Đền thờ Chúa Đệ Nhất Tây Thiên thu hút nhiều du khách trên khắp cả nước đặc biệt trong mùa lễ hội chính của đền.
Sự tích Chúa Đệ Nhất Tây Thiên
Trong nhân gian di truyền rất nhiều dị bản về sự tích của quốc mẫu Tây Thiên, trong đó có hai bản ghi chép tương đối chính xác về chúa. Một bản được ghi trong bản ngọc phả đền Tây Thiên, được ghi chép bằng chữ hán năm Khải Định thứ 2 (1917) và một truyền thuyết lưu truyền ở xã Đại Đình, nơi có đền thờ Mẫu sinh và Mẫu hóa.
Bản ghi chép trong đền Tây Thiên viết rằng: Thời Vua Hùng trị vì quốc gia, tại Đông Lộ Có một trưởng ông họ Lăng tuổi gần 40 và trưởng bà họ Đào tuổi hơn 40 mà không có con. Trong một ngày ông bà nằm mộng được đi du ngoạn Tam Đảo, đến chùa Tây Thiên hành hương cầu con. Đến khoảng ngoài canh ba, bà Đào chợt thấy có mây ngũ sắc trong trong chùa hiện lên rồi thấy 7, 8 người đều mặc mũ áo đẹp đẽ. Người thì ca hát, người thì nhảy múa, người thì gảy đàn, ngâm thơ. Bà tỉnh lại thì biết đây là mộng lành. Y như rằng bà có thai nhưng phải tới 14 tháng sau bà mới hạ sinh. Một bé gái đã ra đời vào ngày mùng 10 tháng 5, năm Giáp Thân và đặt tên là Tiêu. Cô bé lớn lên xinh đẹp, mặt mày sáng sủa, tính lại nết na, thùy mị. Tuổi 5, 6 mà đã hiểu âm, biết luật. Năm 11 – 12 tuổi đã biết võ nghệ, binh thư. Đến 20 tuổi đã là một nữ anh hùng, hào kiệt. Thực là bậc quần thao hào kiệt bậc nhất. Thời bấy giờ, giặc phương Bắc xâm lăng. Dân tình hoang mang, hoảng sợ. Vua Hùng ngay lập tức sai người đi loan báo khắp nơi nhằm tìm người tài giúp vua đánh giặc. Khi nghe thấy tin cầu, nàng đã đứng ra phân bổ, kêu gọi các tràng trai khỏe mạnh, đủ sức đánh giặc trong vùng. Tất cả được 3000 người tướng sỹ về tại Phong Châu, Việt Trì yết kiến Hùng Vương. Hùng Vương thấy nàng là một vị anh hùng hào kiệt tài năng liền giao cho chỉ huy 10 vạn tinh binh và 3000 kỵ binh đi đánh giặc. Quân giặc đại bại, nàng cùng các binh sĩ khải hoàn về kinh. Nhà vua vô cùng vui mừng liền phong thưởng nàng là “Tam Đảo Sơn Trụ Quốc Mẫu Đại Vương”. Một ngày đẹp trời, bỗng có đám mây ngũ sắc hạ xuống đền Tây Thiên, sứ giả xuất hiện và rước nàng về trời. Ngày đó đúng vào ngày 15/2. Người dân thấy sự việc này bèn tâu vua, Vua Hùng Vương liền truyền lệnh phong nàng là “Tam Đảo sơn trụ Quốc Mẫu Đại vương đệ nhất thượng đẳng thần”.
Dị bản truyền thuyết được ghi lại tại xã Đại Đình cũng gần giống bản ngọc phả tại đền Tây Thiên. Trong đó, dị bản ghi rằng: Bà là một người con gái tên Lăng Thị Tiêu sinh ra trong gia đình hiếm con. Từ nhỏ bà đã bộc lộ được nét xinh đẹp, nết na, tài giỏi thông minh của mình. Đời Hùng Vương thứ 7, hoàng tử Lang Liêu nối ngôi cha hiệu Hùng Chiêu Vương. Ông thường hay đi cầu Tiên, Phật ở Tam Đảo. Tại đây, vua đã gặp và đem lòng yêu người con gái xinh đẹp, nết na ấy. Vua đưa bà về Phong Châu và lập làm Chính Phi. Trong thời gian này, bà cũng ra sức giúp chồng trị quốc, ứng xử chu toàn với các Lạc hầu, Lạc tướng khiến quốc gia Văn Lang trở nên thịnh trị suốt hơn 200 năm. Một lần, nhà Thục âm mưu xâm chiếm. Nguyên phi Lăng Thị Tiêu đã chiêu mộ binh sĩ kéo về Phong Châu đánh tan quân Thục, giải nguy quốc gia. Khi bà hóa về trời, các triều vua nhớ ơn và sắc phong bà là Tây Thiên Quốc Mẫu.
Đền thượng Tây Thiên thờ mẫu Tây Thiên
Hiện nay có hơn 50 điểm di tích được ghi nhận hiện nay đang thờ Quốc Mẫu Tây Thiên, trong đó, đền thượng Tây Thiên là được nhiều con hương sùng kính và đến dâng hương nhất. Bởi đền Thượng đã có từ rất lâu đời. Đền được coi là nơi ở của Quốc Mẫu Tây Thiên và là nơi thờ chính của bà với thần hiệu “Tam Đảo sơn Trụ Quốc Mẫu”. Đền Thượng được xây dựng trên núi Thạch Bàn, dãy Tam Đảo, thuộc xã Đại Đình, Tam Đảo.
Ngôi đền đã được xây dựng lâu đời với lối kiến trúc cổ, mang nhiều nét văn hóa xa xưa. Đền được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia từ năm 1991. Tuy nhiên, do sự tàn phá của thiên nhiên, đền đã xuống cấp rất nhiều. Do đó, năm 2003, được sự cho phép của các cấp chính quyền, người dân đã tiến hành xây dựng và cải tạo lại khuôn viên chùa. Các kiến trúc cơ bản của chùa vẫn được giữ nguyên. Tuy nhiên, khu vực Đền và Chùa, trước đây nằm trong một khuôn viên thống nhất thì nay được tách riêng, độc lập. Đền Thượng – nơi thờ Quốc Mẫu Tây Thiên được mở cửa phục vụ khách tham quan vào năm 2009. Khu vực này được xây dựng gồm các công trình: Đền thượng, Đền Tam Tòa Thánh Mẫu, Đền Cô Chín, Đền Mẫu Hoàng Thiên, nhà Tả, Hữu mạc, …
Đền Chân Suối thờ Thân Mẫu Quốc Mẫu Tây Thiên
Đền Chân Suối cũng là địa điểm được các du khách tới hành hương nhiều. Bởi nơi đây là nơi thờ Thân Mẫu tức mẹ của Quốc Mẫu Tây Thiên. Tại đây, có mộ của Thân Mẫu Quốc Mẫu Tây Thiên.
Đền thuộc địa phận làng Hà, xá Hồ Sơn, huyện Tam Đảo. Nó nằm trên đường 2B từ thành phố Vĩnh Yên lên khu nghỉ mát Tam Đảo. Đến cây cầu tại km số 13,430 sát đường về bên trái là cổng tam quan rẽ tới đền Chân Suối. Đền có tên như vậy bởi bao quanh đền là một con suối chạy dài từ Thác Bạc xuống. Đền được xây dựng với phong cảnh vô cùng sơn thủy hữu tình với phía trước là dòng chảy của con suốt lớn chảy từ hồ Làng Hà, bên phải là suối Bạc, rừng lim thơ mộng. Khuôn viên đền rộng rãi, thoáng mãi và vô cùng yên bình.
Để vào đền trước tiên quý khách sẽ phải đi qua một cổng tam quan gồm 4 cột phương đăng. Hai cột cao 5m. Hai cột bên cạnh cao 3,5m. Đi qua cổng này khoảng 100m mới tiến vào cửa đền. Đền gồm 5 gian thờ lần lượt là gian thờ Quốc Mẫu Tây Thiên, Công đồng Tứ Phủ. Đầu đốc được xây một hàng hiên, có lan can che chắn và được trang trí họa tiết rồng bay. Gian chính giữa có một ụ đất cao chừng 1,2m. Tương truyền đây là ngôi mộ thiên táng của bà Đào Liễu, mẹ của Quốc mẫu Tây Thiên Lăng Thị Tiêu.
Dâng lễ đền Quốc Mẫu Tây Thiên
Hàng năm cứ đến những ngày lễ hội lớn tại đền Quốc Mẫu Tây Thiên, hàng ngàn lượt khách thập phương trên khắp các tỉnh thành cả nước lại hành hương tìm về nơi đền thiêng để xin lộc, cầu tài, cầu bình an trong cuộc sống. Để bày tỏ lòng thành tâm của mình, các con hương đều dâng đến chúa bà những lễ vật đẹp nhất, cầu kỳ nhất.
Lễ vật khi đến đền chúa đệ nhất Tây Thiên nên sắm bao gồm 1 bó hoa, 1 đĩa quả gồm nhiều loại quả, 1 chai rượu nhỏ, 1 đĩa trầu cau, giấy tiền, xôi thịt và cánh sớ.
Sau khi dâng những thức lễ này trên ban thờ thánh, bạn chờ hết một tuần hương rồi hạ lễ. Riêng cánh sớ và giấy tiền đem đi hóa tại nơi hóa sớ của đền.
Hầu giá chúa Tây Thiên
Quốc Mẫu Tây Thiên là chúa đệ nhất trong Tam Vị Chúa Mường. Chúa là người ban lộc bói toán và cúng lễ vô cùng thiêng liêng. Thông thường, trong lễ khai đàn mở phủ mà có dâng đàn Chúa Bói thì người ta thưởng thỉnh chúa về chứng tòa Đệ Nhất màu đỏ. Khi ngự đồng, chúa Tây Thiên mặc áo gấm màu đỏ với hoa văn thêu phượng tinh tế cùng với đó là cầm quạt khai quang cho con dân.
Lễ hội Chúa Đệ Nhất Tây Thiên
Lễ hội Chúa Đệ Nhất Tây Thiên được tổ chức vào ngày 10/5 âm lịch. Theo tương truyền đây là ngày chúa giáng hạ trần phàm.
Do đó, ngày này người dân thường rước kiệu và làm lễ khấn chúa bà vô cùng long trọng.