Tứ Phủ Thánh Mẫu

Đền chúa Nguyệt Hồ ở Bắc Giang

Đền Chúa Nguyệt Hồ được mệnh danh là đền thờ “chúa Bói” duy nhất tại Việt Nam. Đây là điểm du lịch văn hóa tâm linh, tín ngưỡng thiêng liêng.

1812

Chúa Nguyệt Hồ là ai?

Chúa Nguyệt Hồ còn gọi là Chúa Đệ Nhị Nguyệt Hồ hay Chúa Bói Nguyệt Hồ. Gọi Chúa Nguyệt Hồ là Chúa Đệ Nhị Nguyệt Hồ bởi Chúa là chúa thứ hai trong Tam vị Chúa Mường. Ngoài ra, Chúa Nguyệt Hồ còn gọi là Nguyệt Nga Công chúa.

Đền chúa Nguyệt Hồ ở đâu Bắc Giang?

Đền thờ Chúa Nguyệt Hồ ngự tại xã Hương Vĩ, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Đền thờ chúa còn có tên là Từ Linh Hồ Nguyệt.

Đền chúa Nguyệt Hồ ở Bắc Giang

Đền nằm tại thượng lưu dòng sông Thương, Bắc Giang ngôi đền là một trong những di tích cổ mang trong mình những tín ngưỡng dân gian gắn liền với truyền thuyết và lịch sử của dân tộc.

Sự tích Chúa Nguyệt Hồ

Về sự tích Chúa Nguyệt Hồ không được đồng nhất trong các tài liệu. Có tài liệu cho rằng Chúa Nguyệt Hồ là con nuôi Vua Hùng, có tài liệu cho rằng bà giáng thế từ thời Lê Trung Hưng. Dưới đây là trích dẫn tóm tắt một số tài liệu:

Tài liệu thứ nhất:

Bà chúa Nguyệt Hồ sinh tại đất Bắc Giang. Chúa có 3 chị em gái, Chúa Nguyệt Hồ là em út. Chị cả là bà Lê Hoa, là một nữ tướng thác tại Hữu Lũng khi bà tham gia trận đánh ở đó. Chị thứ hai là bà Như Hoa. Cả hai người chị của Chúa Nguyệt Hồ đều được dân gian thờ phụng.

Chúa Nguyệt Hồ khi 14 tuổi, bà được Quỷ Cốc Tiên Sinh nhận làm con nuôi và truyền cho bà các thuật chiêm tinh, bói toán và đặt tên hiệu cho bà là Nguyệt Hồ. Sau khi học được phép, bà dành đời mình làm phúc cho dân. Danh tiếng của bà lan đến tai vua. Vua bền truyền chỉ đưa bà về kinh. Mỗi lần ra trận nhà vua thường đến nhờ bà cho quẻ xem lành dữ.

Quỷ Cốc Tiên Sinh là người Tầu nên căm giận đã đem chôn sống bà làm thần giữ của và lập miếu thờ cho bà. Sau khi mất bà vẫn hiển linh giúp người.

Với tài liệu này lý giải Chúa Nguyệt Hồ được gọi là Chúa Bói Nguyệt Hồ.

Tài liệu thứ hai:

Vào đời vua Hùng Duệ Vương, quân Thục tràn sang xâm chiếm nước ta. Vua Hùng hạ chiếu tìm người tài giỏi khắp nước. Bấy giờ tại vùng Bo (Yên Thế), có hai ông họ Cao và họ Quý ra ứng tuyển và được nhà vua phê duyệt. Hai ông đã tuyển mộ quân sĩ và luyện quân chờ giặc. Khi giao chiến, do thế giặc quá mạnh đành rút lui chờ thời. Sau một thời gian, hai ông kéo quân trở lại. Bị đánh bất ngờ, quân Thục thua to.

Sau khi thắng trận, nhà vua đã phong hai ông là Thượng Đẳng Phúc Thần và cho lập đền thờ nơi danh tướng đã đánh trận.

Chúa Nguyệt Hồ chính là con gái của Vị Tướng Họ Cao và được các triều Nguyễn phong là Nguyệt Nga Phu Nhân.

Sự tích này về Chúa Nguyệt Hồ được gắn với tên Nguyệt Nga Công chúa.

Các cung thờ trong Đền Nguyệt Hồ

Đền bà chúa Nguyệt Hồ có lịch sử từ lâu đời, xưa ngôi đền có một cung đặt tượng thờ Nguyệt Nga công chúa và bài trí tượng thờ theo đạo thờ Mẫu, qua thời gian ngôi đền đã được nhân dân địa phương và các nhà hảo tâm công đức tu sửa tôn tạo nhiều lần thêm phần khang trang tố hảo.

Đền chúa Nguyệt Hồ ở Bắc Giang

Quần thể di tích hiện nay gồm các hạng mục công trình: Cổng đền, khu sân đền, hồ Nguyệt, khu đền chính gồm tòa đại bái và hậu cung, kiến trúc theo lối cổ truyền thống. Trong hậu cung đặt tượng Bà Chúa bản đền, chúa Nguyệt Hồ, tức Nguyệt Nga công chúa và bài trí tượng thờ theo đạo thờ Mẫu gồm hàng Thánh Mẫu tới hàng Quan, hàng Chầu, ông Hoàng, các Cô, Cậu và Đức Thánh Trần.

Đền chúa Nguyệt Hồ ở Bắc Giang

Cô bé Nguyệt Hồ

Có lẽ đến với Đền Nguyệt Hồ, chúng ta cũng nên nhắc đến Cô bé Nguyệt Hồ. Cô bé Nguyệt Hồ là Cô bé Bản đền. Cô bé Nguyệt Hồ được thờ trong cung Lầu Cô. Lầu Cô nơi đây thờ Cô bé Nguyệt Hồ và Cô Chín, Cô Bơ. Tương truyền Cô Bé Nguyệt Hồ rất linh thiêng.

Bản văn Cô bé Nguyệt Hồ

Thiên thai một cảnh huy hoàng

Sơn lâm Yên Thế tòa vàng uy nghi

Tặng ban Cô Bé tức thì

Nguyệt Hồ tiên nữ dung nghi ai tày

Cảnh xanh bát ngát trời mây

Lầu thờ Cô Bé vạn bầy cỏ hoa

Sơn Trang học phép Chúa Bà

Lục nhâm tướng pháp bói ra vẹn mười

Khuôn trăng nét ngọc hoa cười

Mày thanh in thắm dáng người thần tiên

Dong chơi khắp hết mọi miền

Khi chơi Phố Kép lúc lên Chí Mìu

Rừng sim bóng nước dập dìu

Tiên Cô Bé Nguyệt sớm chiều họa ca

Ngày thời tấu đối Mẫu Bà

Đêm thường luyện chú trừ tà diệt tinh

Áo xanh, đai thắm lung linh

Khăn chít cánh phượng dáng hình thanh tân

Cứu người một dạ thành tâm

Phạt người báng bổ Thánh thần anh linh

Sơn Lâm Yên Thế hữu tình

Lầu vàng bóng mát một mình thảnh thơi

Xa loan giá ngự đồng chơi

Ban công thưởng lộc cho người vinh hoa

Ai ơi biết phép Cô ra

Ban tài tiếp lộc gần xa cho đồng

Nguyệt Hồ phủ tía lầu hồng

Tiên Cô giá ngự Thanh đồng chờ mong

Chúng con nhất dạ nhất lòng

Thỉnh Cô Bé Nguyệt về đồng cứu dân

Bản gia tín chủ nhất tâm

Nguyện xin Cô Bé lai lâm giáng trần

Cung văn dâng tiến văn đàn

Pháp sư, tứ trụ hỉ hoan mong chờ

Cô Bé giá ngự đền thờ

Bách gia trăm họ được nhờ Tiên Cô

Ngưỡng trông Cô Bé Nguyệt Hồ

Ra tay làm phép cứu cho an lành

Nguyệt Hồ nức tiếng thơm danh

Bắc Giang – Yên Thế đất lành hiển linh

Hôm nay giá ngự điện đình

Khuông phù đệ tử khang ninh thọ trường.

Chúa Nguyệt Hồ có nằm trong hệ thống Tứ phủ hay không?

Chúa Nguyệt Hồ, cũng như Tam Vị Chúa Mường cùng với Chúa Sơn Trang không nằm trong hệ thống Tứ Phủ. Tuy vậy, các đền của Tứ Phủ luôn phối thờ cung Sơn Trang.

Đền chúa Nguyệt Hồ ở Bắc Giang

Hát văn Hầu chúa Nguyệt Hồ

Trong Tam Vị Chúa Mường, thì bà chúa Nguyệt Hồ là chúa bói danh tiếng nhất và rất hay ngự đồng. Khi thỉnh chúa, chúa sẽ về và chứng tòa chúa Đệ Nhị màu xanh lá cây. Do đó, khi hầu đồng, người hầu phải mặc áo xanh, khăn xếp xanh và múa mồi thì chúa mới chứng cho.

Khách thập phương thường về đền lễ Mẫu và hầu chúa Nguyệt Hồ linh thiêng chủ yếu từ Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh …

Đi lễ đền Chúa Nguyệt Hồ

Hàng năm cứ đến những ngày lễ hội lớn tại đền Chúa Nguyệt Hồ hay đền chúa bói Nguyệt Hồ, hàng ngàn lượt khách thập phương trên khắp các tỉnh thành cả nước lại hành hương tìm về nơi đền thiêng để xin lộc, cầu tài, cầu bình an trong cuộc sống. Để bày tỏ lòng thành tâm của mình, các con hương đều dâng đến chúa bà những lễ vật đẹp nhất, cầu kỳ nhất.

Lễ vật khi đến đền Chúa Nguyệt Hồ nên sắm bao gồm 1 bó hoa, 1 đĩa quả gồm nhiều loại quả, 1 chai rượu nhỏ, xôi thịt, 1 đĩa trầu cau, giấy tiền và cánh sớ.

Sau khi dâng những thức lễ này trên ban thờ thánh, bạn chờ hết một tuần hương rồi hạ lễ. Riêng cánh sớ và giấy tiền đem đi hóa tại nơi hóa sớ của đền.

Hội đền Chúa Nguyệt Hồ

Để tôn vinh và ghi nhớ công ơn của bà Chúa Nguyệt Hồ, hàng năm cứ đến ngày 15 tháng 2 âm lịch là nhân dân vùng thượng lưu sông Thương, Bắc Giang lại tổ chức lễ hội tại đền. Trong suốt những ngày diễn ra lễ hội, đền luôn đón hàng ngàn lượt khách tứ phương từ các tỉnh thành về hành hương và lễ chúa bà. Cầu mong bình an, may mắn và tài lộc.

Trong ngày lễ chính, tức ngày 15 tháng 2 âm lịch, nhân dân vùng Bo lại rước kiệu từ đình Bố Hạ về đền Hạ, đền Trung và đền Thượng. Hoàn thành tế lễ tại đền Trung thì mới rước kiệu về đến đền Nguyệt Hồ. Tại đây, phần tế lễ chúa Nguyệt Hồ được thể hiện qua bài cúng hát chầu văn. Những người được chọn hát chầu văn trong phần lễ tế này phải là người hát hay, đàn giỏi và gia đình không có tang bụi.

Có phải Chúa Nguyệt Hồ là Chúa Bói duy nhất không?

Chúa bói theo được thờ theo tín ngưỡng Tứ Phủ thì Chúa Nguyệt Hồ không phải là duy nhất. Tuy nhiên, nổi tiếng nhất vẫn là Chúa Nguyệt Hồ và Chúa Cà Phê.

Chúa Cà Phê là bà chúa bói người Nùng, đền thờ Chúa Cà Phê ở Hữu Lũng, Lạng Sơn.

Bản văn Chúa Nguyệt Hồ

Các bạn click vào để đọc bài viết dưới đây:

Bản văn chúa Đệ Nhị Nguyệt Hồ

2 ( 1 bình chọn )

Văn hóa tâm linh
https://vanhoatamlinh.com
Tìm hiểu về văn hóa tâm linh của người Việt từ xưa tới nay. Phong tục tập quán, tín ngưỡng (Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Đạo Mẫu).
Ý kiến bạn đọc (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài cùng chuyên mục

Kết nối với chúng tôi

Có thể bạn quan tâm

Kinh Mẫu Thượng Thiên

30/05/2021 09:00 3134

Sự tích Cậu Bé Đồi Ngang

17/06/2021 09:00 2995

Chuyên mục

Bài viết mới
Xem thêm