Công giáo

Nhà thờ Giáo xứ Bảo Long ở Mỹ Lộc, Nam Định

Nhà thờ Giáo xứ Bảo Long có địa chỉ tại thôn 10, xã Mỹ Hà, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định.

978

Nhà thờ giáo xứ Bảo Long thuộc Tổng giáo phận Hà Nội, được khởi công từ năm 1902 và khánh thành vào năm 1909, nhận tước hiệu Đức Mẹ Lộ Đức làm quan thầy.

Nhà thờ Giáo xứ Bảo Long ở Mỹ Lộc, Nam Định

Giáo xứ Bảo Long được thành lập năm 1891 do Đức Cha Pierre Jean Marie Gendreau (tên Việt Nam là Đức Cha Phêrô Maria Đông) là Giám Mục Địa Phận Hà Nội lúc bấy giờ phê duyệt. Ngài lấy 7 họ đạo xứ Kẻ Truyền, huyện Mỹ Lộc tỉnh Nam Định và một số tổng Ngọc Lũ lập thành xứ Tân Lịch. Đầu năm 1893 (Quý Tỵ) con sông Ninh Giang được khai mở, thôn Bảo Long là một trong tám thôn thuộc xã Chân Ninh được tách ra và nhập vào tổng Như Thức, huyện Mỹ Lộc tỉnh Nam Định. Lúc này Ngài đổi tên xứ là xứ Chân Ninh. Năm 1950, Đức Cha Giuse Maria Trịnh Như Khuê, Giám Mục Địa Phận Hà Nội đổi lại tên là xứ Bảo Long.

Năm 1902 một Cha Thừa sai người Pháp Joseph Dépaulis (tên Việt Nam gọi là Cha cố Hương) từ Ngọc Lũ, Ngài đi khảo sát khu vực Chân Ninh, đến xóm Tân Lịch, ngài thấy một khoảng đất rộng sáng đẹp, địa hình thuận tiện: phía Bắc giáp sông Ninh Giang làm đường thủy. Phía Nam giáp đê Ất Hợi thuận tiện cho giao thông đường bộ. Sau khi đã khảo sát và cân nhắc, Ngài đã mời những vị chức sắc trong làng cũng như chính quyền ra bàn bạc và cắm luôn khu vực Nhà thờ theo hướng Nam Bắc.

Nhà thờ Giáo xứ Bảo Long ở Mỹ Lộc, Nam Định

Trước khi vào việc, cha cố đã khấn hứa: “Đức Mẹ Vô Nhiễm” giúp con hoàn thành ngôi Thánh đường. Ngài nhờ một kiến trúc sư người Pháp lấy theo mẫu Nhà thờ Đức Mẹ Lộ Đức và cho tiến hành thi công. Thợ xây lấy từ Nghĩa Hưng, gạch đóng và nung tại chỗ. Duy chỉ có ngói ngài chuyển từ Mác xây (Pháp) sang. Đá lấy ở Sở Kiện vận chuyển bằng đường sông, bà con hùn nhau gánh gồng về Nhà thờ.

Nhà thờ Giáo xứ Bảo Long ở Mỹ Lộc, Nam Định

Ngày 8 tháng 12 năm 1909 ngôi Thánh đường đã được hoàn thiện và tới ngày nay vẫn vững vàng.

5 ( 1 bình chọn )

Văn hóa tâm linh
https://vanhoatamlinh.com
Tìm hiểu về văn hóa tâm linh của người Việt từ xưa tới nay. Phong tục tập quán, tín ngưỡng (Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Đạo Mẫu).
Ý kiến bạn đọc (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài cùng chuyên mục

Kết nối với chúng tôi

Có thể bạn quan tâm

Chuyên mục

Bài viết mới
Xem thêm