

Tóm tắt ngắn về đạo Công Giáo

Tóm tắt ngắn gọn về đạo Công Giáo sẽ giúp chúng ta có được một cái nhìn tổng thể về giáo lý của Hội Thánh cũng như chương trình cứu độ của Thiên Chúa.

1086

Đây là một việc làm không dễ chút nào, vì đây là một đề tài quá quá rộng lớn. Nhiều khi trải qua mấy lớp giáo lý mà sự hiểu biết vẫn chưa đâu vào đâu. Vì là tóm tắt, nên chỉ xin tập trung vào mấy ý chính sau:

Niềm Tin của người Công Giáo

Ở Việt Nam, đạo Công Giáo thường được gọi là đạo Thiên Chúa. Tuy đó không phải là tên gọi chính thức, nhưng xét về từ ngữ thì danh xưng đạo Thiên Chúa là rất hợp lý, vì tôn giáo này tôn thờ Thiên Chúa là Chủ tể vũ trụ vạn vật.

Niềm tin này con người có được không chỉ nhờ những tìm tòi và suy luận bằng lý trí tự nhiên, mà còn nhờ ơn mạc khải của chính Thiên Chúa. Nghĩa là chính Thiên Chúa đã tỏ cho con người biết về Ngài và chương trình cứu độ của Ngài dành con người qua Thánh Kinh, một bộ sách do chính Ngài đã linh hứng cho một số người viết ra.

Tín điều căn bản hàng đầu của người Công Giáo là chỉ có một Thiên Chúa duy nhất. Ngài diễn tả mình là Đấng Tự Hữu, tức tự mình mà có, không do ai tạo thành, Ngài vẫn có từ trước vô cùng và tồn tại mãi vô cùng. Ngài là Đấng thiêng liêng siêu việt, không bị lệ thuộc vào không gian và thời gian. Ngài đã tạo dựng nên muôn loài muôn vật từ hư vô. Việc tạo dựng này có thể là một tiến trình tiệm tiến lâu dài.

Công trình tạo dựng này bao gồm thế giới thiêng liêng vô hình là vô số các thiên sứ; và thế giới hữu hình là các thực thể vật chất: mặt trời, trăng sao, trái đất, cây cỏ, dã thú, chim trời, cá biển… Giữa các thực thể đó, Thiên Chúa đã dựng nên loài người có hồn và xác, có lý trí, có tự do và có tình yêu. Con người là tác phẩm tuyệt hảo của Thiên Chúa, được Thiên Chúa ban cho những phẩm tính giống như Ngài, được mời gọi thông chia vào chính sự sống thần thiêng của Ngài và được Ngài trao quyền làm chủ vũ trụ.

Tóm tắt ngắn về đạo Công Giáo

Người Công Giáo cũng tin vào Đức Giêsu Kitô, con một Thiên Chúa và cũng là Thiên Chúa, Đấng đã giáng sinh làm người để cứu chuộc loài người thoát vòng tội lỗi. Loài người thay vì sống theo thánh ý Chúa, đã chạy theo tham vọng của mình mà quay lưng lại với Đấng tạo thành, phản bội lại tình yêu của Ngài, đã sa ngã trước cám dỗ và ngày càng ngập chìm trong tội lỗi, chuốc lấy khổ lụy và chết chóc.

Dầu vậy, Thiên Chúa vẫn yêu thương loài người đến nỗi sai con của mình đến để cứu chuộc họ. Để thực hiện kế hoạch này, Thiên Chúa đã tuyển lựa dân tộc Do thái như dân riêng để dọn đường cho Chúa Cứu Thế. Đức Giêsu Kitô, Đấng cứu thế đã sinh ra trong dân tộc nhỏ bé này. Người đã nhập thể và được sinh ra bởi một người Mẹ nhân đức vẹn tuyền là Đức Trinh Nữ Maria.

Sứ vụ của Đức Kitô là giảng dạy cho nhân loại biết về Thiên Chúa tình yêu và về chương trình cứu độ loài người. Người tuyển chọn nhóm 12 tông đồ làm nền móng cho Hội Thánh Công Giáo, để Hội Thánh tiếp tục sứ vụ của người ở trần gian. Người thiết lập các Bí Tích làm phương tiện truyền thông ơn thiêng cho các giáo hữu.

Cuối cùng, theo đúng như lời đã tiên báo, Người đã hiến thân chịu chết trên thập giá như một lễ tế để đền tội cho mọi người, hòa giải con người với Thiên Chúa, để họ lại có thể được thừa hưởng hạnh phúc vĩnh hằng với Thiên Chúa. Và cũng đúng như lời đã hứa, sau ba ngày, Người sống lại và trở về trời vinh hiển bên Chúa Cha. Chưa hết, Người hứa rằng đến ngày tận cùng của thế giới, Người sẽ lại đến để phán xét toàn thể nhân loại. Kẻ lành được đưa về hưởng hạnh phúc bất tận với Chúa; kẻ dữ phải sa hỏa ngục đời đời.

Cùng với Chúa Cha và Chúa Con, người Công Giáo cũng tin sự hiện hữu của Chúa Thánh Thần, Đấng cùng một bản tính và quyền năng như Chúa Cha và Chúa Con. Ngài là Đấng không thể diễn tả. Chúng ta không biết Ngài cách trực tiếp mà chỉ có thể biết Ngài qua những biểu lộ, những hoạt động và dấu chỉ của Ngài trong lịch sử cứu độ, nhất là qua lời giới thiệu của Chúa Giêsu: “Khi Đấng Bảo Trợ đến, Đấng mà Thầy sẽ sai đến với anh em từ nơi Chúa Cha, Người là Thần Khí sự thật phát xuất từ Chúa Cha, Người sẽ làm chứng về Thầy (Ga 15,26); Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn” (Ga 16,13).

Chúa Thánh Thần đã đến với Hội Thánh trong ngày lễ Ngũ Tuần. Ngài không ngừng tác động để đưa thế giới vào thời đại của Hội Thánh. Nhờ quyền năng của Thánh Thần, con cái Thiên Chúa có thể làm được những việc tốt lành và trổ sinh hoa quả là “bác ái, hoan lạc, bình an, quảng đại, nhân từ, lương thiện, trung tín, hiền hòa, tiết độ.” (Gl 5,22–23).

Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần là ba ngôi vị khác biệt nhau, nhưng cả ba ngôi có cùng một thiên tính, một vinh quang, một uy quyền vĩnh cửu. Cả ba ngôi cùng là Thiên Chúa, nhưng cả ba ngôi vẫn chỉ là Một Thiên Chúa duy nhất. Trong đó mỗi ngôi hướng về ngôi khác với tất cả tình yêu trao ban và đón nhận. Đây là mầu nhiệm, là chân lý đức tin vượt quá trí khôn hữu hạn của loài người. Để có thể hình dung phần nào, chúng ta hãy nhìn về Mặt Trời để so sánh: Mặt Trời sinh ra Ánh Sáng, Mặt Trời và Ánh Sáng phát ra sức nóng. Mặt Trời – Ánh Sáng – Sức Nóng vừa là ba nhưng vẫn chỉ là một thực tại, phân biệt nhưng không tách biệt.

Hội Thánh Công Giáo

Ban đầu, Chúa Giêsu Kitô chỉ thiết lập có một Giáo Hội duy nhất, cũng như chỉ có một chân lý duy nhất mà Người đã giảng dạy. Theo dòng thời gian, Giáo Hội phát triển lớn mạnh, như một cây đại thụ sum sê cành lá. Điều đáng buồn là đôi khi lại có những cành gãy xuống khỏi cây đại thụ ấy; tức là những nhóm người xa rời Giáo Hội nguyên thủy của Chúa Kitô, lập nên những giáo hội khác:

– Đầu thế kỷ thứ 11 (1054), một nhóm tín hữu bên Đông Âu tự tách ra lập thành Chính Thống giáo, với một số nghi thức mới riêng biệt.

– Đầu thế kỷ 16, vua Henry VIII của nước Anh vì muốn có con trai nối dõi đã xin Đức Giáo Hoàng cho được tiêu hôn để cưới vợ mới, không được chấp thuận nên nhà vua đã ra sắc lệnh tách nước Anh ra khỏi Hội Thánh và lập nên Anh Giáo.

– Năm 1517, ông Martin Luther cùng với một số đồng bạn chủ xướng tại Đức phong trào Kháng Cách để lập thành giáo hội Tin Lành (Protestantism). Từ giáo hội mới này đã nảy sinh ra cả ngàn các hệ phái khác nhau với những giáo thuyết khác biệt ở nhiều nơi. Và rồi mỗi giáo phái, dù lớn dù nhỏ cũng đều nhận rằng chỉ có mình mới là chân chính, là đạo thật.

Nhưng Giáo Hội nguyên thủy của Chúa Kitô – Hội Thánh Công Giáo – vẫn là cây đại thụ sừng sững bao la. Giáo Hội vẫn thủy chung gìn giữ nguyên vẹn mọi giáo huấn và truyền thống của các tông đồ. Giáo Hội không ngừng làm cho giáo lý ấy thêm sáng tỏ và thích nghi theo từng thời đại, vẫn trung thành tuân phục quyền bính các đấng kế vị các tông đồ mà Chúa Giêsu đã đặt. Đặc biệt Giáo Hội Công Giáo Rôma vẫn hiệp thông với Đức Giáo Hoàng là Đấng kế vị thánh Phêrô, thay mặt Chúa Kitô ở trần gian.

Công Giáo có nghĩa là toàn vẹn và phổ quát, vì đạo chứa đựng mọi điều cần thiết để được ơn cứu rỗi. Công Giáo cũng có nghĩa là đạo chung, đạo cho toàn thể nhân loại, đạo dành cho tất cả mọi người không phân biệt màu da, tiếng nói, văn hóa hay địa vị.

Nhờ Hội Thánh và qua Hội Thánh của Chúa Kitô, người tín hữu qua suốt chặng đường dài từ nhỏ tới khi về già, được chăm sóc và nuôi dưỡng bởi các Bí Tích do chính Đức Kitô thiết lập và trao cho Hội Thánh cử hành để ban ân sủng cho con người, đó “là những phương linh nghiệm cho chúng ta được nên thánh”.

Tóm tắt ngắn về đạo Công Giáo

– Khi mới sinh ra, con cái Hội Thánh được lãnh nhận chịu phép Thánh Tẩy để được xóa bỏ tội Nguyên Tổ và làm con cái Chúa.

– Khi trẻ em đủ trí khôn thì lãnh phép Thêm Sức để được vững mạnh trong niềm tin nhờ ơn Chúa Thánh Thần.

– Khi có lỗi lầm đáng kể nơi lương tâm, người tín hữu lãnh nhận bí tích Hòa Giải để được ơn tha thứ và bình an.

– Khi tâm tư được thanh sạch, người tín hữu được khuyến khích lãnh nhận bí tích Thánh Thể như của ăn thiêng liêng cho linh hồn, thường được cử hành trong các Thánh Lễ hàng ngày, đặc biệt là ngày Chúa nhật.

– Khi trưởng thành và sẵn sàng sống đời lứa đôi, họ lãnh nhận bí tích Hôn Phối để được thêm ân sủng đặc biệt giúp chu toàn đời sống gia đình.

– Lúc yếu đau bệnh tật và tuổi già, người tín hữu đón nhận bí tích Xức Dầu Thánh để mạnh mẽ và bền đỗ tới cùng trong niềm tin, đồng thời chuẩn bị cho họ cuộc vượt qua sang đời sống vĩnh cửu.

– Riêng với một số người được ơn gọi đặc biệt, họ lãnh nhận bí tích Truyền Chức Thánh để được năng quyền thay mặt Chúa Kitô thực thi ba chức năng: giảng dạy Lời Chúa, quản trị cộng đoàn và cử hành các nghi thức phụng vụ, nhất là Thánh Lễ.

Người Công Giáo vững tin mình thuộc Hội Thánh thực sự được thiết lập bởi chính Thiên Chúa. Họ gặp được nơi giáo huấn của Hội Thánh những điều thích đáng phù hợp với lý trí và lương tâm. Và dù còn nhiều khuyết điểm tội lỗi, với tâm hồn hướng thiện, họ đón nhận lòng nhân từ và chữa lành của Thiên Chúa, nhờ đó họ được thánh hóa.

Niềm hy vọng của người Công Giáo

Nếu hỏi người Công Giáo: Ta sống ở đời này để làm gì? Họ sẽ trả lời: Ta sống ở đời này để tìm hạnh phúc. Mà hạnh phúc thật là hiệp thông với Thiên Chúa. Vì ta được Chúa tạo dựng nên chỉ có Thiên Chúa mới là hạnh phúc thật của ta, hạnh phúc tròn đầy, hạnh phúc vĩnh hằng không bao giờ chán.

Để đạt được hạnh phúc ấy, điều kiện đầu tiên đối với mỗi người là Tin và chịu phép rửa (x. Mc 16,16). Ngoài ra người tín hữu cũng phải biết sống sao cho xứng đáng bổn phận làm con với Cha trên trời và sống theo sự chỉ dẫn của Ngài, được chuyển tải qua bốn hình thức sau:

– Luật tự nhiên Thiên Chúa in trong lương tâm mỗi người, thúc giục con người làm điều thiện, tránh điều ác.

– Mười Điều Răn: là bản đúc kết những điều chính yếu Thiên Chúa truyền cho dân của Ngài, nhờ đó con người biết cách tôn thờ Thiên Chúa là Chúa duy nhất, biết thảo kính cha mẹ, tôn trọng sự sống, danh dự và tài sản người khác, biết giữ gìn bản thân cho thanh sạch xứng đáng là “hình ảnh Thiên Chúa”.

– Lời Chúa dạy trong Kinh Thánh: đây là sách dạy ta cách chắc chắn và không sai lầm những chân lý mà Thiên Chúa muốn ghi lại vì phần rỗi chúng ta. “Tất cả những gì viết trong Sách Thánh đều do Thiên Chúa linh hứng và có ích cho việc giảng dạy, biện bác, sửa dạy, giáo dục để trở nên công chính.” (2 Tm 3,16).

– Giáo huấn và những luật lệ Hội Thánh: với tư cách là Mẹ và là Thầy, Hội Thánh có nhiệm vụ giáo huấn, giúp đưa mọi người vào sự hiệp thông với Thiên Chúa và đạt tới ơn cứu độ.

Dĩ nhiên, để đạt được ơn cứu độ và hạnh phúc viên mãn nơi Thiên Chúa, người tín hữu không hoàn toàn cậy vào sức mình, họ ý thức rằng tự mình không thể đạt tới hạnh phúc vĩnh cửu ấy, nhưng họ nương tựa vào Chúa. Chính ơn Chúa sẽ nâng đỡ sự yếu hèn nơi thân phận con người của họ. Phần con người chỉ là cộng tác với ân sủng của Thiên Chúa.

Đây là một việc làm không dễ chút nào, vì đây là một đề tài quá quá rộng lớn. Nhiều khi trải qua mấy lớp giáo lý mà sự hiểu biết vẫn chưa đâu vào đâu. Vì là tóm tắt, nên chỉ xin tập trung vào mấy ý chính sau:

Niềm Tin của người Công Giáo

Ở Việt Nam, đạo Công Giáo thường được gọi là đạo Thiên Chúa. Tuy đó không phải là tên gọi chính thức, nhưng xét về từ ngữ thì danh xưng đạo Thiên Chúa là rất hợp lý, vì tôn giáo này tôn thờ Thiên Chúa là Chủ tể vũ trụ vạn vật.

Niềm tin này con người có được không chỉ nhờ những tìm tòi và suy luận bằng lý trí tự nhiên, mà còn nhờ ơn mạc khải của chính Thiên Chúa. Nghĩa là chính Thiên Chúa đã tỏ cho con người biết về Ngài và chương trình cứu độ của Ngài dành con người qua Thánh Kinh, một bộ sách do chính Ngài đã linh hứng cho một số người viết ra.

Tín điều căn bản hàng đầu của người Công Giáo là chỉ có một Thiên Chúa duy nhất. Ngài diễn tả mình là Đấng Tự Hữu, tức tự mình mà có, không do ai tạo thành, Ngài vẫn có từ trước vô cùng và tồn tại mãi vô cùng. Ngài là Đấng thiêng liêng siêu việt, không bị lệ thuộc vào không gian và thời gian. Ngài đã tạo dựng nên muôn loài muôn vật từ hư vô. Việc tạo dựng này có thể là một tiến trình tiệm tiến lâu dài.

Công trình tạo dựng này bao gồm thế giới thiêng liêng vô hình là vô số các thiên sứ; và thế giới hữu hình là các thực thể vật chất: mặt trời, trăng sao, trái đất, cây cỏ, dã thú, chim trời, cá biển… Giữa các thực thể đó, Thiên Chúa đã dựng nên loài người có hồn và xác, có lý trí, có tự do và có tình yêu. Con người là tác phẩm tuyệt hảo của Thiên Chúa, được Thiên Chúa ban cho những phẩm tính giống như Ngài, được mời gọi thông chia vào chính sự sống thần thiêng của Ngài và được Ngài trao quyền làm chủ vũ trụ.

Tóm tắt ngắn về đạo Công Giáo

Người Công Giáo cũng tin vào Đức Giêsu Kitô, con một Thiên Chúa và cũng là Thiên Chúa, Đấng đã giáng sinh làm người để cứu chuộc loài người thoát vòng tội lỗi. Loài người thay vì sống theo thánh ý Chúa, đã chạy theo tham vọng của mình mà quay lưng lại với Đấng tạo thành, phản bội lại tình yêu của Ngài, đã sa ngã trước cám dỗ và ngày càng ngập chìm trong tội lỗi, chuốc lấy khổ lụy và chết chóc.

Dầu vậy, Thiên Chúa vẫn yêu thương loài người đến nỗi sai con của mình đến để cứu chuộc họ. Để thực hiện kế hoạch này, Thiên Chúa đã tuyển lựa dân tộc Do thái như dân riêng để dọn đường cho Chúa Cứu Thế. Đức Giêsu Kitô, Đấng cứu thế đã sinh ra trong dân tộc nhỏ bé này. Người đã nhập thể và được sinh ra bởi một người Mẹ nhân đức vẹn tuyền là Đức Trinh Nữ Maria.

Sứ vụ của Đức Kitô là giảng dạy cho nhân loại biết về Thiên Chúa tình yêu và về chương trình cứu độ loài người. Người tuyển chọn nhóm 12 tông đồ làm nền móng cho Hội Thánh Công Giáo, để Hội Thánh tiếp tục sứ vụ của người ở trần gian. Người thiết lập các Bí Tích làm phương tiện truyền thông ơn thiêng cho các giáo hữu.

Cuối cùng, theo đúng như lời đã tiên báo, Người đã hiến thân chịu chết trên thập giá như một lễ tế để đền tội cho mọi người, hòa giải con người với Thiên Chúa, để họ lại có thể được thừa hưởng hạnh phúc vĩnh hằng với Thiên Chúa. Và cũng đúng như lời đã hứa, sau ba ngày, Người sống lại và trở về trời vinh hiển bên Chúa Cha. Chưa hết, Người hứa rằng đến ngày tận cùng của thế giới, Người sẽ lại đến để phán xét toàn thể nhân loại. Kẻ lành được đưa về hưởng hạnh phúc bất tận với Chúa; kẻ dữ phải sa hỏa ngục đời đời.

Cùng với Chúa Cha và Chúa Con, người Công Giáo cũng tin sự hiện hữu của Chúa Thánh Thần, Đấng cùng một bản tính và quyền năng như Chúa Cha và Chúa Con. Ngài là Đấng không thể diễn tả. Chúng ta không biết Ngài cách trực tiếp mà chỉ có thể biết Ngài qua những biểu lộ, những hoạt động và dấu chỉ của Ngài trong lịch sử cứu độ, nhất là qua lời giới thiệu của Chúa Giêsu: “Khi Đấng Bảo Trợ đến, Đấng mà Thầy sẽ sai đến với anh em từ nơi Chúa Cha, Người là Thần Khí sự thật phát xuất từ Chúa Cha, Người sẽ làm chứng về Thầy (Ga 15,26); Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn” (Ga 16,13).

Chúa Thánh Thần đã đến với Hội Thánh trong ngày lễ Ngũ Tuần. Ngài không ngừng tác động để đưa thế giới vào thời đại của Hội Thánh. Nhờ quyền năng của Thánh Thần, con cái Thiên Chúa có thể làm được những việc tốt lành và trổ sinh hoa quả là “bác ái, hoan lạc, bình an, quảng đại, nhân từ, lương thiện, trung tín, hiền hòa, tiết độ.” (Gl 5,22–23).

Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần là ba ngôi vị khác biệt nhau, nhưng cả ba ngôi có cùng một thiên tính, một vinh quang, một uy quyền vĩnh cửu. Cả ba ngôi cùng là Thiên Chúa, nhưng cả ba ngôi vẫn chỉ là Một Thiên Chúa duy nhất. Trong đó mỗi ngôi hướng về ngôi khác với tất cả tình yêu trao ban và đón nhận. Đây là mầu nhiệm, là chân lý đức tin vượt quá trí khôn hữu hạn của loài người. Để có thể hình dung phần nào, chúng ta hãy nhìn về Mặt Trời để so sánh: Mặt Trời sinh ra Ánh Sáng, Mặt Trời và Ánh Sáng phát ra sức nóng. Mặt Trời – Ánh Sáng – Sức Nóng vừa là ba nhưng vẫn chỉ là một thực tại, phân biệt nhưng không tách biệt.

Hội Thánh Công Giáo

Ban đầu, Chúa Giêsu Kitô chỉ thiết lập có một Giáo Hội duy nhất, cũng như chỉ có một chân lý duy nhất mà Người đã giảng dạy. Theo dòng thời gian, Giáo Hội phát triển lớn mạnh, như một cây đại thụ sum sê cành lá. Điều đáng buồn là đôi khi lại có những cành gãy xuống khỏi cây đại thụ ấy; tức là những nhóm người xa rời Giáo Hội nguyên thủy của Chúa Kitô, lập nên những giáo hội khác:

– Đầu thế kỷ thứ 11 (1054), một nhóm tín hữu bên Đông Âu tự tách ra lập thành Chính Thống giáo, với một số nghi thức mới riêng biệt.

– Đầu thế kỷ 16, vua Henry VIII của nước Anh vì muốn có con trai nối dõi đã xin Đức Giáo Hoàng cho được tiêu hôn để cưới vợ mới, không được chấp thuận nên nhà vua đã ra sắc lệnh tách nước Anh ra khỏi Hội Thánh và lập nên Anh Giáo.

– Năm 1517, ông Martin Luther cùng với một số đồng bạn chủ xướng tại Đức phong trào Kháng Cách để lập thành giáo hội Tin Lành (Protestantism). Từ giáo hội mới này đã nảy sinh ra cả ngàn các hệ phái khác nhau với những giáo thuyết khác biệt ở nhiều nơi. Và rồi mỗi giáo phái, dù lớn dù nhỏ cũng đều nhận rằng chỉ có mình mới là chân chính, là đạo thật.

Nhưng Giáo Hội nguyên thủy của Chúa Kitô – Hội Thánh Công Giáo – vẫn là cây đại thụ sừng sững bao la. Giáo Hội vẫn thủy chung gìn giữ nguyên vẹn mọi giáo huấn và truyền thống của các tông đồ. Giáo Hội không ngừng làm cho giáo lý ấy thêm sáng tỏ và thích nghi theo từng thời đại, vẫn trung thành tuân phục quyền bính các đấng kế vị các tông đồ mà Chúa Giêsu đã đặt. Đặc biệt Giáo Hội Công Giáo Rôma vẫn hiệp thông với Đức Giáo Hoàng là Đấng kế vị thánh Phêrô, thay mặt Chúa Kitô ở trần gian.

Công Giáo có nghĩa là toàn vẹn và phổ quát, vì đạo chứa đựng mọi điều cần thiết để được ơn cứu rỗi. Công Giáo cũng có nghĩa là đạo chung, đạo cho toàn thể nhân loại, đạo dành cho tất cả mọi người không phân biệt màu da, tiếng nói, văn hóa hay địa vị.

Nhờ Hội Thánh và qua Hội Thánh của Chúa Kitô, người tín hữu qua suốt chặng đường dài từ nhỏ tới khi về già, được chăm sóc và nuôi dưỡng bởi các Bí Tích do chính Đức Kitô thiết lập và trao cho Hội Thánh cử hành để ban ân sủng cho con người, đó “là những phương linh nghiệm cho chúng ta được nên thánh”.

Tóm tắt ngắn về đạo Công Giáo

– Khi mới sinh ra, con cái Hội Thánh được lãnh nhận chịu phép Thánh Tẩy để được xóa bỏ tội Nguyên Tổ và làm con cái Chúa.

– Khi trẻ em đủ trí khôn thì lãnh phép Thêm Sức để được vững mạnh trong niềm tin nhờ ơn Chúa Thánh Thần.

– Khi có lỗi lầm đáng kể nơi lương tâm, người tín hữu lãnh nhận bí tích Hòa Giải để được ơn tha thứ và bình an.

– Khi tâm tư được thanh sạch, người tín hữu được khuyến khích lãnh nhận bí tích Thánh Thể như của ăn thiêng liêng cho linh hồn, thường được cử hành trong các Thánh Lễ hàng ngày, đặc biệt là ngày Chúa nhật.

– Khi trưởng thành và sẵn sàng sống đời lứa đôi, họ lãnh nhận bí tích Hôn Phối để được thêm ân sủng đặc biệt giúp chu toàn đời sống gia đình.

– Lúc yếu đau bệnh tật và tuổi già, người tín hữu đón nhận bí tích Xức Dầu Thánh để mạnh mẽ và bền đỗ tới cùng trong niềm tin, đồng thời chuẩn bị cho họ cuộc vượt qua sang đời sống vĩnh cửu.

– Riêng với một số người được ơn gọi đặc biệt, họ lãnh nhận bí tích Truyền Chức Thánh để được năng quyền thay mặt Chúa Kitô thực thi ba chức năng: giảng dạy Lời Chúa, quản trị cộng đoàn và cử hành các nghi thức phụng vụ, nhất là Thánh Lễ.

Người Công Giáo vững tin mình thuộc Hội Thánh thực sự được thiết lập bởi chính Thiên Chúa. Họ gặp được nơi giáo huấn của Hội Thánh những điều thích đáng phù hợp với lý trí và lương tâm. Và dù còn nhiều khuyết điểm tội lỗi, với tâm hồn hướng thiện, họ đón nhận lòng nhân từ và chữa lành của Thiên Chúa, nhờ đó họ được thánh hóa.

Niềm hy vọng của người Công Giáo

Nếu hỏi người Công Giáo: Ta sống ở đời này để làm gì? Họ sẽ trả lời: Ta sống ở đời này để tìm hạnh phúc. Mà hạnh phúc thật là hiệp thông với Thiên Chúa. Vì ta được Chúa tạo dựng nên chỉ có Thiên Chúa mới là hạnh phúc thật của ta, hạnh phúc tròn đầy, hạnh phúc vĩnh hằng không bao giờ chán.

Để đạt được hạnh phúc ấy, điều kiện đầu tiên đối với mỗi người là Tin và chịu phép rửa (x. Mc 16,16). Ngoài ra người tín hữu cũng phải biết sống sao cho xứng đáng bổn phận làm con với Cha trên trời và sống theo sự chỉ dẫn của Ngài, được chuyển tải qua bốn hình thức sau:

– Luật tự nhiên Thiên Chúa in trong lương tâm mỗi người, thúc giục con người làm điều thiện, tránh điều ác.

– Mười Điều Răn: là bản đúc kết những điều chính yếu Thiên Chúa truyền cho dân của Ngài, nhờ đó con người biết cách tôn thờ Thiên Chúa là Chúa duy nhất, biết thảo kính cha mẹ, tôn trọng sự sống, danh dự và tài sản người khác, biết giữ gìn bản thân cho thanh sạch xứng đáng là “hình ảnh Thiên Chúa”.

– Lời Chúa dạy trong Kinh Thánh: đây là sách dạy ta cách chắc chắn và không sai lầm những chân lý mà Thiên Chúa muốn ghi lại vì phần rỗi chúng ta. “Tất cả những gì viết trong Sách Thánh đều do Thiên Chúa linh hứng và có ích cho việc giảng dạy, biện bác, sửa dạy, giáo dục để trở nên công chính.” (2 Tm 3,16).

– Giáo huấn và những luật lệ Hội Thánh: với tư cách là Mẹ và là Thầy, Hội Thánh có nhiệm vụ giáo huấn, giúp đưa mọi người vào sự hiệp thông với Thiên Chúa và đạt tới ơn cứu độ.

Dĩ nhiên, để đạt được ơn cứu độ và hạnh phúc viên mãn nơi Thiên Chúa, người tín hữu không hoàn toàn cậy vào sức mình, họ ý thức rằng tự mình không thể đạt tới hạnh phúc vĩnh cửu ấy, nhưng họ nương tựa vào Chúa. Chính ơn Chúa sẽ nâng đỡ sự yếu hèn nơi thân phận con người của họ. Phần con người chỉ là cộng tác với ân sủng của Thiên Chúa.

Công giáo

Khái quát đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Nam Định

Nam Định được biết đến là tỉnh mà đạo Công giáo phát triển mạnh mẽ nhất cả nước. Và là nơi có giáo sĩ Công giáo đến truyền đạo đầu tiên ở miền Bắc Việt Nam.

1499

Theo sử sách, vào năm 1533 đã có những nhà truyền giáo đầu tiên tới Việt Nam, và những địa danh đầu tiên các nhà truyền giáo đặt chân đến là: Trà Lũ (khu vực Phú Nhai ngày nay), Quần Anh (nay là Quần Phương), và Ninh Cường đều là những miền đất thuộc giáo phận Bùi Chu nằm trên địa bàn tỉnh Nam Định. Đây không chỉ là nơi đầu tiên ở Việt Nam đạo Công giáo được truyền bá, nơi đây còn nổi tiếng là mảnh đất của những nhà thờ với kiến trúc Gothic cổ kính đẹp, lưu giữ nhiều giá trị văn hóa cùng với số lượng tín đồ đông và nhiều ngày lễ lơn đặc biệt của Giáo hội trong năm.

Đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Nam Định bao gồm trọn vẹn giáo phận Bùi Chu và một phần giáo phận Hà Nội.

– Giáo phận Bùi Chu thuộc địa bàn 6 huyện (Xuân Trường, Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Trực Ninh, Nam Trực) và một phần thành phố Nam Ðịnh (Giáo xứ Phong Lộc và giáo xứ Khoái Đồng).

Khái quát đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Nam Định

– Một phần giáo phận Hà Nội thuộc địa bàn thành phố Nam Định và các huyện Vụ Bản, Mỹ Lộc, Ý Yên.

Hiện nay, toàn tỉnh có 172 nhà thờ xứ, 492 nhà thờ họ; có 1 Giám mục, 250 Linh mục (trong đó: Giáo phận Bùi Chu: 1 Giám mục, 225 Linh mục; Giáo phận Hà Nội: 25 Linh mục); 473.051 giáo dân (trong đó: giáo phận Bùi Chu: 405.256; giáo phận Hà Nội: 67.795; chiếm gần 25% dân số toàn tỉnh); 6 dòng tu là Dòng Đa minh, Mân Côi, Thăm Viếng, Trinh Vương, Mến Thánh giá (thuộc Giáo phận Bùi Chu) và Dòng Mến Thánh giá (thuộc Giáo phận Hà Nội) với 35 cơ sở dòng, trên 800 nữ tu; có Toà Giám mục Bùi Chu và Đại chủng viện Đức Mẹ vô nhiễm Bùi Chu.

Nhìn chung trong những năm qua chức sắc, tín đồ đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Nam Định luôn phát huy, thực hiện tốt phương châm “tốt đời, đẹp đạo”, chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về các lĩnh vực của đời sống xã hội nói chung về tín ngưỡng, tôn giáo nói riêng; thực hiện các hoạt động, sinh hoạt tôn giáo tuân thủ quy định của pháp luật, tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, nhân đạo và các phong trào thi đua yêu nước do địa phương phát động.

Theo sử sách, vào năm 1533 đã có những nhà truyền giáo đầu tiên tới Việt Nam, và những địa danh đầu tiên các nhà truyền giáo đặt chân đến là: Trà Lũ (khu vực Phú Nhai ngày nay), Quần Anh (nay là Quần Phương), và Ninh Cường đều là những miền đất thuộc giáo phận Bùi Chu nằm trên địa bàn tỉnh Nam Định. Đây không chỉ là nơi đầu tiên ở Việt Nam đạo Công giáo được truyền bá, nơi đây còn nổi tiếng là mảnh đất của những nhà thờ với kiến trúc Gothic cổ kính đẹp, lưu giữ nhiều giá trị văn hóa cùng với số lượng tín đồ đông và nhiều ngày lễ lơn đặc biệt của Giáo hội trong năm.

Đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Nam Định bao gồm trọn vẹn giáo phận Bùi Chu và một phần giáo phận Hà Nội.

– Giáo phận Bùi Chu thuộc địa bàn 6 huyện (Xuân Trường, Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Trực Ninh, Nam Trực) và một phần thành phố Nam Ðịnh (Giáo xứ Phong Lộc và giáo xứ Khoái Đồng).

Khái quát đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Nam Định

– Một phần giáo phận Hà Nội thuộc địa bàn thành phố Nam Định và các huyện Vụ Bản, Mỹ Lộc, Ý Yên.

Hiện nay, toàn tỉnh có 172 nhà thờ xứ, 492 nhà thờ họ; có 1 Giám mục, 250 Linh mục (trong đó: Giáo phận Bùi Chu: 1 Giám mục, 225 Linh mục; Giáo phận Hà Nội: 25 Linh mục); 473.051 giáo dân (trong đó: giáo phận Bùi Chu: 405.256; giáo phận Hà Nội: 67.795; chiếm gần 25% dân số toàn tỉnh); 6 dòng tu là Dòng Đa minh, Mân Côi, Thăm Viếng, Trinh Vương, Mến Thánh giá (thuộc Giáo phận Bùi Chu) và Dòng Mến Thánh giá (thuộc Giáo phận Hà Nội) với 35 cơ sở dòng, trên 800 nữ tu; có Toà Giám mục Bùi Chu và Đại chủng viện Đức Mẹ vô nhiễm Bùi Chu.

Nhìn chung trong những năm qua chức sắc, tín đồ đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Nam Định luôn phát huy, thực hiện tốt phương châm “tốt đời, đẹp đạo”, chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về các lĩnh vực của đời sống xã hội nói chung về tín ngưỡng, tôn giáo nói riêng; thực hiện các hoạt động, sinh hoạt tôn giáo tuân thủ quy định của pháp luật, tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, nhân đạo và các phong trào thi đua yêu nước do địa phương phát động.

Công giáo

Ý nghĩa một số ngày lễ của đạo Công giáo

Trong một năm Đạo Công giáo có rất nhiều ngày lễ. Và mỗi ngày lễ Công giáo có ý nghĩa riêng, được thực hiện với những nghi thức khác nhau.

1462

Các ngày lễ Công giáo này được tính theo Dương lịch. Có thể chia làm ba loại lễ như sau:

Những ngày lễ trọng (lễ buộc) của đạo Công giáo

Lễ Chúa Giê-su giáng sinh hay còn gọi là lễ Giáng sinh (Noel) được tổ chức vào ngày 25 tháng 12: Đây là một trong những ngày lễ được coi là quan trọng nhất của Đạo Công giáo, là ngày kỷ niệm Chúa Giê-su sinh ra tại Bethlehem, thuộc xứ Judea, nước Do Thái (ngày nay là một thành phố của Palestine). Ngày lễ được cử hành chính thức vào ngày 25 tháng 12 nhưng thường được mừng từ tối ngày 24 tháng 12 bởi theo lịch Do Thái, thời điểm tính bắt đầu một ngày là lúc hoàng hôn chứ không phải nửa đêm. Lễ chính thức ngày 25 tháng 12 được gọi là “Lễ chính ngày”, còn lễ đêm 24 tháng 12 gọi là “Lễ vọng” và thường thu hút nhiều người tham dự hơn.

Lễ Phục sinh, kỷ niệm Chúa Giê-su sống lại, vào một ngày của tháng 4 (chủ nhật đầu tiên sau ngày trăng tròn – Rằm của tháng sau xuân phân). Đây là lễ kỷ niệm ngày Chúa Giê-su sống lại sau khi bị đóng đinh và chết trên cây Thập giá, được xem là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người theo đạo Công giáo. Phục sinh cũng được dùng để chỉ một mùa trong năm phụng vụ, Công giáo gọi là Mùa Phục sinh, kéo dài đúng 50 ngày từ Chúa Nhật Phục sinh đến lễ Chúa Hiện xuống. Lễ Phục Sinh là lễ mùa Xuân, là lễ kỳ vọng về sự tái sinh. Vạn vật đều nhảy mừng trước một sự sống mới, một sự sống bất diệt, vĩnh cửu.

Ý nghĩa một số ngày lễ của đạo Công giáo

Lễ Chúa Giê-su lên trời: Là ngày lễ trọng của người Kitô giáo, được diễn ra sau lễ Phục sinh 40 ngày. Theo Tân ước, khi Chúa Giê-su sống lại, Ngài ở lại cùng các môn đệ trong 40 ngày, sau đó lên trời để kết thúc sự hiện diện của Ngài giữa loài người trần thế. Lễ Chúa Giêsu Lên Trời chính là ngày hội, ngày để những người Kitô hữu tưởng nhớ tới Chúa Giêsu. Chúa Giêsu rời bỏ các tông đồ nhưng chỉ theo nghĩa hữu hình. Ngài vẫn luôn sẵn sàng tiếp bước với Giáo hội, vẫn tiếp tục hiện diện, cách vô hình, để hành động nơi Giáo hội. Hơn nữa, sâu thẳm trong tâm thức của các Kitô hữu, sự “chia ly” này chỉ là tạm thời, bởi vì Chúa Giêsu sẽ trở lại.

Lễ Chúa Thánh thần hiện xuống (có một số nơi gọi là lễ Hiện xuống, Giáng xuống, Hạ trần, Lễ Ngũ Tuần): Được cử hành sau 10 ngày kể từ ngày lễ Chúa Giê-su lên trời. Người ta kỷ niệm ngày lễ này với ý nghĩa rằng đây là dịp Chúa Thánh thần hiện xuống, mang đến niềm tin vào sự sống và những tín hiệu tốt lành.

Lễ Đức bà Maria hồn và xác lên trời: Đây là ngày lễ cổ xưa nhất trong các ngày lễ kính Đức mẹ của đạo Công giáo, được cử hành vào ngày 15 tháng 8 và là một ngày lễ quan trọng bởi họ tin rằng khi Đức Maria qua đời thì linh hồn và thể xác của người đã được đưa về thiên đàng.

Lễ các Thánh là một lễ trọng được tổ chức vào ngày 01 tháng 11 hàng năm nhằm tôn vinh tất cả các vị Thánh Ki tô giáo đang hưởng phúc trên Thiên đàng, noi gương các Thánh để nhân loại luôn luôn tâm niệm làm những việc lành phúc đức, luôn rao giảng tin mừng…

Sáu lễ quan trọng nói trên và lễ ngày chủ nhật hàng tuần còn gọi là “Lễ buộc” vì tất cả tín đồ buộc phải tham dự để củng cố đức tin, với mong muốn nhận được nhiều ân sủng của Thiên chúa.

Các lễ thông thường của đạo Công giáo

Ngoài các lễ trọng như trên, đạo Công giáo còn có các ngày lễ thông thường khác, tuy giáo hội không buộc, nhưng tín đồ vẫn tham dự sốt sắng để được hưởng nhiều ơn phúc. Cụ thể là:

– Lễ Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội: Được cử hành vào ngày 08 tháng 12 hàng năm, là một trong những lễ phổ biến nhất, ca ngợi Đức mẹ Maria.

Ý nghĩa một số ngày lễ của đạo Công giáo

Lễ Tro (đầu mùa Chay): Đây là lễ được Giáo hội tổ chức để kỷ niệm việc Chúa Giê-su chuẩn bị vào thành Giê-ru-sa-lem, ở đây Chúa đã giảng cho các môn đệ về sự chết, rằng con người sau khi chết thể xác trở về với tro bụi, còn linh hồn sẽ tồn tại vĩnh cửu.

Lễ Lá: Vào ngày Chủ nhật đầu tuần Thánh, được tổ chức để kỷ niệm việc Chúa Giê-su vào thành Giê-ru-sa-lem được dân chúng rải lá trên đường đón tiếp.

Tuần Thánh: Bắt đầu từ Chủ nhật Lễ lá đến chủ nhật lễ Phục sinh, kỷ niệm Chúa Giê-su chịu nạn, chịu chết rồi sống lại. Trong Tuần Thánh có những ngày lễ riêng như: Lễ Truyền phép Mình Thánh vào thứ Năm, Lễ Chúa Giê-su chịu chết vào thứ Sáu, Lễ vọng Phục sinh vào thứ Bảy, Lễ mừng Phục sinh vào Chủ nhật.

Lễ Thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô: Được cử hành vào ngày 29 tháng 6 hàng năm để tưởng nhớ 02 vị thánh Phê rô và Phaolô, một người là một trong những môn đệ đầu tiên của Chúa Giê-su là Thánh Phêrô, một người là Vị tông đồ dân ngoại, Sứ giả tin mừng cho muôn dân được kêu gọi là Thánh Phaolô.

Lễ cầu nguyện cho các linh hồn: Được cử hành vào ngày 2 tháng 11 hàng năm.

Những ngày lễ khác

Ngoài ra Giáo hội Công giáo còn chia một năm thành từng tháng, từng mùa để làm chủ đích cho các sinh hoạt tôn giáo và các hoạt động cho tín đồ, như tháng 3 là Tháng Kính Thánh cả Giu-se, tháng năm là tháng Dâng hoa kính Đức Mẹ Maria, tháng sáu là tháng kính Trái tim của Chúa Giê-su, tháng 11 là tháng cầu nguyện cho các linh hồn, tháng 10 là tháng Mân côi Đức mẹ; Mùa Giáng sinh từ Lễ Sinh nhật chúa Giê-su đếnchủ nhật sau ngày 6 tháng 11, Mùa vọng từ 30 tháng 11 đến lễ Giáng sinh…

Các ngày lễ Công giáo này được tính theo Dương lịch. Có thể chia làm ba loại lễ như sau:

Những ngày lễ trọng (lễ buộc) của đạo Công giáo

Lễ Chúa Giê-su giáng sinh hay còn gọi là lễ Giáng sinh (Noel) được tổ chức vào ngày 25 tháng 12: Đây là một trong những ngày lễ được coi là quan trọng nhất của Đạo Công giáo, là ngày kỷ niệm Chúa Giê-su sinh ra tại Bethlehem, thuộc xứ Judea, nước Do Thái (ngày nay là một thành phố của Palestine). Ngày lễ được cử hành chính thức vào ngày 25 tháng 12 nhưng thường được mừng từ tối ngày 24 tháng 12 bởi theo lịch Do Thái, thời điểm tính bắt đầu một ngày là lúc hoàng hôn chứ không phải nửa đêm. Lễ chính thức ngày 25 tháng 12 được gọi là “Lễ chính ngày”, còn lễ đêm 24 tháng 12 gọi là “Lễ vọng” và thường thu hút nhiều người tham dự hơn.

Lễ Phục sinh, kỷ niệm Chúa Giê-su sống lại, vào một ngày của tháng 4 (chủ nhật đầu tiên sau ngày trăng tròn – Rằm của tháng sau xuân phân). Đây là lễ kỷ niệm ngày Chúa Giê-su sống lại sau khi bị đóng đinh và chết trên cây Thập giá, được xem là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người theo đạo Công giáo. Phục sinh cũng được dùng để chỉ một mùa trong năm phụng vụ, Công giáo gọi là Mùa Phục sinh, kéo dài đúng 50 ngày từ Chúa Nhật Phục sinh đến lễ Chúa Hiện xuống. Lễ Phục Sinh là lễ mùa Xuân, là lễ kỳ vọng về sự tái sinh. Vạn vật đều nhảy mừng trước một sự sống mới, một sự sống bất diệt, vĩnh cửu.

Ý nghĩa một số ngày lễ của đạo Công giáo

Lễ Chúa Giê-su lên trời: Là ngày lễ trọng của người Kitô giáo, được diễn ra sau lễ Phục sinh 40 ngày. Theo Tân ước, khi Chúa Giê-su sống lại, Ngài ở lại cùng các môn đệ trong 40 ngày, sau đó lên trời để kết thúc sự hiện diện của Ngài giữa loài người trần thế. Lễ Chúa Giêsu Lên Trời chính là ngày hội, ngày để những người Kitô hữu tưởng nhớ tới Chúa Giêsu. Chúa Giêsu rời bỏ các tông đồ nhưng chỉ theo nghĩa hữu hình. Ngài vẫn luôn sẵn sàng tiếp bước với Giáo hội, vẫn tiếp tục hiện diện, cách vô hình, để hành động nơi Giáo hội. Hơn nữa, sâu thẳm trong tâm thức của các Kitô hữu, sự “chia ly” này chỉ là tạm thời, bởi vì Chúa Giêsu sẽ trở lại.

Lễ Chúa Thánh thần hiện xuống (có một số nơi gọi là lễ Hiện xuống, Giáng xuống, Hạ trần, Lễ Ngũ Tuần): Được cử hành sau 10 ngày kể từ ngày lễ Chúa Giê-su lên trời. Người ta kỷ niệm ngày lễ này với ý nghĩa rằng đây là dịp Chúa Thánh thần hiện xuống, mang đến niềm tin vào sự sống và những tín hiệu tốt lành.

Lễ Đức bà Maria hồn và xác lên trời: Đây là ngày lễ cổ xưa nhất trong các ngày lễ kính Đức mẹ của đạo Công giáo, được cử hành vào ngày 15 tháng 8 và là một ngày lễ quan trọng bởi họ tin rằng khi Đức Maria qua đời thì linh hồn và thể xác của người đã được đưa về thiên đàng.

Lễ các Thánh là một lễ trọng được tổ chức vào ngày 01 tháng 11 hàng năm nhằm tôn vinh tất cả các vị Thánh Ki tô giáo đang hưởng phúc trên Thiên đàng, noi gương các Thánh để nhân loại luôn luôn tâm niệm làm những việc lành phúc đức, luôn rao giảng tin mừng…

Sáu lễ quan trọng nói trên và lễ ngày chủ nhật hàng tuần còn gọi là “Lễ buộc” vì tất cả tín đồ buộc phải tham dự để củng cố đức tin, với mong muốn nhận được nhiều ân sủng của Thiên chúa.

Các lễ thông thường của đạo Công giáo

Ngoài các lễ trọng như trên, đạo Công giáo còn có các ngày lễ thông thường khác, tuy giáo hội không buộc, nhưng tín đồ vẫn tham dự sốt sắng để được hưởng nhiều ơn phúc. Cụ thể là:

– Lễ Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội: Được cử hành vào ngày 08 tháng 12 hàng năm, là một trong những lễ phổ biến nhất, ca ngợi Đức mẹ Maria.

Ý nghĩa một số ngày lễ của đạo Công giáo

Lễ Tro (đầu mùa Chay): Đây là lễ được Giáo hội tổ chức để kỷ niệm việc Chúa Giê-su chuẩn bị vào thành Giê-ru-sa-lem, ở đây Chúa đã giảng cho các môn đệ về sự chết, rằng con người sau khi chết thể xác trở về với tro bụi, còn linh hồn sẽ tồn tại vĩnh cửu.

Lễ Lá: Vào ngày Chủ nhật đầu tuần Thánh, được tổ chức để kỷ niệm việc Chúa Giê-su vào thành Giê-ru-sa-lem được dân chúng rải lá trên đường đón tiếp.

Tuần Thánh: Bắt đầu từ Chủ nhật Lễ lá đến chủ nhật lễ Phục sinh, kỷ niệm Chúa Giê-su chịu nạn, chịu chết rồi sống lại. Trong Tuần Thánh có những ngày lễ riêng như: Lễ Truyền phép Mình Thánh vào thứ Năm, Lễ Chúa Giê-su chịu chết vào thứ Sáu, Lễ vọng Phục sinh vào thứ Bảy, Lễ mừng Phục sinh vào Chủ nhật.

Lễ Thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô: Được cử hành vào ngày 29 tháng 6 hàng năm để tưởng nhớ 02 vị thánh Phê rô và Phaolô, một người là một trong những môn đệ đầu tiên của Chúa Giê-su là Thánh Phêrô, một người là Vị tông đồ dân ngoại, Sứ giả tin mừng cho muôn dân được kêu gọi là Thánh Phaolô.

Lễ cầu nguyện cho các linh hồn: Được cử hành vào ngày 2 tháng 11 hàng năm.

Những ngày lễ khác

Ngoài ra Giáo hội Công giáo còn chia một năm thành từng tháng, từng mùa để làm chủ đích cho các sinh hoạt tôn giáo và các hoạt động cho tín đồ, như tháng 3 là Tháng Kính Thánh cả Giu-se, tháng năm là tháng Dâng hoa kính Đức Mẹ Maria, tháng sáu là tháng kính Trái tim của Chúa Giê-su, tháng 11 là tháng cầu nguyện cho các linh hồn, tháng 10 là tháng Mân côi Đức mẹ; Mùa Giáng sinh từ Lễ Sinh nhật chúa Giê-su đếnchủ nhật sau ngày 6 tháng 11, Mùa vọng từ 30 tháng 11 đến lễ Giáng sinh…

Công giáo

Làm thế nào để vào đạo Công Giáo?

Làm thế nào để gia nhập đạo Công Giáo? Muốn trở thành người Công Giáo thì cần phải làm gì?. Đây là những câu hỏi mà nhiều người đang tìm kiếm lời giải đáp.

1918

Trước tiên nếu muốn tìm hiểu về đạo Công Giáo các bạn có thể click vào chuyên mục Công Giáo đọc các bài viết trong này.

Làm cách nào để gia nhập Công Giáo?

Để gia nhập Công Giáo việc đầu tiên các bạn cần làm là đi đến bất kỳ nhà thờ nào vào giờ hành chính và nói ý định muốn nhập đạo ( vì có duyên với Chúa, đang yêu một người Công Giáo…). Các bạn không phải ngại vì những người Công Giáo đều rất niềm nỡ tiếp đón dân ngoại đạo đến tìm hiểu về Chúa. Lúc đến nhà thờ các bạn sẽ được hướng dẫn chi tiết về cách thức đăng kí học giáo lý gia nhập đạo.

Quá trình học giáo lý đạo Công Giáo

Sau khi đăng ký gia nhập đạo các bạn sẽ được học về Chúa, tùy Giáo Xứ, tùy Nhà Thờ mà các bạn sẽ được học chương trình có thể khác nhau một chút nhưng thời gian học trung bình là từ 3 tới 6 tháng học liên tục, các bạn sẽ hiểu rõ mọi thứ về Chúa Giesu, cũng như Hội Thánh ở mức căn bản nhất. Sau khi học xong tất cả mọi thứ, vượt qua những thử thách ở nơi bạn học thì các bạn sẽ được lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội để gia nhập đạo (nếu ở Dòng Chúa Cứu Thế thì các bạn sẽ được lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức luôn).

Làm thế nào để vào đạo Công Giáo?

Tóm lại để gia nhập Công Giáo các bạn phải học giáo lý Công Giáo và được rửa tội. Tuỳ từng khu vực mà mỗi nơi mỗi khác, có nơi rất dễ các bạn chỉ cần học đầy đủ là có thể rửa tội, tuy nhiên cũng có nơi khó hơn, các bạn phải vượt qua được các cuộc khảo giáo lý, khảo kinh điển hình là ở Dòng Chúa Cứu Thế. Việc học để biết về Chúa là sự tự do của chúng ta, không ai ép buộc, nếu chúng ta đã tự nguyện gia nhập Công Giáo thì việc những giáo lý hay kinh cũng không có gì là nặng nề.

Tìm cho mình một người đỡ đầu

Tìm cho mình một người đỡ đầu (người Công Giáo) là điều bắt buộc trong giáo luật của Hội Thánh. Các bạn có thể tìm ngay lúc bắt đầu tìm hiểu và học giáo lý. Có thể hỏi thăm những người hướng dẫn để giới thiệu, hoặc tìm bạn bè giới thiệu. Người đỡ đầu là người sẽ đi cùng chúng ta từ lúc rửa tội tới cuối đời để có thể hướng dẫn thêm về đời sống tinh thần của chúng ta (đối với người trưởng thành, chúng ta có thể tự tìm hiểu, tuy nhiên cũng cần phải có người đỡ đầu).

Thực hiện các nghi thức hàng ngày, hàng tuần của người Công Giáo

Học các kinh và thực hiện các nghi thức hàng ngày, hàng tuần của người Công Giáo là điều các bạn muốn gia nhập đạo Công Giáo phải làm. Những điều đó sẽ nằm trong một cuốn sổ tay nhỏ mang tên “cẩm nang cho người tân tòng” được bán ở các nhà sách Công Giáo ở Việt Nam (các bạn có thể đến Nhà sách Đức Mẹ ở Dòng Chúa Cứu Thế mua luôn). Ba kinh mang tên “Lạy Cha“, “Kính mừng“, “Sáng danh” là ba kinh căn bản nhất mà không người Công Giáo nào là không biết nên các bạn có thể đọc để hiểu và nhớ. Để hiểu về kinh đó nói về cái gì thì các bạn cũng có thể Google, bây giờ việc tìm hiểu thông tin ở internet rất dễ dàng rồi. Hoặc chúng ta có thể hỏi các Linh Mục cũng được.

Chú ý rằng Thánh Lễ không phải chỉ là của riêng người có đạo Công Giáo mới được tham dự mà người ngoài đạo cũng có thể tham dự thoải mái (chỉ là không được rước Lễ nếu chưa được rửa tội), vì thế nếu các bạn đã xác định là sẽ đi theo Chúa thì chúng ta nên tham dự các Thánh Lễ ngày Chúa Nhật ở các nhà thờ.

Về các nghi thức, kinh, thánh ca … trong Thánh Lễ nếu các bạn không biết thì đơn giản là im lặng và nghe, lúc mọi người đứng thì mình đứng, mọi người ngồi thì mình ngồi, người ta quỳ nếu mình ngại không quỳ thì có thể ngồi hoặc đứng tùy mình. Trong Thánh Lễ Linh Mục ngoài nói chuyện về Chúa cũng sẽ nói về các đạo lý ở xã hội rất hay, có thời gian thì nên tham gia (và khi rửa tội rồi thì bắt buộc phải tham gia).

Trước tiên nếu muốn tìm hiểu về đạo Công Giáo các bạn có thể click vào chuyên mục Công Giáo đọc các bài viết trong này.

Làm cách nào để gia nhập Công Giáo?

Để gia nhập Công Giáo việc đầu tiên các bạn cần làm là đi đến bất kỳ nhà thờ nào vào giờ hành chính và nói ý định muốn nhập đạo ( vì có duyên với Chúa, đang yêu một người Công Giáo…). Các bạn không phải ngại vì những người Công Giáo đều rất niềm nỡ tiếp đón dân ngoại đạo đến tìm hiểu về Chúa. Lúc đến nhà thờ các bạn sẽ được hướng dẫn chi tiết về cách thức đăng kí học giáo lý gia nhập đạo.

Quá trình học giáo lý đạo Công Giáo

Sau khi đăng ký gia nhập đạo các bạn sẽ được học về Chúa, tùy Giáo Xứ, tùy Nhà Thờ mà các bạn sẽ được học chương trình có thể khác nhau một chút nhưng thời gian học trung bình là từ 3 tới 6 tháng học liên tục, các bạn sẽ hiểu rõ mọi thứ về Chúa Giesu, cũng như Hội Thánh ở mức căn bản nhất. Sau khi học xong tất cả mọi thứ, vượt qua những thử thách ở nơi bạn học thì các bạn sẽ được lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội để gia nhập đạo (nếu ở Dòng Chúa Cứu Thế thì các bạn sẽ được lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức luôn).

Làm thế nào để vào đạo Công Giáo?

Tóm lại để gia nhập Công Giáo các bạn phải học giáo lý Công Giáo và được rửa tội. Tuỳ từng khu vực mà mỗi nơi mỗi khác, có nơi rất dễ các bạn chỉ cần học đầy đủ là có thể rửa tội, tuy nhiên cũng có nơi khó hơn, các bạn phải vượt qua được các cuộc khảo giáo lý, khảo kinh điển hình là ở Dòng Chúa Cứu Thế. Việc học để biết về Chúa là sự tự do của chúng ta, không ai ép buộc, nếu chúng ta đã tự nguyện gia nhập Công Giáo thì việc những giáo lý hay kinh cũng không có gì là nặng nề.

Tìm cho mình một người đỡ đầu

Tìm cho mình một người đỡ đầu (người Công Giáo) là điều bắt buộc trong giáo luật của Hội Thánh. Các bạn có thể tìm ngay lúc bắt đầu tìm hiểu và học giáo lý. Có thể hỏi thăm những người hướng dẫn để giới thiệu, hoặc tìm bạn bè giới thiệu. Người đỡ đầu là người sẽ đi cùng chúng ta từ lúc rửa tội tới cuối đời để có thể hướng dẫn thêm về đời sống tinh thần của chúng ta (đối với người trưởng thành, chúng ta có thể tự tìm hiểu, tuy nhiên cũng cần phải có người đỡ đầu).

Thực hiện các nghi thức hàng ngày, hàng tuần của người Công Giáo

Học các kinh và thực hiện các nghi thức hàng ngày, hàng tuần của người Công Giáo là điều các bạn muốn gia nhập đạo Công Giáo phải làm. Những điều đó sẽ nằm trong một cuốn sổ tay nhỏ mang tên “cẩm nang cho người tân tòng” được bán ở các nhà sách Công Giáo ở Việt Nam (các bạn có thể đến Nhà sách Đức Mẹ ở Dòng Chúa Cứu Thế mua luôn). Ba kinh mang tên “Lạy Cha“, “Kính mừng“, “Sáng danh” là ba kinh căn bản nhất mà không người Công Giáo nào là không biết nên các bạn có thể đọc để hiểu và nhớ. Để hiểu về kinh đó nói về cái gì thì các bạn cũng có thể Google, bây giờ việc tìm hiểu thông tin ở internet rất dễ dàng rồi. Hoặc chúng ta có thể hỏi các Linh Mục cũng được.

Chú ý rằng Thánh Lễ không phải chỉ là của riêng người có đạo Công Giáo mới được tham dự mà người ngoài đạo cũng có thể tham dự thoải mái (chỉ là không được rước Lễ nếu chưa được rửa tội), vì thế nếu các bạn đã xác định là sẽ đi theo Chúa thì chúng ta nên tham dự các Thánh Lễ ngày Chúa Nhật ở các nhà thờ.

Về các nghi thức, kinh, thánh ca … trong Thánh Lễ nếu các bạn không biết thì đơn giản là im lặng và nghe, lúc mọi người đứng thì mình đứng, mọi người ngồi thì mình ngồi, người ta quỳ nếu mình ngại không quỳ thì có thể ngồi hoặc đứng tùy mình. Trong Thánh Lễ Linh Mục ngoài nói chuyện về Chúa cũng sẽ nói về các đạo lý ở xã hội rất hay, có thời gian thì nên tham gia (và khi rửa tội rồi thì bắt buộc phải tham gia).

Công giáo

Em muốn vào đạo Công Giáo

Vanhoatamlinh.com xin chia sẻ lại bài viết "Em muốn vào đạo Công Giáo"để gửi tới những ai đang có ý định, muốn vào đạo đọc.

1232

Sinh ra trong một  gia đình có  truyền thống Phật Giáo, tuy nhiên, em thú nhận rằng mình chưa hiểu nhiều về giáo lý nhà Phật. Vì nhiều lý do khác nhau, em cứ để cuộc sống nổi trôi theo học tập và công việc. Trong dòng đời ấy, rất nhiều lần em được tiếp xúc với môi trường bên Kitô Giáo[1]. Em nói như thế vì không chỉ bên đạo Tin Lành thu hút em, nhưng đạo Công Giáo cũng là một con đường mời gọi em bước vào.

