Tứ Phủ Thánh Mẫu

Đền Tuần Quán ở Yên Bái thờ Lẫm Sơn Công Chúa

Tương truyền Lẫm Sơn Công Chúa là chị gái của Chầu Đệ Nhị Thượng ngàn khi Chầu giáng trần, bà được thờ tại đền Tuần Quán ở thành phố Yên Bái.

1094

Tại Đền Tuần Quán có thờ thánh Mẫu Liễu Hạnh (vị thần cao nhất ở đền Tuần Quán); Lẫm Sơn Công chúa Khâm Sai; Ngũ vị tôn ông; Tứ phủ ông Hoàng; Đức Thánh Trần.

Sự tích Lẫm Sơn Công Chúa

Lẫm Sơn Công Chúa Khâm Sai nguyên là trưởng nữ Tri phủ Quy Hóa Nguyễn Công được vua Khải Định phong tặng Trung Đẳng Thần. Bà được vua giao cho sứ mệnh trấn giữ cả vùng Bảo Hà tức tỉnh Lào Cai hiện nay. Lúc đầu bà được thờ tại miếu Văn Phú. Tuy nhiên, sau khi hiển linh, bà được tôn phong là Bà Lớn Tuần và được nhân dân thờ phụng tại đền Tuần Quán.

Khánh tiệc Lẫm Sơn Công Chúa

Lẫm Sơn Công Chúa Khâm Sai được thờ chính tại đền Tuần Quán (Yên Bái). Hàng năm, để tỏ lòng thành kính, biết ơn và tưởng nhớ đến công lao của Lẫm Sơn Công Chúa và Thánh Mẫu Liễu Hạnh, từ ngày mồng 1 đến ngày mồng 6 tháng 3 (âm lịch), đền Tuần Quán lại tổ chức lễ hội.

Đền Tuần Quán ở Yên Bái thờ Lẫm Sơn Công Chúa

Đây là lễ hội lớn nhất trong năm của đền, thu hút hàng ngàn du khách từ khắp nơi đổ về trảy hội. Thông qua những hình thức sinh hoạt văn hóa mang đậm màu sắc dân gian nói trên đã tạo cho ngày hội thêm sống động và thực sự trở thành nơi giao lưu văn hóa có ý nghĩa.

Đền Tuần Quán ở Yên Bái

Đền Tuần Quán là ngôi đền thiêng nằm bên bờ tả ngạn sông Hồng. Ngôi đền được biết đến như một điểm cúng lễ cầu an, cầu tài lộc của phật tử tứ phương. Không chỉ thế, ngôi đền còn là nơi ghi dấu biết bao sự kiện lịch sử hào hùng trong quá trình chống giặc cứu nước của nhân dân ta.

Đền Tuần Quán ở Yên Bái thờ Lẫm Sơn Công Chúa

Đền được bao quanh bởi một vùng núi và sông. Ngay đằng sau đền là dãy gò bát úp ken cao khoảng 30 đến 50m. Ngăn đền với dãy đồi bao quanh là con đường sắt Yên Bái – Hà Nội trải dài được xây dựng từ thời Pháp thuộc. Con sông Hồng đục ngầu phù sa cuồn cuộn chảy ngay giáp chân đền, chính hướng mặt đền.

Núi ấp, sông ôm một ngôi đền

Suốt mấy trăm năm nức tiếng thiêng

Thánh Mẫu giúp bao người đỡ khổ

Dân ước Đền Tuần mãi vững bền

Xưa kia đền Tuần Quán thuộc tổng Bách Lẫm, huyện Trấn Yên, tỉnh Hưng Hóa, nay thuộc phố Bách Lẫm, phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái. Đền còn có tên gọi khác là Đền thần Diệp phu nhân Bách Lẫm và đền Vệ Quốc. Lịch sử ghi lại: Đền có từ đầu thế kỷ 15. Đền thờ mẫu Liễu Hạnh, tương truyền bà chính là Quỳnh Hoa công chúa giáng trần đã có công “Hộ quốc tý dân”. Liễu Hạnh đã lên Yên Bái, hiển ứng ở đền Tuần Quán hóa thành bà già chữa bệnh cho dân, cứu giúp người hoạn nạn, trừ bạo, đem lại sự công bằng cho dân. Vì vậy, vua Lê Hiển Tông năm Cảnh Hưng 44 đã ban cho sắc phong là “Đức chúa Quốc Mẫu Hoàng Ân Phương Dung” và được nhân dân tôn là Thánh Ân thờ tại đền Tuần Quán.

Đền Tuần Quán ở Yên Bái thờ Lẫm Sơn Công Chúa

Trải qua các thời kỳ lịch sử, đền không chỉ là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của các tín đồ phật tử thập phương mà còn trở thành nơi ghi dấu những sự kiện, những mốc lịch sử quan trọng của đất nước gắn liền với tên tuổi các anh hùng dân tộc. Theo “Hồ sơ Di tích đền Tuần Quán” có ghi thì vào chiều 9/2/1930, các chí sĩ yêu nước của Việt Nam Quốc dân Đảng thuộc Chi bộ Xuân Lũng (Phú Thọ) đã đóng giả làm người hành hương mang theo súng đạn, dao và bom tự tạo hòa vào dòng người trảy hội đền Tuần Quán vào đền bái lễ để bàn kế hoạch khởi nghĩa Yên Bái và đúng 10h đêm ngày hôm sau thì cuộc khởi nghĩa Yên Bái nổ ra.

Năm 1940, đồng chí Hoàng Văn Thụ – Ủy viên Thường trực Trung ương Đảng và đồng chí Bùi Đức Minh đã đi tàu và xuống ở khu vực Tuần Quán vào lưu trú ở đền. Từ đây hai đồng chí đã sang Vân Nam – Trung Quốc gặp Bác Hồ. Đền là nơi thông tin cho nhân dân biết nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa được thành lập vào ngày 2/9/1945 và cũng là nơi được chọn làm chi nhánh quyên góp trong “Tuần lễ vàng” ủng hộ kháng chiến của Chính phủ. Tháng 7/1946, đền là điểm hội quân của nhiều đơn vị Vệ quốc đoàn Chiến khu I trước khi tấn công bọn phản động Việt Quốc, giải phóng hoàn toàn tỉnh lỵ. Từ năm 1947 – 1954, đền là khu vực nằm trong tuyến phòng thủ quân sự quan trọng bảo vệ thị xã Yên Bái (nay là thành phố Yên Bái).

Theo thời gian, do chiến tranh và những biến cố thăng trầm của lịch sử đã khiến cho ngôi đền bị tàn phá và hư hại nhiều. Giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc, năm 1998, đền Tuần Quán đã được UBND tỉnh cho phép trùng tu, tôn tạo và xây dựng lại trên nền đất cũ, có tổng diện tích khuôn viên 1.660m2.

0 ( 0 bình chọn )

Văn hóa tâm linh
https://vanhoatamlinh.com
Tìm hiểu về văn hóa tâm linh của người Việt từ xưa tới nay. Phong tục tập quán, tín ngưỡng (Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Đạo Mẫu).
Ý kiến bạn đọc (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài cùng chuyên mục

Kết nối với chúng tôi

Có thể bạn quan tâm

Kinh Mẫu Thượng Thiên

30/05/2021 09:00 3185

Sự tích Cậu Bé Đồi Ngang

17/06/2021 09:00 3042

Chuyên mục

Bài viết mới
Xem thêm