Phật giáo

Bộ tượng Di Đà Tam Tôn ở chùa Tây Phương

Bộ tượng Di Đà Tam Tôn được bài trí trong phật điện của chùa Tây Phương gồm có tượng phật  A Di Đà, tượng Đại Thế Chí Bồ Tát và Quan Thế Âm Bồ Tát.

1753

Bộ tượng Di Đà Tam Tôn được bài trí trong phật điện của chùa Tây Phương gồm có tượng phật  A Di Đà, tượng Đại Thế Chí Bồ Tát và Quan Thế Âm Bồ Tát.

Tượng phật A Di Đà

Tượng tạc trong tư thế đứng trên đài sen (là pho tượng duy nhất được đứng trên đài sen, vì hoa sen là tiêu biểu cho công đức của đức phật A Di Đà).

Bộ tượng Di Đà Tam Tôn ở chùa Tây Phương
Tượng phật A di đà – chùa Tây Phương

Tượng A Di Đà thường thể hiện ở thế ngồi thiền định, nhưng tượng A Di Đà chùa Tây Phương lại được tạc ở tư thế đứng. Có ý kiến cho rằng, A Di Đà đứng là để biểu hiện sự cứu độ gấp gáp, vì chúng sinh đã chìm đắm quá sâu vào tục lụy. Tượng được biểu hiện rõ quý tướng với nhục kháo, tóc xoắn, tai dài. Ngài có khuôn mặt đầy đặn, mũi dọc dừa trong sáng, lông mày cong thanh tao, mắt khép hờ nhìn xuống chóp mũi như để soi tỏ nội tâm, miệng nhỏ khép với những khóe nhăn lại như mỉm cười đôn hậu. Thân hình chắc lẳn, khỏe mạnh, đứng thẳng, tay buông xuôi, duỗi thẳng các ngón, tay trái gấp ngang trước bụng cầm viên ngọc minh châu biểu hiện ánh sáng Phật pháp diệu kỳ của ngài. Tượng A Di Đà được trang sức đơn giản, ngực đeo anh lạc là xâu chuỗi ngọc gắn với quý nhân, ngoài anh lạc là chữ “Vạn” có 04 đầu như 04 ngọn lửa quay ngược chiều kim đồng hồ, là chuyển động mở, thuận, giúp thiêu đốt phiền não, đem lại an lạc. Tượng chỉ khoác chiếc áo cà sa vải mỏng, nhẹ như quận buộc quanh người, xòe bay với những nếp uốn lượn tự nhiên, còn để hở ngực và cánh tay phải. Tượng được tạc cân đối, mang nét chân dung, đứng lặng mà rất động, là phong cách riêng của nghệ thuật Tây Sơn.

Tượng Đại Thế Chí Bồ Tát

Ở chùa Tây Phương, hai vị Bồ tát Quan Thế Âm và Đại Thế Chí được tạc rất giống nhau.

Bộ tượng Di Đà Tam Tôn ở chùa Tây Phương-1
Tượng Đại Thế Chí Bồ Tát – chùa Tây Phương

Tượng Đại Thế Chí Bồ tát được tạc trong thế đứng trên bệ hình chữ nhật giật cấp, tay phải gấp đứng, tay trái gấp ngang. Tượng tạc mang hình nữ, thể hiện cái đẹp tinh khiết, quý phái. Khuôn mặt trái xoan hơi nhìn xuống, mũi dọc dừa cao sang, lông mày thanh cong, mắt phượng, miệng mím, cằm lẳn có ngấn, tai dài, cổ cao ba ngấn, thân mình dong dỏng, cánh tay trần tròn lẳn, đeo vòng trên cả cánh tay và cổ tay, các ngón tay thon thả đang kết ấn “chuyển pháp luân” để hội tụ sinh lực cứu chúng sinh. Tượng được trang sức đơn giản nhưng trang nhã mượt mà. Tóc chải hất lên rồi được chụp bằng chiếc mũ tì lư với cánh sen tươi rói, nổi khối, rủ tua xuống ngực, tóc mai chảy vắt qua tai xuống vai rồi phân ra các dải xuôi cánh tay. Tượng mặc áo dài, các vạt chạy rất sóng, các nếp uốn cong chữ V tạo vẻ tôn nghiêm, chững chạc. Cổ và ngực đeo dây anh lạc khá cầu kỳ. Màu gụ sáng nhạt của mũ áo càng tôn màu trắng ngà của nước da trắng mịn màng. Phong cách tạc tượng ở đây đã kết hợp được sự tinh tế của nghệ thuật nửa đầu thế kỷ XVII với sự chuẩn xác của giải phẫu và tâm sinh lý thuộc khoa học thời Tây Sơn (thế kỷ XVIII).

Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát

Tượng Quan Thế Âm Bồ tát được tạc trong thế đứng trên bệ hình chữ nhật giật cấp, tay phải gấp ngang, tay trái gấp đứng.

Bộ tượng Di Đà Tam Tôn ở chùa Tây Phương-2
Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát – chùa Tây Phương

Tượng tạc mang hình nữ, thể hiện cái đẹp tinh khiết, quý phái. Khuôn mặt trái xoan hơi nhìn xuống, mũi dọc dừa cao sang, lông mày thanh cong, mắt phượng, miệng mím, cằm lẳn có ngấn, tai dài, cổ cao ba ngấn, thân mình dong dỏng, cánh tay trần tròn lẳn, đeo vòng trên cả cánh tay và cổ tay, các ngón tay thon thả đang kết ấn “chuyển pháp luân” để hội tụ sinh lực cứu chúng sinh. Tượng được trang sức đơn giản nhưng trang nhã mượt mà. Tóc chải hất lên rồi được chụp bằng chiếc mũ tì lư với cánh sen tươi rói, nổi khối, rủ tua xuống ngực, tóc mai chảy vắt qua tai xuống vai rồi phân ra các dải xuôi cánh tay. Tượng mặc áo dài, các vạt chạy rất sóng, các nếp uốn cong chữ V tạo vẻ tôn nghiêm, chững chạc. Cổ và ngực đeo dây anh lạc khá cầu kỳ. Màu gụ sáng nhạt của mũ áo càng tôn màu trắng ngà của nước da trắng mịn màng. Phong cách tạc tượng ở đây đã kết hợp được sự tinh tế của nghệ thuật nửa đầu thế kỷ XVII với sự chuẩn xác của giải phẫu và tâm sinh lý thuộc khoa học thời Tây Sơn (thế kỷ XVIII).

0 ( 0 bình chọn )

Văn hóa tâm linh
https://vanhoatamlinh.com
Tìm hiểu về văn hóa tâm linh của người Việt từ xưa tới nay. Phong tục tập quán, tín ngưỡng (Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Đạo Mẫu).
Ý kiến bạn đọc (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài cùng chuyên mục

Kết nối với chúng tôi

Có thể bạn quan tâm

Ông Thiện và ông Ác là ai?

08/08/2021 09:00 2343

Sự tích Bồ tát Phổ Hiền

10/06/2021 09:00 2253

Tiêu Diện Đại Sĩ là ai?

14/08/2021 09:00 2163

Chuyên mục

Bài viết mới
Xem thêm