Các sách tin mừng

Trong các sách Tân Ước, hạn từ “Tin Mừng” dùng để chỉ lời của Đức Giêsu rao giảng về Nước Trời và cũng chỉ lời của các tông đồ rao giảng về Đức Giêsu đã chết và phục sinh.

MỤC LỤC BÀI VIẾT

Trong các sách Tân Ước, hạn từ “Tin Mừng” dùng để chỉ lời của Đức Giêsu rao giảng về Nước Trời và cũng chỉ lời của các tông đồ rao giảng về Đức Giêsu đã chết và phục sinh.

1. Tin Mừng nghĩa là gì?

Về sau, hạn từ “Tin Mừng” được dùng để chỉ bốn tác phẩm đầu tiên của tập sách Tân Ước nhằm loan báo Tin Mừng vĩ đại cho cả nhân loại là Con Một Thiên Chúa nhập thể làm người và ở giữa chúng ta để cứu độ chúng ta.

Tóm lại, hạn từ “Tin Mừng” có hai nghĩa: vừa là lời loan báo ơn cứu độ, vừa chỉ các tập sách chép lại lời loan báo đó.

2. Nội dung

Bốn sách Tin Mừng cho ta biết về cuộc đời và các lời giáo huấn của Đức Giêsu. Ngài là Con Một Thiên Chúa đã làm người để cứu độ chúng ta, để cho ta biết tình yêu của Chúa Cha và để trở nên khuân mẫu cho chúng ta noi theo mà sống xứng đáng là con cái Thiên Chúa và là anh chị em của nhau.

Các sách tin mừng

Các sách Tin Mừng không phải là một tập sách do các phóng viên ghi chép lại từng lời, từng việc làm của Đức Giêsu, nhưng là một tập sách được viết ra do cả một tập thể lãnh nhận, chia sẻ, suy niệm rồi mới biên soạn thành sách với sự hiểu biết sâu xa về những điều mà họ biết và sống với Đức Giêsu.

3. Các sách Tin Mừng Nhất Lãm

Khi đọc các sách Tin Mừng, người ta nhận thấy Tin Mừng theo thánh Mátthêu, theo thánh Máccô và theo thánh Luca có rất nhiều điểm giống nhau, như các trình thuật về các phép lạ, các lời giảng của Đức Giêsu, . . . Nên người ta gọi ba Tin Mừng này là Tin Mừng Nhất Lãm.

a. Tin Mừng theo thánh Mátthêu

Trước khi theo Đức Giêsu, thánh Mátthêu có tên là Lêvi. Ông làm nghề thu thuế. Ông viết Tin Mừng nhằm củng cố niềm tin của các Kitô hữu là người Do thái. Ông dùng Sách thánh Cựu Ước để minh chứng rằng Đức Giêsu Nazareth đích thực là Đấng Mêsia – Đấng Cứu Thế mà Thiên Chúa đã hứa ban cho dân Do thái qua lời các ngôn sứ.

b. Tin Mừng theo thánh Máccô

Thánh Máccô là môn đệ của thánh Phêrô. Ông là bạn đồng hành với thánh Phaolô trên đường truyền giáo. Ông viết cuốn Tin Mừng này tại Rôma cho các Kitô hữu tại đây, nhằm minh chứng Đức Giêsu là Con Thiên Chúa. Dưới con mắt người đời, Đức Giêsu đã thất bại vì bị người ta chống đối và giết chết, nhưng thái độ đó xứng đáng với thiên chức của Ngài là Đấng Cứu Thế.

c. Tin Mừng theo thánh Lu-ca

Thánh Luca là một y sĩ có tâm hồn nhạy cảm. Ông là bạn tâm phúc của thánh Phaolô trên đường truyền giáo. Ông viết cuốn Tin Mừng này cho các Kitô hữu là người Hy lạp, La mã, để rao giảng lòng nhân từ của Đức Kitô với người tội lỗi, người cùng khổ.

4. Sách Tin Mừng theo thánh Gioan

Thánh Gioan là người “môn đệ Chúa yêu”. Ông đã được sống trực tiếp với Đức Giêsu. Ông viết Tin Mừng để chúng ta tin Đức Giêsu là Con Thiên Chúa, là Đấng Cứu Thế, và nhờ tin vào Người mà chúng ta được sống đời đời.

Updated: 13/08/2022 — 2:59 chiều

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *