Đời sống

Lòng nhân ái là gì? Ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về lòng nhân ái

Những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ về lòng nhân ái đã được đúc kết từ lâu, mang tính giáo dục sâu sắc, đề cao tình thương người, sự bao dung, rộng lượng.

1156

Người có lòng nhân ái là người biết cho đi, họ sống vị tha, bao dung và luôn sẵn sàng chia sẻ.

Lòng nhân ái là gì?

Nhân có nghĩa là người, ái có nghĩa là tình yêu thương. Vậy nhân ái chính là tình yêu thương của con người.

Nhân ái là một đức tính quý báu của con người, là những cử chỉ cao đẹp cần được tuyên dương, phát huy và gìn giữ. Nhân ái là những hành động thiết thực giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh cả về vật chất lẫn tinh thần.

Nhân ái là tình cảm xuất phát từ trái tim, không có ép buộc, cưỡng cầu. Người có lòng nhân ái cảm nhận được những mất mát, nỗi đau, bất hạnh của người khác, họ tự thân muốn bao bọc, giúp đỡ, chở che bằng những lời động viên lẫn của cải, vật chất. Họ thật tâm muốn cho đi, trong nghĩa cử cao đẹp đó hoàn toàn không có toan tính hay vụ lợi cá nhân.

Lòng nhân ái là gì? Ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về lòng nhân ái

Người có lòng nhân ái mang đến sự ấm áp và hạnh phúc cho những người xung quanh, ở họ toát lên sự cao quý, hiền hòa, bao dung, độ lượng từ thẳm sâu trong tâm hồn và trái tim.

Ca dao về lòng nhân ái

Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước phải thương nhau cùng.

Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

Thấy ai đói rách thì thương,
Rét thường cho mặc, đói thường cho ăn.

Hoa thơm nhờ hương nhờ nhụy,
Người có giá trị nhờ đạo đức tác phong.

Ai ơi, ăn ở cho lành,
Tu thân tích đức để dành về sau.

Có câu tích đức tu nhân,
Hoạn nạn tương cứu, phú bần tương tri.

Mừng cây rồi lại mừng cành,
Cây đức lắm chồi, người đức lắm con.

Cây xanh thời (thì) lá cũng xanh,
Cha mẹ hiền lành để đức cho con.

Tục ngữ, thành ngữ về lòng nhân ái

Thương người như thể thương thân.

Một giọt máu đào hơn ao nước lã .

Lá lành đùm lá rách.

Rách lành đùm bọc, dỡ hay đỡ đần.

Một miếng khi đói bằng một gói khi no.

Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.

Ăn ở có nhân, mười phần chẳng khó.

Bền người hơn bền của.

Tìm nơi có đức gửi thân, tìm nơi có nhân gửi của.

Ở đời có đức, mặc sức mà ăn.

Chia ngọt sẻ bùi.

Nhường cơm sẻ áo.

Môi hở răng lạnh.

Máu chảy ruột mềm.

Oán cừu thì cởi, nhân nghĩa thì thắt.

Hạt gạo cắn đôi, cọng rau bẻ nửa.

Ở có nhân mười phần chẳng thiệt.

Đường mòn nhân nghĩa không mòn.

Vì tình vì nghĩa không ai vì đĩa xôi đầy.

3.88 ( 8 bình chọn )

Văn hóa tâm linh
https://vanhoatamlinh.com
Tìm hiểu về văn hóa tâm linh của người Việt từ xưa tới nay. Phong tục tập quán, tín ngưỡng (Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Đạo Mẫu).
Ý kiến bạn đọc (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài cùng chuyên mục

Kết nối với chúng tôi

Có thể bạn quan tâm

Chuyên mục

Bài viết mới
Xem thêm