Chùa Nhẫm Dương ở Kinh Môn – Hải Dương

Chùa Nhẫm Dương tên chữ là Thánh Quang Tự. Chùa được gọi là Thánh Quang bởi gắn liền với sự tích “hóa thánh” kỳ lạ của chính Sư tổ Thủy Nguyệt.

MỤC LỤC BÀI VIẾT

Chùa Nhẫm Dương tọa lạc tại phường Duy Tân, thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.

Khu di tích khảo cổ chùa Nhẫm Dương và các hang động xã Duy Tân đã được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng di tích quốc gia vào năm 2003 và ngày càng thu hút nhiều khách tham quan và các nhà nghiên cứu khoa học.

Lịch sử chùa Nhẫm Dương

Chùa Nhẫm Dương vốn là ngôi chùa lớn, được xây dựng từ thời Trần, thờ phật, đến thế kỷ XVII, chùa là nơi tu hành của thủy tổ thiền phái Tào Động do sư Thủy Nguyệt trụ trì. Chùa còn mang tên thôn Nhẫm Dương, nhân dân gọi tắt là chùa Nhẫm.Tuy nhiên, sau đó nhà Trần sụp đổ, ngôi chùa cũng đổ nát theo. Đến thế kỷ XVII, phái Tào Động của Sư tổ Thủy Nguyệt đã phục dựng lại ngôi chùa.

Do sự biến đổi của lịch sử và đặc biệt là trong quá trình kháng chiến, chùa Nhẫm Dương đã bị tàn phá nặng nề chỉ còn lại ngôi Bảo Tháp, một số bia đá, gạch trang trí hoa văn đời Trần cùng mấy cây Thị.

Từ năm 1968 chùa từng bước được khôi phục lại, nhất là từ năm 1987 khi sư thầy Thích Diệu Mơ về trụ trì. Đến nay, ngôi chùa đã khang trang: có Tiền đường, Hậu cung, Nhà tổ, tăng phòng, khu sinh hoạt của các tu hành…

Đến năm 2002, gần 6 năm trùng tu, Bảo điện chùa Thánh Quang đã được khánh thành.

Chùa Nhẫm Dương ở Kinh Môn – Hải Dương

Tại khu di tích chùa Nhẫm Dương đã được phát hiện nhiều hang động mang giá trị lịch sử lớn. Hệ thống hang động trên núi thuộc địa bàn xã Duy Tân gồm nhiều hang lớn nhỏ, chủ yếu nằm về phía Tây Bắc, Tây Nam và Đông Bắc chùa Nhẫm Dương. Các hang động này còn gắn với nhiều hoạt động của quân dân ta trong kháng chiến chống Pháp. Khu di tích có hai hang quan trọng là hang Thánh Hóa và hang Tối. Sở dĩ hai hang này quan trọng là vì đã phát hiện nhiều hiện vật khảo cổ học, khẳng định sự phát triển của loài người từ hàng vạn năm trước.

Hang động quan trọng trong khu di tích chùa Thánh Quang

Khu hang động khảo cổ học chùa Nhẫm Dương và các hang động tại khu vực núi đá vôi xã Duy Tân được hình thành do sự biến đổi của tự nhiên từ hàng triệu năm trước. Hệ thống núi đá vôi, các hang động và cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ là những kiệt tác đẹp hiếm có của Hải Dương và cả nước. Di tích có hai hang quan trọng: hang Thánh Hóa và hang Tối. Hệ thống hang động trên núi thuộc địa bàn xã Duy Tân gồm 26 hang lớn nhỏ, chủ yếu nằm về phía Tây Bắc, phía Tây Nam và phía Đông Bắc của chùa.

Hang Thánh Hóa

Hang Thánh Hóa nằm về phía Tây của chùa, ở vị trí chân núi sau chùa Nhẫm Dương, có diện tích khoảng 100m2, hang hẹp dần từ ngoài vào trong.

Những năm 1948-1951, tại hang Thánh Hóa có nhiều đơn vị bộ đội đóng quân. Huyện ủy Kinh Môn đã tổ chức hai cuộc họp vào tháng 7, tháng 9 năm 1947 bàn cách đánh địch.

Chùa Nhẫm Dương ở Kinh Môn – Hải Dương

Trong những năm 1996 – 1997 khi sửa sang hang Thánh Hóa, nhân dân đã tìm thấy nhiều tượng Phật bằng đá có niên đại thế kỷ XVII.

Năm 2000 và 2001, Bảo tàng Hải Dương kết hợp với Viện Khảo cổ học, Viện Nghiên cứu địa chất đã tiến hành nhiều cuộc thám sát, nghiên cứu và kết luận: Hang Thánh Hóa là di tích khảo cổ học quan trọng của cả nước. Tại đây đã phát hiện di cốt hóa thạch của nhiều loài động vật có niên đại 3 đến 5 vạn năm như: Xương hàm tê giác, răng voi, nai, lợn rừng, nhím, gấu… đặc biệt còn có khá nhiều răng Pôngô (đười ươi) và răng người cổ.

Hang Tối

Hang Tối nằm bên sườn núi phía Tây Bắc chùa Nhẫm Dương. Tại hang Tối phát hiện nhiều hiện vật thuộc văn hóa Hán, đồ đồng thuộc văn hóa Đông Sơn, các loại vò, lọ, vòng đá cuội, bàn nghiền, chày nghiền thời tiền sử, các loại tiền từ ngũ thù thời Hán đến tiền thời Nguyễn.

Một số hang động khác

Một số hang động khác như: hang Đình, hang Tối, hang Lợn, hang Bò Lê, hang Thóc…là căn cứ đóng quân của bộ đội địa phương và bộ đội chủ lực. Trong kháng chiến chống Mỹ, từ năm 1965 đến 1973, một số hang động trên núi là địa điểm đóng quân của Quân y viện 7 Quân khu III.

Những di cốt hóa thạch và các hang động không chỉ có ý nghĩa về lịch sử và văn hóa quốc gia mà còn mang ý nghĩa quốc tế.

Lễ hội chùa Nhẫm Dương

Lễ hội chùa Nhẫm Dương hàng năm từ khi có chùa đều diễn ra ba ngày: 5, 6 và 7 tháng 3 âm lịch để kỷ niệm ngày viên tịch của Thánh Tổ Thủy Nguyệt, đây là lễ hội lớn nhất của vùng Nhị Chiểu, huyện Kinh Môn.

Ngày 5-3 âm lịch, nhà chùa cúng Nhập tịch gồm trước là cúng Phật, sau đó cúng Phật Tổ. Thời gian cúng khoảng hơn một giờ. Tối 5-3 làm lễ Mộc dục (lễ tắm tượng Thánh tổ).

Ngày 6-3 là ngày Lễ chính, lễ cúng Phật và cúng Thánh Tổ, sau đó là lễ rước Thánh Tổ.

Ngày 7-3 là ngày Lễ Tất. Đây là lễ kết thúc 3 ngày lễ hội.

Lễ Phật cầu an đầu năm Quý Mão – 2023 tại chùa Nhẫm Dương

Chùa Nhẫm Dương ở Kinh Môn – Hải Dương

Chùa Nhẫm Dương ở Kinh Môn – Hải Dương

Chùa Nhẫm Dương ở Kinh Môn – Hải Dương

Chùa Nhẫm Dương ở Kinh Môn – Hải Dương

Chùa Nhẫm Dương ở Kinh Môn – Hải Dương

Updated: 04/02/2023 — 8:50 chiều

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *