Bùa chú, tà thuật theo tín ngưỡng dân gian Việt Nam

Xưa nay, đối với vua quan và các nhà lãnh đạo chính quyền, bùa chú tà thuật là thứ mê tín hay được dùng để mê hoặc lòng dân.

MỤC LỤC BÀI VIẾT

Do đó chính quyền rất dè dặt và có các chế tài trừng phạt với những thầy pháp dù đôi khi họ rất được trọng dụng và vai trò tín ngưỡng của những thầy pháp khá là quan trọng trong não trạng dân chúng từ cổ chí kim. Phân loại cơ bản, bùa chú được chia làm bốn loại chính dựa trên công năng và cách sử dụng lần lượt là “Bùa – Ngải – Thư – Ếm”

Bùa là gì?

Bùa thường được hiểu là một đồ vật như tờ giấy có vẽ chữ (gọi là phù), hình nộm, tranh ảnh, tượng, vòng tay, móng vuốt, răng nanh….. được làm phép và sử dụng với nhiều ý nghĩa như: bảo vệ bản thân, trừ tà ma, đem lại may mắn, cầu duyên, tăng sức mạnh, thăng quan tiến chức, đỗ đạt, nguyền rủa, giết người, làm người khác tán gia bại sản….

Bùa chú, tà thuật theo tín ngưỡng dân gian Việt Nam

Một số loại bùa có thể kể đến khá nổi tiếng trong dân gian là: Bùa Lỗ Ban, bùa Năm Vị Lục Tổ, bùa Ngũ Hổ, bùa Quan Thánh Đế Quân, bùa yêu, Kumanthong, Mèo may mắn, phù chú, nanh cọp, Bùa hộ mệnh Omamori, Dreamcatcher…

Ngải là gì?

Ngải thường là một loại thực vật mọc ở nơi rừng sâu, được các thầy pháp đem về nuôi và cho ăn bằng máu. Sau khi nuôi 1 thời gian, Ngải sẽ có linh hồn và trở nên trợ thử đắc lực cho thầy pháp. Ngải trưởng thành có quyền năng khá lớn có thể bảo vệ và dùng để làm hại người. Ngoài ra còn 1 loại ngải luyện bằng sọ người gọi là Thiên Linh Cái. Người bị Ngải hại thường mất thần trí và bệnh tật liên miên đồng thời hay bị xui xẻo. Để phòng ngải có thể dùng tỏi, phân ngỗng là những thứ mang tính cực âm.

Thư (Chài) là gì?

Đây là một loại tông pháp khá hiếm thấy, thường được sử dụng bởi các dân tộc miền núi. Để thư một người, cần có một vật mang dương khí của người đó như mảnh áo quần, tóc, móng tay, da, máu….. Khi các thầy mo làm phép thư, người bị thư sẽ mắc bệnh nan y và chết từ từ. Thư cũng có thể dùng vào đồ ăn, rồi đưa vào cơ thể người bị thư, lúc này người bị thư sẽ đau đớn khôn nguôi. Để giải thư, theo quan niệm dân gian phải tìm đúng thầy mo đã làm phép thư.

Ếm (yểm) là gì?

Ếm có nghĩa là trì, kéo, đè xuống không cho vươn lên. Để ếm một người cần biết Bát tự của người đó, sau đó tuỳ vào phương pháp dùng ảnh hay hình nộm để ếm. Người bị ếm thường sẽ bị những gì người ếm làm, ví dụ: Người ếm dùng kim châm vào đầu hình nộm → người bị ếm sẽ đau đầu chết đi sống lại. Hay người ếm bẻ chân bẻ tay hình nộm thì người bị ếm sẽ đau đớn mà không tìm ra bệnh.

Bùa chú, tà thuật theo tín ngưỡng dân gian Việt Nam

Ngoài bốn loại trên, còn có một thể loại khác gọi là “Trù” hay “Nguyền rủa”. Cái này thường được dùng nhiều thậm chí bởi người không phải thầy, chỉ cần nguyền rủa một ai đó với lòng thù hận thì người bị nguyền rủa sẽ bị y như vậy.

Ví dụ: “Tao trù cho mày bị xe cán chết cả mẹ lẫn con, gia đình ly tán, làm ăn lụn bại, chết đi mãi mãi không được siêu sinh”

Chắc kèo người bị nguyền sẽ bị y chang vậy.

Muốn sử dụng tà thuật phải đánh đổi tuổi thọ, phước đức và có khi là cả mạng sống.

Updated: 27/05/2022 — 8:43 chiều

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *