Sự tích Đình Chèm ở Hà Nội

Đình Chèm ngụ tại làng Chèm, xã Thụy Phương, huyện Từ Liêm nay là phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

MỤC LỤC BÀI VIẾT

Làng Chèm là một ngôi làng cổ yên bình nằm bên bờ sông Hồng hùng vĩ. Những ngôi nhà cổ nằm nép mình trong những khu vườn cây trái, những tường gạch rêu phong và nét hiền hòa thân quen của một ngôi làng ven đô vẫn còn hiển hiện nơi Làng Chèm có những sản vật nổi tiếng đã đi vào ca dao Việt Nam:

“Cỗ sang nem Vẽ, giò Chèm

Anh giã, em gói nên duyên vợ chồng”.

Sự tích Đình Chèm ở Hà Nội

Ngày 25/6 (tức ngày 12 tháng 5, năm Mậu Tuất), Quận ủy – HĐND – UBND – UBMTTQ quận Bắc Từ Liêm long trọng tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt Đình Chèm với các hoạt động: Lễ dâng hương Đức thánh Chèm; báo cáo giá trị di tích quốc gia đặc biệt Đình Chèm; trao Quyết định công nhận Đình Chèm là di tích Quốc gia đặc biệt; màn sử thi “Đình Chèm – một cõi linh thiêng”…

Tổng quan về đình Chèm

Đình Chèm nằm ngay sát bờ sông Hồng, với cảnh trí rất đặc biệt, một bên là song Hồng cuộn đỏ hung vĩ, một bên là cảnh sắc hiền hoà xanh mướt giờ đây trở nên hiếm hoi ở Hà Nội. Đình nằm trên diện tích gần 2 mẫu, dáng uy nghi theo thế chữ đinh với những cây cột trụ to. Những mái cong của ngôi đình được phủ lên một lớp rêu phong cổ kính.

Sự tích Đình Chèm ở Hà Nội

Đình Chèm được xây dựng theo lối kiến trúc nội công ngoại quốc, chắc chắn và công phu, bên trong đình, các cột, mái được chạm trổ tinh vi, bên ngoài có tam quan, có bốn cột đồng trụ. Gian trong cùng của ngôi đình có hai bức tượng Thượng Đẳng Thiên Vương cao 2 trượng và bức tượng công chúa nước Tần – Hoàng phi Bạch Tỉnh Cung cao 8 trượng bằng gỗ sơn son thếp vàng tạc năm 1888.

Sự tích Đình Chèm ở Hà Nội

Hiện ở Đình Chèm vẫn còn lưu giữ được nhiều hình chạm khắc gỗ phong cách thế kỷ 18, cùng chiếc lư hương ngàn Ngoài Đình Chèm là nơi thờ tự chính, Đức thánh Lý Ông Trọng còn được phối thờ cùng Thục phán An Dương Vương tại đền Cổ Loa ( Đông Anh – Hà Nội) và thờ vọng tại Đình các thôn Hoàng Xá, Hoàng Liên ( xã Liên Mạc – Từ Liêm – Hà Nội), chùa La Tinh ( xã Đông La – Hoài Đức – Hà Nội) và nhiều địa phương khác.

Sự tích Đình Chèm ở Hà Nội

Sự tích Đình Chèm

Cùng với nét kiến trúc nghệ thuật cổ kính, đình Chèm còn mang trong mình sự tích về một vị tướng tài đức trọng có công dẹp giặc cứu nước. Đình thờ Thượng Đẳng Thiên vương Lý Ông Trọng và Hoàng phi Bạch Tĩnh Cung sống vào thời An Dương Vương.

Chèm (có thuyết cho rằng phải viết là Trèm) là tên nôm, tên chữ là Thụy Điềm, sau đổi là Thụy Hương, rồi lại đổi là Thụy Phương. Chữ Chèm, Trèm, tiếng Việt cổ là T’lem, và khi đọc theo lối Hán hoá là Từ Liêm, có thể coi đó là nguồn gốc tạo nên tên gọi huyện Từ Liêm ngày nay.

Làng Chèm xa xưa có người họ Lý tên Thân, hiệu là Ông Trọng. Ông có vóc dáng to lớn hiên ngang. Gặp lúc Hùng Duệ Vương xuống chiếu tuyển người tài ra giúp nước, huyện Từ Liêm tiến cử Lý Thân. Duệ Vương rất hài lòng và phong cho chức Chỉ huy sứ. Ngài đã giúp vua dẹp giặc, mở mang bờ cõi. Sang thời An Dương Vương, nhà Tần bị giặc Hung Nô quấy phá, vua Tần sai sứ sang cầu Thục Phán cho tướng tài sang giúp. Vua Thục cử Lý Ông Trọng đi sứ. Nhà Tần, vua Tần phong cho Ngài là Tư Lệnh Hiệu Uý thống lĩnh 10 vạn quân đi đánh giặc. Thắng trận khải hoàn, được vua Tần phong chức Phụ Tín Hầu, gả công chúa cho và giữ ở lại nước Tần, nhưng Lý Thân nhất quyết về lại quê nhà, công chúa nước Tần cũng theo về sống với ông tại làng Chèm cho tới khi mất.

Trong thánh phả nước Việt, Lý Ông Trọng đứng hàng thứ ba sau Thánh Tản và Thánh Gióng. Đình làng Chèm có lẽ là ngôi đình duy nhất ở nước Nam ta quay hướng về phương Bắc. Hình như đó là cách dân Chèm biểu lộ thành ý với bà công chúa sống xa xứ nhưng rất mực yêu chồng được luôn hướng về nơi quê cha đất tổ.

Đặc biệt tại thôn Trạo Thôn, xã Đa Lộc, huyện Ân Thi, Hưng Yên, quê hương của bà Hoàng Thị Kha là thân mẫu Đức Thánh Chèm, việc thờ phụng vẫn được nhân dân 2 quê lưu truyền bằng những hình thức tế lễ rất trang trọng.

Lễ hội đình Chèm

Vào ngày 14 – 16/5 Âm lịch hàng năm, đình Chèm có lễ hội lớn, với sự tham gia của người dân 3 làng: Làng Chèm – phường Thụy Phương; làng Hoàng Liên, Hoàng Xá – Phường Liên Mạc. Đặc biệt nhất là lễ “rước nước”. Có một câu ca dao đã ghi sâu vào tâm trí bao thế hệ những người Hà Nội: “Thứ nhất là hội Cổ Loa, thứ hai hội Gióng, thứ ba hội Chèm”.

Sự tích Đình Chèm ở Hà Nội

Lễ hội được tổ chức ngoài phần lễ còn có phần hội, với những hội thi và các trò chơi truyền thống được diễn ra trong cả 3 ngày như: Thi làm chè kho, thi bơi, thi vật, thi bắt vịt nước, chơi cờ người, tổ tôm điếm, đấu vật… Ngoài các chương trình vui chơi còn có giao lưu văn nghệ hát quan họ giữa các làng để lại nhiều ấn tượng với du khách thập phương.

Làng Chèm đang đổi thay từng ngày trong sự đi lên của nền kinh tế đất nước nhưng vẫn lưu giữ được những nét văn hóa cũ, nếp sinh hoạt xưa của một làng Việt cổ và ngôi đền cổ kính trong một không gian hài hòa, gợi niềm thương nhớ cho những ai đã từng ghé thăm.

Updated: 30/12/2021 — 6:16 chiều

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *