Duyên âm là gì? Có cần hóa giải duyên âm không?

Theo quan niệm dân gian, những người tình duyên lận đận, đã đứng tuổi mà chưa lấy được chồng (vợ) thường được coi là do có “duyên âm” với người kiếp trước.

MỤC LỤC BÀI VIẾT

Trong cuộc sống, đã không ít lần chúng ta nghe thấy hoặc bàn luận về vấn đề “duyên âm”. Nhiều người dù đã đứng tuổi nhưng chuyện tình duyên lận đận, không suôn sẻ khi đi coi bói thường được các “thầy” cho rằng do còn “duyên âm” với người tình kiếp trước. Đối với nhiều người, để có thể thoát khỏi tình trạng “muộn vợ, muộn chồng” đã phải chấp nhận đi “cắt duyên âm” hay hóa giải duyên âm.

Duyên âm là gì?

Theo một số chuyên gia nghiên cứu về tâm linh, tiền duyên hay “duyên âm” được cho là những mối nhân duyên giữa một người ở kiếp này với người ở thế giới khác từ các kiếp trước đó. Duyên âm thường được biết đến dưới 2 loại:

– Một là duyên tiền kiếp, tức là đoạn duyên giữa hai người trong tiền kiếp chưa đứt, người yêu kiếp trước của họ do còn vương vấn, thương nhớ mối tình này nên chưa chịu đi đâu, vẫn theo chân người trần tục tới kiếp này;

– Hai là duyên âm với những người đã qua đời ở kiếp này.

Duyên âm là gì? Có cần hóa giải duyên âm không?

Bàn về vấn đề này, GS.TSKH Đoàn Xuân Mượu (tác giả sách Khoa học và vấn đề tâm linh) cho hay, trong Phật giáo có đề cập tới kiếp luân hồi, khi chuyển kiếp người ta vẫn lưu giữ ký ức về tiền kiếp, trong đó có tình cảm với người khác là điều khó quên nhất. Hầu hết con người đều có tình cảm với người khác giới, có thể là nên duyên vợ chồng hoặc chỉ dừng lại ở chuyện tìm hiểu, hẹn hò và không đến được với nhau. Mối lương duyên này được nuôi dưỡng và ghi nhớ, sau khi mất đi có thể tạo thành duyên âm như người ta hay nhắc đến.

Quan điểm của đạo Phật về duyên âm

Quả thực, quan niệm về “duyên âm” cũng được nhắc đến trong Phật giáo, tuy nhiên duyên âm thường được gọi là tiền duyên. Tiền duyên là khái niệm đã tồn tại từ lâu, thuộc về vấn đề tâm linh, là mối tình duyên mang nhiều yếu tố cảm xúc mãnh liệt như đam mê, say đắm hoặc thậm chí là hận thù. Những cảm xúc này chưa được giải quyết giữa những người từng có tình cảm với nhau, nằm trong vòng nhân quả từ kiếp trước mà vẫn chưa được giải quyết nên kéo dài tới kiếp sau này. Theo đạo Phật, nhân duyên giữa cha mẹ – con cái, vợ – chồng cũng là một phần của luật nhân quả, là nghiệp quả trả vay lẫn nhau nhiều đời, nhiều kiếp.

Dấu hiệu nhận biết người đang có duyên âm

Theo quan niệm, những người đang có “duyên âm” thường có một hoặc vài biểu hiện như sau:

– Đường tình trắc trở, yêu ai cũng không thành hoặc hay xảy ra mâu thuẫn, hoặc đã nhiều năm cô đơn lẻ bóng, không ai để ý. Thậm chí, có một số người dù đã đi đến hôn nhân cũng phải chịu cảnh tan vỡ mà không rõ lý do.

– Tính tình thất thường, khi thì nóng nảy, dễ cáu giận, khi lại lơ ngơ, bần thần không ý thức (không liên quan tới bệnh lý hoặc bệnh tâm thần, tâm lý nào đó).

– Thường xuyên nằm mơ thấy một người nào đó, gặp đi gặp lại nhiều lần, không rõ mặt, cảm thấy quen thuộc nhưng không biết đó là ai. Đôi khi nghe thấy một số lời thì thầm, câu nói mơ hồ bên tai. Cảm thấy bất an, sợ hãi khi tới đền, chùa hay nghe kinh kệ, tượng Phật,…

– Thiếu ngủ hoặc ngủ li bi, trong người hay mệt mỏi nhưng đi khám không rõ nguyên nhân, cơ thể thường xuyên bị đau nhức ở một vị trí về đêm nhưng không phải do bệnh lý. Tâm lý bất ổn, thường cảm thấy buồn chán không rõ nguyên nhân, thậm chí nghĩ quẩn…

Có phải ai cũng cần hóa giải duyên âm không?

Trên thực tế, theo một số chuyên gia, gần như ai cũng có “tiền duyên”, chứ không chỉ những người khó lấy chồng, lấy vợ mới có duyên âm như người ta hay lầm tưởng. Chỉ có điều, việc có tiền duyên sẽ gây ảnh hưởng tới cuộc sống của người kiếp này theo hướng nào. Chẳng hạn, tiền duyên có thể là mối tương quan của những người trong cùng họ tộc, có thể là anh, chị hoặc ông bà đã khuất đi theo một người để bảo hộ, và trong quá trình đó đã vô tình chia cắt, làm ảnh hưởng tới tình duyên của người đó. Cũng có mối lương duyên là đi theo để phá phách, khiến cho “khổ chủ” gặp khó như công việc lận đận, chuyện tình duyên trắc trở,…

Duyên âm là gì? Có cần hóa giải duyên âm không?

Thậm chí, khi cắt duyên cũng cần lựa chọn nơi cẩn thận, nếu làm không tốt hoặc sai cách sẽ dễ sinh hậu họa khó lường sau này. Nếu có ý định muốn cắt duyên hoặc hóa giải “duyên âm” thì người đó phải đến điện, đền, phủ để làm lễ, chứ không nên ra chùa để làm việc đó. Điều này là do quan niệm của nhà Phật cho rằng đây không thuộc phạm vi giải quyết của Chư vị Phật, Chư vị Bồ Tát, và những người tu hành cũng không được phép rẽ duyên của người khác.

Đạo Phật quan niệm, mọi vật cũng như mọi việc trên thế gian đều do trùng duyên khởi mà nên, tức là mọi chuyện liên quan đến từng cá nhân đều do nghiệp và quả quyết định. Không có lá số tử vi nào có thể thấy hết nghiệp quả của mỗi người mà chỉ có tính tương đối, do đó có những người dù là song sinh, cùng sao chiếm mệnh nhưng chưa chắc đã có cuộc đời, sự nghiệp tương đồng. Con người trong suốt một kiếp của mình sẽ thọ lãnh nghiệp và quả, đồng thời cũng chỉ có họ mới có thể thay đổi, chuyển biến nghiệp của mình từ điềm dữ thành điềm lành nhờ sự tự tu, tạo nhiều nhân duyên thiện lành.

Do đó, không phải lúc nào hay ai cũng cần phải hóa giải duyên âm như nhiều người nghĩ. Thay vào đó, khi gặp điều xui rủi, lận đận trong cuộc sống, mỗi người nên tích cực nhìn nhận lại cách sống của bản thân cũng như mối quan hệ của mình với những người xung quanh. Hãy tìm cách hóa giải, tháo gỡ những hiểu lầm, bồi đắp tình cảm đang có, nuôi dưỡng lòng vị tha, tâm hướng thiện, tìm kiếm cuộc sống thanh bình, an yên.

Updated: 14/03/2022 — 10:35 sáng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *