Văn hóa tâm linh

Đình Vạn Phúc (đình hàng Tổng) thờ Linh Lang Đại Vương

Đình Vạn Phúc hay còn gọi là đình Hàng Tổng được xây dựng từ đầu thế kỷ thứ 11, thờ Đức Thánh Linh Lang Đại Vương, Tây trấn Thượng Đẳng Phúc Thần.

1284

Đình Vạn Phúc được Bộ Văn Hóa xếp hạng di tích lịch sử văn hóa năm 1986.

Đình Vạn Phúc (đình Tổng) ở đâu?

Đình Vạn Phúc – Đình Tổng tọa lạc tại làng Vạn Phúc, ngõ 194, phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

Đình Vạn Phúc (đình hàng Tổng) thờ Linh Lang Đại Vương

Kiến trúc đình Vạn Phúc

Đình Vạn Phúc (đình hàng Tổng) thờ Linh Lang Đại Vương

Đình Vạn Phúc (đình hàng Tổng) thờ Linh Lang Đại Vương

Linh Lang Đại Vương là ai?

Linh Lang Đại Vương có tên là Hoàng Chân, con trai thứ tư của Vua Lý Thánh Tông (1054 – 1072), mẹ là cung phi thứ 9, quê ở Đông Đoàn, xã Bồng Lai, Đan Phượng, trấn Sơn Tây.

Năm 1075 nước có nạn ngoại xâm, Hoàng tử xin nhà Vua cùng Hoàng tử Chiêu Văn chỉ huy hạm thuyền vượt cửa biển Vĩnh An tiến công, đập tan các đồn bốt giặc, phối hợp cùng các đạo quân của Tướng Tôn Đản đánh chiếm cơ sở chiến lược, tập trung lương thảo của giặc Tống xâm lược, quân ta thắng lớn.

Đến cuối năm 1076 giặc Tống lại đưa quân sang xâm lược nước ta, một lần nữa Hoàng tử lại cùng Hoàng tử Chiêu Văn chỉ huy hạm thuyền từ Vạn Xuân ngược dòng Kháo Túc, bất ngờ tập kích vào phòng tuyến phía đông của giặc Tống bên bờ bắc sông Như Nguyệt, góp phần đánh đuổi giặc Tống khỏi biên cương Tổ quốc. Nhưng cũng tại trận đánh này Hoàng tử đã hy sinh anh dũng, đó là ngày mùng 10 tháng 02 năm 1077.

Xét công trạng Hoàng tử nhà Vua ban phong Mỹ tự, cho phép rất nhiều làng trại trong cả nước xây đền, miếu thờ, cùng sắc phong Linh Lang Đại Vương Thượng Đẳng Phúc Thần.

Lễ hội đình Vạn Phúc (đình Tổng)

Đình Vạn phúc có tổ chức lễ hội vào những ngày sau:

– Ngày 9 tháng 2 Âm lịch kỷ niệm ngày hóa của Đức Thánh,

– Ngày 12 tháng 9 Âm lịch ngày Đại yến khao quân,

– Ngày 13 tháng Chạp là ngày sinh của Đức Thánh.

Nhưng lễ hội chính được tổ chức vào ngày 9 tháng 2.

Lễ hội đình Vạn Phúc tổ chức trong 2 ngày được dân làng và khách thập phương tham dự rất đông diễn ra như sau:

Ngày 8 tháng 2:

Buổi sáng, là mục tuyên biểu tấu với Đức thánh Linh Lang Đại Vương về những việc của làng đã làm được trong năm và xin Thành hoàng phù hộ cho bình an, để dân làng hưởng an vui, con cháu sống hòa thuận, và làm ăn phát đạt. Tiếp đó là lễ rước nước từ chùa Bát Tháp về Đình và Miếu do đội ngũ thanh niên làng đảm nhiệm. Sau đó là Sư Thầy và tổ Dược sư chùa Bát Tháp tụng kinh cầu cho Quốc thái dân an.

Đình Vạn Phúc (đình hàng Tổng) thờ Linh Lang Đại Vương

Buổi chiều, được bắt đầu là tiết mục tế yết do đội tế nam làng Vạn Phúc thực hiện bởi các cụ bô lão trong làng trong bộ trang phục truyền thống, sau đó là đội dâng hương Vạn Phúc do các cụ bà thực hiện. Tiếp theo là những tiết mục văn nghệ của dân làng tham gia biểu diễn.

Ngày 9 tháng 2 là ngày chính hội:

Buổi sáng có tiết mục giới thiệu Thần Phả của Làng, sau đó là các dòng họ và khách thập phương dâng lễ thánh. Tiếp theo là đội tế nam và nữ của các làng lân cận vào tế và dâng lễ Thánh.

Đình Vạn Phúc (đình hàng Tổng) thờ Linh Lang Đại Vương

Buổi chiều, được bắt đầu với tiết mục đội dâng hương Vạn Phúc lễ tạ, kết thúc là màn tế giã, do đội tế nam của làng Vạn Phúc đảm nhiệm. Trong lễ hội còn có các tiết mục văn nghệ do dân làng tổ chức, ngoài ra còn có các trò chơi dân gian như: đánh cờ, chọi gà, tổ tôm điếm…

Đình Vạn Phúc (đình hàng Tổng) thờ Linh Lang Đại Vương

Đình Vạn Phúc (đình hàng Tổng) thờ Linh Lang Đại Vương

0 ( 0 bình chọn )

Văn hóa tâm linh
https://vanhoatamlinh.com
Tìm hiểu về văn hóa tâm linh của người Việt từ xưa tới nay. Phong tục tập quán, tín ngưỡng (Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Đạo Mẫu).
Ý kiến bạn đọc (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài cùng chuyên mục

Kết nối với chúng tôi

Có thể bạn quan tâm

Chuyên mục

Bài viết mới
Xem thêm