Lễ vật, văn khấn cúng nhập trạch

Lễ nhập trạch hay lễ cúng về nhà mới rất quan trọng với người dân Việt. Đây là một phong tục đã có từ lâu đời mà bất cứ ai sắp dọn về nhà mới đều phải làm.

MỤC LỤC BÀI VIẾT

Trong bài viết này Vanhoatamlinh.com xin chia sẻ với độc giả về ý nghĩa của lễ nhập trạch; cách chuẩn bị mâm cúng nhập trạch, cách cúng và bài văn khấn nhập trạch vào nhà mới.

Lễ nhập trạch là gì?

Lễ nhập trạch hay cúng nhập trạch vào nhà mới là một nghi lễ có từ rất lâu của người dân Việt Nam. Nghi lễ này thường được thực hiện khi bạn muốn chuyển tới sinh sống ở một ngôi nhà mới xây dựng. Hiểu một cách đơn giản, lễ nhập trạch chính là nghi thức thông báo, trình diện với Thần Linh và Thổ Địa ở ngôi nhà đó.

Lễ vật, văn khấn cúng nhập trạch

Ý nghĩa lễ nhập trạch

Từ xa xưa, cha ông ta đã cho rằng mỗi vùng đất, mỗi khu vực đều có những vị Thần Linh cai quản. Chính vì thế việc trình diện, xin phép khi dọn đến nhà mới là điều hoàn toàn cần thiết.

Thực hiện nghi lễ nhập trạch còn thể hiện lòng thành kính của gia chủ đối với các vị Thần Linh, Thổ Địa, cũng như thể hiện mong ước được các vị Thần che chở và phù hộ để có được một cuộc sống thuận hòa, êm ấm, suôn sẻ tại ngôi nhà mới.

Chuẩn bị gì trước khi làm lễ nhập trạch?

– Trước khi thực hiện nghi thức cúng nhập trạch, bạn nên hoàn thiện không gian sống tại nhà mới. Cụ thể, gia chủ cần đảm bảo đã hoàn thành cơ bản việc thi công, xây dựng về mọi thứ. Chẳng hạn như: Nhà phải có bếp, có bàn thờ, bài vị, có đường điện nước cũng như các đồ dùng nội thất khác,… Bởi, khi có đủ mọi thứ thì mới gọi là ngôi nhà, là tổ ấm cần được khai báo với chư vị thổ thần được.

– Gia chủ sẽ là người tự thực hiện việc chuyển vật dụng đến nhà mới, đặc biệt là các vật linh thiêng. Các bài vị gia tiên hay tượng thần linh rất quan trọng nên cần tránh đi những vía của người không tốt đi theo.

– Cần phải xem xét, lựa chọn ngày, giờ thật cẩn trọng trước khi tiến hành nghi lễ cúng nhập trạch. Để đề phòng những tình huống phát sinh không đáng có, bạn có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia phong thủy ứng dụng. Đây sẽ là những người giúp ích được cho bạn vì họ có kinh nghiệm lâu năm. Thầy phong thủy sẽ giúp bạn lựa chọn thời điểm cúng nhập trạch được tốt nhất, hợp nhất với tuổi và mệnh của mình.

– Luôn luôn chuyển đến nhà mới vào buổi sáng sớm, giữa trưa hoặc lúc mặt trời mới bắt đầu lặn. Đó là những thời điểm được nhiều chuyên gia đánh giá là tốt nhất, tuyệt đối tránh chuyển nhà vào buổi tối.

– Trước khi cúng nhập trạch, gia chủ cần chuẩn bị thật tươm tất các lễ vật cho mâm cúng sao cho thật đầy đủ. Càng đầy đủ càng chứng minh được lòng thành kính đối với các vị gia tiên, thần linh.

Lễ vật cúng nhập trạch

Các bạn cần chuẩn bị đầy đủ các mâm cúng sau:

Mâm hoa quả cúng nhập trạch

– 5 loại trái cây (ngũ quả)

– 1 bình hoa tươi (hoa hồng, hoa huệ, hoa đồng tiền, hoa dơn…)

– 1 cặp đèn cầy đỏ

– 3 miếng trầu đã têm

– 3 hũ nhỏ đựng muối, gạo, nước…

– Vàng mã

Mâm lễ mặn cúng nhập trạch

– 1 bộ tam sên gồm 1 miếng thịt luộc, 1 quả trứng luộc và 1 con tôm luộc

– 1 con gà luộc (để nguyên con)

– Xôi

– Cháo

– 1 mâm cơm khác có các món theo từng vùng miền, địa phương

– 3 ly trà, 3 ly rượu và 3 điếu thuốc lá

*Chú ý: Tùy theo từng gia đình mà bạn có thể lựa chọn cúng cỗ mặn hoặc cỗ chay đều được.

Cách cúng lễ nhập trạch

Khi đã chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ từ nhà ở, không gian cho đến ngày giờ hoàng đạo, mâm lễ vật đầy đủ. Gia chủ thực hiện lần lượt những bước cúng nhập trạch theo quy trình sau đây:

– Bước 1: Chủ nhà thực hiện thao tác đốt lò than và đặt ngay chính giữa cửa ra vào nhà mở mới vừa dọn về.

– Bước 2: Những lễ vật ngũ quả, rượu thịt, hương hoa đã chuẩn bị sẵn sàng, bạn đem ra bày biện lên mâm. Nhằm chuẩn bị tiến hành việc cúng chuyển nhà mới, cúng bái nhập trạch với thần linh.

– Bước 3: Từng thành viên, đầu tiên là chủ nhà sẽ bước qua lò than đầu tiên, chân trái trước, chân phải sau. Trong quá trình này, tay gia chủ phải cầm theo bát hương cùng các bài vị của gia tiên vào nhà.

– Bước 4: Sau gia chủ, các thành viên khác trong nhà cũng thực hiện lần lượt bước qua lò than theo. Tất cả các thành viên đều chọn cho mình những đồ vật may mắn đã chuẩn bị để cầm theo khi bước qua.

– Bước 5: Gia chủ thao tác bật tất cả điện trong nhà, mở toang mọi cánh cửa để khai thông khí. Cách này cũng được hiểu là cách đánh thức ngôi nhà, chào đón chủ nhân mới về làm ăn, sinh sống.

– Bước 6: Mỗi thành viên một công việc, sắp xếp lại bàn thờ gia tiên, bàn thờ thần tài – thổ địa và bày mâm lễ cúng nhập trạch ở giữa nhà. Lưu ý, bạn phải dọn mâm cúng lễ nhập trạch ở hướng về phía phù hợp mệnh tuổi của gia chủ.

– Bước 7: Gia chủ hoặc người đại diện gia đình sẽ đừng ra thắp nhang và đọc nội dung bài văn khấn vái. Những thành viên còn lại lùi về sau, chắp tay nghiêm trang và đứng yên ở một nơi nghe khấn.

– Bước 8: Sau nghi thức đọc văn khấn, cúng bái xong, chủ nhà sẽ bật bếp, nấu nước pha trà. Nước pha trà tốt nhất nên để sôi từ 5 – 7 phút để mang ý nghĩa khai hỏa, tạo ra sức sống cho nhà mới.

– Bước 9: Việc tiếp theo là tiến hành hóa tiền vàng rồi lấy rượu rưới lên tàn tro để nghênh cúng.

– Bước 10: Trong mâm hương hoa, bạn cần giữ lại 3 hũ muối, gạo, nước để đặt vào bàn thờ ông Công ông Táo. Điều này biểu trưng cho sự đầm ấm, no đủ cho gia đình khi chuyển đến nơi ở mới.

– Bước 11: Kết thúc buổi lễ nhập trạch, gia chủ tiến hành mang hết lễ vật vào trong và an tâm chuyển đến sống ở nhà mới.

Văn khấn lễ nhập trạch

Bài văn khấn cúng về nhà mới được gia chủ đọc trong quá trình làm lễ tùy theo hình thức nhập gia khác nhau, bao gồm:

Bài văn khấn nhập trạch chuyển về nhà mới xây:

Cúng khai nhập trạch cho chư vị thánh thần

Sáng sớm chọn ngày tốt để nhập trạch, chủ nhà với vẻ mặt tươi vui, hoan hỷ sau đó sắp xếp Lễ vật từng bàn thờ xong và cúng theo thứ tự như sau:
1 bình hoa, 1 đĩa trái cây ngũ quả (xoài, thanh long, đu đủ, mãng cầu, quýt), 1 trái dừa tươi, 3 nén nhang, 2 đèn cầy ly, 3 ly nước, 3 chung trà
Người đứng cúng quay mặt về ra đường: Thắp hương khấn vái theo bài văn khấn:
Kính lạy mười phương Chư Phật, Chư vị Bồ Tát, cảm ứng chứng minh. Hôm nay là ngày lành tháng tốt:
Nhằm ngày: ………………., giờ tốt: ………………….
Con là: …………. Là ……………………. tại địa chỉ nhà số: …………………..
Xin Sơn Thần, Thổ Địa, Đất Đai Nhơn Trạch, các vị Thánh Thần cho phép con được cúng nhập trạch. Kính mời các vị về dùng những lễ cúng này, tuy có đạm bạc nhưng con mời các vị với Lòng Thành Kính. Cầu mong chư vị gia hộ cho gia đạo gặp nhiều thuận lợi, tài lộc, gia đạo đầm ấm, hạnh phúc. (Khi tàn nhang đem đồ ăn ra cùng chia sẽ dùng hết, không được bỏ đi)

