Văn hóa tâm linh

Nhà thờ Tổ nghề kim hoàn tại thành phố Huế

Nhà thờ Tổ nghề kim hoàn của miền Trung và miền Nam nằm tại địa chỉ số 7, đường Chùa Ông, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

1165

Ông tổ nghề kim hoàn là ai?

Nghề Kim hoàn từ miền Trung đến miền Nam nước ta do ông Cao Đình Độ, sinh năm 1741 tại làng Cẩm Tú, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa và con là ông Cao Đình Hương truyền vào.

Năm 1783, do chiến tranh loạn lạc, hai cha con ông đã lánh vào Thuận Hóa, trú tại làng Kế Môn, Điền Hương, huyện Phong Điền ngày nay và truyền nghề cho một số học trò thuộc hai họ Huỳnh Công và Trần Mạnh. Năm 1790, dưới triều Quang Trung, ông Cao Đình Độ được phong chức Lãnh binh và con trai ông chức Phó Lãnh binh, hai ông được triệu vào cung thành lập cơ vệ ngân tượng, chuyên làm đồ ngự dụng bằng vàng bạc. Thời gian này, hai ông trú tại làng Cao Hậu, huyện Hương Trà, nay là xã Hương Sơ thuộc thành phố Huế. Sau khi ông Cao Đình Độ mất, ông Cao Đình Hương tiếp tục hành nghề ngân tượng dưới triều Gia Long. Mộ phần của hai ông hiện ở đường Phan Bội Châu, phường Trường An, thành phố Huế.

Những người thợ kim hoàn ở miền Trung đều coi hai ông là tổ sư của nghề Kim hoàn, lấy ngày 7/2 âm lịch (ngày giỗ của ông Cao Đình Hương, người trực tiếp truyền nghề rộng rãi trong dân gian) làm ngày giỗ Tổ.

Nhà thờ Tổ nghề kim hoàn tại thành phố Huế

Ngày giỗ Tổ nghề kim hoàn

Nhà thờ Tổ nghề kim hoàn là ngôi nhà rường một gian hai chái, mái lợp ngói liệt. Tại ngôi Từ đường này, bên cạnh việc thờ cúng hai vị Tổ sư, còn là nơi sinh hoạt truyền thống của những người thợ kim hoàn tại Thừa Thiên Huế và những môn đồ làm ăn phát đạt nơi xa trở về.

Nhà thờ Tổ nghề kim hoàn tại thành phố Huế

Hàng năm Từ đường Kim hoàn có ba ngày lễ chính, 27/2 âm lịch, giỗ Đệ nhất Thế tổ Cao Đình Độ 7/2 âm lịch giỗ Đệ nhị Thế tổ Cao Đình Hương, ngày 6/1 là ngày “Minh niên” mở hàng cho một năm mới của những người làm nghề kim hoàn.

Di tích nhà thờ Tổ nghề kim hoàn được xếp hạng di tích cấp quốc gia theo Quyết định số 168-QĐ/VH, ngày 2/3/1990 của Bộ Văn hoá Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch).

0 ( 0 bình chọn )

Văn hóa tâm linh
https://vanhoatamlinh.com
Tìm hiểu về văn hóa tâm linh của người Việt từ xưa tới nay. Phong tục tập quán, tín ngưỡng (Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Đạo Mẫu).
Ý kiến bạn đọc (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài cùng chuyên mục

Kết nối với chúng tôi

Có thể bạn quan tâm

Chuyên mục

Bài viết mới
Xem thêm