Dạo phố với em, tôi may mắn được em chia sẻ nhiều thao thức, ước mơ và thắc mắc liên quan đến tôn giáo. Là người học thức, em thừa biết mỗi tôn giáo đều có những phương thế chỉ cho con người tìm đến hạnh phúc, bình an. Nhưng cụ thể phương thế ấy là gì, thì em chịu! “Thiên Chúa là ai, Ngài có hiện hữu không? Đạo Thiên Chúa có thực sự là con đường tốt nhất để em bước vào không?” Đó là chuỗi những câu hỏi mà trong em hằng khắc khoải. Dĩ nhiên tôi chẳng thể trình bày một mớ kiến thức về Thiên Chúa cho em lúc này. Thay vào đó, tôi lắng nghe và chia sẻ chút cảm nghiệm của mình về Thiên Chúa với em. Lồng trong đó là những lời thầm nguyện dành cho em. Ước sao Thiên Chúa ban ánh sáng để em can đảm theo Ngài.

Sở dĩ em muốn vào đạo Công Giáo vì vài lý do thú vị ban đầu. Không hiểu vì cơ duyên nào đó, em được tiếp xúc với nhiều người công giáo. Họ thực sự là những người dễ mến và tử tế, hòa đồng và chân thành. Em cảm nhận như thế! Tạ ơn Thiên Chúa vì những chứng nhân em gặp được.[2] Đó là bước khởi đầu để em đặt dấu hỏi về nguồn động lực nào để người công giáo sống được như thế. Em lên đường đi tìm. Trên hành trình ấy, đôi khi em lẫn lội những người Tin Lành với người Công Giáo[3]. Là người bạn, tôi hạnh phúc chia sẻ với em đôi điều khác nhau giữa hai đạo này. Hy vọng em hiểu hơn và có thêm chất liệu để đưa ra quyết định cho riêng mình.

Em muốn vào đạo Công Giáo

Dừng lại bên vỉa hè dưới bóng cây cổ thụ, tôi chỉ cho em nhà Dòng Thánh Phaolô, một tu viện cổ kính với những bóng dáng người tu sĩ đang dạo bước trong vườn. Ông Phaolô là người theo đạo Do Thái. Khi Đức Giêsu sống lại, Giáo Hội Công Giáo đang trong bước khởi đầu phát triển. Trong bối cảnh đó, chính Phaolô ra sức bách bớ những ai tin vào Đức Giêsu. Trên đường truy lùng bắt tận những tín hữu theo đạo này, Phaolô đã được Chúa Giêsu phục sinh kêu gọi: hãy tin vào Thiên Chúa nơi Đức Giêsu Kitô. Ông đã tin và trở thành môn đệ truyền giáo nhiệt thành, vĩ đại trong Giáo hội Công Giáo sơ khai.

Sở dĩ tôi lan man đến chuyện thánh Phaolô, để nói với em rằng mỗi ngày đều có nhiều người được Đức Giêsu mời gọi nên con cái của Chúa. Lời gọi ấy không âm thanh, không ồn ào, không lôi kéo, nhưng nó nhẹ nhàng chuyển biến trong tâm hồn những ai đang muốn bước theo Ngài. Nó cũng tựa như những điều em chia sẻ với tôi:

“Em không biết Thiên Chúa nhiều, nhưng mỗi khi buồn sầu, những lúc gặp chuyện chẳng may, em cũng cầu xin Chúa. Điều lạ lùng là em nhận thấy mình được bình an hơn, được may mắn hơn.” – Em nói trong xúc động.

Lời chia sẻ ấy cũng là dấu chỉ để em thấy Thiên Chúa đang mời gọi mình. Dĩ nhiên Thiên Chúa không hiện diện như bất cứ người nào, hoặc vật thể hữu hình nào. Ngài có đó, nhưng ta chẳng thể nhìn bằng đôi mắt thể lý. Ngược lại, qua lời em nói, chúng ta có thể cảm nhận được Thiên Chúa và Ngài đang chi phối đời sống của chúng ta. Đó là một trong những con đường để em thấy Thiên Chúa thực sự đồng hành với mỗi người.

Điều em thắc mắc vốn gây bất ngờ với tôi: “Em có thể vào đạo Công Giáo, nhưng vẫn tin Đức Phật không?” Hỏi như thế, vì em biết nếu mình bước vào đạo Công giáo, ít nhiều sẽ gặp cản trở từ phía gia đình.

Em thân mến,

Tôn giáo nào cũng đòi người tín hữu trung thành và yêu mến Đấng họ tin theo với trọn vẹn con tim và lý trí. Dĩ nhiên em không thể vừa tin Thiên Chúa và vừa tin vào Đức Phật, (hay ngược lại). Chúng ta tạm chấp nhận đạo nào cũng tốt. Khi muốn đối thoại với Phật Giáo cũng như những tôn giáo khác, Giáo Hội Công Giáo nhấn mạnh: “Kitô hữu cũng như các tín đồ các truyền thống tôn giáo khác, tất cả chúng ta đều được Thiên Chúa đích thân mời gọi để đi vào mầu nhiệm của đức kiên nhẫn của Ngài, khi con người nỗ lực tìm ánh sáng và chân lý nơi Ngài. Chỉ có Thiên Chúa biết lúc nào và vào giai đoạn nào sẽ hoàn thành con đường thăm thẳm mà con người từng bước tìm về Ngài.”[4]

Mặt khác, Giáo Hội Công Giáo không hề phủ nhận những gì là chân thật và thánh thiện nơi các tôn giáo ấy[5]. Giáo Hội nhìn thấy trong mỗi tôn giáo, Phật Giáo cũng vậy, những hạt mầm đức tin rất tốt. Để từ đó, bên Công Giáo tiếp tục trong đối thoại, để chia sẻ, giới thiệu cho mỗi người về một Đức Giêsu Kitô vốn là đường, sự thật và sự sống. (Ga 14,6).

Tôi không muốn đi vào quá nhiều tài liệu bàn về vấn đề này! Hẳn nhiên nếu là người công giáo, em cũng cần giữ lòng kính trọng đến các tôn giáo khác. Nếu em yêu mến Thiên Chúa càng nhiều, Ngài càng chỉ cho em biết cách cư xử với gia đình em ra sao, và cần đón nhận những tôn giáo khác như thế nào. Điều quan trọng là em cần quyết định đi vào một tôn giáo duy nhất mà thôi.

Cảm ơn em vì những chia sẻ và thao thức của em. Hy vọng em để cho lòng mình thanh thản, để “ơn trên” soi sáng. Từ đó, tôi đoan chắc em sẽ tìm thấy câu trả lời cho đời sống tâm linh của mình. Em đừng ngần ngại thì thầm với Thiên Chúa. Ngài hiểu những điều em ước nguyện. Tuy chưa được rửa tội để trở thành con Chúa, nhưng Ngài có cách để em bước vào một thế giới mới. Nơi đó, hầu chắn có nhiều ngôn ngữ nhà đạo mới, giáo lý mới, niềm tin mới, và con người mới. Càng tìm hiểu, hy vọng em càng xác tín vào lựa chọn của mình. Chắc chắn không ai hiểu hết Thiên Chúa. Nhưng với tâm hồn cởi mở, với ước ao tốt lành, em sẽ được Thiên Chúa hướng dẫn để bước vào Giáo Hội của Ngài.

Chia tay em, tôi cầu chúc cho em thật nhiều bình an trên hành trình khám phá niềm tin của mình. Em biết điều này: Thiên Chúa sáng tạo muôn loài. Nhiều thế kỷ trước Công Nguyên, người Do Thái chờ mong Đấng Cứu Thế. Đức Giêsu Kitô đã đến vào đêm Giáng Sinh. Sau thời gian rao giảng Nước Trời, Ngài đã chịu chết. Sau ba ngày, Ngài đã sống lại. Đó là Tin Mừng cho muôn dân. Em có thể đọc thấy những điều này trong Kinh Thánh. Tin hay không, tùy em, bởi mỗi người đều có tự do lựa chọn tôn giáo cho riêng mình! Cầu chúc cho em thật nhiều bình an để sớm đưa ra quyết định cho hành trình đức tin của mình, em nhé!

Trên đường về nhà, lời em cứ văng vảng trong tôi: Em muốn vào đạo Công Giáo! Đó là ước muốn tốt lành thánh thiện. Hy vọng một ngày nào đó tôi nhận được tin vui: “Thầy ơi! Em đã lãnh nhận bí tích rửa tội rồi!” Hy vọng và nguyện cầu cho em thật nhiều!

Giuse Phạm Đình Ngọc SJ

[1] Kitô giáo là từ gọi chung của nhiều nhánh khác nhau. Hai ngàn năm qua, do nhiều bất đồng, bối cảnh lịch sử và chính trị, đã hình thành các hệ phái Kitô giáo khác nhau. Bốn nhánh chính hiện nay của Kitô giáo là Công giáo Rôma, Tin Lành, Chính Thống giáo Đông phương, và Chính Thống giáo Cựu Đông phương.

[2] Ðức Giáo Hoàng Phaolô VI chia sẻ: “Con người ngày nay họ cần chứng nhân hơn thầy dạy, và nếu họ tin vào lời thầy dạy, thì chính thầy dạy đó là chứng nhân”.

[3] Anh em bên Tin Lành không tin vào Huấn Quyền của Giáo Hội Công Giáo Rôma. Họ không có 7 bí tích. Giáo lý Tin Lành chỉ tập trung vào Đức Giêsu Kitô, vào đức tin, ân sủng và Kinh Thánh.

[4] Hội Đồng Giáo Hoàng về Đối Thoại Liên Tôn, Đối Thoại và Rao Truyền, số 84.

[5] X. Công Đồng Vaticano II, Tuyên ngôn Nostra aetate, số 2.

Sinh ra trong một  gia đình có  truyền thống Phật Giáo, tuy nhiên, em thú nhận rằng mình chưa hiểu nhiều về giáo lý nhà Phật. Vì nhiều lý do khác nhau, em cứ để cuộc sống nổi trôi theo học tập và công việc. Trong dòng đời ấy, rất nhiều lần em được tiếp xúc với môi trường bên Kitô Giáo[1]. Em nói như thế vì không chỉ bên đạo Tin Lành thu hút em, nhưng đạo Công Giáo cũng là một con đường mời gọi em bước vào.

Dạo phố với em, tôi may mắn được em chia sẻ nhiều thao thức, ước mơ và thắc mắc liên quan đến tôn giáo. Là người học thức, em thừa biết mỗi tôn giáo đều có những phương thế chỉ cho con người tìm đến hạnh phúc, bình an. Nhưng cụ thể phương thế ấy là gì, thì em chịu! “Thiên Chúa là ai, Ngài có hiện hữu không? Đạo Thiên Chúa có thực sự là con đường tốt nhất để em bước vào không?” Đó là chuỗi những câu hỏi mà trong em hằng khắc khoải. Dĩ nhiên tôi chẳng thể trình bày một mớ kiến thức về Thiên Chúa cho em lúc này. Thay vào đó, tôi lắng nghe và chia sẻ chút cảm nghiệm của mình về Thiên Chúa với em. Lồng trong đó là những lời thầm nguyện dành cho em. Ước sao Thiên Chúa ban ánh sáng để em can đảm theo Ngài.

Sở dĩ em muốn vào đạo Công Giáo vì vài lý do thú vị ban đầu. Không hiểu vì cơ duyên nào đó, em được tiếp xúc với nhiều người công giáo. Họ thực sự là những người dễ mến và tử tế, hòa đồng và chân thành. Em cảm nhận như thế! Tạ ơn Thiên Chúa vì những chứng nhân em gặp được.[2] Đó là bước khởi đầu để em đặt dấu hỏi về nguồn động lực nào để người công giáo sống được như thế. Em lên đường đi tìm. Trên hành trình ấy, đôi khi em lẫn lội những người Tin Lành với người Công Giáo[3]. Là người bạn, tôi hạnh phúc chia sẻ với em đôi điều khác nhau giữa hai đạo này. Hy vọng em hiểu hơn và có thêm chất liệu để đưa ra quyết định cho riêng mình.

Em muốn vào đạo Công Giáo

Dừng lại bên vỉa hè dưới bóng cây cổ thụ, tôi chỉ cho em nhà Dòng Thánh Phaolô, một tu viện cổ kính với những bóng dáng người tu sĩ đang dạo bước trong vườn. Ông Phaolô là người theo đạo Do Thái. Khi Đức Giêsu sống lại, Giáo Hội Công Giáo đang trong bước khởi đầu phát triển. Trong bối cảnh đó, chính Phaolô ra sức bách bớ những ai tin vào Đức Giêsu. Trên đường truy lùng bắt tận những tín hữu theo đạo này, Phaolô đã được Chúa Giêsu phục sinh kêu gọi: hãy tin vào Thiên Chúa nơi Đức Giêsu Kitô. Ông đã tin và trở thành môn đệ truyền giáo nhiệt thành, vĩ đại trong Giáo hội Công Giáo sơ khai.

Sở dĩ tôi lan man đến chuyện thánh Phaolô, để nói với em rằng mỗi ngày đều có nhiều người được Đức Giêsu mời gọi nên con cái của Chúa. Lời gọi ấy không âm thanh, không ồn ào, không lôi kéo, nhưng nó nhẹ nhàng chuyển biến trong tâm hồn những ai đang muốn bước theo Ngài. Nó cũng tựa như những điều em chia sẻ với tôi:

“Em không biết Thiên Chúa nhiều, nhưng mỗi khi buồn sầu, những lúc gặp chuyện chẳng may, em cũng cầu xin Chúa. Điều lạ lùng là em nhận thấy mình được bình an hơn, được may mắn hơn.” – Em nói trong xúc động.

Lời chia sẻ ấy cũng là dấu chỉ để em thấy Thiên Chúa đang mời gọi mình. Dĩ nhiên Thiên Chúa không hiện diện như bất cứ người nào, hoặc vật thể hữu hình nào. Ngài có đó, nhưng ta chẳng thể nhìn bằng đôi mắt thể lý. Ngược lại, qua lời em nói, chúng ta có thể cảm nhận được Thiên Chúa và Ngài đang chi phối đời sống của chúng ta. Đó là một trong những con đường để em thấy Thiên Chúa thực sự đồng hành với mỗi người.

Điều em thắc mắc vốn gây bất ngờ với tôi: “Em có thể vào đạo Công Giáo, nhưng vẫn tin Đức Phật không?” Hỏi như thế, vì em biết nếu mình bước vào đạo Công giáo, ít nhiều sẽ gặp cản trở từ phía gia đình.

Em thân mến,

Tôn giáo nào cũng đòi người tín hữu trung thành và yêu mến Đấng họ tin theo với trọn vẹn con tim và lý trí. Dĩ nhiên em không thể vừa tin Thiên Chúa và vừa tin vào Đức Phật, (hay ngược lại). Chúng ta tạm chấp nhận đạo nào cũng tốt. Khi muốn đối thoại với Phật Giáo cũng như những tôn giáo khác, Giáo Hội Công Giáo nhấn mạnh: “Kitô hữu cũng như các tín đồ các truyền thống tôn giáo khác, tất cả chúng ta đều được Thiên Chúa đích thân mời gọi để đi vào mầu nhiệm của đức kiên nhẫn của Ngài, khi con người nỗ lực tìm ánh sáng và chân lý nơi Ngài. Chỉ có Thiên Chúa biết lúc nào và vào giai đoạn nào sẽ hoàn thành con đường thăm thẳm mà con người từng bước tìm về Ngài.”[4]

Mặt khác, Giáo Hội Công Giáo không hề phủ nhận những gì là chân thật và thánh thiện nơi các tôn giáo ấy[5]. Giáo Hội nhìn thấy trong mỗi tôn giáo, Phật Giáo cũng vậy, những hạt mầm đức tin rất tốt. Để từ đó, bên Công Giáo tiếp tục trong đối thoại, để chia sẻ, giới thiệu cho mỗi người về một Đức Giêsu Kitô vốn là đường, sự thật và sự sống. (Ga 14,6).

Tôi không muốn đi vào quá nhiều tài liệu bàn về vấn đề này! Hẳn nhiên nếu là người công giáo, em cũng cần giữ lòng kính trọng đến các tôn giáo khác. Nếu em yêu mến Thiên Chúa càng nhiều, Ngài càng chỉ cho em biết cách cư xử với gia đình em ra sao, và cần đón nhận những tôn giáo khác như thế nào. Điều quan trọng là em cần quyết định đi vào một tôn giáo duy nhất mà thôi.

Cảm ơn em vì những chia sẻ và thao thức của em. Hy vọng em để cho lòng mình thanh thản, để “ơn trên” soi sáng. Từ đó, tôi đoan chắc em sẽ tìm thấy câu trả lời cho đời sống tâm linh của mình. Em đừng ngần ngại thì thầm với Thiên Chúa. Ngài hiểu những điều em ước nguyện. Tuy chưa được rửa tội để trở thành con Chúa, nhưng Ngài có cách để em bước vào một thế giới mới. Nơi đó, hầu chắn có nhiều ngôn ngữ nhà đạo mới, giáo lý mới, niềm tin mới, và con người mới. Càng tìm hiểu, hy vọng em càng xác tín vào lựa chọn của mình. Chắc chắn không ai hiểu hết Thiên Chúa. Nhưng với tâm hồn cởi mở, với ước ao tốt lành, em sẽ được Thiên Chúa hướng dẫn để bước vào Giáo Hội của Ngài.

Chia tay em, tôi cầu chúc cho em thật nhiều bình an trên hành trình khám phá niềm tin của mình. Em biết điều này: Thiên Chúa sáng tạo muôn loài. Nhiều thế kỷ trước Công Nguyên, người Do Thái chờ mong Đấng Cứu Thế. Đức Giêsu Kitô đã đến vào đêm Giáng Sinh. Sau thời gian rao giảng Nước Trời, Ngài đã chịu chết. Sau ba ngày, Ngài đã sống lại. Đó là Tin Mừng cho muôn dân. Em có thể đọc thấy những điều này trong Kinh Thánh. Tin hay không, tùy em, bởi mỗi người đều có tự do lựa chọn tôn giáo cho riêng mình! Cầu chúc cho em thật nhiều bình an để sớm đưa ra quyết định cho hành trình đức tin của mình, em nhé!

Trên đường về nhà, lời em cứ văng vảng trong tôi: Em muốn vào đạo Công Giáo! Đó là ước muốn tốt lành thánh thiện. Hy vọng một ngày nào đó tôi nhận được tin vui: “Thầy ơi! Em đã lãnh nhận bí tích rửa tội rồi!” Hy vọng và nguyện cầu cho em thật nhiều!

Giuse Phạm Đình Ngọc SJ

[1] Kitô giáo là từ gọi chung của nhiều nhánh khác nhau. Hai ngàn năm qua, do nhiều bất đồng, bối cảnh lịch sử và chính trị, đã hình thành các hệ phái Kitô giáo khác nhau. Bốn nhánh chính hiện nay của Kitô giáo là Công giáo Rôma, Tin Lành, Chính Thống giáo Đông phương, và Chính Thống giáo Cựu Đông phương.

[2] Ðức Giáo Hoàng Phaolô VI chia sẻ: “Con người ngày nay họ cần chứng nhân hơn thầy dạy, và nếu họ tin vào lời thầy dạy, thì chính thầy dạy đó là chứng nhân”.

[3] Anh em bên Tin Lành không tin vào Huấn Quyền của Giáo Hội Công Giáo Rôma. Họ không có 7 bí tích. Giáo lý Tin Lành chỉ tập trung vào Đức Giêsu Kitô, vào đức tin, ân sủng và Kinh Thánh.

[4] Hội Đồng Giáo Hoàng về Đối Thoại Liên Tôn, Đối Thoại và Rao Truyền, số 84.

[5] X. Công Đồng Vaticano II, Tuyên ngôn Nostra aetate, số 2.

Công giáo

Hướng dẫn Tang lễ đạo Công giáo

Người Kitô hữu cử hành các nghi thức tang lễ để thờ phượng và tạ ơn Thiên Chúa, Đấng ban sự sống. Chúng ta cầu nguyện cho người quá cố, và nâng đỡ tang quyến.

1801

Đối với tang lễ của tín hữu Công giáo, mẫu mực chính là cuộc hành trình Phục sinh của Chúa Giêsu Kitô từ cái chết đến phục sinh. Đó là lý do khuyến khích chúng ta cử hành tang lễ với ba giai đoạn: Canh thức, Thánh lễ An táng và Nghi thức Phó dâng.

Canh thức cầu nguyện cho người quá cố

Canh thức cầu nguyện thường là thời gian gia đình, bạn hữu và mọi người trong cộng đoàn giáo xứ họp nhau cầu nguyện và nâng đỡ trong niềm tưởng nhớ người thân yêu mới qua đời. Nghi thức Canh thức có thể được cử hành tại nhà người quá cố, nhà quàn, hoặc tại nhà thờ.

Thánh lễ An táng

Thánh lễ An táng là phần phụng vụ chính của tang lễ Kitô giáo. Thánh lễ An táng, do linh mục chủ sự, diễn ra tại nhà thờ giáo xứ, thường vào ngày an táng. Phụng vụ Thánh Thể, đối với người Công giáo, là một phần của Thánh lễ.

Phụng vụ An táng

Ngoài Thánh lễ

Cử hành Phụng vụ An táng ngoài Thánh lễ khi không thể cử hành Thánh lễ hoặc không thích hợp cho việc cử hành Thánh lễ. Phụng vụ An táng ngoài Thánh lễ thường được cử hành tại nhà thờ giáo xứ, tư gia người quá cố hoặc nhà nguyện nghĩa trang. Ý kiến mục vụ của văn phòng giáo xứ là chính yếu trong việc ấn định nơi nào thích hợp.

Nghi thức Phó dâng

Nghi thức Phó dâng là hành động phụng vụ cuối cùng của cộng đoàn tín hữu trong việc chăm sóc thi hài thành viên của mình đã qua đời. Nghi thức được linh mục, phó tế hoặc giáo dân cử hành tại phần mộ, lăng hoặc nhà nguyện nghĩa trang.

Tang lễ Công giáo

Mọi người Công giáo, nếu không bị khai trừ vì lý do đặc biệt theo quy định của Giáo luật, lúc qua đời đều được an táng theo nghi thức của Giáo hội.

Trước hết nên gọi điện thoại đến giáo xứ để xin sắp xếp lịch trình. Lịch trình sẽ được thực hiện qua giáo xứ, gồm Canh thức cầu nguyện, Thánh lễ An táng và Nghi thức Phó dâng. Chỉ các biểu tượng Kitô giáo mới được đặt trên hoặc kê gần quan tài trong lúc cử hành Phụng vụ An táng. Các quốc kỳ hoặc huy hiệu hội đoàn được cất khỏi quan tài lúc đến cửa nhà thờ và được đặt lại sau khi quan tài đã được đưa ra khỏi nhà thờ.

Nhằm cổ vũ và tỏ lòng quý trọng đối với các mối liên hệ gia đình, những người không Công giáo trong các gia đình Công giáo cũng được mai táng trong nghĩa trang Công giáo.

Giáo hội khuyên nên mai táng các tín hữu Công giáo tại nghĩa trang Công giáo. Việc mai táng tại nghĩa trang Công giáo đã được làm phép là dấu chỉ của lời hứa khi chịu phép Rửa tội, đồng thời, dù đã qua đời, vẫn làm chứng cho niềm tin vào sự phục sinh của Chúa Kitô.

Trẻ em chết trước khi được Rửa tội, hoặc chết ngay lúc chào đời hoặc bị sẩy thai, cũng được cử hành Nghi thức An táng Công giáo nếu cha mẹ trước đó đã muốn con mình được rửa tội.
Có thể cử hành Nghi thức An táng Công giáo cho người qua đời vì tự tử.

Chia sẻ Tưởng niệm

Nghi thức Tang lễ dành cơ hội cho việc chia sẻ tưởng niệm về người quá cố. Những người đọc bài Chia sẻ cần đọc bản Tài liệu này để ấn định khi nào có thể đọc bài Tưởng niệm. Bài chia sẻ nên ngắn gọn, được viết sẵn và đưa cho vị chủ sự xem trước. Tại Thánh lễ An táng, không nên nhiều hơn hai người chia sẻ.

Nội dung tưởng niệm nên hướng vào đức tin và niềm hy vọng vào Chúa Giêsu Kitô của người thân yêu mới qua đời.

Chọn Bài đọc

Các Thừa tác viên Mục vụ an táng của giáo xứ có sẵn nguồn các bài đọc giúp các gia đình có thể chọn các đoạn Kinh Thánh Công giáo thích hợp. Bài Tin Mừng do vị Chủ sự chọn. Những người được chọn đọc cần cảm thấy thoải mái khi đọc trước cộng đoàn.

Thánh ca

Các Thừa tác viên Mục vụ an táng có thể giúp tang gia chọn các bài thánh ca dùng trong tang lễ.

Thánh ca trong nghi thức an táng là “lời cầu nguyện được hát lên”, nên những bài hát đời (hát trực tiếp hoặc được thu âm) không thích hợp trong phụng vụ tang lễ và không được sử dụng.
Nếu được, nên có người đệm đàn, ca viên, và kể cả ca đoàn để giúp cộng đoàn tham gia một cách trọn vẹn vào các bài thánh ca, đáp ca, các lời tung hô trong các Nghi thức tang lễ.

Việc chọn nhạc cho tang lễ người Công giáo phải đáp ứng những yêu cầu đối với nhạc dùng trong phụng vụ, đặc biệt những yêu cầu được nêu ra trong sách Nghi thức An táng Công giáo cũng như trong các văn kiện của Hội đồng Giám mục.

Âm nhạc có ưu thế vượt trội so với những cách thể hiện khác được các tín hữu diễn tả khi tham dự các nghi lễ phụng vụ. Vì vậy không sử dụng nhạc thu âm trong cử hành phụng vụ để thay thế cho cộng đoàn, ca đoàn, người đệm đàn phong cầm, ca viên hoặc các nhạc công.Yêu cầu hát những bài được người quá cố “ưa thích” thường dẫn đến việc trình diễn loại nhạc không phù hợp, không đáp ứng những đòi hỏi của phụng vụ. Không bao giờ được dùng những bài dân ca, nhạc tình cảm các sắc dân, hoặc các bài hát thời thượng Broadway để thay thế thánh nhạc dùng trong Phụng vụ An táng.

Hỏa táng

Rất nên cử hành Thánh lễ An táng hoặc Phụng vụ An táng ngoài Thánh lễ có thi hài người quá cố trước khi hỏa táng.

Nếu việc hỏa táng đã diễn ra trước Phụng vụ An táng, cha sở có thể cho phép cử hành Phụng vụ An táng có tro cốt của người quá cố. Không phủ vải trên quách hoặc bình đựng tro cốt.

Phải thể hiện sự tôn kính đối với tro cốt giống như đối với thi hài, và tro cốt cần được mộ táng hoặc huyệt táng, dù trên đất liền hoặc ngoài biển. Việc rải tro cốt trên đất hoặc ngoài biển hoặc lưu giữ bất cứ phần tro cốt nào trong hộp riêng để kỷ niệm không phải là cách an táng đáng kính đã được Giáo hội hướng dẫn. Nên biết rằng việc đưa tro cốt an táng ngoài biển khác với việc rải tro. Cần phải đặt tro cốt vào chiếc quách thích hợp và xứng đáng, đủ nặng để đến được nơi an nghỉ cuối cùng, có thể chìm vào lòng biển được.

Đối với tang lễ của tín hữu Công giáo, mẫu mực chính là cuộc hành trình Phục sinh của Chúa Giêsu Kitô từ cái chết đến phục sinh. Đó là lý do khuyến khích chúng ta cử hành tang lễ với ba giai đoạn: Canh thức, Thánh lễ An táng và Nghi thức Phó dâng.

Canh thức cầu nguyện cho người quá cố

Canh thức cầu nguyện thường là thời gian gia đình, bạn hữu và mọi người trong cộng đoàn giáo xứ họp nhau cầu nguyện và nâng đỡ trong niềm tưởng nhớ người thân yêu mới qua đời. Nghi thức Canh thức có thể được cử hành tại nhà người quá cố, nhà quàn, hoặc tại nhà thờ.

Thánh lễ An táng

Thánh lễ An táng là phần phụng vụ chính của tang lễ Kitô giáo. Thánh lễ An táng, do linh mục chủ sự, diễn ra tại nhà thờ giáo xứ, thường vào ngày an táng. Phụng vụ Thánh Thể, đối với người Công giáo, là một phần của Thánh lễ.

Phụng vụ An táng

Ngoài Thánh lễ

Cử hành Phụng vụ An táng ngoài Thánh lễ khi không thể cử hành Thánh lễ hoặc không thích hợp cho việc cử hành Thánh lễ. Phụng vụ An táng ngoài Thánh lễ thường được cử hành tại nhà thờ giáo xứ, tư gia người quá cố hoặc nhà nguyện nghĩa trang. Ý kiến mục vụ của văn phòng giáo xứ là chính yếu trong việc ấn định nơi nào thích hợp.

Nghi thức Phó dâng

Nghi thức Phó dâng là hành động phụng vụ cuối cùng của cộng đoàn tín hữu trong việc chăm sóc thi hài thành viên của mình đã qua đời. Nghi thức được linh mục, phó tế hoặc giáo dân cử hành tại phần mộ, lăng hoặc nhà nguyện nghĩa trang.

Tang lễ Công giáo

Mọi người Công giáo, nếu không bị khai trừ vì lý do đặc biệt theo quy định của Giáo luật, lúc qua đời đều được an táng theo nghi thức của Giáo hội.

Trước hết nên gọi điện thoại đến giáo xứ để xin sắp xếp lịch trình. Lịch trình sẽ được thực hiện qua giáo xứ, gồm Canh thức cầu nguyện, Thánh lễ An táng và Nghi thức Phó dâng. Chỉ các biểu tượng Kitô giáo mới được đặt trên hoặc kê gần quan tài trong lúc cử hành Phụng vụ An táng. Các quốc kỳ hoặc huy hiệu hội đoàn được cất khỏi quan tài lúc đến cửa nhà thờ và được đặt lại sau khi quan tài đã được đưa ra khỏi nhà thờ.

Nhằm cổ vũ và tỏ lòng quý trọng đối với các mối liên hệ gia đình, những người không Công giáo trong các gia đình Công giáo cũng được mai táng trong nghĩa trang Công giáo.

Giáo hội khuyên nên mai táng các tín hữu Công giáo tại nghĩa trang Công giáo. Việc mai táng tại nghĩa trang Công giáo đã được làm phép là dấu chỉ của lời hứa khi chịu phép Rửa tội, đồng thời, dù đã qua đời, vẫn làm chứng cho niềm tin vào sự phục sinh của Chúa Kitô.

Trẻ em chết trước khi được Rửa tội, hoặc chết ngay lúc chào đời hoặc bị sẩy thai, cũng được cử hành Nghi thức An táng Công giáo nếu cha mẹ trước đó đã muốn con mình được rửa tội.
Có thể cử hành Nghi thức An táng Công giáo cho người qua đời vì tự tử.

Chia sẻ Tưởng niệm

Nghi thức Tang lễ dành cơ hội cho việc chia sẻ tưởng niệm về người quá cố. Những người đọc bài Chia sẻ cần đọc bản Tài liệu này để ấn định khi nào có thể đọc bài Tưởng niệm. Bài chia sẻ nên ngắn gọn, được viết sẵn và đưa cho vị chủ sự xem trước. Tại Thánh lễ An táng, không nên nhiều hơn hai người chia sẻ.

Nội dung tưởng niệm nên hướng vào đức tin và niềm hy vọng vào Chúa Giêsu Kitô của người thân yêu mới qua đời.

Chọn Bài đọc

Các Thừa tác viên Mục vụ an táng của giáo xứ có sẵn nguồn các bài đọc giúp các gia đình có thể chọn các đoạn Kinh Thánh Công giáo thích hợp. Bài Tin Mừng do vị Chủ sự chọn. Những người được chọn đọc cần cảm thấy thoải mái khi đọc trước cộng đoàn.

Thánh ca

Các Thừa tác viên Mục vụ an táng có thể giúp tang gia chọn các bài thánh ca dùng trong tang lễ.

Thánh ca trong nghi thức an táng là “lời cầu nguyện được hát lên”, nên những bài hát đời (hát trực tiếp hoặc được thu âm) không thích hợp trong phụng vụ tang lễ và không được sử dụng.
Nếu được, nên có người đệm đàn, ca viên, và kể cả ca đoàn để giúp cộng đoàn tham gia một cách trọn vẹn vào các bài thánh ca, đáp ca, các lời tung hô trong các Nghi thức tang lễ.

Việc chọn nhạc cho tang lễ người Công giáo phải đáp ứng những yêu cầu đối với nhạc dùng trong phụng vụ, đặc biệt những yêu cầu được nêu ra trong sách Nghi thức An táng Công giáo cũng như trong các văn kiện của Hội đồng Giám mục.

Âm nhạc có ưu thế vượt trội so với những cách thể hiện khác được các tín hữu diễn tả khi tham dự các nghi lễ phụng vụ. Vì vậy không sử dụng nhạc thu âm trong cử hành phụng vụ để thay thế cho cộng đoàn, ca đoàn, người đệm đàn phong cầm, ca viên hoặc các nhạc công.Yêu cầu hát những bài được người quá cố “ưa thích” thường dẫn đến việc trình diễn loại nhạc không phù hợp, không đáp ứng những đòi hỏi của phụng vụ. Không bao giờ được dùng những bài dân ca, nhạc tình cảm các sắc dân, hoặc các bài hát thời thượng Broadway để thay thế thánh nhạc dùng trong Phụng vụ An táng.

Hỏa táng

Rất nên cử hành Thánh lễ An táng hoặc Phụng vụ An táng ngoài Thánh lễ có thi hài người quá cố trước khi hỏa táng.

Nếu việc hỏa táng đã diễn ra trước Phụng vụ An táng, cha sở có thể cho phép cử hành Phụng vụ An táng có tro cốt của người quá cố. Không phủ vải trên quách hoặc bình đựng tro cốt.

Phải thể hiện sự tôn kính đối với tro cốt giống như đối với thi hài, và tro cốt cần được mộ táng hoặc huyệt táng, dù trên đất liền hoặc ngoài biển. Việc rải tro cốt trên đất hoặc ngoài biển hoặc lưu giữ bất cứ phần tro cốt nào trong hộp riêng để kỷ niệm không phải là cách an táng đáng kính đã được Giáo hội hướng dẫn. Nên biết rằng việc đưa tro cốt an táng ngoài biển khác với việc rải tro. Cần phải đặt tro cốt vào chiếc quách thích hợp và xứng đáng, đủ nặng để đến được nơi an nghỉ cuối cùng, có thể chìm vào lòng biển được.

Công giáo

Sự khác biệt giữa đạo Công Giáo và các đạo khác

Bài viết này nói về sự khác biệt giữa đạo Công Giáo và các đạo khác giúp độc giả hiểu rõ hơn về một trong những tôn giáo lớn nhất thế giới này.

2217

Điều làm nên sự khác biệt giữa đạo Công giáo với các đạo khác đó là:

Sự khác biệt thứ nhất: Tất cả các tôn giáo đều do con người sáng lập, còn đạo Công Giáo do chính Thiên Chúa sáng lập, qua Đức Giêsu Kitô con một Thiên Chúa, Ngài đã nhập thể và nhập thế trở thành con người thực sự để ở giữa nhân loại và chính Ngài mạc khải cho nhân loại hình ảnh rõ nét của Thiên Chúa, Ngài là chủ của vương quốc tình yêu. Điều này đã được lịch sử minh chứng qua Kinh Thánh gồm Cựu Ước và Tân Ước.

Sự khác biệt thứ hai: Hiện tại song hành với đạo Công Giáo tại Việt Nam có những Tôn Giáo như: Phật Giáo, Hoà hảo, Cao Đài, Đạo Ông Bà

Tất cả những tôn giáo kể trên đều dạy tín đồ của mình ăn ngay ở lành, nói đúng hơn là dạy tín đồ sống đạo làm người tất cả những giáo lý đó rất tốt, nhưng chỉ dừng lại ở phạm trù luân lý.

Sự khác biệt giữa đạo Công Giáo và các đạo khác
Đạo Công Giáo

Riêng đối với đạo Công Giáo ngoài việc dạy mọi tín hữu về luân lý, thì điều khác biệt rất lớn đó là hướng dẫn và giúp cho mọi tín hữu nhận ra một chân lý tối thượng. Đó là nhận ra mình là con Thiên Chúa và được mang hình ảnh của Ngài, dù người đó là ai, sống bậc sống nào, lớn hay nhỏ, già hay trẻ, không phân biệt màu da, giới tính, ngôn ngữ, tất cả đều là anh em với nhau, cùng gọi Thiên Chúa Cha, và được mời gọi sống chan hoà trong yêu thương, phục vụ, công bằng và bác ái. Điều quan trọng nhất sẽ được ở trong mái nhà của Thiên Chúa trong hạnh phúc, bình an, không vành khăn xô, không tiếng khóc ly biệt, không còn khổ đau và hận thù sau khi từ giã cõi đời này.

Sự khác biệt thứ ba: Đối với giáo lý nhà Phật dạy tín đồ đi vào con đường “Xuất Thế” như: Diệt khổ, diệt dục, diệt tham sân si, cố gắng thoát khỏi cảnh “Đời Là Bể Khổ”. Tự mình đi tìm con đường cứu lấy chính mình thoát khỏi nghiệp báo, nghiệp chướng, ách khổ bằng những hình thức: ăn chay trường, đi lễ chùa vào những ngày rằm, mùng 1 âm lịch, cả những việc bác ái, thực hiện để trả nợ đời.

Với niềm tin Kitô Giáo nói chung và đạo Công Giáo nói riêng, luôn mời gọi và dạy Tín Hữu học theo Đức Kitô đi vào con đường “Nhập Thế” Ngài là Thiên Chúa tối cao, theo ngôn ngữ dân gian vẫn gọi Ngài là “Ông Trời” nhưng Ngài đã từ bỏ cõi trời vinh quang, hạnh phúc, xuống mặc lấy thân phận con người sống giữa con người cùng đồng cam cộng khổ với con người, ngoại trừ tội lỗi và giúp cho con người vượt khổ, giúp cho con người sống đúng với phẩm giá của mình là con Thiên Chúa. Để rồi nhờ ơn của Ngài mà mọi tín hữu dẫu đang sống trong khổ đau, lầm lỗi, yếu đuối, biết noi gương của Ngài mà cùng giúp nhau vượt khổ qua tình liên đới bác ái và yêu thương. Sống giữa thế gian nhưng không lệ thuộc vào thế gian, không né tránh đau khổ, nhưng biết dùng tất cả như khổ dau, đói nghèo, bệnh hoạn, tình yêu, tình dục để được cộng tác vào chương trình sáng tạo, cứu độ của Thiên Chúa trong Đức Giêsu và qua Đức Giêsu.

Điều làm nên sự khác biệt giữa đạo Công giáo với các đạo khác đó là:

Sự khác biệt thứ nhất: Tất cả các tôn giáo đều do con người sáng lập, còn đạo Công Giáo do chính Thiên Chúa sáng lập, qua Đức Giêsu Kitô con một Thiên Chúa, Ngài đã nhập thể và nhập thế trở thành con người thực sự để ở giữa nhân loại và chính Ngài mạc khải cho nhân loại hình ảnh rõ nét của Thiên Chúa, Ngài là chủ của vương quốc tình yêu. Điều này đã được lịch sử minh chứng qua Kinh Thánh gồm Cựu Ước và Tân Ước.

Sự khác biệt thứ hai: Hiện tại song hành với đạo Công Giáo tại Việt Nam có những Tôn Giáo như: Phật Giáo, Hoà hảo, Cao Đài, Đạo Ông Bà

Tất cả những tôn giáo kể trên đều dạy tín đồ của mình ăn ngay ở lành, nói đúng hơn là dạy tín đồ sống đạo làm người tất cả những giáo lý đó rất tốt, nhưng chỉ dừng lại ở phạm trù luân lý.

Sự khác biệt giữa đạo Công Giáo và các đạo khác
Đạo Công Giáo

Riêng đối với đạo Công Giáo ngoài việc dạy mọi tín hữu về luân lý, thì điều khác biệt rất lớn đó là hướng dẫn và giúp cho mọi tín hữu nhận ra một chân lý tối thượng. Đó là nhận ra mình là con Thiên Chúa và được mang hình ảnh của Ngài, dù người đó là ai, sống bậc sống nào, lớn hay nhỏ, già hay trẻ, không phân biệt màu da, giới tính, ngôn ngữ, tất cả đều là anh em với nhau, cùng gọi Thiên Chúa Cha, và được mời gọi sống chan hoà trong yêu thương, phục vụ, công bằng và bác ái. Điều quan trọng nhất sẽ được ở trong mái nhà của Thiên Chúa trong hạnh phúc, bình an, không vành khăn xô, không tiếng khóc ly biệt, không còn khổ đau và hận thù sau khi từ giã cõi đời này.

Sự khác biệt thứ ba: Đối với giáo lý nhà Phật dạy tín đồ đi vào con đường “Xuất Thế” như: Diệt khổ, diệt dục, diệt tham sân si, cố gắng thoát khỏi cảnh “Đời Là Bể Khổ”. Tự mình đi tìm con đường cứu lấy chính mình thoát khỏi nghiệp báo, nghiệp chướng, ách khổ bằng những hình thức: ăn chay trường, đi lễ chùa vào những ngày rằm, mùng 1 âm lịch, cả những việc bác ái, thực hiện để trả nợ đời.

Với niềm tin Kitô Giáo nói chung và đạo Công Giáo nói riêng, luôn mời gọi và dạy Tín Hữu học theo Đức Kitô đi vào con đường “Nhập Thế” Ngài là Thiên Chúa tối cao, theo ngôn ngữ dân gian vẫn gọi Ngài là “Ông Trời” nhưng Ngài đã từ bỏ cõi trời vinh quang, hạnh phúc, xuống mặc lấy thân phận con người sống giữa con người cùng đồng cam cộng khổ với con người, ngoại trừ tội lỗi và giúp cho con người vượt khổ, giúp cho con người sống đúng với phẩm giá của mình là con Thiên Chúa. Để rồi nhờ ơn của Ngài mà mọi tín hữu dẫu đang sống trong khổ đau, lầm lỗi, yếu đuối, biết noi gương của Ngài mà cùng giúp nhau vượt khổ qua tình liên đới bác ái và yêu thương. Sống giữa thế gian nhưng không lệ thuộc vào thế gian, không né tránh đau khổ, nhưng biết dùng tất cả như khổ dau, đói nghèo, bệnh hoạn, tình yêu, tình dục để được cộng tác vào chương trình sáng tạo, cứu độ của Thiên Chúa trong Đức Giêsu và qua Đức Giêsu.

Công giáo

Đạo Công Giáo và đạo Thiên Chúa có phải là một?

Đạo Thiên Chúa hay Đạo Công Giáo? Hai từ ngữ này có chỉ chung một Đạo hay không? Câu trả lời được giải đáp ngay trong bài viết này.

2638

Đạo Thiên Chúa hay Đạo Công Giáo?

Thực tế, nhiều người vẫn vô tình nhầm tưởng Đạo Thiên ChúaĐạo Công Giáo. Đạo Công Giáo (Catholicism) là Đạo Thánh mà chính Chúa Kitô đã rao giảng và thiết lập ra Giáo Hội trên nền tảng Tông Đồ như là một phương tiện để loan truyền và mang ơn cứu độ đến cho mọi người. Đạo Công Giáo là đạo cứu rỗi để mọi người đón nhận cuộc sống hạnh phúc đời đời bên Thiên Chúa trong Vương Quốc tình yêu của Người sau khi hoàn tất hành trình con người trên trần thế.

Đạo Công Giáo và đạo Thiên Chúa có phải là một?
Đạo Công Giáo

Nên xét về mặt từ ngữ thì đạo Thiên Chúa bao hàm khá rộng lớn. Trong khi các tín đồ Thiên Chúa giáo lại được phân nhỏ trong các Giáo Hội hay Đạo có các danh xưng khác nhau.

Có nhiều đạo thờ Thiên Chúa, có thể liệt kê các đạo chính dưới đây:

Do Thái Giáo (Judaism)

Đạo Do Thái thờ Một Thiên Chúa Yahweh, là Cha của các Tổ Phụ Abraham, Isaac và Israel (Jacob) của dân Do Thái, người đã giải phóng dân Do Thái khỏi ách cai trị của Ai Cập. Đạo Do Thái không có Thiên Chúa Ba Ngôi nên Kinh Thánh của họ chỉ có phần Cựu Ước thôi.

Người Do Thái giáo chỉ tụ tập trong các Hội trường để đọc Kinh Thánh chứ không có Thánh Lễ  vào các Chúa Nhật hay Nhà Thờ. Và ngày họ đọc kinh là ngày thứ bảy hằng tuần hay gọi là ngày Sabbat.

Đạo Công Giáo La Mã (Roman Catholicism)

Đạo Công Giáo La Mã chính là Kitô Giáo. Đạo thờ Thiên Chúa Ba Ngôi gồm Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Tuy là Ba ngôi vị riêng biệt nhưng cùng một Thiên Chúa duy nhất đồng bản thể và uy quyền trong Mầu Nhiệm Chúa Ba Ngôi.

Kinh thánh của Giáo Hội Công Giáo có phần Cựu Ước và Tân Ước dạy các tín hữu đời sống đức tin theo lời Chúa. Giáo Hội Công Giáo có sự quản lý rất nề nếp như một đất nước thu nhỏ với người đại diện cao nhất là Đức Giáo Hoàng.

Đạo Tin Lành (Protestanism)

Đây là một nhánh của Kitô Giáo đã ly khai khỏi Công Giáo sau cuộc cải cách tôn giáo khởi xướng bởi Martin Luther tại Đức năm 1517. Đạo Tin Lành cũng tôn thờ Thiên Chúa và tin Chúa Kitô là Cứu Chúa và cùng sử dụng Kinh Thánh như Đạo Công Giáo.

Nhưng Đạo Tin Lành có những điểm khác biệt rõ ràng so với Đạo Công Giáo như cách giải thích của họ về Kinh Thánh, không công nhận vai trò của Đức Giáo Hoàng và không có các bí tích như Công Giáo.

Tổ chức Giáo hội Công Giáo

Tổ chức Giáo Hội Công Giáo được sắp xếp rất quy củ. Phải nói tổ chức Giáo Hội Công Giáo giống như một đất nước thu nhỏ với các phân tầng và cách sắp xếp quản lý rất hay.

Đạo Công Giáo và đạo Thiên Chúa có phải là một?-1
Sơ đồ tổ chức giáo hội Công Giáo

Cụ thể như sau:

Giáo phẩm

Hàng Giáo phẩm sẽ phân thành 5 cấp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn gồm: Linh Mục, Giám Mục, Tổng Giám Mục, Hồng Y và Giáo Hoàng. Mỗi phân cấp sẽ có nhiệm vụ và sắc phục riêng. Trong đó, Đức Giáo Hoàng là người đại diện cao nhất cho toàn thể giáo dân Đạo Công Giáo trên toàn thế giới.

Tổ chức Giáo hội

Giáo Hội Công Giáo được tổ chức như một bộ máy nhà nước với hệ thống từ địa phương đến trung ương, từ cá nhân đến tập thể và từ tập thể nhỏ đến tổng thể lớn. Nhỏ nhất là các tín đồ hay còn gọi là Giáo hữu, Kitô hữu, giáo dân là những người đã lãnh bí tích rửa tội của Giáo hội. Các giáo dân sẽ tập hợp thành Họ Đạo. Nhiều Họ Đạo tạo thành Giáo Xứ, đứng đầu là Linh Mục. Nhiều Giáo Xứ tạo thành Giáo Hạt, đứng đầu là Linh Mục Hạt Trưởng. Các Giáo Hạt tụ lại thành Giáo Phận, đứng đầu bởi Giám Mục. Cao hơn là Tổng Giáo Phận, quản lý bởi Tổng Giám Mục thường là Tổng Giáo Phận của 1 tỉnh. Cấp quốc gia là Giáo Hội Quốc Gia và Hội Đồng Giám Mục. Trên toàn thế giới gọi là Giáo Hội Hoàn Vũ đứng đầu bởi Đức Giáo Hoàng. Và mỗi cấp đều có những quy tắc riêng.

Đạo Thiên Chúa hay Đạo Công Giáo?

Thực tế, nhiều người vẫn vô tình nhầm tưởng Đạo Thiên ChúaĐạo Công Giáo. Đạo Công Giáo (Catholicism) là Đạo Thánh mà chính Chúa Kitô đã rao giảng và thiết lập ra Giáo Hội trên nền tảng Tông Đồ như là một phương tiện để loan truyền và mang ơn cứu độ đến cho mọi người. Đạo Công Giáo là đạo cứu rỗi để mọi người đón nhận cuộc sống hạnh phúc đời đời bên Thiên Chúa trong Vương Quốc tình yêu của Người sau khi hoàn tất hành trình con người trên trần thế.

Đạo Công Giáo và đạo Thiên Chúa có phải là một?
Đạo Công Giáo

Nên xét về mặt từ ngữ thì đạo Thiên Chúa bao hàm khá rộng lớn. Trong khi các tín đồ Thiên Chúa giáo lại được phân nhỏ trong các Giáo Hội hay Đạo có các danh xưng khác nhau.

Có nhiều đạo thờ Thiên Chúa, có thể liệt kê các đạo chính dưới đây:

Do Thái Giáo (Judaism)

Đạo Do Thái thờ Một Thiên Chúa Yahweh, là Cha của các Tổ Phụ Abraham, Isaac và Israel (Jacob) của dân Do Thái, người đã giải phóng dân Do Thái khỏi ách cai trị của Ai Cập. Đạo Do Thái không có Thiên Chúa Ba Ngôi nên Kinh Thánh của họ chỉ có phần Cựu Ước thôi.

Người Do Thái giáo chỉ tụ tập trong các Hội trường để đọc Kinh Thánh chứ không có Thánh Lễ  vào các Chúa Nhật hay Nhà Thờ. Và ngày họ đọc kinh là ngày thứ bảy hằng tuần hay gọi là ngày Sabbat.

Đạo Công Giáo La Mã (Roman Catholicism)

Đạo Công Giáo La Mã chính là Kitô Giáo. Đạo thờ Thiên Chúa Ba Ngôi gồm Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Tuy là Ba ngôi vị riêng biệt nhưng cùng một Thiên Chúa duy nhất đồng bản thể và uy quyền trong Mầu Nhiệm Chúa Ba Ngôi.

Kinh thánh của Giáo Hội Công Giáo có phần Cựu Ước và Tân Ước dạy các tín hữu đời sống đức tin theo lời Chúa. Giáo Hội Công Giáo có sự quản lý rất nề nếp như một đất nước thu nhỏ với người đại diện cao nhất là Đức Giáo Hoàng.

Đạo Tin Lành (Protestanism)

Đây là một nhánh của Kitô Giáo đã ly khai khỏi Công Giáo sau cuộc cải cách tôn giáo khởi xướng bởi Martin Luther tại Đức năm 1517. Đạo Tin Lành cũng tôn thờ Thiên Chúa và tin Chúa Kitô là Cứu Chúa và cùng sử dụng Kinh Thánh như Đạo Công Giáo.

Nhưng Đạo Tin Lành có những điểm khác biệt rõ ràng so với Đạo Công Giáo như cách giải thích của họ về Kinh Thánh, không công nhận vai trò của Đức Giáo Hoàng và không có các bí tích như Công Giáo.

Tổ chức Giáo hội Công Giáo

Tổ chức Giáo Hội Công Giáo được sắp xếp rất quy củ. Phải nói tổ chức Giáo Hội Công Giáo giống như một đất nước thu nhỏ với các phân tầng và cách sắp xếp quản lý rất hay.

Đạo Công Giáo và đạo Thiên Chúa có phải là một?-1
Sơ đồ tổ chức giáo hội Công Giáo

Cụ thể như sau:

Giáo phẩm

Hàng Giáo phẩm sẽ phân thành 5 cấp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn gồm: Linh Mục, Giám Mục, Tổng Giám Mục, Hồng Y và Giáo Hoàng. Mỗi phân cấp sẽ có nhiệm vụ và sắc phục riêng. Trong đó, Đức Giáo Hoàng là người đại diện cao nhất cho toàn thể giáo dân Đạo Công Giáo trên toàn thế giới.

Tổ chức Giáo hội

Giáo Hội Công Giáo được tổ chức như một bộ máy nhà nước với hệ thống từ địa phương đến trung ương, từ cá nhân đến tập thể và từ tập thể nhỏ đến tổng thể lớn. Nhỏ nhất là các tín đồ hay còn gọi là Giáo hữu, Kitô hữu, giáo dân là những người đã lãnh bí tích rửa tội của Giáo hội. Các giáo dân sẽ tập hợp thành Họ Đạo. Nhiều Họ Đạo tạo thành Giáo Xứ, đứng đầu là Linh Mục. Nhiều Giáo Xứ tạo thành Giáo Hạt, đứng đầu là Linh Mục Hạt Trưởng. Các Giáo Hạt tụ lại thành Giáo Phận, đứng đầu bởi Giám Mục. Cao hơn là Tổng Giáo Phận, quản lý bởi Tổng Giám Mục thường là Tổng Giáo Phận của 1 tỉnh. Cấp quốc gia là Giáo Hội Quốc Gia và Hội Đồng Giám Mục. Trên toàn thế giới gọi là Giáo Hội Hoàn Vũ đứng đầu bởi Đức Giáo Hoàng. Và mỗi cấp đều có những quy tắc riêng.

Công giáo

21 điểm khác nhau giữa đạo Công giáo và đạo Tin lành

Về căn bản, Đạo Tin Lành giống với Đạo Công Giáo đều dựa vào kinh Thánh. Sự khác nhau chủ yếu trong luật lệ và lễ nghi, lối sống đạo và cơ cấu tổ chức Giáo Hội.

2884

Về căn bản, Đạo Tin Lành giống với Đạo Công Giáo đều dựa vào kinh Thánh. Sự khác nhau chủ yếu trong luật lệ và lễ nghi, lối sống đạo và cơ cấu tổ chức Giáo Hội.

Đạo Công giáo và đạo Tin lành

1. Đạo Công Giáo tin nhận tất cả 64 quyển Kinh Cựu Ước, trong khi Đạo Tin Lành chỉ tin nhận 39 quyển.

2. Đạo Công Giáo coi Kinh Thánh, các nghị quyết Cộng đồng và quyết định của Giáo Hoàng là cơ sở pháp lý; trong khi Đạo Tin Lành cho rằng Kinh Thánh là chuẩn mực căn bản và duy nhất của giáo lý và đức tin. Ngoài Kinh Thánh ra không còn văn bản nào khác.

3. Đạo Công Giáo chủ yếu sử dụng hai loại kinh Nguyện và kinh Bổn (sách giáo lý) trong sinh hoạt tôn giáo; trong khi Đạo Tin Lành chỉ sử dụng kinh Thánh trong sinh hoạt tôn giáo.

4. Đạo Công Giáo cho rằng bà Maria đồng trinh trọn đời và đề cao tôn sùng bà, coi bà là Mẹ của Thiên Chúa; trong khi Đạo Tin Lành chỉ đồng trinh cho đến khi sinh Chúa Giê-su và chỉ coi bà là mẹ trần thế của Chúa Kitô, nên chỉ tôn trọng chứ không tôn sùng thờ lạy bà Maria.

5. Đạo Công Giáo đề cao tôn sùng các Thánh, trong khi Đạo Tin Lành chỉ kính trọng và noi gương các Thánh, không đề cao, tôn sùng.

6. Đạo Công Giáo chủ trương hành hương viếng các nơi Thánh để được ơn phúc; trong khi Đạo Tin Lành không chủ trương hành hương viếng các nơi Thánh.

7. Đạo Công Giáo tin có Thiên Đàng, địa ngục và luyện ngục, Đạo Tin Lành chỉ tin có Thiên đàng, địa ngục chứ không có luyện ngục.

8. Đạo Công Giáo có bảy phép bí tích gồm: rửa tội, thêm sức, giải tội, thánh thể, xức dầu Thánh, truyền chức Thánh, hôn phối; Đạo Tin Lành chỉ tin và thực hiện phép rửa tội, (bắp tem), phép tiệc Thánh, ngoài ra Đạo Tin Lành còn thực hiện một số lễ hôn phối, lễ dâng con trẻ cho Thiên Chúa.

9. Đạo Công Giáo thực hiện lễ rửa tội cho trẻ sơ sinh bằng vẩy nước và đặt tên Thánh cho người được rửa tội, trong khi Đạo Tin Lành chỉ thực hiện phép này gọi là bắt tem cho người 15 tuổi trở lên, chủ yếu bằng cách dìm mình dưới nước và không đặt tên Thánh cho người chịu phép bắp tem.

10. Đạo Công Giáo nhận phép biến thể trong lễ Thánh thể (bánh mì, rượu nho biến thành Mình Chúa và Máu Chúa), Đạo Tin Lành không công nhận thuyết biến thể trong phép Tiệc Thánh và cho rằng đó là kỷ niệm về cái chết của Chúa Kitô, bánh và rượu chỉ tượng trưng cho Mình Chúa và Máu Chúa.

11. Đạo Công Giáo qui định tín đồ xưng tội với Thiên Chúa qua Linh mục, Đạo Tin Lành qui định tín đồ chỉ xưng tội với Thiên Chúa.

12. Đạo Công Giáo thường sử dụng hình thức cầu nguyện chung bằng các bài Kinh nguyện đã soạn sẵn, trong khi Đạo Tin Lành, tín đồ tự cầu nguyện nói lên ước vọng của mình với Thiên Chúa và chỉ cầu nguyên hai bài chung là Kinh Lạy Cha và Kinh Tin Kính.

13. Đạo Công Giáo khi cầu nguyện có sử dụng tràng hạt, quỳ lạy, làm dấu Thánh, Đạo Tin Lành không sử dụng tràng hạt, không quỳ lạy, không làm dấu Thánh khi cầu nguyện.

14. Đạo Công Giáo thờ hình tượng và ảnh; Đạo Tin Lành không thờ hình tượng và ảnh vì cho rằng trong kinh Cựu Ước Thiên Chúa đã nói đến việc không thờ hình tượng.

15. Đạo Công Giáo lấy lễ là chính, bắt buộc các tín đồ phải thực hiện các nghi lễ theo qui định, trong Đạo Tin Lành, sinh hoạt tôn giáo lấy sự hiểu biết lẽ Đạo qua Kinh Thánh, tín đồ không nhất thiết phải thực hiện các lễ nghi.

16. Đạo Công Giáo thường xây dựng nhà thờ theo kiểu Gô-tích nhiều hoa văn hoạ tiết cầu kỳ và có Thánh quan thầy bảo hộ, trong khi nhà thờ Đạo Tin Lành có lối kiến trúc hiện đại, trong ngoài nhà thờ không có tranh tượng, chỉ đặt Thập tự giá biểu tượng Chúa Kitô chịu nạn và không có Thánh quan thầy bảo hộ.

17. Đạo Công Giáo xây dựng một giáo hội thống nhất, có cơ quan trung ương là Giáo Triều Vaticăng; Đạo Tin Lành không có một tổ chức giáo hội thống nhất, chia ra thành nhiều hệ phái, mỗi hệ phái có nhiều giáo hội độc lập.

18. Đạo Công Giáo điều hành giáo hội chịu ảnh hưởng của cơ chế phong kiến, quyền lực tập trung vào Giáo Hoàng; trong khi Đạo Tin Lành điều hành giáo hội theo cơ chế dân chủ, tín đồ được tham dự các hoạt động của giáo hội một cách trực tiếp hoặc theo cơ chế đại cử tri.

19. Đạo Công Giáo có hàng giáo phẩm với phẩm trật theo thứ tự trên dưới khác nhau: Giáo Hoàng, Hồng Y; Giám Mục; Linh Mục;…. Trong hàng giáo phẩm Đạo Tin Lành gồm các chức: Mục sư; Trưởng lão và Chấp sự. Một số hệ phái Đạo Tin Lành có cả nữ phái tham gia hàng giáo phẩm.

20. Đạo Công Giáo hàng giáo phẩm duy trì chế độ độc thân có thần quyền rất lớn, trong khi Đạo Tin Lành hàng giáo phẩm được lập gia đình và không có thần quyền.

21. Đạo Công Giáo hình thành hệ thống dòng tu nam, nữ và thường được chia làm nhiều dòng tu theo quy chế địa phận, dòng tu theo quy chế Toà Thánh, Đạo Tin Lành không có duy trì dòng tu nào.

Về căn bản, Đạo Tin Lành giống với Đạo Công Giáo đều dựa vào kinh Thánh. Sự khác nhau chủ yếu trong luật lệ và lễ nghi, lối sống đạo và cơ cấu tổ chức Giáo Hội.

Đạo Công giáo và đạo Tin lành

1. Đạo Công Giáo tin nhận tất cả 64 quyển Kinh Cựu Ước, trong khi Đạo Tin Lành chỉ tin nhận 39 quyển.

2. Đạo Công Giáo coi Kinh Thánh, các nghị quyết Cộng đồng và quyết định của Giáo Hoàng là cơ sở pháp lý; trong khi Đạo Tin Lành cho rằng Kinh Thánh là chuẩn mực căn bản và duy nhất của giáo lý và đức tin. Ngoài Kinh Thánh ra không còn văn bản nào khác.

3. Đạo Công Giáo chủ yếu sử dụng hai loại kinh Nguyện và kinh Bổn (sách giáo lý) trong sinh hoạt tôn giáo; trong khi Đạo Tin Lành chỉ sử dụng kinh Thánh trong sinh hoạt tôn giáo.

4. Đạo Công Giáo cho rằng bà Maria đồng trinh trọn đời và đề cao tôn sùng bà, coi bà là Mẹ của Thiên Chúa; trong khi Đạo Tin Lành chỉ đồng trinh cho đến khi sinh Chúa Giê-su và chỉ coi bà là mẹ trần thế của Chúa Kitô, nên chỉ tôn trọng chứ không tôn sùng thờ lạy bà Maria.

5. Đạo Công Giáo đề cao tôn sùng các Thánh, trong khi Đạo Tin Lành chỉ kính trọng và noi gương các Thánh, không đề cao, tôn sùng.

6. Đạo Công Giáo chủ trương hành hương viếng các nơi Thánh để được ơn phúc; trong khi Đạo Tin Lành không chủ trương hành hương viếng các nơi Thánh.

7. Đạo Công Giáo tin có Thiên Đàng, địa ngục và luyện ngục, Đạo Tin Lành chỉ tin có Thiên đàng, địa ngục chứ không có luyện ngục.

8. Đạo Công Giáo có bảy phép bí tích gồm: rửa tội, thêm sức, giải tội, thánh thể, xức dầu Thánh, truyền chức Thánh, hôn phối; Đạo Tin Lành chỉ tin và thực hiện phép rửa tội, (bắp tem), phép tiệc Thánh, ngoài ra Đạo Tin Lành còn thực hiện một số lễ hôn phối, lễ dâng con trẻ cho Thiên Chúa.

9. Đạo Công Giáo thực hiện lễ rửa tội cho trẻ sơ sinh bằng vẩy nước và đặt tên Thánh cho người được rửa tội, trong khi Đạo Tin Lành chỉ thực hiện phép này gọi là bắt tem cho người 15 tuổi trở lên, chủ yếu bằng cách dìm mình dưới nước và không đặt tên Thánh cho người chịu phép bắp tem.

10. Đạo Công Giáo nhận phép biến thể trong lễ Thánh thể (bánh mì, rượu nho biến thành Mình Chúa và Máu Chúa), Đạo Tin Lành không công nhận thuyết biến thể trong phép Tiệc Thánh và cho rằng đó là kỷ niệm về cái chết của Chúa Kitô, bánh và rượu chỉ tượng trưng cho Mình Chúa và Máu Chúa.

11. Đạo Công Giáo qui định tín đồ xưng tội với Thiên Chúa qua Linh mục, Đạo Tin Lành qui định tín đồ chỉ xưng tội với Thiên Chúa.

12. Đạo Công Giáo thường sử dụng hình thức cầu nguyện chung bằng các bài Kinh nguyện đã soạn sẵn, trong khi Đạo Tin Lành, tín đồ tự cầu nguyện nói lên ước vọng của mình với Thiên Chúa và chỉ cầu nguyên hai bài chung là Kinh Lạy Cha và Kinh Tin Kính.

13. Đạo Công Giáo khi cầu nguyện có sử dụng tràng hạt, quỳ lạy, làm dấu Thánh, Đạo Tin Lành không sử dụng tràng hạt, không quỳ lạy, không làm dấu Thánh khi cầu nguyện.

14. Đạo Công Giáo thờ hình tượng và ảnh; Đạo Tin Lành không thờ hình tượng và ảnh vì cho rằng trong kinh Cựu Ước Thiên Chúa đã nói đến việc không thờ hình tượng.

15. Đạo Công Giáo lấy lễ là chính, bắt buộc các tín đồ phải thực hiện các nghi lễ theo qui định, trong Đạo Tin Lành, sinh hoạt tôn giáo lấy sự hiểu biết lẽ Đạo qua Kinh Thánh, tín đồ không nhất thiết phải thực hiện các lễ nghi.

16. Đạo Công Giáo thường xây dựng nhà thờ theo kiểu Gô-tích nhiều hoa văn hoạ tiết cầu kỳ và có Thánh quan thầy bảo hộ, trong khi nhà thờ Đạo Tin Lành có lối kiến trúc hiện đại, trong ngoài nhà thờ không có tranh tượng, chỉ đặt Thập tự giá biểu tượng Chúa Kitô chịu nạn và không có Thánh quan thầy bảo hộ.

17. Đạo Công Giáo xây dựng một giáo hội thống nhất, có cơ quan trung ương là Giáo Triều Vaticăng; Đạo Tin Lành không có một tổ chức giáo hội thống nhất, chia ra thành nhiều hệ phái, mỗi hệ phái có nhiều giáo hội độc lập.

18. Đạo Công Giáo điều hành giáo hội chịu ảnh hưởng của cơ chế phong kiến, quyền lực tập trung vào Giáo Hoàng; trong khi Đạo Tin Lành điều hành giáo hội theo cơ chế dân chủ, tín đồ được tham dự các hoạt động của giáo hội một cách trực tiếp hoặc theo cơ chế đại cử tri.

19. Đạo Công Giáo có hàng giáo phẩm với phẩm trật theo thứ tự trên dưới khác nhau: Giáo Hoàng, Hồng Y; Giám Mục; Linh Mục;…. Trong hàng giáo phẩm Đạo Tin Lành gồm các chức: Mục sư; Trưởng lão và Chấp sự. Một số hệ phái Đạo Tin Lành có cả nữ phái tham gia hàng giáo phẩm.

20. Đạo Công Giáo hàng giáo phẩm duy trì chế độ độc thân có thần quyền rất lớn, trong khi Đạo Tin Lành hàng giáo phẩm được lập gia đình và không có thần quyền.

21. Đạo Công Giáo hình thành hệ thống dòng tu nam, nữ và thường được chia làm nhiều dòng tu theo quy chế địa phận, dòng tu theo quy chế Toà Thánh, Đạo Tin Lành không có duy trì dòng tu nào.

Công giáo

Đạo công giáo có mấy bí tích?

Đạo công giáo có 7 bí tích là: Rửa Tội, Thêm Sức, Mình Thánh Chúa, Giải Tội, Xức Dầu Thánh, Truyền Chức Thánh, Hôn Phối.

2284

Bí Tích là gì?

Bí Tích là dấu bề ngoài Ðức Chúa Giêsu đã lập để ban ơn bề trên cho ta. Ðể trở thành một bí tích cần phải có 3 điều kiện: Phải do Chúa Giêsu Lập, Dấu bề ngoài (Mô thể – Chất thể), Ơn bề trên.

Bí Tích được chia làm 3 loại:

– Khai Tâm: Rửa Tội, Thêm Sức, Mình Thánh Chúa (Bắt đầu cuộc sống Kitô hữu).

Bí Tích khai tâm nghĩa là qua các bí tích khai tâm, con người trở thành phần tử của Giáo Hội trong cùng một cộng đoàn đức tin, sống đúng theo tinh thần Chúa Kitô.

Đạo công giáo có mấy bí tích?
Nghi thức ban Bí Tích
Rửa Tội cho trẻ nhỏ

+ Bí Tích Rửa Tội: Làm cho ta trở thành người Kitô hữu mới và được chia sẻ sự sống với Chúa Kitô.

+ Bí Tích Thêm Sức: Chúng ta được mời gọi lên trong đức tin và làm chứng nhân cho Chúa Kitô bằng lời nói và việc làm của chúng ta.

+ Bí Tích Mình Thánh Chúa: Nhắc nhở sự hiện diện của Chúa Kitô luôn ở với chúng ta, cùng hiệp nhất với Giáo Hội.

– Hoà Giải: Bí Tích Giải TộiBí Tích Xức Dầu Thánh.

– Ơn Gọi: Bí Tích Truyền Chức ThánhBí Tích Hôn Phối.

Mục đích của bí tích

– Làm cho con người được thánh thiện.

– Xây dựng Giáo Hội, là Nhiệm Thể của Chúa Kitô.

– Ðể tôn kính, thờ lạy Chúa.

Có 3 Bí Tích được chịu một lần là: Rửa Tội, Thêm Sức và Truyền Chức Thánh tại vì 3 Bí Tích này in vào linh hồn ta một dấu thiêng liêng không bao giờ mất được.

Bí Tích Mình Thánh Chúa quan trọng nhất vì bí tích này ban chính Chúa Giêsu là nguồn mạch mọi ơn Thánh cho ta.

Chúa Giêsu ban các Bí Tích cho ta. Chúng ta nhận được ơn thánh khi lãnh nhận các Bí Tích nếu chúng ta: Sạch tội trọng, có lòng muốn, và có ý ngay lành như lòng tin và lòng mến.

Chúng ta lớn lên trong ơn thánh nhân đức và bảy ơn Chúa Thánh Thần như thế nào?

– Lãnh nhận các Bí Tích.

– Cầu nguyện.

– Làm các việc lành.

Bí Tích Rửa Tội và Bí Tích Giải Tội còn gọi là bí tích kẻ chết vì ban cho ta sự sống siêu nhiên và ơn thánh Chúa cho những người đã chết trong tội.

Bí Tích là gì?

Bí Tích là dấu bề ngoài Ðức Chúa Giêsu đã lập để ban ơn bề trên cho ta. Ðể trở thành một bí tích cần phải có 3 điều kiện: Phải do Chúa Giêsu Lập, Dấu bề ngoài (Mô thể – Chất thể), Ơn bề trên.

Bí Tích được chia làm 3 loại:

– Khai Tâm: Rửa Tội, Thêm Sức, Mình Thánh Chúa (Bắt đầu cuộc sống Kitô hữu).

Bí Tích khai tâm nghĩa là qua các bí tích khai tâm, con người trở thành phần tử của Giáo Hội trong cùng một cộng đoàn đức tin, sống đúng theo tinh thần Chúa Kitô.

Đạo công giáo có mấy bí tích?
Nghi thức ban Bí Tích
Rửa Tội cho trẻ nhỏ

+ Bí Tích Rửa Tội: Làm cho ta trở thành người Kitô hữu mới và được chia sẻ sự sống với Chúa Kitô.

+ Bí Tích Thêm Sức: Chúng ta được mời gọi lên trong đức tin và làm chứng nhân cho Chúa Kitô bằng lời nói và việc làm của chúng ta.

+ Bí Tích Mình Thánh Chúa: Nhắc nhở sự hiện diện của Chúa Kitô luôn ở với chúng ta, cùng hiệp nhất với Giáo Hội.

– Hoà Giải: Bí Tích Giải TộiBí Tích Xức Dầu Thánh.

– Ơn Gọi: Bí Tích Truyền Chức ThánhBí Tích Hôn Phối.

Mục đích của bí tích

– Làm cho con người được thánh thiện.

– Xây dựng Giáo Hội, là Nhiệm Thể của Chúa Kitô.

– Ðể tôn kính, thờ lạy Chúa.

Có 3 Bí Tích được chịu một lần là: Rửa Tội, Thêm Sức và Truyền Chức Thánh tại vì 3 Bí Tích này in vào linh hồn ta một dấu thiêng liêng không bao giờ mất được.

Bí Tích Mình Thánh Chúa quan trọng nhất vì bí tích này ban chính Chúa Giêsu là nguồn mạch mọi ơn Thánh cho ta.

Chúa Giêsu ban các Bí Tích cho ta. Chúng ta nhận được ơn thánh khi lãnh nhận các Bí Tích nếu chúng ta: Sạch tội trọng, có lòng muốn, và có ý ngay lành như lòng tin và lòng mến.

Chúng ta lớn lên trong ơn thánh nhân đức và bảy ơn Chúa Thánh Thần như thế nào?

– Lãnh nhận các Bí Tích.

– Cầu nguyện.

– Làm các việc lành.

Bí Tích Rửa Tội và Bí Tích Giải Tội còn gọi là bí tích kẻ chết vì ban cho ta sự sống siêu nhiên và ơn thánh Chúa cho những người đã chết trong tội.

Công giáo

Đạo Công giáo có bao nhiêu vị thánh?

Giáo hội Công Giáo có bao nhiêu vị thánh? Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc của bạn đọc về số lượng các vị thánh trong đạo Công Giáo.

1730

Câu trả lời cho câu hỏi đó có thể khác nhau, tùy theo định nghĩa thế nào là một vị Thánh.

Từ “Thánh” xuất phát từ tiếng Latinh “Sanctus”, có nghĩa là “linh thiêng”. Trong suốt nhiều thế kỷ đầu tiên của Giáo hội, danh hiệu này được trao tặng cho tất cả những ai, chủ yếu là các vị tử đạo, và những người mà sự thánh thiện của họ được công nhận rộng rãi trong xã hội.

Mãi đến năm 1588, Bộ Tuyên Thánh của Vatican mới chính thức được thành lập để giúp điều chỉnh việc trao tặng danh hiệu này cho thật xứng hợp trong tiến trình chính thức phong thánh.

Nhiều người đã không ngại bỏ thời gian ra để thu thập tên tuổi các vị thánh trong nhiều thế kỷ qua và đưa ra một danh sách các vị thánh đã được chính thức tuyên phong.

Một cách tổng quát, Giáo Hội Công Giáo có khoảng 8,000 vị thánh được chính thức công nhận. Tuy nhiên, điều này có thể không bao gồm một số lớn các vị thánh đã được tuyên thánh trong vài thập kỷ qua.

Chỉ tính trong thời cận đại, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tuyên thánh cho 482 vị, Đức Bênêđíctô XVI đã công nhận 45 vị, và Đức Phanxicô đã ghi danh 893 vị vào sổ bộ các thánh. Lý do cho sự gia tăng đột ngột con số các vị được tuyên phong dưới thời Đức Phanxicô là vì ngài thường tuyên thánh tập thể, như việc tuyên thánh cho 800 vị tử đạo người Ý vào năm 2013, chỉ ít lâu sau khi ngài được bầu làm Mục Tử Toàn Thể Hội Thánh.

Đạo Công giáo có bao nhiêu vị thánh?
Các vị Thánh trong Giáo hội Công Giáo

Trước đây, trong Giáo Hội Công Giáo có 3 con đường để được tuyên thánh: thứ nhất là tử vì đạo, thứ hai là sống một đời sống với các nhân đức anh hùng, thứ ba là có một danh tiếng thánh thiện.

Ngày 11 tháng 7 năm 2017, Tòa thánh công bố Tự Sắc “Maiorem Hac Dilectionem” – nghĩa là “Trao Ban Mạng Sống” – trong đó vạch ra một con đường thứ tư để tuyên thánh cho những người sống một đời sống Công Giáo tốt lành và tự do chấp nhận một cái chết vì lợi ích của người khác.

Đây là sự thay đổi đầu tiên đối với các tiêu chuẩn tuyên thánh trong nhiều thế kỷ qua.

Từ năm 1983, tiến trình tuyên thánh trong Giáo Hội Công Giáo trải qua các bước như sau: thứ nhất là tuyên phong lên hàng “Servus Dei” – nghĩa là “Tôi tớ Chúa”, rồi đến bậc “Venerabilis” – nghĩa là “Bậc Đáng Kính”, sau đó là “Beatus” – nghĩa là “Chân Phước”, và cuối cùng cao nhất là được tuyên Thánh – “Sanctus”.

Ngoại trừ trường hợp tử vì đạo, các trường hợp khác, trong đó bao gồm trường hợp thứ tư này, đòi phải có một phép lạ được cho là nhờ lời cầu bầu của vị ấy để được tuyên Chân Phước; và một phép lạ thứ hai để được tuyên Thánh.

Tuy nhiên, cũng cần nói thêm rằng khi các tín hữu có lòng sùng mộ đặc biệt đối với những vị thánh thiện chưa được tuyên thánh, Đức Giáo Hoàng có thể quyết định chuẩn chước “tuyên thánh tương đương” cho các vị này mà không cần theo các tiến trình bình thường. Điều này thường được thực hiện khi các vị thánh sống cách đây quá lâu khiến cho việc hoàn thành tất cả các yêu cầu trong án tuyên thánh rất khó khăn. Việc chuẩn chước như thế là một thực hành đã có hàng trăm năm trong Giáo Hội. Chẳng hạn, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 14 đã chuẩn chước tiến trình tuyên thánh cho 11 vị. Cho đến nay, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chuẩn chước tiến trình này để “tuyên thánh tương đương” cho 5 vị Chân Phước là Angela thành Foligno và Peter Faber (vào năm 2013), José de Anchieta, Marie Nhập Thể, Francis-Xavier thành Montmorency-Laval (vào năm 2014)

Hầu hết mọi người đều đồng ý rằng số lượng các vị thánh Công Giáo là không thể đếm được, vì thuật ngữ này thường được dùng để chỉ tất cả những vị hiện đang ở trên Thiên đường.

Như thế, phải có có ít nhất hàng trăm tỷ các thánh từ thời tạo thiên lập địa cho đến nay. Có bao nhiêu người đang được hưởng hạnh phúc trên Thiên đàng là vấn đề phỏng đoán thôi, không ai trong chúng ta biết chắc chắn điều đó cho đến khi kết thúc cuộc sống của chúng ta trên dương thế này.

Điều quan trọng là mọi người đều được kêu gọi để nên thánh và tất cả chúng ta nên cố gắng trở thành một vị thánh. Sự thánh thiện có thể đạt được đối với bất cứ ai mong muốn một mối quan hệ chặt chẽ với Chúa Giêsu và có thể đạt được trong bất kỳ hoàn cảnh sống nào trên dương thế.

Câu trả lời cho câu hỏi đó có thể khác nhau, tùy theo định nghĩa thế nào là một vị Thánh.

Từ “Thánh” xuất phát từ tiếng Latinh “Sanctus”, có nghĩa là “linh thiêng”. Trong suốt nhiều thế kỷ đầu tiên của Giáo hội, danh hiệu này được trao tặng cho tất cả những ai, chủ yếu là các vị tử đạo, và những người mà sự thánh thiện của họ được công nhận rộng rãi trong xã hội.

Mãi đến năm 1588, Bộ Tuyên Thánh của Vatican mới chính thức được thành lập để giúp điều chỉnh việc trao tặng danh hiệu này cho thật xứng hợp trong tiến trình chính thức phong thánh.

Nhiều người đã không ngại bỏ thời gian ra để thu thập tên tuổi các vị thánh trong nhiều thế kỷ qua và đưa ra một danh sách các vị thánh đã được chính thức tuyên phong.

