Tin lành

Các hệ phái Tin Lành được công nhận ở Việt Nam

Tìm hiểu về các hệ phái Tin Lành đã được công nhận về mặt tổ chức và cấp đăng ký hoạt động tôn giáo ở Việt Nam từ trước tới nay.

1908

Một trong những đặc trưng của đạo Tin lành là tự do về tổ chức, do đó dẫn đến việc hình thành nhiều tổ chức, hệ phái khác nhau. Từ mỗi hệ phái lại hình thành các tổ chức khác nhau, tồn tại độc lập. Trong phạm vi bài viết này sẽ tìm hiểu một số hệ phái Tin lành lớn hiện có mặt ở Việt Nam.

1. Tin lành Trưởng Lão

Cuộc cải cách tôn giáo ở Xcốt- len năm 1560 do Jolin Knox khởi xướng đã đặt nền móng cho việc hình thành giáo hội Trưởng lão. Trong quan điểm cải cách Jolin Knox thừa nhận giáo thuyết cải cách trong sinh hoạt của đạo Tin lành; tuy nhiên về phương diện tổ chức Jolin Knox lại chủ trương xây dựng chế độ Trưởng lão bằng việc các chi hội hợp thành các giáo khu, các giáo khu hợp thành các khu hội; mỗi cấp lập ra Hội đồng Trưởng Lão. Chính vì vậy nên phái cải cách của Jolin Knox được gọi là Tin lành Trưởng lão.

Phái Trưởng lão phát triển nhanh ở Scot-len và Airơlen, sau đó truyền sang các quốc gia khác như Anh, Hà Lan…Ở Anh quan niệm, tổ chức của phái Tin lành Trưởng Lão ảnh hưởng đến cách mạng tư sản Anh (năm 1640), đến Anh giáo và Thanh giáo. Năm 1706, sáu giáo đoàn Trưởng lão ở Mỹ đã họp lại thành Giáo hội Trưởng Lão Mỹ. Năm 1810 ở Mỹ xuất hiện hai xu hướng cổ và tân nên đã gây ra sự chia rẽ trầm trọng trong Giáo hội Trưởng Lão và hình thành các giáo hội với tên gọi khác nhau như: Liên hiệp Giáo hội Trưởng lão cải cách, Giáo hội cải cách Bắc Mỹ, giáo hội Cải cách Chính thống giáo, Giáo hội Trưởng Lão thánh kinh….Đến cuối thế kỷ XX trên thế giới có vài chục giáo hội Trưởng Lão với khoảng 25 triệu tín đồ có ở 80 nước trên thế giới.

Ở Việt Nam, hệ phái Trưởng lão truyền vào miền Nam Việt Nam từ năm 1968 và được chính quyền Sài Gòn cấp phép hoạt động năm 1972. Sau năm 1975 ngừng hoạt động về mặt tổ chức và phục hồi hoạt động vào năm 1989. Năm 2008 Hội thánh được Nhà nước công nhận về mặt tổ chức.

Hội đồng Quản trị hệ phái Tin lành Trưởng Lão Việt Nam nhiệm kỳ 2020-2024
Hội đồng Quản trị hệ phái Tin lành Trưởng Lão Việt Nam nhiệm kỳ 2020-2024

Hội thánh hoạt động theo đường hướng: “Hết lòng thờ phượng Ba ngôi Đức Chúa Trời, Kính Chúa, Yêu người, phụng sự Thiên Chúa, phục vụ Tổ quốc, dân tộc, tuân thủ pháp luật”. Hiện Hội thánh có gần 20 ngàn tín đồ, trên dưới 200 điểm nhóm, hoạt động ở 22 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ở phía Nam. Cơ quan lãnh đạo Hội thánh hiện nay là Hội đồng Quản trị. Trụ sở tạm thời tại địa chỉ 542 (số cũ là 664), Điện Biên Phủ, phường 11, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Tin lành Báp tít

Phái Báp tít còn được gọi là phái Thánh Tẩy hay Tẩy lễ. Nguyên thủy là một nhóm cải cách tôn giáo xuất hiện năm 1521 ở Đức trong thời kỳ cải cách của Luther và phong trào chiến tranh nông dân ở Đức. Lúc đầu phái Bắp Tít đi theo xu hướng cấp tiến song đến năm 1953 nhóm Bắp tít bị trục xuất khỏi Đức và sang hoạt động ở Thụy Sĩ, Hà lan…Bắp tít cũng là nhóm có hơn 20 chục giáo hội lớn, nhỏ như: Bắp tít hoàn hảo, Bắp tít tự do, Bắp tít cải cách, Bắp tít thống nhất…

Về mặt giáo lý phái Bắp tít cho rằng Thiên chúa đã cho sự nhìn nhận mới về tôn giáo; con người ai cũng có quyền thông công với Thiên Chúa, trực tiếp nhận sự dạy dỗ của Thiên Chúa. Thời kỳ cải cách tôn giáo, Bắp tít không ủng hộ việc rửa tội cho trẻ sơ sinh và cho rằng bí tích rửa tội chỉ thực hiện cho người lớn vì vậy nếu ai theo phái Bắp tít thì phải rửa tội lại.

Các hệ phái Tin Lành được công nhận ở Việt Nam

Về tổ chức, phái Bắp tít chủ trương xây dựng các giáo hội địa phương một cách độc lập, song có tinh thần hiệp nhất cao, trung thành với giáo thuyết và nguyên tắc hành đạo của hệ phái mình. Nhìn chung, quan điểm của phái Bắp tít mang tính tự do tôn giáo cao, dễ dàng trong việc hành đạo nên thu hút được đông tín đồ tham gia. Đến nay, phái Bắp tít có gần 80 triệu tín đồ trên thế giới.

Hiện ở Việt Nam có một số nhóm phái Tin lành Bắp tít như sau:

(1) Tổng hội Báp-tít Việt Nam, tên gọi cũ là Tổng hội Báp-tít Việt Nam (Ân điển – Nam Phương): hệ phái này được thành lập vào ngày 18/11/1962 thuộc hệ phái Báp – tít Nam Phương (Hoa Kỳ). Năm 2008, Tổng hội được Nhà nước công nhận tổ chức. Hội thánh hoạt động theo đường hướng “Sống theo phúc âm, phục vụ Chúa, phục vụ Tổ quốc và Dân tộc”.

Hiện Hội thánh có trên 5 ngàn tín đồ, 9 Hội thánh cơ sở, 64 điểm nhóm hoạt động ở phạm vi 22 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ở phía Nam. Cơ quan lãnh đạo Hội thánh là Ban Chấp hành Tổng hội. Trụ sở chính của Tổng hội tại nhà thờ Ân Điển (161 Nguyễn Văn Trỗi, thành phố Hồ Chí Minh).

(2) Giáo hội Báp-tít Việt Nam (tên gọi cũ là Hội thánh Báp-tít Việt Nam (Nam Phương): Cùng gốc với Tổng hội Báp-tít Việt Nam, hình thành ở Việt Nam trước năm 1975, phục hồi hoạt động vào năm 1986. Hội thánh được Nhà nước công nhận vào năm 2008, hoạt động theo đường hướng: “Kính Chúa, yêu người, sống phúc âm, phụng sự Thiên Chúa, phục vụ Tổ quốc, gắn bó dân tộc và tuân thủ pháp luật”.

Theo khai trình của Giáo hội, Hội thánh hiện có khoảng 43 ngàn tín đồ, 11 Hội thánh cơ sở, hơn 500 điểm nhóm và hội nhánh, hoạt động ở 44 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Cơ quan lãnh đạo Hội thánh là Ban Chấp hành. Trụ sở tạm thời của Hội thánh tại A11 – KDC Đại học Bách khoa, đường Nguyễn Duy Trinh, phường Phú Hữu, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Tin lành Menonite

Phái Menonite nguyên gốc là một nhóm trong phong trào cải cách tôn giáo thế kỷ XVI ở Châu Âu, do Menno Simons – một linh mục của đạo Công giáo đứng đầu. trong nội dung cải cách, Menonite cũng chủ trương rửa tội lại và tìm cách xây dựng các hội thánh cơ sở trên khắp thế giới, nhất là ở các nước như Hà lan, Đức, Thụy Sĩ…

Thời kỳ đầu, phái Menonite gặp phải sự chống đối, ngăn trở của nhà cầm quyền nên phải di tản đến nhiều quốc gia khác nhau và đến thế kỷ XX, Menonite phân chia thành nhiều giáo hội độc lập khác nhau như Giáo hội Menonite; giáo hội Menonite cải cách, giáo hội Menonite công nghị…

Về giáo thuyết, Tin lành Menonite duy trì 18 tín điều, cụ thể: Tin Thiên chúa là đấng tạo hóa, tin có sự sa ngã của loài người, tin có ngày Phục sinh và phán xét cuối cùng, tin và vâng phục luật pháp của Chúa Giê su trong Phúc âm, tin vào sự trở lại của Thiên Chúa để cứu rỗi loài người, tin phép Bắp tem như một lời làm chứng trước công chúng, tin phép tiệc thánh là bày tỏ sự hiệp nhất và thông công, tin việc rút phép thông công đối với kẻ cố ý phạm tội, tin có phần thưởng tương lai cho người trung tín theo Thiên Chúa và tin có hình phạt cho kẻ ác…

Về tổ chức, chức vụ đạo của Menonite bao gồm các Giám mục (còn gọi là Trưởng lão), các Mục sư, Truyền đạo; Menonite chủ trương giao quyền tự trị cho Hội thánh cơ sở, tuy nhiên với Hội thánh mới lập chưa có đủ sức quản trị thì có sự giúp đỡ của Hội thánh Trung ương.

Đối với tín đồ Menonite phải thực hiện các quy định rất chặt chẽ như: không được kết hôn với người ngoài hệ phái, không được lập các hội kín và các tổ chức chính trị, phục sức và y phục theo lối riêng, kín đáo, thậm chí một số nhóm phái Menonite còn bảo thủ cấm việc sử dụng phương tiện hiện đại như ô tô, ti vi… Meninite tham gia tích cực vào công tác từ thiện, xã hội nhất là lĩnh vực y tế, giáo dục, coi đó là việc thể hiện đức tin và truyền giáo. Hiện nay số tín đồ Menonite trên thế giới có trên 02 triệu người chủ yếu tập trung ở các nước Bắc Mỹ, Châu Âu, Châu Á.

Ở Việt Nam, hệ phái Mennonite vào hoạt động ở miền Nam từ năm 1954 dưới danh nghĩa một tổ chức cứu trợ xã hội với tên gọi là Ủy ban Trung ương Mennonite (Mennonite Central Commitee – MCC). Sau năm 1975 hầu hết các cơ sở của Hội thánh hiến cho các hoạt động từ thiện xã hội. Hội thánh mới khôi phục hoạt động vào năm 1981 sau khi MCC trở lại viện trợ nhân đạo ở Việt Nam. Năm 2009 Hội thánh được Nhà nước công nhận tổ chức.

Các hệ phái Tin Lành được công nhận ở Việt Nam

Hiện Hội thánh có khoảng 10 ngàn tín đồ, 05 chi hội, gần 90 điểm nhóm và hội nhánh, hoạt động tại 25 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (chủ yếu ở phía Nam). Hội thánh hoạt động theo đường hướng: “Sống phúc âm, phụng sự Thiên Chúa, phục vụ Tổ quốc và đồng hành cùng dân tộc”. Cơ quan lãnh đạo Hội thánh là Ban Trị sự Tổng hội. Trụ sở tạm thời đặt tại 67/107 Bùi Đình Túy, phường 12, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.

4. Hội Truyền giáo Cơ đốc Việt Nam

Được thành lập ngày 01/9/1956 do một số mục sư, truyền đạo vốn là thành viên sáng lập Hội thánh Tin Lành Việt Nam, trong đó có giáo sĩ Gordon Smith – nguyên là giáo sĩ của Hội Truyền giáo CMA (Hội thánh Tin Lành Việt Nam miền Nam).

Các hệ phái Tin Lành được công nhận ở Việt Nam

Hội thánh được Nhà nước công nhận tổ chức vào 2007, hoạt động theo đường hướng: “Sống phúc âm, phụng sự Tổ quốc và Dân tộc”. Theo khai trình của Giáo hội, Hội thánh có khoảng 33 ngàn tín đồ, 11 Hội thánh cơ sở, gần 200 điểm nhóm. Trụ sở chính đặt tại tổ 41, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, Thành phố Đà Nẵng. Cơ quan lãnh đạo Hội thánh là Ban Trị sự Tổng hội.

5. Tin lành Việt Nam (miền Nam)

Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam), tiền thân là “Hội Tin Lành Đồng Pháp” thành lập năm 1927. Hội thánh được Nhà nước công nhận tổ chức năm 2001, hoạt động theo đường hướng “Sống phúc âm phụng sự Thiên Chúa, phục vụ Tổ quốc và Dân tộc”.

Hiện là tổ chức Tin Lành lớn nhất Việt Nam. Hội thánh có khoảng 700 ngàn tín đồ, 1.106 chức sắc, 631 chi hội, 1.677 hội nhánh và điểm nhóm, 01 Viện Thánh kinh Thần học, phạm vi hoạt động ở 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương từ Quảng Trị trở vào. Cơ quan lãnh đạo Hội thánh là Ban Trị sự Tổng Liên hội; trụ sở đặt tại số 155, đường Trần Hưng Đạo, quận 1, Tp Hồ Chí Minh.

Các hệ phái Tin Lành được công nhận ở Việt Nam

Mục sư Thái Phước Trường – Hội trưởng hệ phái Tin lành Việt Nam (miền Nam) hiện nay

6. Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc)

Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) vốn cùng tổ chức với Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam). Hội thánh được thành lập năm 1955 trên cơ sở chia tách từ Hội thánh Tin Lành Việt Nam vì lý do chiến tranh và bối cảnh chia cắt đất nước vào năm 1954. Hội thánh được Nhà nước công nhận vào khoảng năm 1958, từ đó đến nay Hội thánh là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Các hệ phái Tin Lành được công nhận ở Việt Nam

Hội thánh hoạt động theo đường hướng tiến bộ Kính Chúa Yêu nước. Hiện Hội thánh là tổ chức Tin Lành lớn nhất ở phía Bắc Việt Nam với khoảng 160 ngàn tín đồ, 21 Hội thánh cơ sở, hơn 1 ngàn điểm nhóm, 1 trường Thánh kinh Thần học Hà Nội, phạm vi hoạt động từ tỉnh Quảng Bình trở ra; trụ sở chính đặt tại số 02 Ngõ Trạm, Hà Nội. Cơ quan lãnh đạo là Ban Trị sự Tổng hội.

Mục sư Nguyễn Hữu Mạc – Hội trưởng hệ phái Tin lành Việt Nam (miền Bắc) hiện nay

7. Tin lành Phúc Âm Ngũ tuần

Ngũ tuần còn gọi là phái Ngày thứ năm mươi xuất hiện ở Mỹ vào cuối thế kỷ XIX từ nhóm tín đồ ly khai từ phái Tin lành Giám Lý, Bắp tít. Giáo lý Ngũ tuần dựa vào tín điều nêu trong sách Công vụ sứ đồ (kinh Tân ước) rằng sau lễ Phục sinh 50 ngày là lễ Ngũ tuần, Đức thánh linh hiện xuống gặp gỡ, ban sức mạnh cho các môn đệ của Chúa Giê su, khi đó tất cả đều được đầy dẫy đức Thánh linh, khởi sự nói các tiếng khác theo như Đức Thánh linh cho mình nói.

Những người theo Ngũ tuần cho rằng mỗi tín đồ chân chính đều được ân sủng Chúa Thánh linh thâm giao một cách thần bí với Thiên chúa, sẽ được ban thưởng nói tiếng lạ, biết tiên tri, chữa khỏi bệnh cho người ốm…

Phái Ngũ tuần thực hiện 02 phép bí tích chính là Bắp têm và Tiệc thánh. Họ làm phép Bắp têm theo nghi thức dìm mình xuống nước; phép Tiệc thánh theo nghi thức dâng bánh, rượu, mì, còn có sự rửa chân cho nhau. Phái ngũ tuần hiện nay cũng có nhiều tổ chức khác nhau như: Các hội đồng ngũ tuần thế giới, Ngũ tuần của Chúa; Hội chúng của Chúa….

Ở Việt Nam hiện thuộc phái Ngũ tuần hiện có 02 hệ phái lớn đã được nhà nước công nhận và cấp đăng ký hoạt động, cụ thể:

(1) Hội thánh Phúc âm Ngũ tuần Việt Nam. đây là hệ phái thuộc Tổ chức Hội chúng của Chúa (Assemblies of God – AG) có mặt ở Sài Gòn năm 1957; đến năm 1973 Bộ Nội vụ chính quyền Sài Gòn ra văn bản cho phép hoạt động. Sau năm 1975 Hội thánh ngưng hoạt động về phương diện tổ chức.

Tin lành Ngũ tuần phục hồi hoạt động trở lại vào năm 1989 với sự xuất hiện của nhiều nhóm khác nhau như Hội chúng Ngũ tuần, Phúc âm Toàn vẹn, Hội thánh Tin Lành Đức Tin, Hội thánh Tin Lành Liên hiệp Truyền giáo… trong đó Hội thánh Phúc âm Ngũ tuần lớn hơn cả. Hiện Hội thánh có khoảng 36 ngàn tín đồ, hoạt động ở 45 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Các hệ phái Tin Lành được công nhận ở Việt Nam

Cơ quan lãnh đạo của Hội thánh là Ban Tổng quản trị. Trụ sở tạm thời tại Tòa nhà New City Group, số 216 – 218 Quốc lộ 13, phường Hiệp Bình Chánh, Quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh. Hội thánh hiện đã được công nhận tổ chức, hoạt động theo đường hướng “Sống theo lời Chúa, phục vụ tha nhân, phục vụ Tổ quốc và dân tộc”.

(2) Tin lành Phúc âm toàn vẹn Việt Nam

Hội Thánh Phúc Âm Toàn Vẹn Việt Nam được thành lập vào năm 1988 bởi sự dẫn dắt và xức dầu của Đức Thánh Linh. hơn 30 năm trôi qua, từ vài tín hữu đầu tiên, Hội Thánh Phúc Âm Toàn Vẹn Việt Nam đã tăng trưởng mạnh mẽ với hơn 14000 tín hữu và 263 điểm nhóm trải dài tại 38 tỉnh thành trên cả nước.

Ngoài công tác mục vụ, Hội Thánh Phúc Âm Toàn Vẹn Việt Nam đã làm tốt công tác từ thiện nhân đạo nhất là trong việc giúp đỡ người đã và đang trong cảnh nghiện ngập, cờ bạc… từng bước thoát khỏi tội lỗi và quay về với Chúa.

8. Hội thánh Liên hữu Cơ đốc Việt Nam

Nguồn gốc Hội thánh Liên hữu Cơ đốc Việt Nam từ Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam), được chính quyền cũ công nhận năm 1974. Sau năm 1975, Hội thánh Liên hữu Cơ đốc Việt Nam hoạt động mờ nhạt cho đến những năm 80 của thế kỷ XX mới hoạt động trở lại.

Năm 2010, Hội thánh được Nhà nước công nhận tổ chức, hoạt động theo đường hướng: “Trung thành với chân lý Kinh thánh, đồng hành cùng Dân tộc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật”. Hội thánh tự nhận mình đứng giữa Tin Lành truyền thống (CMA) và Ngũ tuần.

Các hệ phái Tin Lành được công nhận ở Việt Nam

Hiện nay, Hội thánh có khoảng 180 ngàn tín đồ, 02 Hội thánh địa phương, hơn 1 ngàn điểm nhóm, có mặt 54 tỉnh thành phố trực thuộc trung ương. Cơ quan lãnh đạo Hội thánh là Hội đồng Trưởng nhiệm Tổng hội. Trụ sở chính tại số 14/6B Tam Đông, Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh.

Mục sư Đinh Thiên Tứ – Giáo hội trưởng Hội thánh Liên hữu Cơ đốc Việt Nam

9. Tin lành Cơ đốc Phục lâm

Cơ đốc Phục lâm còn gọi là Chúa tái lâm. Phái này xuất hiện ở Mỹ giữa thế kỷ XIX . Về giáo thuyết, phái Cơ đốc Phục lâm chú trọng nhiều sách tiên tri trong Kinh thánh, đặc biệt là việc chúa Giê su tái lâm trong ngày Phục sinh và ngày phán xét cuối cùng. Phái cơ đốc Phục lâm phủ nhận quan niệm truyền thống của đạo Công giáo về sự bất tử của linh hồn; phái này cho rằng linh hồn cũng chết như thể xác. Ngày phục sinh tất cả các linh hông và thể xác lại chịu sự phán xét, nững người không có tội được hưởng hạnh phúc vĩnh cửu bên cạnh chúa Giê su, người mắc tội sẽ chết vĩnh viễn.

Nghi lễ và cách hành đạo của Cơ đốc Phục lâm có nhiều điểm cải đổi. Về tổ chức, phái này duy trì hình thức trao quyền tự quản cho giáo hội địa phương và xây dựng giáo hội Cơ đốc Phục lâm quốc tế đứng riêng lẻ; hiện nay Tin lành Cơ đốc Phục lâm có 03 giáo hội là: Giáo hội Cơ đốc Phục lâm; hội đồng Giáo hội của Chúa, Giáo hội Cơ đốc Phục lâm ngày thứ bảy (còn gọi là Cơ đốc Phục lâm An thất nhật).

Các hệ phái Tin Lành được công nhận ở Việt Nam

Ở Việt Nam, Cơ đốc Phục lâm có mặt năm 1929 do Giáo hội Cơ đốc Phục lâm Ngày Thứ Bảy (trụ sở tại Mỹ) truyền vào. Từ sau năm 1975 đến nay Giáo hội tồn tại độc lập với Tổng hội Toàn cầu về mặt tổ chức.

Năm 2008, Giáo hội được Nhà nước công nhận và hoạt động theo đường hướng: “Hết lòng thờ phượng Đức Chúa Trời Ba Ngôi hằng sống, yêu thương và giúp đỡ đồng loại, sống theo Kinh thánh Cựu ước và Tân ước, tuân giữ hoàn toàn theo luật pháp mười điều răn để mỗi người cơ đốc sẵn sàng chờ đó sự phục lâm của Chúa Giê-su Cơ đốc, đồng thời phục vụ Tổ quốc, gắn bó dân tộc và tuân thủ pháp luật”. Đến cuối năm 2016, Giáo hội có gần 14 ngàn tín đồ (đã Báp-têm), hơn 100 điểm nhóm, hoạt động ở 31 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan lãnh đạo Giáo hội là Ban Quản trị Giáo hội.

