Thế nhưng, không phải ai cũng được ban cho cái may mắn có được sức khỏe đong đầy, hạnh phúc tràn trề. Lắng nghe những lời Phật dạy về sức khỏe để biết tự mình trân quý và gìn giữ sức khỏe của mình, cũng như biết được làm thế nào để thân khỏe tâm an trong suốt kiếp người nhiều đau thương hỉ nộ.
Tầm quan trọng của sức khoẻ con người
Khi còn trẻ, ít ai nghĩ đến sức khỏe của mình. Người ta thường tự mãn về thân thể cường tráng, tuổi xuân vời vợi. Nhưng, đời người được mấy năm thanh xuân, hay chỉ như bóng câu qua cửa sổ, thoáng chốc thôi là sinh mệnh đã trở về với đất rồi.
Sức khỏe là điều không thể đợi được, bởi khi đã mất đi sức khỏe rồi, nhiều tiền cũng không mua lại được. Thấu suốt điều này, đức Phật dạy chúng ta những lời dạy sâu sắc về việc làm thế nào để có sức khỏe, về ý nghĩa của sức khỏe đối với mỗi con người.
Cuộc đời này là cõi vô thường, có đó rồi mất đó. Lời Phật dạy về sức khỏe chỉ ra rằng, trên cõi đời này, không có gì quan trọng cho chính bạn hơn là con người bạn. Người có sức khỏe có một trăm một nghìn ước muốn, nhưng người không có sức khỏe thì chỉ có một ước muốn duy nhất là sức khỏe mà thôi.
Mối liên quan giữa sức khoẻ và bệnh tật
Sức khỏe và bệnh tật là những trải nghiệm thông thường của kiếp sống con người. Theo lời Phật dạy về sức khỏe, thì sức khỏe và bệnh tật có nguyên lý duyên khởi, nhưng không hoàn toàn có nghĩa là định mệnh, như vậy thì làm sao chúng ta đoạn tận được khổ đau? Ví dụ một người nào đó mắc bệnh hiểm nghèo, lại cho rằng do kiếp trước người ấy không tu tập thân thể tinh thần, thì quan niệm này lại đi sai quy chiếu đạo phật. Phật cho rằng chúng sanh bị giam cầm trong nghiệp luân hồi, nhưng chính chúng ta với ý thức của mình hoàn toàn có thể thay đổi nghiệp hoặc làm nghiệp biến mất. Chúng ta có quyền lựa chọn cho mình một tương lai tươi đẹp hay u tối, do chính những gì chúng ta làm trong hôm nay.
Sức khỏe con người xem lời Phật dạy chính là sự hòa hợp từ nhiều khía cạnh: sự hòa hợp trong chính con người mình, sự hòa hợp giữa cá nhân và cộng đồng. Quan tâm đến sức khỏe chính là quan tâm đến nhiều khía cạnh thân thể và tinh thần, có như vậy thì mới đảm bảo có được sức khỏe thân thể tốt nhất, trong trạng thái tinh thần minh mẫn nhất.
Chính vì vậy, lời Phật dạy quan niệm rằng bệnh tật xảy đến là do sự mất hòa hợp trong toàn bộ sự sống tổng thể của con người, và do đó, điều trị bệnh phải kết hợp giữa thân và tâm, chứ không phải chỉ phụ thuộc hoàn toàn vào thuốc men. Nghĩa là, trị liệu không phải là cứu cánh, mà là phương diện để con người nhìn nhận rõ hơn giá trị sức khỏe cũng như sự an lạc trong tâm hồn.
Sức khỏe chúng ta diễn biến thế nào, một phần là do duyên nghiệp đã khởi tạo từ kiếp trước. Điều này đúng nhưng chưa đủ theo quan niệm của đạo Phật. Tuổi già và bệnh tật là điều tất yếu trong cuộc đời, vậy chúng ta không nên chối bỏ, mà hãy thản nhiên chấp nhận, và ngay từ hôm nay, biết cách tạo duyên lành cho bản thân để có được sức khỏe tốt nhất cho mình.
Nhiều người, cứ cố gắng kiếm tiền trong suốt cuộc đời còn tráng kiện. Ăn không dám ăn, mặc không dám mặc, không dám bỏ tiền đi du lịch. Đến khi tuổi già sức yếu, răng đã không còn để ăn món ngon, chân đã hết khỏe để đi đây đó, ngồi trên một đống tiền mới thấy phí hoài thanh xuân. Sức khỏe là điều không thể đợi được, vì vậy hãy sống một cuộc đời có ý nghĩa, theo cách riêng của mình.
Trời có ngày mưa gió, người có phúc có họa, trong đời ngoài chuyện sinh tử thì sức khỏe là điều đáng quý nhất. Tĩnh tâm, tu dưỡng, thực hành Phật pháp chính là phương thức giữ sức khỏe tâm thần tốt nhất, học được cách buông bỏ và tùy duyên thì sẽ được hạnh phúc đời đời. Chẳng phải chúng ta đều mong cầu sức khỏe để cốt là có được cuộc sống hạnh phúc hay sao?
Lời Phật dạy về sức khỏe cho rằng: đời người còn sống là thắng lợi, khỏe mạnh là giàu có, bình thản là an vui. Sức khỏe không tự trời rơi xuống, tự mỗi người cần phải chán chiếu thực hành, nỗ lực đạt được, tất yếu sẽ bình tâm mà đón nhận những giông bão của kiếp người.