Sự tích đền Bạch Mã ở Nghệ An

Đền Bạch Mã là một ngôi đền có bề dày lịch sử tại Nghệ An thu hút du khách thập phương bởi sự tích gắn với vị Thượng Đẳng Thần nổi tiếng linh thiêng.

MỤC LỤC BÀI VIẾT

Những ai đi du lịch Nghệ An hẳn đều nghe câu “Nhất Cờn, nhì Quả, tam Bạch Mã, tứ Chiêu Trưng” nói về bốn ngôi đền thiêng nổi tiếng vùng Nghệ – Tĩnh. Trong đó, ngôi đền được nhắc đến ở vị trí thứ 3, đền Bạch Mã Nghệ An ẩn chứa truyền thuyết về lịch sử giữ nước hào hùng của dân tộc và lễ hội đậm màu sắc văn hóa được lưu giữ tới ngày nay.

Đền Bạch Mã ở đâu Nghệ An?

Đền Bạch Mã được xây dựng trên khu đất đẹp về phong thủy, nằm trên khoảng đất rộng thuộc thôn Tân Hà, xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Không gian xung quanh đền thoáng đãng rộng rãi, trước mặt là con sông uốn lượn, đằng sau là con đường nối từ quốc lộ 49 tới đường mòn Hồ Chí Minh.

Sự tích đền Bạch Mã ở Nghệ An

Lịch sử đền Bạch Mã

Đền Bạch Mã Nghệ An thờ ai? Nhiều ngôi đền xứ Nghệ, như đền Cuông Nghệ An đều gắn với những sự tích kỳ bí. Sự tích đền Bạch Mã ở Nghệ An gắn liền với danh tướng Phan Đà. Ông là người thôn Chi Linh, xã Võ Liệt, huyện Thổ Du. Từ nhỏ, ông đã nổi tiếng thông minh giỏi võ, xuất chúng tài hoa hơn người.

Năm 1418, khi Lê Lợi đem theo nghĩa quân Lam Sơn tạm lui về Nghệ An làm căn cứ tập hợp lực lượng, Phan Đà đã đem binh sĩ của mình gia nhập nghĩa quân của Lê Lợi. Từ đó, ông trở thành dũng tướng nổi danh, lập nhiều chiến công hiển hách.

Không may, trong một lần cải trang đi nắm tình hình giặc, ông bị phát hiện. Sau khi tả xung hữu đột với quân thù, ông bị trọng thương và hy sinh khi mới 24 tuổi.

Vì danh tướng Phan Đà thường mặc áo giáp trắng, cưỡi ngựa trắng, nên sau này, vua Lê Thái Tổ (tức Lê Lợi) đã cho lập đền thờ ở nơi ông hy sinh và đặt tên là đền thờ Bạch Mã. Nhà vua sắc phong ngôi đền vào hàng “Điển lễ quốc tế” nghĩa là tế lễ theo nghi thức nhà nước do quan triều đình làm chủ tế.

Qua đó có thể thấy vai trò quan trọng của ngôi đền và vị trí đức cao vọng trọng của vị Thượng Đẳng Thần được thờ phụng nơi đây trong đời sống, văn hóa tỉnh Nghệ An nói riêng và cả nước nói chung.

Các triều đại phong kiến về sau tiếp tục sắc phong hơn 100 đạo sắc cho Thần Bạch Mã và tôn ông làm Thượng Thượng Thượng Đẳng tối linh tôn thần. Những sự tích được người dân địa phương truyền tai nhau về việc thần đền hiển linh hay phù hộ cho người dân trong vùng vượt qua nhiều đợt thiên tai, giặc giã càng khiến cho ngôi đền nức tiếng linh thiêng gần xa.

Đền Bạch Mã Nghệ An đóng vai trò quan trọng trong đời sống của người dân địa phương và chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng. Nhiều vị vua trong lịch sử từng đến đền Bạch Mã Nghệ An cầu đảo trên đường đi đánh giặc cũng như ban sắc phong, đồ tế phẩm cho đền.

Trong cao trào Cách mạng 1930-1931, đền Bạch Mã ở Nghệ An là nơi tổ chức hoạt động bí mật của tổ chức Nông hội xã Võ Liệt. Năm 1945, nhân dân trong xã cũng tập trung tại đền trước khi tới Huyện đường lật đổ chính quyền thực dân phong kiến.

Kiến trúc đền Bạch Mã Nghệ An

Trong số các địa điểm du lịch Nghệ An Hà Tĩnh, đền Bạch Mã không chỉ gắn liền với sự tích về vị danh tướng của dân tộc mà còn nổi tiếng là công trình kiến trúc độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa Việt.

Ngay lối vào đền thờ Bạch Mã là cổng Tam quan bề thế. Đi sâu vào bên trong đền, du khách có thể nhìn ngắm những tượng voi, hổ, ngựa, rồng, nghê được đắp công phu tinh xảo khắp các bức tường, cây cột.

Sự tích đền Bạch Mã ở Nghệ An

Tiếp đến, du khách sẽ đến Nghi Môn gồm ba cửa chính môn, tả môn và hữu môn được trang trí tinh xảo. Bước chân tiếp tục đưa du khách khám phá nhà Tả vu, Hữu vu là nơi cất giữ những đồ thờ tự trang nghiêm.

Sự tích đền Bạch Mã ở Nghệ An

Nhà Hạ điện là khu vực có kiến trúc độc đáo trong quần thể khu di tích, kết cấu kiểu tứ trụ, xây theo kiểu chồng diềm 8 mái, lợp ngói mũi hài. Sau Hạ điện là nhà Trung điện. Nếu nghe giới thiệu về đền Bạch Mã, du khách sẽ được biết chính giữa nhà Thượng điện là bức đại tự khảm hai chữ Hán “Tối linh”. Trung điện cũng là nơi đặt ban thờ, hương án và đồ tế lễ các vị thần linh.

Thượng điện đền Bạch Mã đặt ban thờ long trọng với ngai thờ và bài vị thờ thần Bạch Mã.

Đền Bạch Mã kể rằng nơi đây hiện lưu giữ nhiều cổ vật có giá trị về mặt lịch sử, văn hóa, nghệ thuật gồm 2 tượng voi, 1 long ngai đầu rồng, 4 bộ bát bửu, 1 kiệu rồng, 28 lục lạc đồng, 8 mâm ngũ quả, 1 nhà vàng nhà bạc, 10 bát hương…

Lễ hội đền Bạch Mã

Lễ hội đền Bạch Mã gồm 2 phần chính: phần lễ và phần hội. Lễ hội được tổ chức vào các ngày 9, 10/2 âm lịch, gồm 2 phần.

– Phần lễ gồm: lễ khai quang, lễ yết cáo, lễ rước thần được tổ chức trong ngày 9 và lễ đại tế được tổ chức vào ngày 10/2.

Sự tích đền Bạch Mã ở Nghệ An

– Phần hội gồm: các hoạt động văn hóa thể thao như bình thơ, bóng đá, bóng chuyền, vật cù và đập niêu. Đặc biệt, vật cù là trò chơi dân gian có từ lâu đời, với không khí sôi động rộn rã đầy kịch tính làm náo nhiệt cả miền quê, thu hút đông đảo người dân địa phương tham gia reo hò cổ vũ.

Sự tích đền Bạch Mã ở Nghệ An

Updated: 02/02/2022 — 10:21 sáng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *