Xưng tội với những người mà mình đã phạm tội

Chúng ta có cần phải xưng tội với những người mà mình đã phạm tội với họ hay không? Đây là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc.

MỤC LỤC BÀI VIẾT

Chúng ta biết mình nên xưng tội với Đức Chúa Trời, nhưng nhiều Cơ-đốc-nhân tự hỏi liệu chúng ta có cần xưng tội với người mà mình đã phạm tội với họ, chúng ta có cần phải nói với người mà chúng ta đã phạm tội với họ rằng chúng ta muốn xin lỗi hay không? “Bước đi trong sự sáng” (1 Giăng 1:7) có nghĩa là chúng ta đang sống trong sự vâng theo những điều răn của Đức Chúa Trời. Cũng trong câu đó, chúng ta đã nói về sự tha thứ qua Đấng Christ, và “mối giao thông với những anh em khác”. Như vậy, có mối liên kết giữa việc có một “tình trạng trong sáng”, và mối giao thông của chúng ta với những người khác.

Mọi tội lỗi cuối cùng đều là phạm tội với Đức Chúa Trời (Thi 51:4). Kinh Thánh luôn nhấn mạnh chúng ta cần phải xưng tội với Ngài (Thi 41:4; 130:4; Công vụ 8:22; 1 Giăng 1:9). Cũng như xưng tội của chúng ta đối với con người, Kinh Thánh không đưa ra những mạng lệnh mập mờ. Nhiều lần, chúng ta được dạy hãy xưng tội với Đức Chúa Trời, nhưng chỉ có một mệnh lệnh trực tiếp hãy xưng tội với người khác trong tình huống khi các trưởng lão hội thánh nhân danh người bệnh mà cầu nguyện (Gia-cơ 5:16).

Xưng tội với những người mà mình đã phạm tội

Điều này không có nghĩa là chúng ta không bao giờ tìm kiếm sự tha thứ của người khác. Kinh Thánh đưa ra nhiều gương mẫu về việc xưng tội với những người khác. Trong Sáng-thế-ký 50:17-18, một trong những người anh của Giô-sép đã cầu xin sự tha thứ của ông. Và người xưng tội với người đã được nói đến trong những phân đoạn như Lu-ca 17:3-4; Ê-phê-sô 4:32; và Cô-lô-se 3:13).

Những nguyên tắc ở đây là 1) Chúng ta nên tìm kiếm sự tha thứ của Đức Chúa Trời đối với tất cả mọi tội lỗi. Ngài mong muốn “sự chân thật nơi bề trong” (Thi-thiên 51:6). 2) Nếu mối quan hệ của chúng ta với Đức Chúa Trời là đúng, thì mối quan hệ của chúng ta với những người khác cũng đúng theo. Chúng ta cũng nên đối xử với những người khác một cách tử tế, với sự công bằng và chân thật (Thi-thiên 15), với tội đã phạm với ai đó và không nỗ lực làm cho nó đúng là điều không nên nghĩ đến. 3) Mức độ xin lỗi nên phù hợp với tầm ảnh hưởng của tội lỗi. Nói cách khác, chúng ta nên tìm kiếm sự tha thứ từ những người trực tiếp liên quan để bảo đảm sự chữa lành.

Để thí dụ, nếu một người nam nhìn người đàn bà với lòng ham muốn, anh ta cần lập tức xưng tội với Chúa. Đây chưa phải là lúc cần phải, hay thích hợp để xưng tội với người phụ nữ ấy. Tội đó giữa người nam và Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, nếu người ấy không giữ lời hứa, hoặc làm điều gì có ảnh hưởng đến người nữ, thì anh ta phải xưng tội với cô ta và tìm kiếm sự tha thứ của cô ấy. Nếu là tội có liên quan đến nhiều người, như với cả hội thánh, thì người nam hoặc người nữ phải mở rộng việc xưng tội tới những thành viên của hội thánh. Như vậy việc xưng tội và xin lỗi mới xứng với tầm ảnh hưởng của nó. Những người bị tác động bởi tội lỗi nên được nghe lời xưng tội.

Trong lúc việc xưng tội của chúng ta với Đức Chúa Trời không tùy thuộc vào sự xưng tội của chúng ta với những người khác và/ hoặc sự tha thứ của họ đối với chúng ta, Đức Chúa Trời kêu gọi chúng ta nên chận thật và sẵn sàng bày tỏ sự thất bại của mình với những người khác, đặc biệt là khi những lầm lỗi của chúng ta có liên quan đến họ. Một khi chúng ta đã xúc phạm, làm tổn thương, hay phạm tội với những người khác, chúng ta nên tìm cách để nói lên lời xin lỗi một cách rất chân thành, xưng tội và cầu xin sự tha thứ. Cho dù việc ban ra sự tha thứ tùy thuộc vào người được xưng tội với. Trách nhiệm của chúng ta là thành thật ăn năn, xưng nhận tội lỗi, và cầu xin sự tha thứ.

Vì vậy, thông qua sự xưng tội, học Kinh Thánh, cầu nguyện, trung tín đến nhà thờ, và sự vâng phục, chúng ta có thể phát triển mối quan hệ mật thiết hơn với Chúa. Điều đó dường như đơn giản. Nhưng cần lưu ý rằng: Chúng ta phát triển mối liên hệ mật thiết hơn với người khác như thế nào? Chúng ta hãy dành thời gian với họ trong việc trò chuyện, mở tấm lòng chúng ta ra và đồng thời lắng nghe họ. Chúng ta thừa nhận khi chúng ta làm sai và tìm kiếm sự tha thứ. Chúng ta đối đãi tốt với họ và hy sinh những nhu cầu cá nhân để cung cấp đầy đủ cho họ. Điều đó thực sự không có gì khác với mối liên hệ của chúng ta với Cha thiên thượng.

Updated: 30/11/2021 — 9:55 sáng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *