Văn hóa tâm linh

Đình Phúc Xá (Bắc Biên) ở Long Biên, Hà Nội

Đình Phúc Xá hay còn gọi là đình Bắc Biên, đền Cơ Xá, thuộc tổ dân phố số 8, phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, thành phố Hà Nội.

1174

Đền Cơ Xá là tên gọi trước đây của di tích theo địa danh làng Cơ Xá ở bên bờ nam sông Hồng.

Làng Phúc Xá

Phúc Xá thời Nguyễn thuộc xã Bắc Biên, tổng Gia Thụy, là một địa danh có nhiều di tích lịch sử văn hóa, là một thôn thuộc Cơ Xá cũ, nằm ở bãi bồi sông Hồng bên bở Bắc, nguyên xưa là đất của phường Cơ Xá của Kinh thành Thăng Long.

Đình Phúc Xá (Bắc Biên) ở Long Biên, Hà Nội

Làng Cơ Xá có tên gọi cổ là Ân Xá ở bãi giữa sông Hồng và cũng là Ân Xá phía Nam hồ Dâm Đàm từ thời Lý. Cùng với các làng Gia Quất, Gia Thượng – những làng cổ có lịch sử gắn liền với thành Điêu Diêu ở thế kỷ XV trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Minh thì Bắc Biên cũng là một địa danh gắn với những trang sử vẻ vang của dân tộc và người anh hùng Lý Thường Kiệt ở thời Lý thế kỷ XI, một nhân vật lịch sử kiệt xuất của dân tộc. Mảnh đất Bắc Biên hiện còn bảo lưu một ngôi đình thời danh tướng Đào Kỳ và phu nhân là phương Dung công chúa giúp Hai Bà Trưng dẹp gặc ngoại xâm và danh tướng Lý Thường Kiệt.

Lịch sử đình Phúc Xá

Đình Phúc Xá có khởi nguồn là đền Cơ Xá trải qua những thăng trầm đổi thay của lịch sử dân tộc và sự biến động của địa hình tự nhiên, khu vực này trước có tên gọi là Cơ Xá, sau đổi là Phúc Xá thuộc làng Bắc Biên, có vị trí ban đầu ở bên hữu ngạn sông Hồng, sau chuyển sang bãi giữa và sau cùng là đất bờ Bắc sông Hồng. Chính vì có sự thay đổi vị trí nên di tích cũng được chuyển loại hình kiến trúc từ đền sang đình để đảm nhận chức năng là nơi thờ phụng Thành hoàng làng và tổ chức lễ hội. Nhân dân làng Phúc Xá vốn có truyền thống yêu nước, tinh thần chống giặc ngoại xâm kiên cường nên trong suốt tiến trình phát triển của lịch sử truyền thống ấy luôn được bồi đắp.

Đình Phúc Xá (Bắc Biên) ở Long Biên, Hà Nội

Thế kỷ XIX, khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhân dân Phúc Xá lại hang hái kiên cường cầm sung đứng lê chống ngoại xâm bảo vệ quê hương. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân địa phương đã anh dung chiến đấu bảo toàn được cầu phao Chương Dương – cầu chiến lược của trục giao thong xương sông – đường số 1. Không quân Mỹ đã rải nhiều bom và đã bị rơi nhiều máy bay mà không ném được quả nào vào cây cầu bắc qua mảnh đất linh thiêng này.

Phúc Xá là vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi đây có nhiều công trình văn hóa tâm linh, chỉ trong một làng đã có 4 công trình gồm chùa, đình và 2 ngôi đền. Trong những công trình này, đình Phúc Xá là một di tích nổi tiếng nhất. Đã từ lâu, đình Phúc Xá thu hút không chỉ người dân Kinh thành Thăng Long mà cả khách thập phương xa gần đến tham quan lễ bái. Tài, đức và công tích của các vị Thành hoàng làng Phúc Xá, đặc biệt là danh tiếng lừng lẫy của người anh hùng Lý Thường Kiệt đã chinh phục được long dân và thong đến trời, đất, sau khi mất đi, các Ngài trở nên bất tử. Danh tướng Lý Thường Kiệt được dân làng tôn vinh là Thành hoàng làng – người che chở phù giúp dân có cuộc sống yên bình. Một nhân vật lịch sử kiệt xuất khi sống có nhiều cống hiến cho đất nước, khi mất đi đã được hiển Thánh sống mãi trong lòng dân.

Kiến trúc đình làng Phúc Xá

Giống như mọi ngôi đình làng của các địa phương trong vùng, đình Phúc Xá có khởi nguồn tạo dựng từ rất sớm với 2 chức năng chính là: nơi phụng thờ các vị phúc Thần có công với dân, với nước và nơi tổ chức lễ hội. Đình Phúc Xá hiện nay tọa lạc trên một khu đất cao rộng thoáng giữa khu cư trú của làng. Các nếp nhà cổ ẩn mình dưới những cây cổ thụ bốn mùa tỏa bóng mát tạo cho di tích một vẻ đẹp thâm nghiêm, huyền bí. Các công trình kiến trúc gồm: cổng đình, sân, tòa kiến trúc chính kết cấu kiểu chữ Đinh, nhà Tả, Hữu mạc.

Đình Phúc Xá (Bắc Biên) ở Long Biên, Hà Nội

Giá trị của đình Phúc Xá còn được thể hiện ở những di vật. Trước hết phải kể đến 2 quả chuông lớn, trong đó một chuông “An Xá tự chung” đúc năm Phúc Thát thứ 5 (1647) có Bài minh ghi rõ Lý Thường Kiệt quê ở làng An Xá; một chuông “Am Xá tự chung” đúc năm Chính Hòa thứ 11 (1690); 2 tấm bia dựng thời Nguyễn ghi việc trùng tu di tích; 8 đôi câu đối ca ngợi công tích của Lý Thường Kiệt; 7 đạo sắc phong niên đại thời Nguyễn. Đây là những tác phẩm nghệ thuật được trang trí bằng nghệ thuật đục chạm trên đá rất công phu, tinh xảo.

Đình Phúc Xá (Bắc Biên) ở Long Biên, Hà Nội

Đình Phúc Xá (Bắc Biên) ở Long Biên, Hà Nội

Đình Phúc Xá (Bắc Biên) ở Long Biên, Hà Nội

Đình Phúc Xá (Bắc Biên) ở Long Biên, Hà Nội

Nhưng đăc biệt hơn cả là những giá trị phi vật thể nằm ở các bức đại tự và hoành phi, câu đối. Nội dung của những chữ được thể hiện trên các di vật này đều tập trung vào ca ngợi cảnh đẹp, đất thiêng, nơi ngôi đình tọa lạc, công trạng, đức độ của các vị Thần được thờ. Các bức đại tự khẳng định giá trị của đình như: “Thánh cung vạn tuế” (Đức Thánh muôn năm). Còn các câu đối lại mang ý nghĩa khác nhằm ca ngợi công đức của thần.

Lễ hội làng Phúc Xá

Hội làng Phúc Xá là một trong những lễ hội lớn trong vùng, được tổ chức ngày 17 tháng 2 Âm lịch hàng năm. Trong lễ hội có nhiều hoạt động đa dạng và phong phú. Nghi lễ đáng lưu ý nhất là lễ rước nước, giống như các lễ hội vùng ven sông Hồng, rước nước mang ý nghĩa cầu cho mưa thuận gió hòa. Trong lễ hội Phúc Xá có nghi lễ rước kiệu Thánh.

Đình Phúc Xá (Bắc Biên) ở Long Biên, Hà Nội

Đình Phúc Xá (đền Cơ Xá trước đây, còn gọi là đình Lý Thường Kiệt) là nơi thiêng liêng. Tính thiêng của đình còn bởi dư âm của người anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt. Vì thế, về với đình Phúc Xá là đến thụ hưởng sinh khí trong lành, nơi thiên – địa giao hòa để được tiếp thêm sinh lực của trời đất. Về đây, khách bốn phương thể hiện sự tri ân đối với vị tướng tài ba, dũng lược, có công với đất nước, sau là để cầu cho quốc thái dân an, gia đình hòa thuận.

Đình Phúc Xá là một trung tâm sinh hoạt văn hóa tâm linh của một cộng đồng dân cư, là một vốn cổ quý giá luôn được nhân dân trân trọng gìn giữ và phát huy giá trị, đã được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng năm 1993.

5 ( 1 bình chọn )

Văn hóa tâm linh
https://vanhoatamlinh.com
Tìm hiểu về văn hóa tâm linh của người Việt từ xưa tới nay. Phong tục tập quán, tín ngưỡng (Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Đạo Mẫu).
Ý kiến bạn đọc (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài cùng chuyên mục

Kết nối với chúng tôi

Có thể bạn quan tâm

Chuyên mục

Bài viết mới
Xem thêm