Nếu có dịp đi lễ chùa ở miền Bắc, các bạn sẽ thấy có ban thờ Mẫu. Tùy vào diện tích của ngôi chùa mà Ban thờ Mẫu trong chùa được thờ chung hoặc được tách thành gian riêng, nhưng hầu như chùa nào cũng có thờ Mẫu bên cạnh thờ Phật.
Từ đó hình thành lên kiến trúc “tiền Phật hậu Mẫu” hoặc “tiền Mẫu hậu Phật” hoặc ngang hàng với nhau trong một tổng thể bình đẳng nhưng vẫn có sự phân biệt chính phụ. Trong bài viết này mời độc giả cùng Vanhoatamlinh.com đi tìm hiểu thêm một số thông tin liên quan đến Ban thờ Mẫu trong chùa.
Các vị thánh Mẫu trong tín ngưỡng thờ Tam Tứ Phủ
Trong tâm thức dân gian của người Việt, Thánh Mẫu Liễu Hạnh là một trong Tứ Bất Tử, là Mẹ, là thần chủ điện thờ Tam phủ – Tứ phủ. Nếu như Mẫu Thượng Thiên cai quản miền trời, Mẫu Thượng Ngàn cai quản vùng rừng núi, Mẫu Thoải cai quản vùng nước, Mẫu Địa cai quản vùng đất thì Mẫu Liễu Hạnh cai quản nhân gian, cai quản thế giới của loài người. Không chỉ dừng lại ở đó, đối với người Việt, thánh Mẫu Liễu Hạnh còn hóa thân cả vào Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Địa… và từ đó, có thể sai khiến và chỉ đạo các thế lực của tự nhiên, làm cho cuộc sống của người dân Việt thuận lợi hơn bởi mưa thuận gió hòa. Vì vậy, Mẫu Liễu Hạnh là một vị nhân thần được người Việt đặc biệt tôn thờ.
Ở Thánh Mẫu Liễu Hạnh, người Việt tìm thấy hình ảnh của một người Mẹ nhưng rất gần gũi với hình ảnh của một vị Bồ tát: người có thể ban phúc, ban lộc cho những người hiền lành, ăn ở đức độ: cứu giúp những người dân nghèo khó gặp hoạn nạn khó khăn; trừng phạt những kẻ tráo trở hay làm việc ác, kể cả quan lại triều đình. Chính vì vậy không có gì là lạ khi kết thúc câu chuyện, Thánh Mẫu đã quy y Phật pháp, trở thành một tín đồ của đạo Phật như ngài đã tuyên bố: “Ta là công chúa Quỳnh Hoa ở Cung Tiên, thấy đạo Phật từ bi, nên muốn quy y tụng niệm”. Có lẽ vì vậy mà trong các chùa làng hiện nay thường đưa bàn thờ Mẫu vào thành một gian với lí do Mẫu đã quy y theo Phật và trở thành Phật Mẫu.
Ban thờ Mẫu trong chùa là nơi gửi gắm rất nhiều ước vọng, mong muốn thoát khỏi những thành kiến, ràng buộc của xã hội xưa.
Bài trí ban thờ Mẫu trong chùa
Về tổng thể cấu trúc về ban thờ Mẫu trong chùa hiện nay đã có sự thay đổi theo từng vùng miền, tuy nhiên về cơ bản được bài trí tương tự ban thờ Mẫu trong các đền điện trong đó áp dụng 3 tầng: Tầng trên không, tầng ngang trên bệ thờ và tầng hạ ban.
Đây là một điều rất riêng biệt mà không có một tôn giáo tín ngưỡng nào bài trí như vậy. Cụ thể bài trí ban thờ Mẫu trong chùa như sau:
– Tầng trên cùng thường là sự hiện diện của đôi thanh xà bạch xà được treo 2 bên tả hữu.
– Tầng ngang trên ban bệ thờ được sử dụng giống như một ban thờ hoặc dãy ban thờ từ ngoài vào cao dần theo thứ tự hàng lớp các thánh trong hệ thống thần linh tứ phủ, trong đó hàng cao nhất trên cùng là Tam tòa thánh Mẫu. Tiếp đến các hàng thứ bậc bên dưới được thờ đại diện một số vị tiên thánh từ hàng Chầu Bà, Quan Lớn, rồi đến các ông Hoàng bà chúa, các cô các cậu….
– Tầng hạ ban hay thờ cúng ông Ngũ hổ tướng quân.
Ngoài ra, tùy từng không gian chùa mà có nơi bố trí theo từng cung riêng chẳng hạn như ban Công Đồng, ban Ngũ vị Tôn Quan,ban Thập vị Quan Hoàng, ban Tứ phủ Chầu Bà, ban Tứ phủ Thánh Cô, Tứ Phủ Thánh Cậu…. để thờ tương tự như các cung thờ trong đền điện phủ thờ tín ngưỡng tứ phủ.
Giá trị nổi bật của tín ngưỡng thờ Mẫu là nêu cao tinh thần đoàn kết dân tộc, điều này thể hiện rõ nét nhất trong những giá hầu đồng tôn vinh nét văn hóa của người dân tộc. Đặc biệt rất nhiều nhân vật trong 36 giá hầu đồng chính là những vị anh hùng dân tộc.
Tại sao ban thờ Mẫu lại được đặt trong trong chùa?
Nhiều người thắc mắc không biết tại sao Ban thờ Mẫu lại được đặt trong chùa. Lý do là:
Ngày nay có sự giao thoa mạnh mẽ nên cũng không tránh được những tác động đến đạo Phật và tín ngưỡng thờ Mẫu. Hai loại hình thờ cúng này đều hướng con người ta đến việc thiện, từ bi và diệt trừ cái ác. Đó là nguyên tắc ứng xử của xã hội cổ truyền của ta. Hai dòng tín ngưỡng này bổ sung và hoàn thiện cho nhau vì vậy mà trong nhiều ngôi chùa bàn thờ Mẫu cũng được xây dựng. Đây được xem là nguyên tắc ứng xử xã hội cổ truyền mà dân tộc ta truyền dạy lại từ đời này sang đời khác. Hai dòng tín ngưỡng tâm linh này sẽ góp phần tạo nên sự hoàn thiện và bổ sung cho nhau. Chính vì vậy, ban thờ Mẫu trong chùa dần dần được hình thành và ngày càng hoàn thiện cho đến nay.
Những người tìm đến chùa cúng khấn ban thờ Mẫu đều muốn tu tâm tích đức, làm nhiều việc thiện để con cái mai sau được hưởng phúc lộc. Còn đối với họ thờ Mẫu tại gia thì luôn muốn có được sức khỏe dồi dào, tài lộc và sự may mắn. Đối với tín ngưỡng thờ đạo Mẫu, nếu như mọi người nghiên cứu sâu, tìm tòi sẽ thấy được tinh thần tốt đẹp mà phong tục này mang lại.