Tứ Phủ Thánh Mẫu

Ngũ Phương Hổ Thần Quan Tán

Ngũ Phương Hổ Thần Quan Tán là bài tán được các đệ tử Đức Thánh Trần tụng cùng với Trần Thánh Đại Vương Chính Kinh Văn.

971

Ngũ Phương Hổ Thần Quan Tán do ai viết?

Tương truyền bài “Ngũ Phương Hổ Thần Quan Tán” do Tướng Quân Phạm Ngũ Lão soạn và giáng bút vào giờ Mùi, ngày rằm, tháng 11 năm Tân Mão, niên hiệu Thành Thái thứ 3. Bài giáng bút này nhằm giải thích cho chúng đệ tử hiểu thấu tục thờ Ngũ Phương Hổ Thần và dán hình Ngũ Hổ tại các cửa trong nhà để trừ tà trấn quỷ của nhân dân ta. Phạm Tôn Thần giáng bài tán này và gọi là Ngũ Phương Hổ Thần Quan Tán nhằm để chính danh cho tục thờ này vậy.

Ngũ Phương Hổ Thần Quan Tán gồm 144 từ và chia thành 36 câu. Mỗi câu mỗi từ đều hàm súc ý nghĩa sâu xa, thấm đẫm tư tưởng Nho gia (nhất là luận thuyết Âm Dương Ngũ Hành và môn Tinh Tượng Học) đồng thời được ứng dụng vào đời sống tâm linh của các đệ tử Đức Thánh Trần theo tinh thần Đạo giáo pha lẫn với tín ngưỡng dân gian của dân tộc ta.

Ngũ Phương Hổ Thần Quan Tán

Sau đây là toàn văn bài Ngũ Phương Hổ Thần Quan Tán:

Ngũ Phương Hổ Thần Quan Tán

Tán viết :

Cực chi ngũ hành
Địa chi ngũ phương
Nhân chi ngũ luân
Thiên chi ngũ thường.

Chú giải :

Cực tức khí Thái Cực trước khi phân định đất trời, tuy vậy trong đó Thái Cực đã chứa âm dương và bao hàm cả sự hình thành nên Ngũ hành là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

Đất có ngũ phương là : Trung ương và Đông, Tây, Nam, Bắc. Đạo làm người phải lấy chữ Ngũ luân là năm mối quan hệ giữa Vua tôi, cha con, vợ chồng, anh em, bạn bè. Trời cũng có Ngũ thường là Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.

Ngưỡng nhi quan yên
Ngũ Đế thị Hoàng
Hoàn nhi liệt yên
Ngũ Hầu nghi Vương.

Chú giải : 
Ngẩng đầu lên mà quan sát, để thấy chòm sao Ngũ Đế tôn nghiêm mà chính vị là sao Hoàng Đế, sao Thanh Đế ở phương Đông, sao Xích Đế ở phương Nam, sao Bạch Đế ở phương Tây, sao Hắc Đế ở phương Bắc.

Ta lại thấy các vì sao giăng quanh nhau mà vẫn phân định rỏ từng vị trí. Chòm sao Ngũ Hầu gồm năm sao Đê Sư, Đê Hữu, Tam Công, Bác Sĩ và Thái Sư chiếu mệnh cho mỗi vương triều.

Ngũ Kinh Ngũ Vỹ
Vân Hán vi chương
Ngũ Xa, Ngũ Hoành
Đẩu vận tề quang.

Chú giải :

Kinh, Vỹ là tên các chòm sao ; Vân Hán là tên gọi Sông Thiên Hà hoặc gọi là dải Ngân Hà, Ngân Hán… tạo nên nét đẹp cả bầu trời.
Sao Xa, sao Hoành là hai sao nằm ở vị trí chuôi của chòm sao Bắc Đẩu, khi sao Đẩu chuyển thì tất cả đều lấp lánh theo.

Đồ thành ngũ điểm
Ngũ số chương dã
Trù tự Ngũ sự
Ngũ phúc khang dã.

Chú giải :

Trong Thiên Hồng Phạm Cửu Trù của Kinh Dịch gọi Ngũ sự là : Mạo (dung mạo), Ngôn (lời nói), Thị (xem), Thính (nghe) và Tư (suy nghĩ) ; còn Ngũ phúc là : Thọ (sống lâu), Phú (giàu có), Khang minh (mạnh khỏe), Du hảo đức (vui theo đức tốt) và Khảo chung mệnh (chết được nhẹ nhàng).

Ngũ điểm (năm chấm) trên lưng con Long Mã đã tạo nên Hà Đồ và năm con số trên lưng con rùa đã làm nên Lạc Thư. Hai cơ sở để tạo nên thuyết Ngũ hành tương sinh và Ngũ hành tương khắc.

Ngũ thổ toại tính
Hậu đức vô cương
Ngũ quan tư chức
Thuận đức giả xương.

Chú giải :

Đất chia làm năm loại : xanh, vàng, trắng, đỏ, đen và vạn vật cũng phải hợp với từng tính chất thổ nghi mà sinh trưởng. Biết thích nghi với điều tự nhiên thì ắt sẽ cho ta công đức sâu dày không bao giờ hết.

Năm giác quan của con người ta đều có chức năng riêng biệt, biết sử dụng triệt để các chức năng là đã thuận theo cái đức của tự nhiên và do đó sẽ nhất định được phát triển vậy !

Như tấu Ngũ âm
Thần nhân kỳ khương
Như điều Ngũ vị
Đỉnh nại kỳ trương.

Chú giải :

Làm được những điều nói trên thì khác nào tấu lên khúc nhạc ngũ âm (gồm : Cung, Thương, Giốc, Chủy, Vũ) để cho cả Thần và người đều vui vẻ.

Như điều hòa được Ngũ vị (gồm : Mặn, Ngọt, Đắng, Cay, Chua) như đúc nên chiếc đỉnh để khuếch trương thành quả.

Thánh thể năng cần
Ngũ cốc dụng lương
Thánh tâm duy tịnh
Ngũ trần đốn vong.

Chú giải :

Nếu biết làm việc siêng năng, thì ngũ cốc sẽ bồi đắp cho ta những kho lương thực dồi dào. Nếu lòng ta thanh tịnh thì ngũ trần cũng lập tức tiêu vong.

Ư đông ư tây
Nam bắc trung ương
Biến nhi hóa chi
Ngũ Nhạc đường đường.

Chú giải :

Dù Đông, tây, nam, bắc, trung ương (tức ngũ phương) có biến hóa đổi dời thì ta vẫn phải giữ cho tâm vững vàng như Ngũ Nhạc (tức Đông Nhạc – Thái Sơn, Tây Nhạc – Hoa Sơn, Nam Nhạc – Hành Sơn, Bắc Nhạc – Hằng Sơn và Trung Nhạc – Tung Sơn).

Vi thanh vi bạch
Xích hắc huyền hoàng
Thần nhi thông chi
Ngũ vị dương dương.

Chú giải :

Dẫu cho xanh hay trắng, đen, đỏ hoặc vàng thì cũng chẳng sao. Vì khi Thần và người cùng cảm ứng, thông suốt cho nhau thì sẽ tạo nên sự linh hiển và Ngũ vị sẽ được vững vàng, lồng lộng.

CHÂN KINH HOÀN
(Hết chân kinh)

0 ( 0 bình chọn )

Văn hóa tâm linh
https://vanhoatamlinh.com
Tìm hiểu về văn hóa tâm linh của người Việt từ xưa tới nay. Phong tục tập quán, tín ngưỡng (Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Đạo Mẫu).
Ý kiến bạn đọc (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài cùng chuyên mục

Kết nối với chúng tôi

Có thể bạn quan tâm

Kinh Mẫu Thượng Thiên

30/05/2021 09:00 3200

Sự tích Cậu Bé Đồi Ngang

17/06/2021 09:00 3056

Chuyên mục

Bài viết mới
Xem thêm