Phật giáo

Các lễ hội của Phật giáo Việt Nam trong năm

Phật giáo Việt Nam thường tổ chức những lễ hội gì trong năm? Có những lễ nào quan trọng? Hãy cùng Văn Hóa Tâm Linh đi tìm hiểu xem nhé.

1965

Theo tinh thần của giáo lý Phật giáo, đạo Phật là đạo của sự giải thoát. Thực hành những điều trong giáo lý đề cập chính là đem lại niềm vui cho mọi người và giúp mọi người hết khổ. Chính vì vậy, trong Phật giáo bao gồm nhiều nghi lễ, nhưng hai nghi lễ quan trọng nhất chính là nghi lễ cầu an và cầu siêu.

Lễ cầu an và cầu siêu

Tương ứng với hai nghi lễ này, trong năm Phật giáo tổ chức một số lễ hội quan trọng. Nhưng trước kia, nghi lễ cầu an và cầu siêu được tiến hành đơn giản tại chùa. Tình trạng cúng lễ đơn giản ấy kéo dài cho đến đầu thế kỷ XIX.

Lễ cầu siêu ngày thương binh liệt sỹ
Lễ cầu siêu ngày thương binh liệt sỹ

Bắt đầu cho các lễ hội Phật giáo lớn ở Gia Định đầu thế kỷ XIX có lẽ là các trường hương. Lễ hội kéo dài suốt ba tháng mùa hạ, tập họp tăng sĩ đến tu học tại chùa. Gia Định thành thông chí đã ghi nhận vào năm 1918, giới đàn đã được mở rộng tại chùa Giác Lâm, thiện nam tín nữ đến quy y rất đông.

Ngoài các lễ hội quy tụ nhiều tăng sĩ Phật tử như Trường Hương, Trường Kỳ, tại các chùa, đặc biệt là tại các tổ đình của dòng phái, còn có lễ kỵ giỗ tổ, lễ xá tội vong nhân vào dịp Trung nguyên, Lễ cúng rằm tháng giêng, lễ cúng rằm tháng mười… là những lễ hội chính bên cạnh ngày Đản sinh của Đức Phật vào rằm tháng 4 âm lịch.

Nếu như mức độ và tính chất văn hóa trong các lễ này có phạm vi rộng, thu hút nhiều người, nhiều chùa thì còn có những buổi lễ có số người tham dự tuy không ít, nhưng không diễn ra thường xuyên, như lễ Trà tỳ, lễ Tảo tháp, lễ cung nghinh xá lợi Phật…

Có thể nêu lên một số lễ hội tiêu biểu như lễ cúng rằm tháng giêng, còn gọi lễ Thượng nguyên, lễ Phật đản, lễ An cư kiết hạ, lễ Vu lan… Đây là những lễ hội được tổ chức trong các ngôi chùa theo Phật giáo Bắc tông. Còn những chùa theo Nam tông, ngoài lễ Phật đản còn có lễ An cư kiết hạ, lễ Dâng y Kathina.

Lễ cúng rằm tháng giêng – Lễ Nguyên tiêu

Lễ cúng rằm tháng giêng, người Hoa còn gọi là lễ Nguyên tiêu. Ý nghĩa của lễ này bắt nguồn từ cuộc sống của cư dân nông nghiệp. Sau khi dứt vụ mùa, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí. Nhiều năm qua, người dân tiến hành lễ cúng rằm tháng giêng nhằm tạ ơn trời đất, đã có một mùa lúa trúng, đồng thời cũng cầu mong cho dân làng được sống yên ổn, nhà nhà đều gặp điềm lành.

Lễ Phật đản

Lễ Phật đản hay ngày giáng sinh của Phật được xem là ngày trọng đại, được tổ chức với quy mô lớn, trang nghiêm trong nghi lễ, phong phú với nhiều tiết mục văn nghệ.

Đại lễ Phật đản
Đại lễ Phật đản

Trước năm 1975, lễ hội Phật đản được tổ chức kéo dài từ mồng 8 đến rằm tháng 4. Mỗi chùa đều trang hoàng rực rỡ từ ngoài vào chính điện. Chương trình tổ chức lễ hội phong phú với các tiết mục: lễ khai kinh, thuyết pháp, khai mạc triển lãm, nghe thuyết trình các đề tài Phật giáo, trình diễ văn nghệ, lửa trại, đi ủy lạo các bệnh viện, giúp đỡ đồng bào nghèo, lễ cầu nguyện quốc thái dân an, cầu siêu, sinh hoạt của các đoàn thể Phật tử. Đêm 14.4 âm lịch còn có lễ rước với nhiều xe hoa của các đoàn thể Phật tử. Xe hoa được trang hoàng có tượng Thích Ca sơ sinh đứng trên tòa sen, đi diễu hành qua các đường phố.

Sau năm 1975, nét mới trong lễ hội này là việc phái đoàn Ban Trị sự thành hội Phật giáo đến đặt vòng hoa tưởng niệm tại tháp Hòa thượng Thích Quảng Đức, tại tượng đài Bác Hồ, tượng đài Quách Thị Trang và đền tưởng niệm Bến Dược Củ Chi.

Lễ Vu lan

Lễ Vu lan hàng năm đã trở thành ngày sinh hoạt Phật giáo quan trọng, là ngày hội trọng thể, có ý nghĩa giáo dục xã hội sâu sắc. Nhiều năm qua, tiếp nối truyền thống tốt đẹp này, lễ Vu lan đã được cử hành, thu hút hàng ngàn người đi vào hội lễ. Trước năm 1975, lễ được cử hành với một số lễ thức nhằm giải tội cho người chết, cầu phước đức, bình an cho người sống. Ngoài các mục đọc tụng kinh Vu lan Bồn, kinh Báo ân cha mẹ, cầu siêu độ vong, còn có các nghi lễ Đại Phật tuyên dương, Mông Sơn thí thực. Buổi chiều hoặc tối, một số chùa còn diễn tích Mục Liên cứu mẫu hoặc trò Phá ngục…

Lễ Vu Lan báo hiếu
Lễ Vu Lan báo hiếu

Sau năm 1975, Ban Nghi lễ thuộc Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh kế thừa tinh thần buổi lễ báo hiếu báo ân trước nay, đơn giản hơn trong nghi thức, nhưng cũng quy tụ đông đảo Phật tử. Các màn trình diễn văn nghệ có cả tân, cổ nhạc. Đạo tràng Pháp Hoa do Hòa thượng Thích Trí Quảng thành lập, thuộc Ban Hoằng Pháp Thành phố Hồ Chí Minh, đã tổ chức nhiều hình thức tập họp Phật tử, cài cho nhau những nụ hoa hồng trên ngực áo để còn được tự hào và hạnh phúc vì vẫn còn có mẹ trên đời.

0 ( 0 bình chọn )

Văn hóa tâm linh
https://vanhoatamlinh.com
Tìm hiểu về văn hóa tâm linh của người Việt từ xưa tới nay. Phong tục tập quán, tín ngưỡng (Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Đạo Mẫu).
Ý kiến bạn đọc (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài cùng chuyên mục

Kết nối với chúng tôi

Có thể bạn quan tâm

Ông Thiện và ông Ác là ai?

08/08/2021 09:00 2328

Sự tích Bồ tát Phổ Hiền

10/06/2021 09:00 2235

Tiêu Diện Đại Sĩ là ai?

14/08/2021 09:00 2148

Chuyên mục

Bài viết mới
Xem thêm