Tứ Phủ Thánh Mẫu

Cô Bé Cây xanh là ai, đền thờ ở đâu?

Cô Bé Cây Xanh là thánh cô bản đền bản cảnh được phối thờ vào hệ thống thần linh Tứ phủ. Cô Bé Cây Xanh là tên gọi khác của Cô Bé Thượng Ngàn.

1378

Sự tích và thân thế Cô Bé Cây Xanh

Cho đến hiện nay sự tích và thân thế về Cô Bé Cây Xanh chưa có nhiều tài liệu ghi chép lại. Người ta chỉ biết rằng trong dân gian còn tương truyền về thân thế Cô Bé Cây Xanh là một trong những cô bé theo hầu Quế Mỵ Nương Công chúa – tên gọi khác của Mẫu Thượng Ngàn.

Cô Bé Cây Xanh được thờ ở đâu?

Đền Cô Bé Cây Xanh Bắc Giang

Cô Bé Cây Xanh Bắc Giang được thờ chính tại Đền Cô Bé Cây Xanh, nằm trong Khu Du lịch Tâm linh Suối Mỡ thuộc địa phận xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam, cách thành phố Bắc Giang khoảng 32km về phía Đông Bắc.

Khu du lịch Suối Mỡ Bắc Giang chỉ cách thành phố Hà Nội khoảng gần 100km nên khá thuận tiện về giao thông đi lại. Đền Cô Bé Cây Xanh nằm cách Đền Hạ Suối Mỡ chừng 2 km.

Đền thờ cô bé cây xanh là một ngôi đền nhỏ, nhưng uy nghi, rất mực linh thiêng. Cung thờ chính bản đền là thờ Cô bé Cây Xanh. Phía sau tượng thờ của Cô là Tam Tòa Thánh Mẫu. Cô Bé Cây Xanh choàng xiêm y màu xanh, đầu vấn khăn xanh cài trâm hoa, ngự trong khám sơn son thiếp vàng.

Cô Bé Cây xanh là ai, đền thờ ở đâu?

Đền Cô Bé Cây xanh hiện nay vẫn là ngôi đền nhỏ, các ban Cô, ban Cậu còn nhỏ và bài trí còn khá đơn sơ.

Nghe nói đền Cô Bé Cây Xanh là một ngôi đền khá linh thiêng. Nếu ai có dịp qua khu du lịch tâm linh Suối Mỡ nên ghé qua đền Cô bé Cây xanh để xin lộc Cô. Để xin cho tươi như lá, tốt như hoa.

Ai về suối mỡ Bắc Giang
Ghé thăm cô bé cảnh xanh ngự đền
Đền cô bé nhỏ xinh xinh
Hàng cây tươi tốt oai linh thuở nào.

Hát văn Cô Bé Cây Xanh – Bắc Giang

Đền Cô Bé Cây Xanh – Tuyên Quang

Nếu ai đã về Tuyên Quang rồi thì cũng xin lưu ý là Cô Bé Cây Xanh ở đền cảnh xanh Tuyên Quang có sự tích khác với Cô Bé Cây Xanh ngự ở Bắc Giang. Tuy vậy, chúng ta vẫn có thể coi cô là Cô Bé Thượng Ngàn.

Đền Cây Xanh là một ngôi điện thờ nhỏ được xây dựng vào khoảng nửa cuối thế kỷ XIX. Đền Cây Xanh được người xưa dựng nên để thờ phụng vị Thánh Mẫu Thượng ngàn (còn gọi là Lâm cung Thánh Mẫu).

Cô Bé Cây xanh là ai, đền thờ ở đâu?

Ngoài ra, đền còn phối thờ Đức Thánh Trần và Cô Bé Cây Xanh. Cô Bé Cây Xanh là người hầu cận mẫu Thượng Ngàn tại bản đền và được thờ tại lầu cô.

Hát văn Cô Bé Cây Xanh – Tuyên Quang

Bản văn Cô Bé Cây Xanh

Trên Bát ngát trăm hoa đua nở

Kẻ ngược xuôi qua lại cúc cung

Chơi đâu thời đó vui mừng

Dạy chim oanh hót dạy người rừng bán buôn

Có phen dạy vượn ru con

Con kêu con hót nỉ non buồn rầu

Một đàn cầm thú bảo nhau

Con kêu con hót con tâu con quỳ

Con bay trước cửa rù rì

Giọng như chim sáo tì ti tình là

Dạo chơi khắp hết gần xa

Đêm đem biến hiện vào ra cửa rừng

Phép màu lục trí thần thông

Lầu hồng phủ tía thánh cung ra vào

Đêm đêm gác tía võng đào

Cây xanh mắc vòng cành cao cợt cười

Quở đến ai trong dạ bồi hồi

Ruột gan nóng sốt như sôi như bào

Đặt mình là thấy chiêm bao

Đã hay đau ốm lại hao tốn tiền

Biết ra thời nhẹ như tên

Nếu mà không biết như thuyền bỏ neo

Quở cho trăm chứng hiểm nghèo

Khi thời lội suối lúc trèo lên cây

Làm cho lòng dạ vơi rầy

Cơm ăn chẳng được nước rầy cầm hơi

Thuốc vào lại vã mồ hôi

Phép thành uy trời khôn đổi được đâu

Còn ai trốn tránh chưa hầu

Biết danh Cô Bé phải mua về đền

Đôi hài quả nón dâng lên

Tiến về thánh phủ, trình lên bơ tòa

Độ người đi nụ về hoa

Đi tươi về tốt đi xa về gần

Ai thời có phúc cho phần

Thay quyền vương mẫu câm cân cõi phàm

Thương ai núi ngọc non vàng

Cho buôn may bán đắt nhẹ nhàng thảnh thơi

Cô lại cho tài lộc hơn người

Phúc cao thọ hưởng đời đời ấm no

Tâm thành khấn nguyện cô cho

Nhớ mà trả lễ đừng vờ quên đi

Muốn quên cô để cho quên

Một lần không giả cô bắt đền ba

Tiên cô vốn tính hay là

Trần gian không biết cô đà trêu chơi

Giận ai cô chẳng chả nhời

Làm tôi Cô Bé Thượng suốt đời thành tâm

Ba mươi mùng một hôm rằm

Hương hoa lễ vật thành tâm đảo cầu

Hôm nay tiến bản văn chầu

Khuông phù đệ tử sở cầu tòng tâm.

0 ( 0 bình chọn )

Văn hóa tâm linh
https://vanhoatamlinh.com
Tìm hiểu về văn hóa tâm linh của người Việt từ xưa tới nay. Phong tục tập quán, tín ngưỡng (Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Đạo Mẫu).
Ý kiến bạn đọc (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài cùng chuyên mục

Kết nối với chúng tôi

Có thể bạn quan tâm

Kinh Mẫu Thượng Thiên

30/05/2021 09:00 3221

Sự tích Cậu Bé Đồi Ngang

17/06/2021 09:00 3074

Chuyên mục

Bài viết mới
Xem thêm