Một cách tổng quát, Giáo Hội Công Giáo có khoảng 8,000 vị thánh được chính thức công nhận. Tuy nhiên, điều này có thể không bao gồm một số lớn các vị thánh đã được tuyên thánh trong vài thập kỷ qua.

Chỉ tính trong thời cận đại, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tuyên thánh cho 482 vị, Đức Bênêđíctô XVI đã công nhận 45 vị, và Đức Phanxicô đã ghi danh 893 vị vào sổ bộ các thánh. Lý do cho sự gia tăng đột ngột con số các vị được tuyên phong dưới thời Đức Phanxicô là vì ngài thường tuyên thánh tập thể, như việc tuyên thánh cho 800 vị tử đạo người Ý vào năm 2013, chỉ ít lâu sau khi ngài được bầu làm Mục Tử Toàn Thể Hội Thánh.

Đạo Công giáo có bao nhiêu vị thánh?
Các vị Thánh trong Giáo hội Công Giáo

Trước đây, trong Giáo Hội Công Giáo có 3 con đường để được tuyên thánh: thứ nhất là tử vì đạo, thứ hai là sống một đời sống với các nhân đức anh hùng, thứ ba là có một danh tiếng thánh thiện.

Ngày 11 tháng 7 năm 2017, Tòa thánh công bố Tự Sắc “Maiorem Hac Dilectionem” – nghĩa là “Trao Ban Mạng Sống” – trong đó vạch ra một con đường thứ tư để tuyên thánh cho những người sống một đời sống Công Giáo tốt lành và tự do chấp nhận một cái chết vì lợi ích của người khác.

Đây là sự thay đổi đầu tiên đối với các tiêu chuẩn tuyên thánh trong nhiều thế kỷ qua.

Từ năm 1983, tiến trình tuyên thánh trong Giáo Hội Công Giáo trải qua các bước như sau: thứ nhất là tuyên phong lên hàng “Servus Dei” – nghĩa là “Tôi tớ Chúa”, rồi đến bậc “Venerabilis” – nghĩa là “Bậc Đáng Kính”, sau đó là “Beatus” – nghĩa là “Chân Phước”, và cuối cùng cao nhất là được tuyên Thánh – “Sanctus”.

Ngoại trừ trường hợp tử vì đạo, các trường hợp khác, trong đó bao gồm trường hợp thứ tư này, đòi phải có một phép lạ được cho là nhờ lời cầu bầu của vị ấy để được tuyên Chân Phước; và một phép lạ thứ hai để được tuyên Thánh.

Tuy nhiên, cũng cần nói thêm rằng khi các tín hữu có lòng sùng mộ đặc biệt đối với những vị thánh thiện chưa được tuyên thánh, Đức Giáo Hoàng có thể quyết định chuẩn chước “tuyên thánh tương đương” cho các vị này mà không cần theo các tiến trình bình thường. Điều này thường được thực hiện khi các vị thánh sống cách đây quá lâu khiến cho việc hoàn thành tất cả các yêu cầu trong án tuyên thánh rất khó khăn. Việc chuẩn chước như thế là một thực hành đã có hàng trăm năm trong Giáo Hội. Chẳng hạn, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 14 đã chuẩn chước tiến trình tuyên thánh cho 11 vị. Cho đến nay, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chuẩn chước tiến trình này để “tuyên thánh tương đương” cho 5 vị Chân Phước là Angela thành Foligno và Peter Faber (vào năm 2013), José de Anchieta, Marie Nhập Thể, Francis-Xavier thành Montmorency-Laval (vào năm 2014)

Hầu hết mọi người đều đồng ý rằng số lượng các vị thánh Công Giáo là không thể đếm được, vì thuật ngữ này thường được dùng để chỉ tất cả những vị hiện đang ở trên Thiên đường.

Như thế, phải có có ít nhất hàng trăm tỷ các thánh từ thời tạo thiên lập địa cho đến nay. Có bao nhiêu người đang được hưởng hạnh phúc trên Thiên đàng là vấn đề phỏng đoán thôi, không ai trong chúng ta biết chắc chắn điều đó cho đến khi kết thúc cuộc sống của chúng ta trên dương thế này.

Điều quan trọng là mọi người đều được kêu gọi để nên thánh và tất cả chúng ta nên cố gắng trở thành một vị thánh. Sự thánh thiện có thể đạt được đối với bất cứ ai mong muốn một mối quan hệ chặt chẽ với Chúa Giêsu và có thể đạt được trong bất kỳ hoàn cảnh sống nào trên dương thế.

Công giáo

Nguồn gốc đạo Công giáo, các ngày lễ quan trọng của đạo Công giáo

Tóm tắt về nguồn gốc của đạo Công giáo, sự xuất hiện của Công giáo tại Việt Nam. Những ngày lễ quan trọng của đạo Công giáo.

2854

Nguồn gốc đạo Công giáo

Thiên Chúa Giáo do Đức Chúa Jésus Christ mở ra tại nước Do Thái cách đây gần 2000 năm, nên còn được gọi là đạo Gia-tô (Da-tô) hay đạo Ky-tô, đạo Cơ-đốc, cũng thường được gọi là đạo Thiên Chúa hay Thiên Chúa giáo. (Chữ Jésus phiên âm là : Giê-xu, hay Gia-tô (Da-tô); chữ Christ phiên âm là Ki-tô hay Cơ-đốc).

Khi đạo Thiên Chúa bị phân chia ra làm nhiều Giáo hội thì người ta dùng từ ngữ Công giáo để chỉ Giáo hội La-Mã (Roma), phân biệt với các Giáo hội khác.

“Công giáo (Catholicisme) là từ ngữ có nguồn gốc Hy Lạp: Katholicos, có nghĩa là Phổ quát (Universel), để chỉ rằng Thiên Chúa giáo là một tôn giáo phổ quát cho tất cả mọi người, mọi dân tộc.

Lúc đầu, Công giáo là một tính từ để chỉ một đức tính của Thiên Chúa giáo là đạo phổ quát. Trong Kinh Tin Kính được soạn thảo ở Cộng Đồng Nicéa I (năm 351) mà ngày nay Giáo hội Chính Thống cũng như Giáo hội Công giáo đều tuyên xưng: “Tôi tin Giáo hội duy nhất, Thánh thiện, công giáo và tông truyền”.

Đạo Công giáo tại Việt Nam

Công giáo được truyền sang Việt Nam từ đầu thế kỷ 17. Các vua quan thời nhà Lê gọi Công giáo là Hoa Lang giáo (tức là đạo của người Bồ Đào Nha, đạo của người Châu Âu). Dưới thời nhà Nguyễn, Công giáo được gọi là đạo Da-Tô (cũng viết là Gia Tô), có khi cũng gọi là đạo Cơ-Đốc.

Nguồn gốc đạo Công giáo, các ngày lễ quan trọng của đạo Công giáo

Đạo Công giáo là tổ chức tôn giáo đem tin vui hay Phúc âm của Đức Giêsu Kitô cho mọi người, để biến đổi mọi người theo Phúc âm của Đức Giêsu Kitô nghĩa là để Phúc âm hóa mọi người.

Phúc âm này cho biết rằng: Thiên Chúa vì yêu thương đã sáng tạo vũ trụ vạn vật và con người, để chia sẻ hạnh phúc cho họ. Nhưng con người nghe theo quỷ dữ cám dỗ, không muốn vâng phục Thiên Chúa rồi sa ngã trong tội lỗi, phải đau khổ và chết. Tuy nhiên Thiên Chúa vẫn  yêu thương đã cử Đức Giêsu Kitô là Con Thiên Chúa đến trần gian, không những báo tin vui cho mọi người biết dù loài người đã không vâng phục Thiên Chúa, Thiên Chúa muốn cứu họ; mà còn đích thân thực hiện việc cứu chuộc loài người khỏi tội lỗi, khỏi chết; đồng thời Đức Giêsu Kitô còn thiết lập Giáo hội Công giáo để sau khi Người hoàn tất việc cứu chuộc rồi về trời, Giáo Hội Công Giáo nối tiếp công việc của Người ở trần gian, loan báo Phúc âm của Người cho mọi người, quy tụ họ vào Giáo hội để họ lại có thể chia sẻ hạnh phúc với Thiên Chúa.

Thời gian đầu, những người theo Đức Kitô thường được gọi là Kitô hữu. Đầu thế kỷ II đạo của Đức Kitô được gọi là Kitô giáo. Về sau để phân biệt với các đạo khác như Phật giáo, Ấn Độ giáo, Hồi giáo… người ta quen gọi là đạo Công giáo.

Tất cả những công việc vừa tóm tắt trên, như:

– Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ và con người, chọn các tổ phụ, các tiên tri và chọn dân riêng của Thiên Chúa, được ghi chép cẩn thận trong các sách Cựu Ước (46 sách).

– Thiên Chúa cử Đức Giêsu Kitô xuống thế làm người, loan báo Phúc âm và thực hiện việc Phúc âm hóa, được ghi chép trong sách Tân Ước (27 sách).

Đạo Công giáo lấy đạo lý, sức sống và sức mạnh của mình từ Thiên Chúa, từ Sách Thánh (Cựu ước và Tân ước) và từ Thánh Truyền (là những thói quen trong lối sống nếp nghĩ của dân được truyền lại).

Các ngày lễ quan trọng của Đạo Công Giáo

1. Lễ Phục Sinh

Mùa Phục Sinh thường rơi vào tháng 4 hằng năm. Đây là ngày kỷ niệm ngôi hai Thiên Chúa sống lại sau 3 ngày bị đóng đinh vào thập giá vì chuộc tội cho người dân. Đây là ngày lễ quan trọng và là một mùa chay lớn của người Công Giáo hằng năm.

2. Lễ Chúa Lên Trời

Theo lời Tiên Tri thì sau khi Chúa Giêsu sống lại rồi người sẽ lên trời 40 ngày sau. Trong Tân Ước cũng có ghi lại, sau khi sống lại, Chúa Giêsu ở lại cùng các môn đệ 40 ngày rồi mới kết thúc sự hiện diện của mình nơi trần thế. Lễ Chúa Lên Trời thường rơi vào ngày Thứ Năm nhưng các Giáo Hội cũng có thể dời vào Chúa Nhật kế tiếp để mọi người tiện tham dự.

3. Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống

Sau khi Chúa Giêsu lên trời thì Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống trên các thánh Tông đồ và Hội Thánh mới thành lập. Đây cũng được xem là một lễ trọng của người Công Giáo và được cử hành vào ngày thứ năm mươi của mùa Phục Sinh. Một số nơi còn gọi đây là lễ Hiện Xuống.

4. Lễ Đức Mẹ Lên Trời

Bên cạnh Đức Chúa Giêsu thì Đức Mẹ Maria cũng được nhiều người tin yêu. Lễ Đức Mẹ lên trời là lễ xưa nhất trong các ngày lễ dành cho Đức Mẹ. Lễ rơi vào ngày 15 tháng 8 hằng năm. Một số nơi cũng gọi lễ này là lễ Đức Mẹ an giấc. Và tuỳ mỗi nơi có thể có thêm chuộc lễ và ngày tạ ơn Đức Mẹ.

5. Lễ các Thánh

Lễ các Thánh được tổ chức vào ngày 1 tháng 11 hằng năm là ngày lễ trọng nhằm tôn vinh các vị Thánh trên Thiên đàng. Đây cũng là dịp để giáo dân học theo các Thánh để nhân loại luôn nhớ đến các việc lành phúc đức, rao giảng tin mừng, sống đẹp lòng Chúa.

6. Lễ Giáng Sinh

Lễ Giáng Sinh hay Noel là ngày lễ trọng cuối cùng trong năm của đạo Công Giáo. Giáng sinh nhằm ngày 25 tháng 12 hằng năm nhưng từ trước đó một tháng người dân đã chuẩn bị trang trí để đón mừng ngày Chúa Giêsu ra đời. Không chỉ các nhà thờ mà ngay cả nhà giáo dân và khu vực xóm đạo cũng giăng đèn, làm hang đá hết sức lộng lẫy thu hút sự chú ý của mọi người cả trong và ngoài đạo.

Cũng giống như bao Đạo giáo khác thì Đạo Công Giáo cũng muốn dạy những điều tốt đẹp cho giáo dân của mình. Ngoài ra niềm tin tín ngưỡng cũng giúp giáo dân vượt qua được những thời điểm khó khăn. Mong rằng chút kiến thức về Đạo Công Giáo đã giúp mọi người hiểu hơn về tôn giáo linh thiêng này.

Nguồn gốc đạo Công giáo

Thiên Chúa Giáo do Đức Chúa Jésus Christ mở ra tại nước Do Thái cách đây gần 2000 năm, nên còn được gọi là đạo Gia-tô (Da-tô) hay đạo Ky-tô, đạo Cơ-đốc, cũng thường được gọi là đạo Thiên Chúa hay Thiên Chúa giáo. (Chữ Jésus phiên âm là : Giê-xu, hay Gia-tô (Da-tô); chữ Christ phiên âm là Ki-tô hay Cơ-đốc).

Khi đạo Thiên Chúa bị phân chia ra làm nhiều Giáo hội thì người ta dùng từ ngữ Công giáo để chỉ Giáo hội La-Mã (Roma), phân biệt với các Giáo hội khác.

“Công giáo (Catholicisme) là từ ngữ có nguồn gốc Hy Lạp: Katholicos, có nghĩa là Phổ quát (Universel), để chỉ rằng Thiên Chúa giáo là một tôn giáo phổ quát cho tất cả mọi người, mọi dân tộc.

Lúc đầu, Công giáo là một tính từ để chỉ một đức tính của Thiên Chúa giáo là đạo phổ quát. Trong Kinh Tin Kính được soạn thảo ở Cộng Đồng Nicéa I (năm 351) mà ngày nay Giáo hội Chính Thống cũng như Giáo hội Công giáo đều tuyên xưng: “Tôi tin Giáo hội duy nhất, Thánh thiện, công giáo và tông truyền”.

Đạo Công giáo tại Việt Nam

Công giáo được truyền sang Việt Nam từ đầu thế kỷ 17. Các vua quan thời nhà Lê gọi Công giáo là Hoa Lang giáo (tức là đạo của người Bồ Đào Nha, đạo của người Châu Âu). Dưới thời nhà Nguyễn, Công giáo được gọi là đạo Da-Tô (cũng viết là Gia Tô), có khi cũng gọi là đạo Cơ-Đốc.

Nguồn gốc đạo Công giáo, các ngày lễ quan trọng của đạo Công giáo

Đạo Công giáo là tổ chức tôn giáo đem tin vui hay Phúc âm của Đức Giêsu Kitô cho mọi người, để biến đổi mọi người theo Phúc âm của Đức Giêsu Kitô nghĩa là để Phúc âm hóa mọi người.

Phúc âm này cho biết rằng: Thiên Chúa vì yêu thương đã sáng tạo vũ trụ vạn vật và con người, để chia sẻ hạnh phúc cho họ. Nhưng con người nghe theo quỷ dữ cám dỗ, không muốn vâng phục Thiên Chúa rồi sa ngã trong tội lỗi, phải đau khổ và chết. Tuy nhiên Thiên Chúa vẫn  yêu thương đã cử Đức Giêsu Kitô là Con Thiên Chúa đến trần gian, không những báo tin vui cho mọi người biết dù loài người đã không vâng phục Thiên Chúa, Thiên Chúa muốn cứu họ; mà còn đích thân thực hiện việc cứu chuộc loài người khỏi tội lỗi, khỏi chết; đồng thời Đức Giêsu Kitô còn thiết lập Giáo hội Công giáo để sau khi Người hoàn tất việc cứu chuộc rồi về trời, Giáo Hội Công Giáo nối tiếp công việc của Người ở trần gian, loan báo Phúc âm của Người cho mọi người, quy tụ họ vào Giáo hội để họ lại có thể chia sẻ hạnh phúc với Thiên Chúa.

Thời gian đầu, những người theo Đức Kitô thường được gọi là Kitô hữu. Đầu thế kỷ II đạo của Đức Kitô được gọi là Kitô giáo. Về sau để phân biệt với các đạo khác như Phật giáo, Ấn Độ giáo, Hồi giáo… người ta quen gọi là đạo Công giáo.

Tất cả những công việc vừa tóm tắt trên, như:

– Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ và con người, chọn các tổ phụ, các tiên tri và chọn dân riêng của Thiên Chúa, được ghi chép cẩn thận trong các sách Cựu Ước (46 sách).

– Thiên Chúa cử Đức Giêsu Kitô xuống thế làm người, loan báo Phúc âm và thực hiện việc Phúc âm hóa, được ghi chép trong sách Tân Ước (27 sách).

Đạo Công giáo lấy đạo lý, sức sống và sức mạnh của mình từ Thiên Chúa, từ Sách Thánh (Cựu ước và Tân ước) và từ Thánh Truyền (là những thói quen trong lối sống nếp nghĩ của dân được truyền lại).

Các ngày lễ quan trọng của Đạo Công Giáo

1. Lễ Phục Sinh

Mùa Phục Sinh thường rơi vào tháng 4 hằng năm. Đây là ngày kỷ niệm ngôi hai Thiên Chúa sống lại sau 3 ngày bị đóng đinh vào thập giá vì chuộc tội cho người dân. Đây là ngày lễ quan trọng và là một mùa chay lớn của người Công Giáo hằng năm.

2. Lễ Chúa Lên Trời

Theo lời Tiên Tri thì sau khi Chúa Giêsu sống lại rồi người sẽ lên trời 40 ngày sau. Trong Tân Ước cũng có ghi lại, sau khi sống lại, Chúa Giêsu ở lại cùng các môn đệ 40 ngày rồi mới kết thúc sự hiện diện của mình nơi trần thế. Lễ Chúa Lên Trời thường rơi vào ngày Thứ Năm nhưng các Giáo Hội cũng có thể dời vào Chúa Nhật kế tiếp để mọi người tiện tham dự.

3. Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống

Sau khi Chúa Giêsu lên trời thì Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống trên các thánh Tông đồ và Hội Thánh mới thành lập. Đây cũng được xem là một lễ trọng của người Công Giáo và được cử hành vào ngày thứ năm mươi của mùa Phục Sinh. Một số nơi còn gọi đây là lễ Hiện Xuống.

4. Lễ Đức Mẹ Lên Trời

Bên cạnh Đức Chúa Giêsu thì Đức Mẹ Maria cũng được nhiều người tin yêu. Lễ Đức Mẹ lên trời là lễ xưa nhất trong các ngày lễ dành cho Đức Mẹ. Lễ rơi vào ngày 15 tháng 8 hằng năm. Một số nơi cũng gọi lễ này là lễ Đức Mẹ an giấc. Và tuỳ mỗi nơi có thể có thêm chuộc lễ và ngày tạ ơn Đức Mẹ.

5. Lễ các Thánh

Lễ các Thánh được tổ chức vào ngày 1 tháng 11 hằng năm là ngày lễ trọng nhằm tôn vinh các vị Thánh trên Thiên đàng. Đây cũng là dịp để giáo dân học theo các Thánh để nhân loại luôn nhớ đến các việc lành phúc đức, rao giảng tin mừng, sống đẹp lòng Chúa.

6. Lễ Giáng Sinh

Lễ Giáng Sinh hay Noel là ngày lễ trọng cuối cùng trong năm của đạo Công Giáo. Giáng sinh nhằm ngày 25 tháng 12 hằng năm nhưng từ trước đó một tháng người dân đã chuẩn bị trang trí để đón mừng ngày Chúa Giêsu ra đời. Không chỉ các nhà thờ mà ngay cả nhà giáo dân và khu vực xóm đạo cũng giăng đèn, làm hang đá hết sức lộng lẫy thu hút sự chú ý của mọi người cả trong và ngoài đạo.

Cũng giống như bao Đạo giáo khác thì Đạo Công Giáo cũng muốn dạy những điều tốt đẹp cho giáo dân của mình. Ngoài ra niềm tin tín ngưỡng cũng giúp giáo dân vượt qua được những thời điểm khó khăn. Mong rằng chút kiến thức về Đạo Công Giáo đã giúp mọi người hiểu hơn về tôn giáo linh thiêng này.