Trong thời gian gần đây văn hóa tâm linh đang có xu hướng phát triển. Mọi người đã quan tâm đến văn hóa tâm linh nhiều hơn trước. Hãy cùng Vanhoatamlinh.com tìm hiểu về nguồn gốc văn hóa tâm linh trong đời sống người Việt ngay trong bài viết này.
Văn hóa tâm linh là gì?
Văn hóa tâm linh chính là một dạng thức đặc biệt của văn hóa. Nó do con người sáng tạo ra trong quá trình hoạt động vật chất. Khi ra đời văn hóa tâm linh mang lại giá trị tinh thần sâu sắc. Về mức độ tác động ngược trở lại của văn hóa tâm linh đối với con người ở mỗi thời kỳ khác nhau là khác nhau. Giá trị và ý nghĩa lớn lao nhất của văn hóa tâm linh chính là sự linh thiêng. Trong một thời kỳ dài trước đây văn hóa tâm linh không được coi trọng. Thậm chí bị cho là phản khoa học, mê tín dị đoan và đem ra bài xích.
Tất cả các biểu hiện liên quan đến đời sống tâm linh của con người đều sẽ tạo nên văn hóa tâm linh. Đồng thời tất cả mọi hiện tượng xảy ra trong cuộc sống, đều có sự tác động tích cực hoặc tiêu cực của văn hóa tâm linh. Do đó hãy nhìn nhận một cách biện chứng, khách quan để có cách ứng xử phù hợp nhất. Khi đó vừa phát huy được mặt tích cực. Đồng thời hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của nó đối với đời sống của xã hội.
Văn hóa tâm linh người Việt có từ khi nào?
Xuất phát từ xã hội nguyên thủy
Xuất phát từ quan niệm “trần sao âm vậy” hình thành nên văn hóa tâm linh trong đời sống người Việt. Ngay từ thời kỳ nguyên thủy khi mới khai hoang lập đất, tổ tiên, chúng ta đã có tư tưởng thờ phụng bách Thần. Câu nói “Thần cây đa, Ma cây gạo” chính là như vậy. Tất cả mọi thứ xảy ra khi chưa lý giải được sẽ gán cho các thế lực siêu nhiên là các vị Thần gây ra. Thế giới Thần linh thuở ấy bao gồm Thần Sông, Thần Biển, Thần Núi, Thần Lửa, Thần Sấm. Ngoài các vị Thần kể trên còn có các vị Thần chủ trì việc trong nhà như: Thần Bếp, Thần Tài…
Nhận các ảnh hưởng từ triều đại phong kiến
Do chịu ảnh hưởng của chế độ phong kiến. Nền văn hóa tâm linh người Việt cũng được hình dung theo một mô hình tổ chức tương đương. Trên trời có Ngọc Hoàng Thượng Đế và các vị Thần chuyên trách. Ở giữa trời và đất là người trần mắt thịt. Còn dưới đất có Diêm Vương đảm nhận việc xét xử con người trần gian sau khi chết. Người Việt chúng ta tin rằng người xấu sau khi chết sẽ bị xét xử nghiêm minh. Nếu có kiếp sau thì cũng phải chịu khổ, khó được đầu thai làm người. Ngược lại ai tốt sẽ được lên Thiên đường được đầu thai và kiếp sau sung sướng, hạnh phúc.
Văn hóa tâm linh biểu hiện trong đời sống người Việt
Văn hóa tâm linh trong phạm vi gia đình
Văn hóa tâm linh biểu hiện vô cùng phong phú, đa dạng trong đời sống tinh thần của người Việt Nam. Ở phạm vi gia đình, văn hóa tâm linh phổ biến nhất vẫn là tục thờ cúng tổ tiên. Trong đó bao gồm ông bà, cha mẹ, người thân đã khuất trong trong mỗi gia đình, dòng họ.
Văn hóa tâm linh trong phạm vi cộng đồng
Ở phạm vi cộng đồng, văn hóa tâm linh thể hiện ở tục thờ cúng Thành Hoàng làng. Ngoài ra còn thờ các vị Thần tiên, các vị anh hùng, tử sĩ. Đặc biệt là những người có công khai hoang lấn biển hoặc chống giặc ngoại xâm bảo vệ biên cương bờ cõi…
Do chịu ảnh hưởng của các tôn giáo nên người Việt xây dựng nhiều đền chùa, miếu mạo, giáo đường, nhà thờ. Và chúng ta thực hành các nghi lễ cầu cúng tại đây. Các công trình, hiện vật liên quan đến văn hóa tâm linh trở thành di sản văn hóa, lịch sử được Nhà nước công nhận. Một số địa chỉ tâm linh còn có địa điểm thiên nhiên kỳ vĩ thu hút đông đảo cách du lịch. Hàng năm nhiều lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa vùng miền được diễn ra khắp mọi miền tổ quốc.
Như vậy nguồn gốc văn hóa tâm linh bắt nguồn từ xa xưa. Sau khi trải qua hàng ngàn năm với các hình thái xã hội khác nhau. Đến nay văn hóa tâm linh ngày một hoàn thiện, văn minh và tiến bộ hơn. Ngoài ra cũng có sự biến tướng nhất định, xuất hiện những niềm tin sai lệch.