Mục sư Trần Thanh Truyện – Hội trưởng của hệ phái Cơ đốc Phục lâm hiện nay

10. Giáo hội các Thánh hữu Ngày sau của Chúa Giêsu – Kitô

Giáo hội các Thánh hữu Ngày sau của Chúa Giêsu – Kitô xuất hiện ở Mỹ vào cuối thế kỷ XIX. Giáo thuyết của hệ phái này dựa trên nền tảng của Kinh thánh, tin có Chúa ba ngôi, tin loài người bị Thiên Chúa phạt vì tội của tổ phụ A Đam và E Va… cuộc lễ bắt buộc của Giáo hội các Thánh hữu Ngày sau của Chúa Giêsu – Kitô là lễ Bắp têm, tiệc thánh;…

Ở Việt Nam, Giáo hội các Thánh hữu Ngày sau của Chúa Giê-su – Kitô (The Church of Jesus Christ of the Latter-Day Saints, viết tắt LDS) thường được gọi là Giáo hội Mặc Môn, tôn giáo Mặc Môn (Mormon). Tôn giáo Mặc Môn được truyền vào Việt Nam từ năm 1962, là cấp giáo hạt thuộc vùng châu Á nằm trong giáo hội toàn cầu, được chính quyền Sài Gòn (cũ) cấp đăng ký hoạt động vào năm 1967. Sau năm 1975, tôn giáo Mặc Môn tạm ngưng hoạt động về mặt tổ chức, một số tín đồ di tản ra nước ngoài, một số tín đồ hoạt động tại gia.

Các hệ phái Tin Lành được công nhận ở Việt Nam

Năm 1995 Giáo hội Mặc Môn bắt đầu hoạt động trở lại và được công nhận Ban Đại diện lâm thời vào năm 2014, công nhận Ban Đại diện chính thức vào năm 2016. Hiện nay tôn giáo Mặc Môn ở Việt Nam có khoảng 1000 tín đồ, tập trung chủ yếu tại Thành phố Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. Trụ sở đặt tại phòng 1094, tầng 19, tòa nhà Landmark Keangnam, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Ông Hoàng Văn Tùng – Trưởng ban Điều phối Giáo hội các Thánh hữu Ngày sau của Chúa Giêsu – Kitô.

11. Hội thánh Tin lành Trưởng Lão Liên hiệp Việt Nam

Hội thánh Tin lành Liên hiệp Trưởng Lão Việt Nam là tổ chức thuộc tôn giáo Tin Lành, được thành lập tại Việt Nam năm 1997 và duy trì hoạt động, sinh hoạt tôn giáo đến nay.

Tính đến tháng 10/2018, Hội thánh có 6.000 người tin theo, sinh hoạt tôn giáo tại 191 điểm nhóm thuộc 37 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Hoạt động với tôn chỉ, mục đích “Kính mến Chúa, yêu người; thờ phượng Đức Chúa Trời; xây dựng Hội thánh; sống Phúc Âm, phụng sự Thiên Chúa, phục vụ Tổ quốc và Dân tộc; tuân thủ Hiến pháp và pháp luật”.

3.5 ( 4 bình chọn )

Văn hóa tâm linh
https://vanhoatamlinh.com
Tìm hiểu về văn hóa tâm linh của người Việt từ xưa tới nay. Phong tục tập quán, tín ngưỡng (Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Đạo Mẫu).
Ý kiến bạn đọc (2)
    1. Là tà giáo họ sửa kinh thánh theo ý họ và thêm cả giáo lý nhiều vợ và nhiều điều khác với Tin Lành chính thống lẫn công giáo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài cùng chuyên mục

Kết nối với chúng tôi

Có thể bạn quan tâm

Khái quát về đạo Tin Lành

26/03/2021 20:11 2420

Cơ Đốc nhân là gì?

29/04/2021 16:20 2242

Chuyên mục

Bài viết mới
Xem thêm