Di tích đền Nước, đền Rồng ở Thanh Hóa

Đền Nước và đền Rồng là 2 ngôi đền thờ cổ và linh thiêng ở Hà Trung, Thanh Hóa. Trong đó, đền Rồng thờ Mẫu Thượng Ngàn và đền Nước thờ Mẫu Thoải.

MỤC LỤC BÀI VIẾT

Hai ngôi đền này nằm cạnh nhau từ lâu và đã trở thành một khu di tích nổi tiếng, cùng tổ chức chung một lễ rước vào mùa lễ hội.

Người ta cho rằng, đền Rồng Thanh Hóa là nơi Mẫu Thượng Ngàn giáng lâm. Tuy nhiên, truyền thuyết cụ thể về việc Mẫu giáng lâm như thế nào thì không được ghi chép cụ thể.

Ngoài thờ Mẫu Thượng Ngàn, đền còn có cung thờ riêng thờ Cô Chín Sòng Sơn ở riêng biệt. Ngay đằng sau ngôi đền chính cũng là một cung thờ Mẫu Cửu Trùng Thiên.

Di tích đền Nước, đền Rồng ở Thanh Hóa

Cung thờ Cô Chín Sòng Sơn

Không chỉ thế, dân gian còn truyền tụng, đây là nơi thờ chính của Chầu Đệ Nhất Thượng Thiên. Tuy nhiên, thông tin này cũng chưa được xác thực.

Đền Rồng Thanh Hóa

Nền móng đầu tiên của đền Rồng được xây dựng từ thế kỷ XVI. Nơi đây hội tụ linh khí, là nơi có phong cảnh hữu tình với thế “hậu tựa sơn, tiền đạp thủy”. Đền trông ra dòng suối bốn mùa nước trong vắt. Có lẽ nhờ dòng suối này với mạch nước ngầm xanh mát mà đền Rồng có được một “giếng tiên”. Giếng tiên này có nước trong vắt, quanh năm không bao giờ cạn. Mùa hè nước mát như để trong ngăn mát tủ lạnh. Con hương mỗi khi đến đền bái Mẫu đều xin nước tại giếng thiêng này về để cầu được sức khỏe, may mắn, cầu chữa được bệnh.

Di tích đền Nước, đền Rồng ở Thanh Hóa

Đền Nước và đền Rồng ngụ tại xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa

Đến năm 1975, đền được nhân dân địa phương cùng du khách thập phương thiện tâm quyên góp xây dựng, tôn tạo lại khang trang hơn. Năm 1993, đền Rồng và đền Nước được tỉnh Thanh Hóa công nhận là di tích danh thắng cấp tỉnh. Ngày càng thu hút nhiều du khách đến chiêm bái hơn.

Hiện nay, kiến trúc của đền xen lẫn nét hiện đại và cổ kính, thiên nhiên. Phía không gian xung quanh đền đều được xây dựng bằng đá. Riêng cung Mẫu Thượng Ngàn được đặt trong một hang đá, nửa được xây dựng bằng gạch vữa, nửa được kiến tạo bởi tự nhiên. Tạo nên một không gian vừa hiện đại vừa mang hơi thở của núi rừng non cao, thượng ngàn.

Đền Nước Thanh Hóa

Men theo một lối nhỏ bên sườn núi khoảng hơn 500m, đền Nước hiện ra như một khối kiến trúc cổ kính, tuyệt đẹp nằm chênh vênh trên một sườn núi. Ngay dưới chân đền là con suối trong vắt như mắt nai chảy qua.

Bởi được xây dựng bên triền núi nên đền thờ Mẫu Thoải được bao bọc bởi rất nhiều cây xanh, tỏa bóng mát rộng lớn. Nhưng cũng bởi vậy, diện tích để con hương chiêm bái tại đền rất nhỏ. Ngay đến các cung thờ tại đây cũng được xây dựng theo kiểu dật tam cấp nhằm tận dụng tối đa không gian cho phép.

Lễ hội đền Rồng – đền Nước Thanh Hóa

Lễ hội đền Rồng và đền Nước được tổ chức tại cùng một thời điểm vào ngày 24/2 âm lịch hàng năm. Lễ hội được chia làm 3 phần chính. Đầu tiên là phần tế lễ tại đền Rồng. Sau đó, con hương, du khách sẽ được chiêm ngưỡng lễ rước kiệu lên đền Nước. Theo nghi thức, nước được lấy từ đầu nguồn và được dâng lên Thánh mẫu Thượng Ngàn để thờ cúng. Tiếp sau đó là phần lễ cầu cho quốc thái dân an, mùa màng tốt tươi.

Di tích đền Nước, đền Rồng ở Thanh Hóa

Di tích đền Nước, đền Rồng ở Thanh Hóa

Di tích đền Nước, đền Rồng ở Thanh Hóa

Lễ hội được tổ chức hàng năm và được các cấp lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa rất quan tâm. Lễ hội được tổ chức vừa là để duy trì lệ tục tại đền từ xa xưa, vừa nhằm phát huy những giá trị văn hóa, mang đậm đà bản sắc dân tộc.

Updated: 22/07/2021 — 9:07 sáng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *