Đạo Thiên Chúa hay Đạo Công Giáo?
Thực tế, nhiều người vẫn vô tình nhầm tưởng Đạo Thiên Chúa là Đạo Công Giáo. Đạo Công Giáo (Catholicism) là Đạo Thánh mà chính Chúa Kitô đã rao giảng và thiết lập ra Giáo Hội trên nền tảng Tông Đồ như là một phương tiện để loan truyền và mang ơn cứu độ đến cho mọi người. Đạo Công Giáo là đạo cứu rỗi để mọi người đón nhận cuộc sống hạnh phúc đời đời bên Thiên Chúa trong Vương Quốc tình yêu của Người sau khi hoàn tất hành trình con người trên trần thế.
Nên xét về mặt từ ngữ thì đạo Thiên Chúa bao hàm khá rộng lớn. Trong khi các tín đồ Thiên Chúa giáo lại được phân nhỏ trong các Giáo Hội hay Đạo có các danh xưng khác nhau.
Có nhiều đạo thờ Thiên Chúa, có thể liệt kê các đạo chính dưới đây:
Do Thái Giáo (Judaism)
Đạo Do Thái thờ Một Thiên Chúa Yahweh, là Cha của các Tổ Phụ Abraham, Isaac và Israel (Jacob) của dân Do Thái, người đã giải phóng dân Do Thái khỏi ách cai trị của Ai Cập. Đạo Do Thái không có Thiên Chúa Ba Ngôi nên Kinh Thánh của họ chỉ có phần Cựu Ước thôi.
Người Do Thái giáo chỉ tụ tập trong các Hội trường để đọc Kinh Thánh chứ không có Thánh Lễ vào các Chúa Nhật hay Nhà Thờ. Và ngày họ đọc kinh là ngày thứ bảy hằng tuần hay gọi là ngày Sabbat.
Đạo Công Giáo La Mã (Roman Catholicism)
Đạo Công Giáo La Mã chính là Kitô Giáo. Đạo thờ Thiên Chúa Ba Ngôi gồm Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Tuy là Ba ngôi vị riêng biệt nhưng cùng một Thiên Chúa duy nhất đồng bản thể và uy quyền trong Mầu Nhiệm Chúa Ba Ngôi.
Kinh thánh của Giáo Hội Công Giáo có phần Cựu Ước và Tân Ước dạy các tín hữu đời sống đức tin theo lời Chúa. Giáo Hội Công Giáo có sự quản lý rất nề nếp như một đất nước thu nhỏ với người đại diện cao nhất là Đức Giáo Hoàng.
Đạo Tin Lành (Protestanism)
Đây là một nhánh của Kitô Giáo đã ly khai khỏi Công Giáo sau cuộc cải cách tôn giáo khởi xướng bởi Martin Luther tại Đức năm 1517. Đạo Tin Lành cũng tôn thờ Thiên Chúa và tin Chúa Kitô là Cứu Chúa và cùng sử dụng Kinh Thánh như Đạo Công Giáo.
Nhưng Đạo Tin Lành có những điểm khác biệt rõ ràng so với Đạo Công Giáo như cách giải thích của họ về Kinh Thánh, không công nhận vai trò của Đức Giáo Hoàng và không có các bí tích như Công Giáo.
Tổ chức Giáo hội Công Giáo
Tổ chức Giáo Hội Công Giáo được sắp xếp rất quy củ. Phải nói tổ chức Giáo Hội Công Giáo giống như một đất nước thu nhỏ với các phân tầng và cách sắp xếp quản lý rất hay.
Cụ thể như sau:
Giáo phẩm
Hàng Giáo phẩm sẽ phân thành 5 cấp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn gồm: Linh Mục, Giám Mục, Tổng Giám Mục, Hồng Y và Giáo Hoàng. Mỗi phân cấp sẽ có nhiệm vụ và sắc phục riêng. Trong đó, Đức Giáo Hoàng là người đại diện cao nhất cho toàn thể giáo dân Đạo Công Giáo trên toàn thế giới.
Tổ chức Giáo hội
Giáo Hội Công Giáo được tổ chức như một bộ máy nhà nước với hệ thống từ địa phương đến trung ương, từ cá nhân đến tập thể và từ tập thể nhỏ đến tổng thể lớn. Nhỏ nhất là các tín đồ hay còn gọi là Giáo hữu, Kitô hữu, giáo dân là những người đã lãnh bí tích rửa tội của Giáo hội. Các giáo dân sẽ tập hợp thành Họ Đạo. Nhiều Họ Đạo tạo thành Giáo Xứ, đứng đầu là Linh Mục. Nhiều Giáo Xứ tạo thành Giáo Hạt, đứng đầu là Linh Mục Hạt Trưởng. Các Giáo Hạt tụ lại thành Giáo Phận, đứng đầu bởi Giám Mục. Cao hơn là Tổng Giáo Phận, quản lý bởi Tổng Giám Mục thường là Tổng Giáo Phận của 1 tỉnh. Cấp quốc gia là Giáo Hội Quốc Gia và Hội Đồng Giám Mục. Trên toàn thế giới gọi là Giáo Hội Hoàn Vũ đứng đầu bởi Đức Giáo Hoàng. Và mỗi cấp đều có những quy tắc riêng.