Cúng rước ông bà tổ tiên nhập trạch
Sáng sớm chọn ngày tốt để nhập trạch, chủ nhà với vẻ mặt tươi vui, hoan hỷ sau đó sắp xếp Lễ vật từng bàn thờ xong và cúng theo thứ tự như sau:
1 bình hoa, 1 đĩa trái cây ngũ quả (xoài, thanh long, đu đủ, mãng cầu, quýt), 1 trái dừa tươi, 3 nén nhang, 2 đèn cầy ly, 3 ly nước, 3 chung trà
Người đứng cúng quay mặt về ra đường: Thắp hương khấn vái theo bài văn khấn:
Kính lạy mười phương Chư Phật, Chư vị Bồ Tát, cảm ứng chứng minh. Hôm nay là ngày lành tháng tốt:
Nhằm ngày: ………………., giờ tốt: ………………….
Con là: ………………….. Là ……………………. tại địa chỉ nhà số: …………………..
Hôm nay con cùng gia đình dọn về nhà mới, chúng con Cung thỉnh Ông bà tổ tiên cửu huyền thất tổ về nhập trạch cùng với con cháu. Chúng con kính mời ông bà thụ hưởng lễ cúng tuy có đạm bạc nhưng con mời ông bà với tấm Lòng Thành Kính. (Khi tàn nhang đem đồ ăn ra cùng chia sẽ dùng hết, không được bỏ đi)

Cúng cho người khuất mặt – hương linh (ngoài sân)

Trải giấy báo để dưới đất với lễ vật bao gồm:

Bông hoa, trái cây ngũ quả, cóc, ổi, mía, bắp, đậu phộng, khoai lang (mỗi loại 1 ít), 1 cặp đèn cầy nhỏ, 1 đĩa muối gạo, 5 chén cháo ( sử dụng cháo ăn liền nêm nếm cho ngon), 5 ly nước – 5 ly sữa tươi (loại có đường)

Kính lạy mười phương Chư Phật, Chư vị Bồ Tát, cảm ứng chứng minh. Hôm nay là ngày lành tháng tốt:
Nhằm ngày:………….., giờ tốt: ……………….
Con là: ………………… Là …………. Tại địa chỉ nhà số: ……………………..
Hôm nay tôi có lòng thành bài ra đây lễ vật khiêm tốn bao gồm: ………….. Mời các hương linh/vong linh hoan hỉ đến thụ hưởng lễ vật, và mong các vị hoan hỉ di dời nơi khác để cư trú và từ hôm công ty/gia chủ chúng tôi sử dụng công trình lô đất cho việc kinh doanh mua bán, xây nhà xưởng.
Cầu mười Phương chư Phật & chư Bồ Tát đại từ bi siêu độ cho các hương linh sớm ngày tái sinh về các thế giới tốt lành. (tàn nhang đem gạo, muối rải phía trước, cháo bỏ đi (không được ăn)

Những điều lưu ý khi thực hiện lễ nhập trạch

– Khi chuyển nhà nên chuyển vào buổi sáng, trưa hoặc chiều tùy vào giờ tốt, hợp với gia chủ, tuyệt đối không nên chuyển vào buổi tối.

– Không nên đón khách vào ngày nhập trạch. Ngày cúng nhập trạch chỉ nên có gia chủ, các thành viên và người thân trong nhà thôi.

– Chọn ngày tốt, giờ đẹp để tiến hành lễ nhập trạch.

– Mở tất cả các cánh cửa trong nhà để khai thông khí và bật tất cả điện trong nhà lên.

– Tránh việc đi tay không đến làm lễ chuyển nhà mới, nhập trạch vì chúng tượng trưng cho sự trắng tay, không có tiền tài.

– Trong quá trình cúng nhập trạch không cãi vã hoặc nói những điều tiêu cực, không may mắn. Các thành viên cùng gia chủ nên tạo không khí ấm áp, rộn ràng và tươi vui.

– Nên cẩn thận không làm rơi vỡ đồ đạc khi cúng nhập trạch.

– Sau khi thực hiện xong lễ nhập trạch, bạn nên giữ lại 3 hũ nước, gạo, muối để đặt lên bàn thờ Táo quân.

Updated: 15/04/2022 — 9:21 sáng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *