Ngày Đức Phật nhập Niết bàn

Theo ghi chép của kinh Phật thì Đức Phật Thích Ca nhập Niết bàn tại rừng Sa la ở thành Câu Thi Na. Vậy ngày Phật nhập Niết bàn chính xác vào ngày nào?

MỤC LỤC BÀI VIẾT

Đức Phật nhập Niết bàn ngày nào?

Theo Kinh Phật ghi chép lại, sau hơn 49 năm đi khắp nơi truyền đạo, hoằng hóa cho chúng sinh, một ngày nọ Đức Phật nhận thấy Đạo nay đã viên mãn, bản thân cũng không còn gì luyến tiếc. Ngài tự nhận thấy mình chuẩn bị nhập cõi Niết bàn.

Trong vòng 3 tháng trước khi nhập Niết bàn, Đức Phật Thích Ca vẫn không ngừng truyền đạo, song Ngài cũng đã chọn nơi nhập diệt cho mình chính là rừng Sa la ở thành Câu Thi Na.

Sau khi dặn dò cặn kẽ chư tăng môn đồ về con đường phía trước cần làm, Ngài nhập định rồi vào Niết Bàn.

Ngày Đức Phật nhập Niết bàn

Theo kinh sách chép lại Đức Phật nhập Niết bàn vào ngày Rằm tháng 2 âm lịch năm 544 TCN (trước công nguyên).

Ngay lúc Đức Phật nhập diệt, mặt đất rung chuyển, cả đất trời cùng vạn vật khủng khiếp kinh hoàng. Lúc này trời đất u ám, cỏ hoa héo úa, chim chóc muông thú im hơi bặt tiếng, vạn vật xung quanh không 1 tiếng động, chìm trong sự im lặng đau thương của giờ phút chia ly.

Rừng hoa Sa la đổ xuống phủ lấy thân Ngài, còn Chư Thiên Trời Đao Lợi thì ở giữa hư không rải hoa như tuyết rơi, cúng dường ngày Đức Như Lai nhập diệt.

Các đệ tử lại đem xác thân của Ngài tẩm liệm, đặt vào kim quan. Bảy ngày sau, kim quan Đức Phật được đưa vào chùa Thiện Quang ở thành Câu Thị làm lễ trà tỳ, tức lễ hỏa thiêu. Trà tỳ xong, quốc vương 8 nước cùng phân chia xá lợi Phật và xây tháp cúng dường.

Ý nghĩa Phật nhập Niết bàn

Ngày Rằm tháng 2 Âm lịch hàng năm trở thành ngày lễ kỷ niệm Phật nhập Niết bàn. Đây cũng là dịp để tất cả hàng đệ tử cùng ôn lại công đức tu hành của Ngài, cùng nhau tán thán và ôn lại hành trạng, hạnh nguyện tu hành của Đức Phật; cũng là thời điểm để chúng ta tìm hiểu sâu hơn về ý nghĩa ngày Phật nhập Niết bàn.

Có thể thấy cuộc đời Đức Phật thích ca tuy ngắn ngủi nhưng danh tiếng của Ngài vẫn vang vọng mãi sau này, công đức của Ngài giúp con cháu nhiều đời sau được hưởng phúc. Phật nhập Niết bàn nhưng tấm gương của Ngài vẫn luôn soi chiếu cho con đường đi phía trước của chúng sinh Phật tử.

Trong suốt 49 năm hoằng pháp, Đức Phật chưa từng 1 ngày lơ là thiên chức của mình, cũng chưa bao giờ quên mục tiêu, ước vọng cứu giúp chúng sinh thoát khỏi bể khổ lầm than.

Đức Phật là người có thể không màng đến danh lợi xa hoa mà xuất gia, cũng chẳng để tâm đến địa vị cao quý của mình mà vất vả dong ruổi khắp nơi để truyền đạo cho chúng sinh tự tìm cách giải thoát mình khỏi bể trầm luân.

Đến tận trước khi nhập Niết bàn, Ngài vẫn không ngừng nhận cúng dường để độ chúng sinh, cũng cố sức giúp người xuất gia thành đạo, càng hết lòng căn dặn môn đồ tiếp tục con đường mình đang đi. Có thể nói, ân đức của Ngài là vô biên, tình thương của Phật là vô lượng.

Ngày Đức Phật nhập Niết bàn

Đức Phật nhập Niết bàn hoàn toàn thanh thản, không chút luyến tiếc chốn bụi trần, bởi việc cần làm, đáng làm thì Ngài đã làm, việc cần nói, đáng nói Ngài cũng đã nói.

Trong thường gọi đó là Hữu dư y Niết bàn, thể hiện cuộc sống thanh tịnh của Đức Phật và Thánh chúng khi Ngài tại thế.

Trong kinh Pháp Hoa, Đức Phật đã chỉ rõ Niết bàn chỉ là 1 phương tiện để giới thiệu sự sống thường trú vĩnh hằng của Ngài mà thôi. Phật nhập Niết bàn không có nghĩa là đạo Phật kết thúc mà còn được lưu truyền mãi về sau.

Từ khi du nhập vào đất Việt, tới nay Phật giáo Việt Nam đã có hơn 2000 năm lịch sử. Cùng với sự phồn hưng của dân tộc, Phật giáo luôn hướng người dân đi đến cảnh giới chân – thiện – mỹ, răn dạy con người thành tâm hướng thiện, biết làm những việc lợi lạc cho bản thân, gia đình và xã hội.

Updated: 16/03/2022 — 9:30 sáng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *