Công giáo

Khái quát đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Nam Định

Nam Định được biết đến là tỉnh mà đạo Công giáo phát triển mạnh mẽ nhất cả nước. Và là nơi có giáo sĩ Công giáo đến truyền đạo đầu tiên ở miền Bắc Việt Nam.

1503

Theo sử sách, vào năm 1533 đã có những nhà truyền giáo đầu tiên tới Việt Nam, và những địa danh đầu tiên các nhà truyền giáo đặt chân đến là: Trà Lũ (khu vực Phú Nhai ngày nay), Quần Anh (nay là Quần Phương), và Ninh Cường đều là những miền đất thuộc giáo phận Bùi Chu nằm trên địa bàn tỉnh Nam Định. Đây không chỉ là nơi đầu tiên ở Việt Nam đạo Công giáo được truyền bá, nơi đây còn nổi tiếng là mảnh đất của những nhà thờ với kiến trúc Gothic cổ kính đẹp, lưu giữ nhiều giá trị văn hóa cùng với số lượng tín đồ đông và nhiều ngày lễ lơn đặc biệt của Giáo hội trong năm.

Đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Nam Định bao gồm trọn vẹn giáo phận Bùi Chu và một phần giáo phận Hà Nội.

– Giáo phận Bùi Chu thuộc địa bàn 6 huyện (Xuân Trường, Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Trực Ninh, Nam Trực) và một phần thành phố Nam Ðịnh (Giáo xứ Phong Lộc và giáo xứ Khoái Đồng).

Khái quát đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Nam Định

– Một phần giáo phận Hà Nội thuộc địa bàn thành phố Nam Định và các huyện Vụ Bản, Mỹ Lộc, Ý Yên.

Hiện nay, toàn tỉnh có 172 nhà thờ xứ, 492 nhà thờ họ; có 1 Giám mục, 250 Linh mục (trong đó: Giáo phận Bùi Chu: 1 Giám mục, 225 Linh mục; Giáo phận Hà Nội: 25 Linh mục); 473.051 giáo dân (trong đó: giáo phận Bùi Chu: 405.256; giáo phận Hà Nội: 67.795; chiếm gần 25% dân số toàn tỉnh); 6 dòng tu là Dòng Đa minh, Mân Côi, Thăm Viếng, Trinh Vương, Mến Thánh giá (thuộc Giáo phận Bùi Chu) và Dòng Mến Thánh giá (thuộc Giáo phận Hà Nội) với 35 cơ sở dòng, trên 800 nữ tu; có Toà Giám mục Bùi Chu và Đại chủng viện Đức Mẹ vô nhiễm Bùi Chu.

Nhìn chung trong những năm qua chức sắc, tín đồ đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Nam Định luôn phát huy, thực hiện tốt phương châm “tốt đời, đẹp đạo”, chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về các lĩnh vực của đời sống xã hội nói chung về tín ngưỡng, tôn giáo nói riêng; thực hiện các hoạt động, sinh hoạt tôn giáo tuân thủ quy định của pháp luật, tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, nhân đạo và các phong trào thi đua yêu nước do địa phương phát động.

0 ( 0 bình chọn )

Văn hóa tâm linh
https://vanhoatamlinh.com
Tìm hiểu về văn hóa tâm linh của người Việt từ xưa tới nay. Phong tục tập quán, tín ngưỡng (Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Đạo Mẫu).
Ý kiến bạn đọc (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài cùng chuyên mục

Kết nối với chúng tôi

Có thể bạn quan tâm

Chuyên mục

Bài viết mới
Xem thêm