Tứ Phủ Thánh Mẫu

Cô Bé Đông Cuông là ai, được thờ ở đâu?

Cô Bé Đông Cuông là vị thánh cô linh thiêng được nhắc đến trong tín ngưỡng thờ đạo Mẫu Tứ Phủ. Vậy Cô Bé Đông Cuông là ai?

1697

Sự tích Cô Bé Đông Cuông

Cô Bé Đông Cuông là một trong ba vị cô bé hầu cận Mẫu Đông Cuông trong Tứ Phủ nên cô có danh xưng là Cô Bé Đông Cuông. Cô chính là hóa thân của Cô Bé Thượng Ngàn. Cho đến nay các ghi chép về thần tích Cô Bé Đông Cuông dù chưa có đầy đủ rõ ràng, tuy nhiên theo các bản văn thì Đông Cuông chính là quê nhà của cô và cô hầu cận Mẫu Đông Cuông.

Dù thuộc dòng đài cát trâm anh nhưng cô có lòng thương người vô bờ nên luôn ra tay cứu giúp người dân. Cô được Mẫu khen là một cô bé nhu mì, nết na, thùy mị, dịu dàng, đảm đang và thường gảy đàn ngâm ca. Dù vậy, tính cô cũng rất phân minh rõ ràng. Có tội cô xử, biết tội cô tha. Người sống bất nhân, bất nghĩa cô sẽ trừng phạt nặng. Người sống hiền lương, hiếu thuận cô sẽ luôn phù hộ độ trì.

Cô Bé Đông Cuông là ai, được thờ ở đâu?

Cô là hầu cận bên Mẫu Đông Cuông nên luôn tâu với Mẫu mọi việc về nhân tình thế thái để Mẫu ban tài, ban lộc cho con nhang, đệ tử nhất tâm.

“Tiên cô bé trên ngàn lừng lẫy
Đất Đông Cuông đã dạy thần oai

Ơn Cô Bé bản mường thịnh thái
Đền Đông Cuông đức đại tối linh”

Hầu giá Cô Bé Đông Cuông

Cô bé Đông Cuông thường hay giá ngự về đồng với trang phục quần áo thổ cẩm, chân quấn xà cạp, đeo kiềng bạc, tay cầm ô và vai đeo gùi.

Cô Bé Đông Cuông là ai, được thờ ở đâu?

Khi về đồng sau khi làm lễ khai cuông lễ Mẫu, rồi múa mồi, múa ô, thực hiện các thao tác như người làm rẫy làm nương.

Căn Cô Bé Đông Cuông

Có thể nói giá Cô Bé luôn là một trong những giá hầu vui nhộn sinh động nhất trong. Những người hợp căn hợp mệnh với Cô Bé Đông Cuông thường có tính cách giống cô. Đó là nhí nhảnh, vui tươi, hòa đồng và có chút tinh nghịch như một cô bé, đôi khi cũng hơi đành hanh.

Nếu được Cô ban lộc, bản thân biết tu tâm thì sẽ làm ăn rất thuận lợi, có tài, có lộc, cuộc sống sung túc.

Đền thờ Cô Bé Đông Cuông

Đền thờ Cô Bé Đông Cuông nằm trên đường vào Đền Mẫu Đông Cuông, ở xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (cách thành phố Yên Bái chừng 50 km). Tại đền còn phối thờ Cô Đôi Thượng NgànCô Chín Thượng Ngàn.

Ngày trước đường lên đền Đông Cuông còn khó đi, hiện nay sau khi hoàn thành tuyến cao tốc Hà Nội – Lào Cài, thì việc di chuyển lên tới đền Đông Cuông dễ dàng và đơn giản hơn nhiều. Việc di chuyển chỉ áng chừng 2-3h đồng hồ.

Bản văn Cô Bé Đông Cuông

Nương xanh ngắt núi đồi hùng vĩ

Đền Đông Cuông tú khí chung linh

Sông Thao thác đổ trướng hình

Đông Cuông cổ tích hữu tình danh lam

Tiên Cô Bé trên ngàn lừng lẫy

Đất Đông Cuông đã dậy thần oai

Trăng in mặt nước ghềnh ngai

Chênh vênh núi đá suối đồi bao la

Tiên Cô Bé vào ra hầu cận

Việc trong ngoài cần mẫn sớm trưa

Mẫu ban coi sóc các toà

Nhờ tay Cô Bé thông già thêm xanh

Giữa giờ tý hiện hình bẻ lái

Vượt lên ghềnh thác cái thác con

Thác Chèm bắt nhịp hò khoan

Phố Lu Trái Hút lại sang Bảo Hà

Nón tu lờ lẵng hoa đủng đỉnh

Đàn ngũ âm tang tính tình tang

Đêm thanh mắc võng giữa ngàn

Bạn tiên hội họp khúc đàn giao ca

Vòng bạch ngọc tay ngà uốn khúc

Quạt thanh phong áo lục xinh ghê

Đầy ngàn hoa quả xum xuê

Mão đầu hái quả tiến về Đông Cuông

Ơn Cô Bé bản mường thịnh thái

Đền Đông Cuông đức đại tối linh

Nhấp nhô cá lượn trước ghềnh

Giếng trong lầu mát xinh xinh khác thường

Vượn ru con trên ngàn rầu rĩ

Suối gảy đàn văng vẳng êm tai

Quy thần phục trước ghềnh ngai

Lũ chim bạch hạc bày đôi đèn lồng

Giục canh tác gà rừng báo thức

Gọi hè về rạo rực tiếng ve

Mưa ngâu đóm lửa lập loè

Tiếng kêu gõ mõ tiến về cô thôn

Thuyền xuôi ngược giương buồm bẻ lái

Đội ngư phường sớm tối buông câu

Trải bao nắng nỏ mưa dầu

Hoa đào đua nở về chầu chúa tiên

Lệnh tiên nữ ban truyền các tướng

Cưỡi trên mình bạch tượng ra quân

Lệnh truyền các chúng sơn thần

Sơn trang tám tướng hộ dân trừ tà

Nghe hiệu lệnh kèn loa rạo rực

Nữ yêu tinh khiếp phục thần oai

Ơn trên giáng phúc trừ tai

Dân nhờ phúc ấy núi đồi nở hoa

5 ( 1 bình chọn )

Văn hóa tâm linh
https://vanhoatamlinh.com
Tìm hiểu về văn hóa tâm linh của người Việt từ xưa tới nay. Phong tục tập quán, tín ngưỡng (Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Đạo Mẫu).
Ý kiến bạn đọc (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài cùng chuyên mục

Kết nối với chúng tôi

Có thể bạn quan tâm

Kinh Mẫu Thượng Thiên

30/05/2021 09:00 3134

Sự tích Cậu Bé Đồi Ngang

17/06/2021 09:00 2996

Chuyên mục

Bài viết mới
Xem thêm