Múa Rối Nước – Nghệ thuật dân gian Việt Nam

Múa rối nước (hay còn được gọi là trò rối nước) là một nét đẹp trong nghệ thuật văn hóa dân gian truyền thống Việt Nam.

MỤC LỤC BÀI VIẾT

Nghệ thuật Múa Rối Nước mang đậm dấu ấn của nền văn minh nông nghiệp lúa nước.

Múa rối nước không chỉ đơn giản là việc điều khiển con rối trên mặt nước, mà còn là một sự hòa quyện của nhiều yếu tố như ca hát, múa, âm nhạc, tiết diễn, kỹ thuật, hề, cùng với việc tạo ra những hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, khói, lời thoại, câu đối thơ, và dàn nhạc… Tất cả những yếu tố này kết hợp lại để tạo nên một tiết mục múa rối độc đáo, sống động, chân thực và đầy cảm xúc.

Nguồn gốc múa rối nước

Dựa vào các ghi chép trên bảng tháp Sùng Thiện Diên Linh vào năm 1121, có thể thấy rằng trong thời kỳ nhà Lý, nghệ thuật Múa rối nước đã trở nên phổ biến ở Việt Nam. Trải qua một quá trình dài và không ngừng phát triển, Múa rối nước đã trở nên hoàn thiện hơn, được đầu tư và tinh chỉnh để xứng đáng với danh tiếng của nó – một loại hình biểu diễn sân khấu cổ truyền độc đáo của Việt Nam. Qua nhiều thế hệ, nghệ thuật Múa rối nước vẫn là một biểu hiện của tài năng, sự khéo léo và sáng tạo của các nghệ nhân. Gần đây, sân khấu Múa rối nước đã được đầu tư hơn nữa, đặc biệt là trong việc cải thiện hiệu ứng biểu diễn.

Đặc điểm của múa rối nước Việt Nam

Múa rối nước đã trở thành một nét văn hóa gian dân độc đáo của người Việt từ bao đời nay. Điều thú vị của bộ môn nghệ thuật này được thể hiện một cách rõ ràng ngay từ tên gọi “Múa rối nước” – lấy nước làm sân khấu để biểu diễn. Mặt nước, mặt hồ, ao vừa là sân khấu, bối cảnh, vừa là nhân vật bổ trợ cho những con rối biểu diễn dưới sự điều khiển vô cùng khéo léo của những người nghệ nhân. Nếu phần trên là sân khấu thì phần dưới mặt nước chính là hệ thống máy, sào, dây được kết nối với buồng trò.

Múa Rối Nước – Nghệ thuật dân gian Việt Nam

Sân khấu rối nước là khoảng trống trước mặt buồng trò thường được trang bị cờ, quạt, voi, lọng, cổng, hàng mã… Những con rối thường được làm bằng gỗ sung vì đặc tính nhẹ giúp con rối nổi trên mặt nước. Quá trình đục cốt, đẽo, gọt giũa, đánh bóng rồi trang trí đều được người nghệ nhân chú trọng bởi từng con rối – nhân vật đều có những sắc màu tính cách riêng biệt.

Theo thống kê, có khoảng 30 tiết mục cổ truyền, hàng trăm tiết mục hiện đại được lưu lại trong kho tàng múa rối nước Việt Nam. Nội dung các tiết mục thường xoay quanh tích dân gian, cuộc sống sinh hoạt đời thường của người nông dân như các trò đi bừa, đi cấy, chăn vịt, đấu vật, đua thuyền, bơi chải, chèo tuồng Thị Màu lên chùa… Hay ngày nay, các đề tài trong rối nước được khai thác phong phú hơn, mở rộng hơn như nói về sản xuất, chiến đấu,…. đồng thời được đầu tư công phu, hoành tráng khi có sự góp mặt của các kỹ xảo sân khấu hiện đại.

Một buổi biểu diễn rối nước hoàn chỉnh là sự kết hợp của nhiều nghệ nhân, nào nghệ nhân sáng tác tích trò, nào nghệ nhân làm quân rối, nào nghệ nhân điều khiển con rối, nào nghệ nhân hát xướng. Dù ở vị trí nào cũng đòi hỏi kỹ năng và sự nhiệt huyết, đam mê, đồng lòng của mỗi cá nhân trong tập thể.

Bên cạnh đó, âm thanh trong múa rối nước cũng đóng vai trò quan trọng: lời ca, tiếng trống, pháo thăng thiên, mõ, tù và, pháo mở cờ,… góp phần làm tiết mục múa rối chân thực hơn, sống động hơn.

Xem múa rối nước tại Hà Nội

Nhà hát múa rối Thăng Long

Nhà hát Múa Rối Nước Thăng Long được thành lập năm 1969, đây là một trong những nơi các bạn có thể tới để trải nghiệm nghệ thuật múa rối nước. Các tiết mục chính ở Nhà hát như sinh hoạt đời thường (làm nông, câu ếch, cáo bắt vịt,..), Lễ hội (múa rồng, múa sư tử, rước kiệu,..), cổ tích.

Địa chỉ: 57B Đinh Tiên Hoàng, Lý Thái Tổ, Thành Phố Hà Nội.

Thời gian:

– Mùa hè: 4:10 PM, 5:20 PM, 6:30 PM, 8:00 PM

– Mùa đông: 3:00 chiều, 4:10 chiều, 5:20 chiều, 6:30 chiều, 8 giờ tối, 9:15 tối

– Chủ nhật: 9:30 sáng

Mỗi suất múa rối nước Thăng Long sẽ kéo dài khoảng 45 phút

Giá vé:

– Người lớn: Hạng ghế thứ 3 là 100.000 VND/người, Hạng ghế thứ 2 là 200.000 VND/người, hạng tiêu chuẩn 300.000 VND/người

– Trẻ em dưới 1,2m: 60.000 VND/người

– Phụ phí máy ảnh: 20.000 VND/máy

– Phụ thu máy quay phim: 60.000 VND/máy

Nhà hát Múa rối Việt Nam

Nhà hát múa rối Việt Nam là trung tâm nghệ thuật múa rối lớn nhất của Việt Nam, nơi đây có bề dày lịch sử hình thành trên 60 năm xây dựng và phát triển. Đồng thời Nhà hát cũng là nơi hội tụ của các nhà nghiên cứu, hoạ sĩ tạo hình, tác giả, đạo diễn, trang trí mỹ thuật, nghệ sĩ biểu diễn múa rối hàng đầu nước ta.

Địa chỉ: 361 Trường Chinh, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

Giá vé: 80.000 VND/ vé

Nhà hát múa rối nước Bông Sen

Múa rối nước Bông Sen là địa điểm quy tụ được nhiều nghệ nhân, nghệ sĩ có nhiều kinh nghiệm biểu diễn đến từ các vùng miền múa rối truyền thống trên cả nước.

Địa chỉ: Số 16 Lê Thái Tổ, Hàng Trống, Hoàn Kiếm Hà Nội

Thời gian diễn: 14:45; 15:30; 16:00 ; 17:15; 18:30

Giá vé: Vé thường: 80.000 VND, Vé VIP: 100.000 VND

Xem múa rối nước tại thành phố Hồ Chí Minh

…Đang cập nhật (độc giả có thể cung cấp thông tin về các địa chỉ xem mua rối nước tại TP.HCM có thể bình luận bên dưới hoặc gửi về địa chỉ email Vanhoatamlinh.com@gmail.com.

Updated: 21/10/2023 — 10:26 chiều

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *