Văn khấn lễ Thiết Linh sàng

Trong các nghi thức tang ma, nghi thức Thiết Linh sàng cần làm khi người mất vừa mới trút hơi thở cuối cùng rất quan trọng.

MỤC LỤC BÀI VIẾT

Linh sàng là gì?

Linh sàng theo chiết tự chữ Hán là 靈牀 trong đó “linh” có nghĩa là linh hồn, còn “sàng” có nghĩa là giường. Vậy linh sàng có nghĩa là giường nằm cho linh hồn.

Người Việt có câu nói “sống sao chết vậy”, cho nên khi thác xuống người sống vẫn chuẩn bị 1 chiếc giường (bố trí ở hướng Đông) có kê gối hệt như lúc còn sống. Nhiều nhà chu đáo còn treo thêm rèm hoặc màn. Kê linh sàng có ý mong linh hồn người mất có chỗ nghỉ ngơi, nương náu.

Ý nghĩa của nghi thiết linh sàng

Trên thực tế nhiều người lầm tưởng phần tang lễ chỉ tính khi người vừa mất đến khi hạ huyệt. Tuy nhiên trên thực tế không phải như vậy. Mỗi tang lễ thường có 11 nghi thức chính kép dài từ khi người mới mất cho đến khi cải táng. Nghi thiết linh sàng được cử hành đầu tiên trong tang lễ.

Nghi thiết linh sàng là bài kinh khấn cho vong hồn của người chết. Trong bài khấn nói lên được nỗi khổ nơi trần ai, đồng thời cũng an ủi linh hồn người chết yên nghỉ nơi chín suối. Nghi thiết linh sàng cũng là lúc con cháu thể hiện niềm tiếc thương đối với ông – bà – cha – mẹ – anh – chị – em….

Văn khấn lễ Thiết Linh sàng

Nói cách khách quan, có thể xem nghi thiết linh sàng có thể làm an lòng người người chết và để người sống cử hành hết ơn báo với người nằm xuống. Vì vậy, đây là nghi thiết vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong tang lễ. Nhất là những gia đình theo Phật giáo hoặc người mất đã có ý nguyện gửi hồn về nơi cõi Phật khi còn sống.

Nghi thiết linh sàng do những ai thực hiện?

Theo Phật giáo, muốn thực hiện thiết linh sàng cần có sự tham gia của người chủ sự, tức sư cô hoặc sư thầy. Trong tang lễ cũng cần sự tham gia của các sư cô phụ lễ từ 4 đến 6 người (có thể nhiều hơn tùy theo ý nguyện của gia đình). Sư cô phụ lễ sẽ chia thành 2 bên, đại diện cho tả và hữu. Đến mỗi phần trong nghi thiết linh sàng sẽ quy định bên tả hoặc hữu thực hiện .

Cuối cùng để hoàn thành nghi thiết linh sàng cần có sự tham gia của gia đình, bao gồm con cháu nội ngoại. Trong khi cử hành nghi thiết, con cháu không nói nhiều mà chỉ đọc theo kinh phật và bái lạy khi người chủ trì yêu cầu.

Tiến hành nghi thiết linh sàng như thế nào?

Khi tiến hành nghi thiết linh sàng, cần tuân thủ theo đúng trình tự đã được quy định sẵn. Những quy định, hướng dẫn thực hiện đã được ghi rõ trong sách của Phật giáo.

Bài văn khấn lễ Thiết Linh sàng

Nam mô A Đi Đà phật
Nam mô A Đi Đà phật
Nam mô A Đi Đà Phật
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
– Con kính lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương
– Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ
– Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ Kháo, Cao Tằng Tổ Tỷ họ………….
Hôm nay là ngày…… tháng…… năm …………………… Con trai trưởng (hoặc cháu đích tôn) là……… ……………. vâng theo lệnh mẫu thân (nếu là cha) và các chú bác, cùng với anh rể, chị gái và các em trai gái dâu rể con cháu nội ngoại kính lạy.
Nay nhân ngày lễ thiết Linh thích nghi lễ cổ truyền
Kính dâng lễ mọn biểu lộ lòng thành.
Trước linh vị của: Hiển……………. chân linh.
Xin kính cấn trình thưa rằng:
Than ôi! Gió thổi nhà Thung
(nếu khóc cha hoặc Huyên nếu khóc mẹ)
Mây che núi Hỗ
(nếu khóc cha hoặc núi Dĩ nếu khóc mẹ.)
Dung mạo một mai vắng vẻ, bão xô cây, nghĩ lại ngậm ngùi thay
Âm dương đôi ngả xa vời, mây phủ núi, trông càng đau đớn nhẽ!
Sương bay chớp nhoáng, bạch vân nghi ngút, cõi phù sinh;
Nến đỏ hương thơm, án toạ hắt hiu đồ sự tử.
Vài tuần nghi tiết, mong anh hồn thấu khúc tình văn; Tấc dạ bi hoài, trông linh vị, tuôn dòng ai lệ! Ôi! Thương ôi!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!

Updated: 15/04/2022 — 9:21 sáng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *