Thực sự mà nói, ở độ tuổi 20, chúng là những người trưởng thành tuyệt vời hơn tôi khi ở độ tuổi đó. Chúng yêu Chúa Giê-xu. Chúng làm việc chăm chỉ và nuôi sống bản thân. Chúng yêu thương mọi người. Thật đúng là một phước hạnh. Chính xác hơn là ân điển. Tôi nghĩ các con trai tôi được ảnh hưởng bởi những gì cha mẹ đã dạy và thực hiện trong gia đình.
Dưới đây là 3 nguyên tắc dạy con cái mà tất cả các bậc làm cha mẹ nên cân nhắc:
1. Có chủ đích
Nuôi dạy con cái là một việc rất khó. Đừng cố gắng thực hiện điều gì khi chưa có kế hoạch. Thật đáng ngạc nhiên khi chúng ta thường có xu hướng lên kế hoạch cho cuộc sống của mình, nhưng ít khi lập kế hoạch cho việc nuôi dạy con cái. Tôi biết có những người cha, người mẹ lên kế hoạch để nâng cao trình độ chơi gôn, nhưng không có điều gì giúp họ phát triển vai trò làm phụ huynh của mình. Các bậc phụ huynh thường có những kế hoạch cho các sự kiện xã hội lớn nhưng không có kế hoạch thấm nhuần các giá trị cho con cái của mình – bởi những gì họ đang dạy con thường là tự phát, tự nhiên theo vai trò thiên bẩm. Một số phụ huynh làm mọi việc để con mình hạnh phúc, mua cho chúng những thứ chúng cần, mà không bao giờ dừng lại để nghĩ xem những tính cách gì mà họ muốn để con mình trưởng thành và điều gì là tốt nhất chúng đáng được nhận.
Nếu bạn muốn trở thành người cha, người mẹ tốt, bạn phải có chủ đích về vai trò của mình. Bạn phải có mục tiêu tổng thể và kế hoạch cho việc nuôi dạy con cái. Nó bao gồm việc lên kế hoạch riêng cho từng trẻ. Đối với mỗi trẻ cần có phương pháp tiếp cận khác nhau, yêu cầu về kỷ luật và sự tương tác riêng biệt. Nó có nghĩa là quyết định trước về tính cách. Con trẻ được ảnh hưởng những giá trị mà vợ chồng bạn đang làm với nhau và với chúng. Đó cũng là một phần giúp chúng phát triển, vì khi bạn dạy con cái theo một cách thức nào đó, chúng sẽ được ảnh hưởng bởi cách đó và rồi cũng sẽ phát triển theo hướng bạn định sẵn cho con bạn.
Cứ vào mỗi năm mới, chúng tôi lại thảo luận với từng cậu con trai của mình và giúp chúng đưa ra mục tiêu riêng, thông qua những cách đó, chúng tôi có thể cải thiện tính cách của con tốt hơn trong năm tới. Chúng tôi nghĩ về những đức tính tiêu biểu như làm việc lành, chính trực và tốt bụng. Nó giúp chúng tôi hạn chế một số hoạt động của các con để có thể dành thời gian chất lượng với chúng và chắc chắn rằng con cái mình đang đi đúng hướng theo Kinh Thánh và có ảnh hưởng tích cực đến những người xung quanh.
2. Gìn giữ tấm lòng
Kinh Thánh chỉ rõ rằng chúng ta “Hãy cẩn thận giữ tấm lòng của con hơn hết, vì các nguồn sự sống do nơi nó mà ra” (Châm ngôn 4:23) Tôi tin chắc vào tính kỷ luật này. Tôi cũng tin về ân điển dư dật. Hơn hết, những bậc làm cha mẹ nên học cách để hiểu biết, bảo vệ và gìn giữ tấm lòng cho con mình. Đây là điều cuối cùng cốt lõi đưa ra các quyết định và định hướng cho trẻ thực hiện những công việc trong cuộc sống.
Tôi đã học được bài học lớn từ những người bạn cũ và những điều họ đã làm là đẩy con cái ra xa hơn là kéo chúng lại gần. Tôi luôn muốn mình có tấm lòng kết nối với con trai của mình. Điều này không có nghĩa là cho chúng tất cả mọi thứ. Ê-phê-sô 6 yêu cầu các bậc làm cha đừng làm cho con cái mình tức giận. Chúng ta tức giận khi chúng ta có những quy định vô ích, khi nhà của chúng ta thiếu ân điển hoặc do chúng ta cho con cái mình tất cả mọi thứ nhưng không bao giờ giúp chúng phát triển tích cực tính kỷ luật và tính cách của chúng.
Chúng tôi đã dạy các con của mình về những nguyên tắc cơ bản trong Kinh Thánh. Chúng tôi đã chia sẻ với chúng về sự đấu tranh của bản thân. Chúng tôi xây dựng mối tương giao vững chắc với các con. Một lần nữa chúng ta cần có thời gian để mọi việc tiến triển. Chúng tôi đã dành hầu hết các bữa tối để ăn cùng nhau và không bao giờ bỏ lỡ những cơ hội chia sẻ, trao đổi thông tin.
3. Dành thời gian chất lượng
Con cái chỉ là những đứa trẻ trong khoảng thời gian rất ngắn, nên hãy tận hưởng những ngày tháng đó. Con trẻ mới sinh sẽ nhanh chóng thay bằng sự khôn lớn với tấm bằng tốt nghiệp. Hãy là những bậc phụ huynh vui vẻ – cân đối giữa tình yêu và sự kỷ luật. Tươi cười với con cái sẽ giúp bạn giảm bớt căng thẳng trong cuộc sống và giữ được mối quan hệ gần gũi với con trong khoảng thời gian khó khăn của tuổi mới lớn và những năm tháng trưởng thành.
Hãy cho những người bạn của chúng biết bạn luôn chào đón họ đến nhà chơi, và đây là nơi tràn ngập tình yêu thương. Bạn có thể không cho phép chúng làm mọi thứ chúng muốn, nhưng cánh cửa rộng lớn luôn mở ra để đón những đứa con trở về. Con trẻ không thể xử lý tất cả những căng thẳng trong thế giới người lớn. Mặc dù chúng ta không thể giấu các vấn đề xảy đến với con cái mình nhưng chúng ta có thể giúp chúng tin rằng Đức Chúa Trời kiểm soát những điều đó, chúng có thể tin cậy nơi Ngài và tin tưởng chúng ta, để chúng được tận hưởng trọn vẹn quãng thời gian trẻ thơ.
Chúng tôi đã chơi rất nhiều trò chơi, hát các bài hát và đôi khi vui đùa với nhau. Chúng tôi yêu thích việc nhìn các con trai của mình tận hưởng cuộc sống và ơn phước ngay trong chính gia đình. Bởi gia đình là nơi ươm mầm tính cách của con trẻ.