Trứng Phục Sinh hay còn được gọi là trứng Paschal là những quả trứng được trang trí và thường được sử dụng để làm quà tặng nhân dịp lễ Phục Sinh – dịp lễ quan trọng nhất của đạo Kitô.
Trứng Phục Sinh là gì?
Trứng Phục Sinh là biểu tượng xa xưa nhất của ngày lễ Phục Sinh, tượng trưng cho cho ngôi mộ trống của chúa Giêsu, từ đó chúa Giêsu Phục Sinh vì vậy nó là biểu tượng cho sự sinh sản và tái sinh.
Truyền thống lâu đời nhất chính là sử dụng trứng gà nhuộm và sơn, nhưng phong tục hiện đại là thay thế trứng gà bằng trứng sô cô la bọc trong giấy bạc có màu hay trứng gỗ được chạm khắc bằng tay hoặc loại trứng nhựa chứa đầy bánh kẹo. Tuy nhiên, trứng thật vẫn còn tiếp tục được sử dụng trong truyền thống của các nước Trung và Đông Âu. Vào dịp lễ Phục Sinh, mọi người sẽ tặng nhau những quả trứng được trang trí đủ màu sắc trông cực kỳ mắt do tự tay mình trang trí để thay cho lời chúc tốt đẹp đến người đó.
Nguồn gốc của trứng Phục Sinh
Việc con người thực hành trang trí vỏ trứng như là một phần của nghi lễ mùa xuân là cổ xưa. Người ta đã tìm thấy di tích những quả trứng đà điểu được trang trí, chạm khắc ở châu Phi đã lên tới 60.000 năm tuổi. Trong thời kỳ tiền triều đại của đất nước Ai Cập và các nền văn minh đầu tiên của Lưỡng Hà và Crete, trứng là biểu tượng có liên quan đến cái chết và tái sinh, cũng như đối với vương quyền.
Các quả trứng đà điểu được trang trí và việc con người thường trưng bày trứng đà điểu bọc vàng và bạc trong những ngôi mộ của người Sumer và Ai Cập cổ đại, ít nhất là 5.000 năm trước. Những mối quan hệ về văn hóa này có thể đã ảnh hưởng đến nền văn hóa Kitô giáo và Hồi giáo vào thời kỳ đầu ở các khu vực đó. Cũng như chịu ảnh hưởng bởi các liên kết chính trị và tôn giáo từ các khu vực xung quanh vùng Địa Trung Hải.
Phong tục tặng trứng Phục Sinh của Kitô giáo cụ thể bắt đầu từ những tín đồ Kitô hữu đầu tiên của Lưỡng Hà, những người này đã nhuộm trứng với màu đỏ để tưởng nhớ đến máu của Chúa Giêsu. Sau đó Giáo hội Kitô giáo chính thức chấp nhận phong tục này, những quả trứng được coi là một biểu tượng cho Sự Phục Sinh của Giêsu.
Ông Kenneth Thompson, một giáo sư xã hội học đã thảo luận về sự lây lan của trứng Phục Sinh trên khắp vùng Christendo. Ông đã viết rằng “việc sử quả dụng trứng vào lễ Phục Sinh dường như đến từ đất nước Ba Tư bởi các Giáo hội Kitô giáo Hy Lạp ở Mesopotamia, từ đó lan truyền đến Nga và Siberia thông qua các phương tiện của Chính thống giáo. Từ Giáo hội Hy Lạp, phong tục này được người Công giáo La Mã hoặc Tin lành chấp nhận và được lan rộng khắp châu Âu”. Cả Thompson, cũng như nhà nghiên cứu phương Đông là Thomas Hyde của Anh cho rằng ngoài việc nhuộm trứng đỏ, các Kitô hữu đầu tiên của Mesopotamia còn nhuộm trứng bằng màu xanh lá cây và màu vàng.
Nhà văn hóa và nhà triết học dân gian rất nổi tiếng ở thế kỷ 19 Jacob Grimm cho rằng phong tục dân gian về trứng Phục Sinh giữa các dân tộc của Đức trong lục địa có thể bắt nguồn từ các lễ hội mùa xuân của một vị nữ thần người Đức, bà được biết đến trong tiếng Anh cổ là Ēostre (nghĩa là Phục Sinh trong tiếng Anh hiện đại) và nó còn được đến trong tiếng Đức cổ là Ostara (sau đó thành tên của tiếng Đức hiện đại là Ostern ‘Easter’):
Trứng Phục Sinh ở các vùng miền
Mặc dù truyền thống Kitô giáo là sử dụng trứng gà nhuộm hoặc sơn, nhưng một số phong tục hiện đại đã thay thế bằng trứng sô cô la, hoặc quả trứng nhựa chứa đầy những loại kẹo. Những quả trứng này có thể được giấu để trẻ em tìm thấy vào buổi sáng Phục Sinh, có thể do chú thỏ Phục Sinh để lại. Những quả trứng Phục Sinh cũng có thể được đặt trong một giỏ chứa đầy rơm thật hoặc nhân tạo để trong giống với tổ chim.
Tại vùng Trung Âu, vào đêm Phục Sinh sau khi thánh lễ kết thúc, vị linh mục Chính thống chúc tốt lành cho các giỏ thực phẩm mà mỗi gia đình mang tới, trong đó có các món ăn dành cho bữa tiệc vào ngày mai là bánh mì, gato, pho mát, thịt, và cũng luôn luôn có một vài quả trứng được tô vẽ bên trên.
Tại Bielorussia và Ukraine, vào sáng Phục Sinh, họ sẽ cắt một quả trứng ra, sao cho đủ phần tất cả người trong nhà, và mỗi người sẽ ăn một cách thật kính cẩn. Và đặc biệt trong lễ Phục Sinh này Người Chính thống giữ Mùa Chay nghiêm ngặt hơn trong bảy tuần, họ không ăn một tí thịt hay một tí mỡ động vật nào, cũng không ăn cả cá (trừ một lần giữa Mùa Chay) để rồi vào đúng ngày lễ Phục Sinh, họ ăn trứng: như vậy quả trứng sẽ chấm dứt Mùa Chay và là món ăn có chất protein đầu tiên của mùa xuân và nó trở thành dấu chỉ sự đổi mới và báo tin mừng Phục Sinh.
Tại Roumania, người ta cầm một quả trứng rồi “cụng” vào quả trứng của chủ nhà và mừng lễ: “Christos a inviat” (Đức Kitô đã Phục Sinh). Người ta cũng thường viết thư lên trên các quả trứng và gửi cho những người họ thương mến.
Từ đó lưu truyền tục lệ gửi trứng Phục Sinh để mừng nhau (trên đó đôi khi có ghi một sứ điệp tôn giáo hoặc có thể không), và trở thành một loại nghệ thuật dân gian truyền thống, nó có những quy luật, những ý nghĩa tượng trưng và một vài điểm khác nhau ít nhiều tùy từng vùng miền.
Ý nghĩa của trứng Phục Sinh
Trứng Phục Sinh có rất nhiều ý nghĩa, nhờ quá trình truyền bá rộng rãi nên ý nghĩa của nó cũng mang nhiều nét khác nhau của của nhiều dân tộc.
Họ quan niệm rằng vũ trụ sinh ra từ một quả trứng, bởi vậy quả trứng chính là biểu tượng của sử khởi đầu, là khởi nguyên, và điều đó hướng đến đấng sáng tạo chính là Thiên Chúa.
Trứng là biểu tượng của Phục Sinh và sinh sản
Ở một số nơi, trứng được nhuộm đỏ để tưởng niệm về cái chết của Chúa Giêsu, chiếc vỏ cứng quả quả trứng tượng trưng cho ngôi mộ bị niêm phong của Chúa, và việc đập vỡ vỏ trứng là biểu tượng cho sự sống lại của Chúa từ cái chết.
Trứng có hình tròn, là điểm bắt đầu và điểm kết thúc cũng như là trời và là đất
Đây là biểu tượng chung của sự sống và sự bình an, của niềm tin và hy vọng của tín hữu Kitô giáo và Chúa Giêsu Kitô. Người ta dành tặng nhau những quả trứng chính là muốn gửi đến cho nhau niềm vui và những điều tốt lành.
Trong các nhà thờ Chính thống giáo, quả trứng sẽ được linh mục ban phước vào cuối Lễ Vọng Paschal (tương đương với Thứ bảy Tuần Thánh), và phân phát cho các tín hữu. Quả trứng Phục Sinh được những người theo Kitô giáo xem là biểu tượng của sự Phục Sinh tuy quả trứng có vẻ ngoài như đang ngủ nhưng nó chứa đựng một cuộc sống mới được niêm phong bên trong nó.
Tương tự như trong Giáo hội Công giáo La Mã ở Ba Lan, cái gọi là święconka, nghĩa là việc ban phước cho các giỏ trang trí với một mẫu trứng cùng những thực phẩm tượng trưng khác, đây là một trong những truyền thống bền vững của Ba Lan và được yêu thích nhất vào Thứ bảy Tuần Thánh.
Mùa Phục Sinh, trong một số truyền thống, lời chào Pascal với quả trứng thậm chí còn được áp dụng cho người quá cố. Vào thứ hai hoặc thứ ba thứ hai của Pascha, mọi người sẽ mang quả trứng chúc phúc đến nghĩa trang cùng với lời chào mừng vui vẻ, “Chúa Kitô đã sống lại”, cho người thân yêu của họ đã chẳng may ra đi.
Ở Hy Lạp, phụ nữ thường nhuộm trứng bằng vỏ quả hành tây và giấm vào thứ năm (cũng là ngày rước lễ). Những quả trứng trong nghi lễ này được gọi là kokkina avga. Và họ nướng tsoureki cho bữa tiệc Chủ nhật Phục Sinh. Trứng Phục Sinh màu đỏ đôi khi sẽ được bỏ vào dọc theo những con đường trung tâm của bánh mì tsoureki.
Truyền thống của Ai Cập là trang trí trứng luộc trong kỳ nghỉ Sham el-Nessim, đây là ngày lễ hàng năm sau lễ Phục Sinh của Cơ đốc giáo phương Đông.
Những điều thú vị về trứng Phục Sinh
Những năng huyền bí của quả trứng Phục Sinh
Tại đất nước Ukraina, người ta ném vỏ trứng lên trên mái nhà để bảo vệ ngôi nhà khỏi các thần dữ khỏi phá phách, người ta còn treo vỏ trứng vào cổ các bà son sẻ để cho họ có con.
Người Sécbô ở Vojvodina giữ những quả trứng bên cạnh các thánh tượng (icons) trong từ 2-3 năm. Nếu có ai bị thương, họ sẽ đập trứng và nghiền thành bột nhuyễn, và rắc lên vết thương cho vết thương mau lên da non.
Quả trứng Phục Sinh đắt nhất
Có những quả trứng mang đơn giá đến cả bạc triệu dollar. Chúng do hãng kim hoàn Fabergé làm ra theo đơn đặt hàng của các vị sa hoàng Nga hồi cuối những năm 1800 và đầu những năm 1900. Có tới khoảng 65 quả trứng siêu đắt kiểu này từng tồn tại.
Ngoài ra quả trứng Phục Sinh “khủng” nhất hành tinh được Sách kỷ lục Guinness công nhận có vị rất ngọt vì được làm hoàn toàn bằng sô cô la, được sinh ra ở Bỉ và nặng 1.200 kg.
Lễ hội lăn trứng Phục Sinh
Lễ hội lăn trứng Phục Sinh là hoạt động được tổ chức hằng năm vào ngày thứ hai sau dịp lễ Phục Sinh, đây là dịp duy nhất trong năm du khách có thể tập hợp, chơi đùa trên bãi cỏ Nhà Trắng của Hoa Kỳ. Không khí hội hè bao trùm khắp cả lễ hội với nhiều trò chơi và các màn biểu diễn âm nhạc, chủ yếu được tổ chức là cho trẻ em, hấp dẫn nhất có lẽ là trò lăn trứng về đích. Trước đây, lễ hội lăn trứng từng diễn ra ở bãi cỏ tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ nhưng sau đó chuyển sang Nhà Trắng.
Tại một số quốc gia ở châu Âu, lễ Phục Sinh mang âm hưởng của lễ hội Halloween, trẻ em còn đi từng nhà để xin trứng.
Hy vọng bài viết này đã mang đến cho bạn đọc thêm nhiều thông tin hữu ích về trứng Phục Sinh – nét đẹp truyền thống Kitô giáo của nhiều quốc gia trên thế giới.