Văn hóa tâm linh

Tìm hiểu về tục lệ cưới hỏi của người Ê đê

Lễ hỏi cưới của người Ê đê được diễn ra theo chế độ mẫu hệ. Người phụ nữ Ê đê sẽ làm chủ trong hôn nhân. Họ thích ai, yêu ai thì sẽ chủ động lấy người đó.

784

Người con trai được cưới sẽ về cư trú bên nhà vợ. Khi sinh con thì con cái sẽ mang họ của vợ. Nếu chẳng may vợ của anh ta bị mất thì nhà vợ hoặc dòng họ của nhà vợ sẽ tìm cho người đàn ông đó một người phụ nữ khác để kết hôn và được gọi là tục Chuê Nuê.

Hôn nhân của người Ê ĐÊ sẽ được cử hành theo nghi lễ truyền thống và theo trình tự 4 bước. Đó chính là lễ hỏi chồng (Nao muh), Lễ thỏa thuận (Knăm), Lễ gọi chồng (Yao Ung) và Lễ tại mặt (Siê Knam).

Lễ hỏi chồng (Nao muh) của người Ê Đê

Đây là một nghi lễ đầu tiên trong hôn nhân của người Ê Đê. Khi cô gái Ê Đê đã trưởng thành và tìm được một người con trai ưng ý thì sẽ về báo cáo cho bố mẹ của cô biết. Bố mẹ cô gái sẽ nhờ người đưa chiếc vòng sang mở đầu cho cuộc giao thiệp đối với nhà trai.

Tùy thuộc vào gia cảnh của mỗi cô gái thì chiếc vòng sẽ được làm từ những chất liệu khác nhau. Nếu như người con trai đồng ý thì sẽ chủ động sang nhà gái làm lễ trao vòng. Còn nếu trường hợp chàng trai không đồng ý thì hôn lễ sẽ được dừng lại.

Tìm hiểu về tục lệ cưới hỏi của người Ê đê

Nghi thức trao vòng cầu hôn là một trong những nghi thức quan trọng được diễn ra trong hôn lễ của người Ê Đê. Ý nghĩa của nghi lễ này là sự công nhận của thần linh, gia đình và cộng đồng cho đôi trai gái được trở thành vợ và chồng. Sau khi lễ trao vòng kết thúc thì chính thức hai gia đình sẽ kết thông gia với nhau.

Lễ thỏa thuận của người Ê Đê

Nghi lễ này được diễn ra để cho hai gia đình gặp gỡ, thỏa thuận và thống nhất lại việc thách cưới mà nhà trai đưa ra. Đối với những gia đình Ê Đê giàu thì họ sẽ thách cưới trâu, bò, chiêng, ché.. Còn đối với những gia đình bình thường họ sẽ thách cưới dựa theo hoàn cảnh. Một ché rượu và một chiếc vòng bằng đồng sẽ là món đồ không thể thiếu khi thách cưới.

Cô gái sẽ sang nhà trai để làm dâu theo như tục lệ của truyền thống và cũng xem như là sự thử thách. Nếu như cô gái trong thời gian này không làm vừa ý gia đình của chồng thì nhà trai có thể sẽ khươc từ hôn thú và làm lễ trả cô gái. Trường hợp này nhà trai sẽ phải chịu một phí phạt đó chính là một con lợn và ché rượu.

Lễ gọi chồng (Yao Ung) của người Ê Đê

Đây là bước thứ 3 trong phong tục cưới hỏi của người Ê Đê. Khi nhà gái đã trao cho nhà trai đủ lễ vật thách cưới thì sẽ tiến hành thống nhất những điều cam kết mới để nhằm đề phòng những việc ngoài ý muốn có thể xảy ra đối với những đôi vợ chông trẻ.

Trong ngày cưới thì nhà gái sẽ đưa cho nhà trai những sinh lễ như hai bên gia đình đã thỏa thuận và kèm theo đó là chiếc vòng.

Khi bước vào nhà gái thì chàng rể cần phải rửa chân bằng nước lễ đã được chuẩn bị sẵn và thực hiện các nghi lễ. Khi các nghi lễ đã tiến hành xong thì mọi người sẽ cùng nhau mổ lợn và ăn mừng tưng bừng.

Lễ lại mặt (Siê Knam) của người Ê Đê

Đây chính là nghi thức cuối cùng của phong tục cưới hỏi. Sau khi đã hoàn thành toàn bộ những thủ tục, nghi thức cưới hỏi thì đôi bạn trẻ sẽ bắt đầu bước vào đời sống vợ chồng chính thức. Sau khoảng 2 hoặc 5 ngày thì hai vợ chồng sẽ đi về nhà bố mẹ chồng để làm lễ lại mặt.

Lúc này nhà trai sẽ mời rượu và đưa một số đồ dùng trong sinh hoạt gia đình và đặt bên ché rượu để chú rể mang về nhà vợ. Sau lễ lại mặt thì đôi vòng đồng được xem là kỷ vật là được giữ đến trọn đời và truyền lại cho con cháu để làm của hồi môn hoặc chôn theo khi chết.

0 ( 0 bình chọn )

Văn hóa tâm linh
https://vanhoatamlinh.com
Tìm hiểu về văn hóa tâm linh của người Việt từ xưa tới nay. Phong tục tập quán, tín ngưỡng (Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Đạo Mẫu).
Ý kiến bạn đọc (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài cùng chuyên mục

Kết nối với chúng tôi

Có thể bạn quan tâm

Chuyên mục

Bài viết mới
Xem thêm