Những môn đồ đầu tiên của đạo Cao Đài là ai?

Để trả lời cho câu hỏi “hững môn đồ đầu tiên của đạo Cao Đài là ai?” mời độc giả đọc hết bài viết mà Vanhoatamlinh.com chia sẻ.

MỤC LỤC BÀI VIẾT

Khi phong trào Thông linh học phổ biến ở miền Nam, năm 1925, Sài Gòn có một nhóm công chức người Tây Ninh bị hấp dẫn bởi thuật xây bàn để nói chuyện với các linh hồn ở phố Hàng Dừa (nay đường Cống Quỳnh, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1). Nhóm này được gọi là nhóm Cao-Phạm, gồm các ông Cao Quỳnh Cư, 37 tuổi; Cao Hoài Sang, 24 tuổi; Phạm Công Tắc, 35 tuổi, đều là viên chức của chính quyền thuộc địa.

Sau giờ làm, họ rủ nhau thực hành thông linh học để trò chuyện với những vong hồn, chủ yếu là để giải trí và xin thơ văn. Qua các lần cầu cơ, nhóm này trở nên hứng thú và tin tưởng vào các đàn cơ.

Nhóm Cao-Phạm cầu cơ được một thời gian thì đàn cơ ngày 15/12/1925 xuất hiện một đấng ẩn danh xưng là AĂÂ, sau đó nói danh là Cao Đài và chỉ định ba người này trở thành môn đệ của đạo Cao Đài. Sau đó, qua một đàn cơ khác thì đấng này nhận thêm ông Lê Văn Trung – một quan chức cấp cao từng làm nghị viên trong Hội Đồng Thượng Nghị Viện Đông Dương – làm tín đồ. Tuy nhiên, trước khi bốn người này được đấng tối cao nhận làm tín đồ thì đã có một quan chức người Việt sống trầm lặng được chỉ định trở thành môn đồ đầu tiên của đạo Cao Đài.

Vị môn đồ đầu tiên đó chính là ông Ngô Văn Chiêu, sau này là “anh cả” của tất cả tín đồ Cao Đài. Ông Chiêu là người thực hành triết lý Phật giáo Thiền tông của Minh Sư Đạo đã truyền vào Việt Nam từ cuối thế kỷ 19, thu hút nhiều tín đồ người Hoa. Đây là phái thờ Phật, tu Tiên, sinh hoạt theo tư tưởng Nho giáo.

Những môn đồ đầu tiên của đạo Cao Đài là ai?

ông Ngô Văn Chiêu “anh cả” của tín đồ Cao Đài

Năm 1921, Ngô Văn Chiêu ra Phú Quốc làm chủ quận, ở độ tuổi 43 tuổi. Tại đây, trong một lần cầu cơ, ông đã được đấng tối cao là Cao Đài nhận làm môn đồ đầu tiên. Ông Chiêu tiếp tục tu tập trong ba năm ở Phú Quốc rồi trở về Sài Gòn năm 1924. Trong thời gian ở Phú Quốc, ông Chiêu đã bước đầu xây dựng được cách tu tập, thờ cúng, giáo lý của đạo Cao Đài.

Về Sài Gòn, ông Chiêu tiếp tục tục tập theo phương pháp nội giáo tâm truyền (esotericism) đến năm 1926 thì liên kết với Nhóm Cao-Phạm bắt đầu thu nhận tín đồ. Về sau, Ngô Minh Chiêu không cùng nhóm Cao-Phạm hoạt động phổ độ nữa mà tách ra để ẩn tu.

Ngày 7/10/1926, những tín đồ đầu tiên của đạo Cao Đài thông báo thành lập đạo với chính quyền Pháp. Trong bản thông báo bằng tiếng Pháp có 28 chức sắc cao cấp ký tên, đính kèm với danh sách 245 tín đồ. Ông Lê Văn Trung đã mang bản thông báo đến Phủ Thống đốc Nam Kỳ (nay là Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh, trên đường Lý Tự Trọng), gửi cho Quyền thống đốc Nam Kỳ Le Fol.

Updated: 05/04/2022 — 12:12 chiều

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *