Tổ Bói Đệ Nhất Đá Nhân: Tổ Bói Đệ Nhất (Chúa Nhất)

Chúa Nhất (Tổ Bói Đệ Nhất) đang được thờ tạm tại chùa Chùa A Nậu (chùa Sệu), thôn Đá Nhân, phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình.

MỤC LỤC BÀI VIẾT

Đền Chúa đã bị tàn phá nay chỉ còn ba pho Tượng Chúa và nhị vị Vương Cô được đưa vào chùa để thờ tạm.

Nhà chùa nhặt về mấy đồ tế khí và ba pho tượng cổ để thờ tạm. Bà là vị Chúa Bà duy nhất được ghi tại tấm bia có chữ Trần Triều Tiên Chúa (không có bất cứ một vị Thánh nào của Tứ Phủ được bia đá ghi là Tiên Chúa).

Bà có tài coi tử vi, tướng mạo và kinh dịch, xuất thân là người nước Tống, tên thật là Hoàng Chu Linh – vợ của vua Trần Thái Tông hay còn gọi là Huệ Túc phu nhân. Huệ Túc Phu Nhân là một nhân vật góp công lao không nhỏ trong các sự việc quan trọng thời nhà Trần. Bà từng đánh cược tử vi thắng thái sư Trần Thủ Độ, giúp củng cố tinh thần kháng giặc Nguyên, giúp Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn đảm nhiệm chức Quốc Công Tiết Chế và cũng từng xem mệnh số cho rất nhiều tướng lĩnh con em nhà Trần.

Tổ Bói Đệ Nhất Đá Nhân: Tổ Bói Đệ Nhất (Chúa Nhất)

Bấy giờ, sau khi đánh cược thắng thái sư, Hoàng Chu Linh đã xem tử vi gần hết cho mọi người ở trong triều. Lúc này, Trần Tử Đức mới mở lời rằng vợ chồng ông đã hộ tống gia tộc của Hoàng Bính qua 4 ngày đường về đến thành Thăng Long mà không biết Hoàng Chu Linh giỏi tử vi đến vậy, nên mở lời nhờ cô xem giúp. Ông cho hay rằng mình sinh vào năm Mậu Tý, tháng 7, ngày 24, giờ Ngọ.

Hoàng Chu Linh bấm ngón tay tính số rồi trầm ngâm có vẻ như không muốn nói, khiến nhiều người sốt ruột. Nhà vua lúc này vì nóng lòng nên đã phải mở lời rằng Trần Tử Đức thống lĩnh ba hiệu bộ binh ở Ngũ Yên, trấn ngự biên cương, vận số liên quan đến an nguy của xã tắc, nên nếu có gì bất thường xin Hoàng Chu Linh cứ nói. Hoàng Chu Linh liền đáp rằng: “Thiên cơ bất khả lậu. Khả lậu tổn âm đức. Tuy nhiên đấng chí tôn đã ban chỉ, thần đành viết ra. Xin bệ hạ ban cho thần bút mực.” Rồi Hoàng Chu Linh viết một bài thơ như sau:

Ô hô!
Trung khả hữu nhị,
Nghĩa bất quá tam.
Anh hùng vi đệ nhất.
Sinh vi tướng, tử vi thần.
Vạn thế danh lưu thanh sử,
Nam thiên đại đại tồn chính khí.

Dịch là:

Than ôi!
Trung có thể có hai,
Nghĩa thì chẳng quá ba.
Anh hùng chỉ có một
Sống là tướng, chết thành thần
Vạn thế lưu sử xanh
Trời Nam chính khí mãi trường tồn.

Nhà vua đọc xong liền nói: “Điều mà tiểu cô nương nói về Hầu. Có lẽ toàn thể những người hiện diện đều mong ước.” Trần Tử Đức cũng muốn nhờ Hoàng Chu Linh xem giúp vợ mình là Bùi Thiệu Hoa, nhưng lại không nhớ rõ sinh giờ nào. Hoàng Chu Linh qua cung Thê của Tử Đức và quan sát sắc diện của Thiệu Hoa nên đã nói rằng:

“Kể ra trong giới nữ lưu, mấy người được như phu nhân. Này nhé, nhan sắc nghiêng thành đổ núi, võ công cao tuyệt đỉnh, văn học uyên bác. Hiện nay phu nhân cùng quân hầu, ngồi trên mình ngựa, trấn ngự biên cương. Hào hùng thay. Sự nghiệp của phu nhân sau này đâu có thua gì công chúa nữ tướng Lê Chân thời Lĩnh Nam.”

Những lời tiên đoán này ai cũng cho rằng là tốt, mà không tường được hết ẩn ý, về sau này khi sự việc đã xảy ra thì mọi người mới vỡ lẽ.

Updated: 18/03/2022 — 8:26 chiều

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *