Cơ cấu tổ chức của Giáo hội Công giáo

Về cơ cấu tổ chức chung Giáo hội Công giáo được tổ chức theo 3 cấp hành chính chính thức, gồm: Giáo triều Rô-ma, Giáo phận, Giáo xứ.

MỤC LỤC BÀI VIẾT

Có một cơ cấu tổ chức chặt chẽ, thống nhất, lâu dài và ổn định.

1. Giáo triều Rô-ma

Giáo triều Rô-ma là cơ quan điều hành trung ương của Tòa thánh Va-ti-căng và Giáo hội Công giáo.

Cơ cấu tổ chức của Giáo hội Công giáo

Giáo triều Rô-ma gồm: Phủ Quốc Vụ Khanh, đặc trách những công việc thường vụ của Giáo Hội và phụ trách liên lạc các quốc gia; 09 Bộ của tòa thánh, chịu trách nhiệm về những lãnh vực nhất định của đời sống Giáo Hội; 12 Hội Đồng Tòa Thánh, là những bộ phận chuyên nghiên cứu và tìm kiếm trong những lãnh vực quan trọng, 3 Văn Phòng, giúp điều hành công việc của Tòa Thánh và quản lý tài chính, 3 Tòa Án, để giải quyết các công việc liên quan đến Xá giải, Ấn tín Tông tòa và Hôn phối.

2. Giáo phận

Nhiều Giáo xứ hợp lại thành một Giáo phận. Giáo phận là cấp hành chính chính thức của Giáo hội trực thuộc Tòa Thánh Vatican về mọi phương diện; việc thành lập, bãi bỏ, thay đổi một Giáo hội địa phương do Giáo hoàng quyết định. Cai quản Giáo phận là một Giám mục, theo Giáo luật Giám mục có tất cả quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp trong phạm vi tôn giáo.

3. Giáo xứ

Giáo xứ là đơn vị cuối cùng có tư cách pháp nhân của Giáo hội. Đứng đầu giáo xứ là một Linh mục chính xứ do Giám mục giáo phận bổ nhiệm và dưới quyền Giám mục giáo phận. Trong điều kiện thiếu Linh mục thì có thể một Linh mục cai quản nhiều giáo xứ; một giáo xứ có thể có nhiều giáo họ, trong trường hợp có nhiều linh mục thì một linh mục có thể coi sóc một hoặc nhiều giáo họ. Ngoài ra, còn có các cấp trung gian mang tính liên hiệp gồm: Giáo tỉnh, Giáo hạt.

Updated: 03/07/2022 — 1:12 sáng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *