Người ta kể rằng Cô Chín được giáng thế 9 lần và hiện thân của cô được rất nhiều tích khác nhau như Cô Chín Giếng, Cô Chín Sòng Sơn, Cô Chín Thượng Ngàn…
“Bóng gương nga soi miền Nam Việt
Gặp bạn hiền ai biết rằng ai
Có tiên than nữ đan đài
Quản cai chín giếng nơi ngoài Sòng Sơn
So bề tài sắc ai hơn
Hoa ghen mặt ngọc liễu hờn mày châu”
Sự tích về Cô Chín Thượng Ngàn
Cô Chín Thượng Ngàn là hiện thân của Cô Chín Sòng Sơn, là vị thánh cô đứng hàng thứ chín trong Tứ Phủ Thánh Cô, sau Cô Tám Đồi Chè và trước Cô Mười Đồng Mỏ. Dân gian kể rằng Cô Chín là vị Tiên Cô tài phép (cũng có thuyết cho rằng cô là con gái thứ 9 của Đức Vua Cha Ngọc Hoàng Thượng Đế) Cô giáng trần, hóa thành Cô bán nước ở cổng trước đền Ba Dọi, theo hầu Mẫu Sòng) theo hầu cận Thánh Mẫu Liễu Hạnh trong Sòng Sơn, cũng có tài liệu cho rằng Cô hầu bên Chầu Cửu hay Mẫu Thoải.
Theo sự tích dân gian, Cô Chín là người tài giỏi có phép tiên thần thông quảng đại, Cô tinh thông thuật xem bói, 1000 quẻ cô bói ra không sai một quẻ nào. Ai phạm tội gì, Cô về tâu với Thiên Đình cho thu giam hồn phách rồi Cô hành cho điên dại. Khi thanh nhàn, Cô dạo chơi khắp trời Nam, đất Việt, đi qua thấy xứ Thanh cảnh lạ đẹp vô biên, cô liền cho hội họp thần nữ năm ba vạn cát, lấy gỗ sung làm nhà còn cây si thì cô mắc võng. Nhân dân quanh đây cầu đảo thấy linh ứng nên lập đền thờ cô ngay tại đất này. Với phép thần thông quảng đại cùng biệt tài xem bói nghìn quẻ trong những năm chống giặc ngoài xâm lược, cô đã phò vua giúp nước bằng cách tiên đoán trận mạc nhờ đó mà trăm trận trăm thắng.
Cô Chín linh thiêng giúp người cứu đời nên người dân ở khắp muôn nơi luôn dành sự tôn kính nhất định đối với Cô. Theo đó, tại mỗi nơi thờ phụng, người ta lại gọi Cô bằng cái tên khác nhau kèm với sự tích về Cô với tên gọi như: Cô Chín Suối Rồng tại Hải Phòng, Cô Chín Thượng Ngàn tại Bắc Giang, Cô Chín Sòng Sơn tại Thanh Hòa đều là nhưng cách gọi tên khác của Cô Chín. Tại những đền phủ này, nhân dân đều áp dụng hình thức thờ vọng Cô, mong Cô ban phước lành, bình an tới cho muôn dân.
Cô Chín Thượng Ngàn là một trong những hóa hiện của Cô Chín, cô là tiên nữ theo hầu cận kề Mẫu Thượng Ngàn, cô giáng trần nói tiếng Mán, tiếng Mường, cô múa đuốc soi đường, thêu hoa trên vải. Và vì cô Chín vốn là tiên nữ trên thiên cung, hầu cận Mẫu Liễu Hạnh nên Cô Chín thuộc về Thiên Phủ. Tuy vậy, Cô Chín được thờ tại các nơi miền núi thường được gọi là cô Chín Thượng với nghĩa Thượng Ngàn. Theo quan điểm của người viết thì Cô Chín ngự ở cả 3 ngôi: Thượng Thiên, Thượng Ngàn và Thoải Phủ. Trong Tứ Phủ Thánh Cô chỉ có một Cô Chín mà thôi và Cô Chín hóa thân vào cả 3 ngôi: Thượng Thiên, Thượng Ngàn và Thoải phủ.
Căn Cô Chín Thượng Ngàn
Những người có kinh nghiệm cho rằng, người có căn Cô Chín thường sinh vào tháng 9 âm lịch. Những người mang căn cô thường rất thông minh, sắc sảo, nhanh nhẹn, cốt cách thanh cao, đặc biệt là họ còn thích những máu sắc nổi bật như màu hồng, màu đỏ màu cam và thích các loại hoa thơm. Không những thế, người có căn cô Chín thì cũng có tính cách rất ghê gớm, nghiêm khắc của Cô Chín. Dù vậy nhưng tâm can những người này lại rất thánh thiện, tốt bụng và thương người vô bờ bến.
Về giác quan thứ 6, những người có căn cô chín thường sát âm, hay cảm nhận được người ở cõi âm. Do đó người có căn Cô Chín thường có khả năng xem bói, chữa bệnh âm và gọi hồn. Nhiều người biết mình có căn Cô Chín rồi kêu căn Cô long đong trắc trở, khổ sở quá thì phải ra mở phủ cho đỡ khổ nhưng mấy ai biết được đó chỉ là giải pháp tạm thời và việc mở phủ cũng không dễ dàng. Việc khổ sở long đong đó cũng chưa chắc là do cơ hành vì chẳng Thánh nào bắt mình thế này thế kia, điều này có thể do phúc kém hoặc duyên nợ nhiều hoặc do chính tâm bản thân mình đã không yên. Tốt nhất vẫn nên chăm chỉ tích đức trả nợ duyên cho hết và tĩnh tâm tu tập là ắt sẽ hết. Nếu thấy số mình khổ thì cũng đừng nên đổ tại là do cơ hành. Các cụ có câu “đức năng thắng số”, số của mình là do mình tạo ra, nghiệp tốt xấu thế nào thì mình cũng tạo rồi, bây giờ mới cải thiện thì chỉ cần tu nhân tích đức, thờ kính cha mẹ, kêu cầu gia tiên là được. Vì nếu có căn cô, được cô thương thì “muốn làm người bình thường cô cũng không cho”.
Hầu đồng giá Cô Chín Thượng Ngàn
Khi ngự đồng, cô Chín Thượng Ngàn mặc áo hồng phơn phớt màu đào phai, có khi cô múa quạt tiến Mẫu, múa cờ tiến Vua, cũng có khi cô thêu hoa dệt lụa, rồi lại múa cánh tiên. Ai cầu đảo cô đều sắm sửa lễ vật: nón đỏ, hài hoa, vòng hồng để dâng cô đều được cô chứng minh.
Bản văn Cô Chín Thượng Ngàn
Xem ở bài viết này: https://vanhoatamlinh.com/ban-van-co-chin-thuong-ngan/