Thờ cúng Thần hộ mệnh như nào?

Việc thờ cúng Thần Hộ mệnh xuất hiện sau khi người có căn đã tiến lễ Tôn nhang đội lệnh, bát hương Tôn nhang thường để tại Tòa, Phủ, Đền, Điện nơi tôn nhang để hương khói.

MỤC LỤC BÀI VIẾT

Như vậy thì Nhang tử phải thường xuyên sóc vọng tới lễ bái nguyện cầu. Nhưng cũng có những trường hợp đặc biệt, lí do ở xa nơi thờ tự, hoặc đi nước ngoài, thì sẽ xin thỉnh Lô hương tôn nhang đó về tại gia hoặc nơi ở lâu dài để thờ cúng. Việc tôn thờ Thần Hộ mệnh là điều cần thiết để chư Ngài xót thương, gia hộ cho hương tử.

Bát hương Bản mệnh không được đặt chung ban thờ với gia tiên vì Bản mệnh là Tiên Thánh còn gia tiên là âm hồn không thể được vì lỗi phép. Nếu có thờ Quốc Mẫu từ trước rồi thì được phép thờ Lô nhang đó cùng án thờ với Quốc Mẫu, nhưng bát hương Mẫu phải cao hơn so với bát Bản mệnh.

Thờ cúng Thần hộ mệnh như nào?

Người thờ bát hương Bản mệnh phải sắm 1 nón của Bản mệnh, 1 hài, 1 quạt, 1 gương, 1 lược 1 vòng tay để trưng lên ban thờ cho Tiên nữ Hộ mệnh đó. Màu sắc giống như màu đồ dâng cúng Tôn nhang. Nón có thể được treo lên, hoặc thể được dựng bên cạnh lô nhang tùy theo không gian.

Tất cả những đồ cúng đó có thể được xin từ mâm tôn nhang từ ngày tôn nhang về thờ, hoặc cũng có thể tùy ý mua mới cũng được, tùy điều kiện không bắt buộc.

Hằng ngày hương khói và dâng cúng thanh thủy trong vòng 3 tháng 10 ngày để an vị lô hương. Nhang tử thường không tự đặt lô nhang mà phải nhờ tới Quan thầy an vị cho. Nếu xa quá Quan thầy không quang lâm được thì xin thầy cho sớ biểu về an vị. Nhìn chung, trình từ an vị cũng khá đơn giản.

Updated: 15/06/2022 — 6:58 sáng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *