Tứ Phủ Thánh Mẫu

Cô Bé Thượng Ngàn là ai? Đền thờ Cô Bé Thượng Ngàn ở đâu?

Cô Bé Thượng Ngàn là một vị tiên cô trên tòa Sơn Trang, theo hầu mẫu Thượng Ngàn. Cô Bé Thượng Ngàn là một tiên cô nổi tiếng rất hay về ngự đồng.

1676

Cô Bé Thượng Ngàn có một số đền thờ riêng, nhưng chủ yếu được phối thờ ở các cung hay lầu cô ở các đền phủ.

Tên gọi Cô bé Thượng Ngàn

Cô bé Thượng Ngàn thường được gọi tên theo các địa danh của các đền thờ. Như vậy, có rất nhiều các cô bé trên khắp các cửa rừng. Và mỗi nơi thần tích về các cô bé cũng một khác nhau.

Cô Bé Thượng Ngàn là ai? Đền thờ Cô Bé Thượng Ngàn ở đâu?

Đền thờ Cô bé Thượng Ngàn ở đâu?

Sự khác nhau về thần tích ở mỗi đền cũng là chuyện thường tình bởi thần tích về các cô chủ yếu là truyền miệng. Có thể kể ra dưới đây một vài nơi thờ Cô bé Thượng Ngàn nổi tiếng:

+ Cô Bé Thượng Ngàn (thành phố Lạng Sơn)

+ Cô Bé Suối Ngang (Hữu Lũng, Lạng Sơn)

+ Cô Bé Đèo Kẻng (Thất Khê).

+ Cô Bé Đông Cuông (huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái)

+ Cô Bé Tân An (Lào Cai)

+ Cô Bé Cây Xanh (Bắc Giang và Tuyên Quang)

+ Cô Bé Nguyệt Hồ (Bắc Giang)

+ Cô Bé Minh Lương (huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang)

+ Cô Bé Mỏ Than (thành phố Tuyên Quang)

Ngoài ra, Cô Bé Thượng Ngàn còn thờ ở nhiều nơi khác nữa.

Bản văn Cô Bé Thượng Ngàn

Hát xá:

Riêng một thú trên ngàn lừng lẫy
Đỉnh non bồng một cảnh sơn trang
Cô Bé xinh thay một thú trên ngàn
Bầu trời cảnh Phật, phong quang bốn mùa
Trên bát ngát trăm hoa đua nở
Dưới vật bầy cầm thú nhởn nhơ
Chim bay phấp phới mọi nơi i i i
Cá theo ngược nước đua bơi vẫy vùng
Ở trên ngàn trùng, gió reo lác đác
Dưới đồi non đá chất treo leo i i i
Kẻ xuôi người ngược hò reo vang lừng
Núi đá xếp mấy tầng cao thấp
Ngàn cỏ hoa thắm sắc màu xanh
Cô Bé càng nhìn đồi núi càng xinh i i i
Hương phô sắc thắm đua tranh mọi màu
Cô càng thích thú một bầu phong cảnh
Mùi cơm lam thịt thính cô ưa
Đồng Đăng áo cá chợ Bờ i i i
Cao Bằng, Thành Lạng tam cờ trên tỉnh Tuyên
Kìa chờ mới về đền cây thị
Chùa Tham Thanh nhất nhị vào ra
Cô Bé rong chơi Hà Giang, Bắc Mục, Bảo Hà
Sông Thao, sông Cả, sông Bờ, sông Dâu
Kìa ngư phủ buông câu thả lưới
Nọ tiều phu đốt củi rừng sâu
Ngụ bốn mùa gió mát trăng thâu
Non nhân nước trí một bầu cảnh tiên
Thú cảnh vật rừng chim ao cá
Sẵn măng rang măng lứa măng tre
Sơm khuya cô Bé đi về
Cô bước chân ra, ngàn dặm băng qua
Đường trường dốc núi uốn khúc quanh đèo
Vách đá cheo leo, sớm chiều đủng đỉnh
Công xoè cánh bên ghềnh múa quạt
Phượng gảy đàn ca hát đêm thâu
Cô Bé dạy voi kéo gỗ bắc cầu
Xây lầu mẫu ngự, dựng đền cô Bé chơi
Lầu bóng mát, thảnh thơi chải chuốt
Nước long lanh lược dắt trâm cài
Thỉnh mời cô Bé dáng lâm
Chứng cho lễ vật chứng tâm cho thanh đồng

Hát xá thượng:

Các bạn tiên đủng đỉnh ra về
Nón chiêng hải sao lăng hoa ngạt ngào
Sớm sông Lô cô vào tuần hạc
Các bạn tiên đàn hát líu lo
Rượu tăm hiến đủ ba vò
Cơm, lam thịt thính, khuế chua măng vầu
Thoi độc mộc đua nhau bẻ lái
Vượt muôn trùng thác cái, thác con
Ầm ầm thác đổ đá mòn
Xa nghe con vượn ru con buồn rầu
Loài bách thủ rủ nhau tìm đến
Vượt muôn trùng dâng tiến quả hoa
Lệnh cô Bé truyền voi trắng chín ngà
Tiên cô thượng ngự kèn loa dập dệnh
Cô ngự tính tình đàn thông một khúc
Nhịp xênh ngô sáo trúc véo von
Xa nghe chim cú gọi hồn
Ma thiêng nước độc đầu non hổ gầm
Loài bầy cáo âm thầm lặng lẽ
Tiếng gà rừng thường lệ điểm canh
Nửa đêm giờ Tý hiện hình
Áo chàm vòng bạc đai xanh mỹ miều
Cô giận hải sảo lưng đeo cũng tiễn
Hú ba quân thắng tiến rừng sâu
Lệnh truyền mán mọ sơn đầu
Nghe cô hạ lệnh rủ nhau mà về
Nghe chấn khắp Giang Khê rừng thẳm
Các cửa ngàn bắc nậm thông reo.

0 ( 0 bình chọn )

Văn hóa tâm linh
https://vanhoatamlinh.com
Tìm hiểu về văn hóa tâm linh của người Việt từ xưa tới nay. Phong tục tập quán, tín ngưỡng (Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Đạo Mẫu).
Ý kiến bạn đọc (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài cùng chuyên mục

Kết nối với chúng tôi

Có thể bạn quan tâm

Kinh Mẫu Thượng Thiên

30/05/2021 09:00 3197

Sự tích Cậu Bé Đồi Ngang

17/06/2021 09:00 3053

Chuyên mục

Bài viết mới
Xem thêm