Công giáo

Sự khác biệt giữa đạo Công Giáo và các đạo khác

Bài viết này nói về sự khác biệt giữa đạo Công Giáo và các đạo khác giúp độc giả hiểu rõ hơn về một trong những tôn giáo lớn nhất thế giới này.

2211

Điều làm nên sự khác biệt giữa đạo Công giáo với các đạo khác đó là:

Sự khác biệt thứ nhất: Tất cả các tôn giáo đều do con người sáng lập, còn đạo Công Giáo do chính Thiên Chúa sáng lập, qua Đức Giêsu Kitô con một Thiên Chúa, Ngài đã nhập thể và nhập thế trở thành con người thực sự để ở giữa nhân loại và chính Ngài mạc khải cho nhân loại hình ảnh rõ nét của Thiên Chúa, Ngài là chủ của vương quốc tình yêu. Điều này đã được lịch sử minh chứng qua Kinh Thánh gồm Cựu Ước và Tân Ước.

Sự khác biệt thứ hai: Hiện tại song hành với đạo Công Giáo tại Việt Nam có những Tôn Giáo như: Phật Giáo, Hoà hảo, Cao Đài, Đạo Ông Bà

Tất cả những tôn giáo kể trên đều dạy tín đồ của mình ăn ngay ở lành, nói đúng hơn là dạy tín đồ sống đạo làm người tất cả những giáo lý đó rất tốt, nhưng chỉ dừng lại ở phạm trù luân lý.

Sự khác biệt giữa đạo Công Giáo và các đạo khác
Đạo Công Giáo

Riêng đối với đạo Công Giáo ngoài việc dạy mọi tín hữu về luân lý, thì điều khác biệt rất lớn đó là hướng dẫn và giúp cho mọi tín hữu nhận ra một chân lý tối thượng. Đó là nhận ra mình là con Thiên Chúa và được mang hình ảnh của Ngài, dù người đó là ai, sống bậc sống nào, lớn hay nhỏ, già hay trẻ, không phân biệt màu da, giới tính, ngôn ngữ, tất cả đều là anh em với nhau, cùng gọi Thiên Chúa Cha, và được mời gọi sống chan hoà trong yêu thương, phục vụ, công bằng và bác ái. Điều quan trọng nhất sẽ được ở trong mái nhà của Thiên Chúa trong hạnh phúc, bình an, không vành khăn xô, không tiếng khóc ly biệt, không còn khổ đau và hận thù sau khi từ giã cõi đời này.

Sự khác biệt thứ ba: Đối với giáo lý nhà Phật dạy tín đồ đi vào con đường “Xuất Thế” như: Diệt khổ, diệt dục, diệt tham sân si, cố gắng thoát khỏi cảnh “Đời Là Bể Khổ”. Tự mình đi tìm con đường cứu lấy chính mình thoát khỏi nghiệp báo, nghiệp chướng, ách khổ bằng những hình thức: ăn chay trường, đi lễ chùa vào những ngày rằm, mùng 1 âm lịch, cả những việc bác ái, thực hiện để trả nợ đời.

Với niềm tin Kitô Giáo nói chung và đạo Công Giáo nói riêng, luôn mời gọi và dạy Tín Hữu học theo Đức Kitô đi vào con đường “Nhập Thế” Ngài là Thiên Chúa tối cao, theo ngôn ngữ dân gian vẫn gọi Ngài là “Ông Trời” nhưng Ngài đã từ bỏ cõi trời vinh quang, hạnh phúc, xuống mặc lấy thân phận con người sống giữa con người cùng đồng cam cộng khổ với con người, ngoại trừ tội lỗi và giúp cho con người vượt khổ, giúp cho con người sống đúng với phẩm giá của mình là con Thiên Chúa. Để rồi nhờ ơn của Ngài mà mọi tín hữu dẫu đang sống trong khổ đau, lầm lỗi, yếu đuối, biết noi gương của Ngài mà cùng giúp nhau vượt khổ qua tình liên đới bác ái và yêu thương. Sống giữa thế gian nhưng không lệ thuộc vào thế gian, không né tránh đau khổ, nhưng biết dùng tất cả như khổ dau, đói nghèo, bệnh hoạn, tình yêu, tình dục để được cộng tác vào chương trình sáng tạo, cứu độ của Thiên Chúa trong Đức Giêsu và qua Đức Giêsu.

0 ( 0 bình chọn )

Văn hóa tâm linh
https://vanhoatamlinh.com
Tìm hiểu về văn hóa tâm linh của người Việt từ xưa tới nay. Phong tục tập quán, tín ngưỡng (Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Đạo Mẫu).
Ý kiến bạn đọc (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài cùng chuyên mục

Kết nối với chúng tôi

Có thể bạn quan tâm

Chuyên mục

Bài viết mới
Xem thêm